Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Xu hướng phát thanh hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.16 KB, 13 trang )

Xu hng phỏt thanh hin i.
1
đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa báo chí
---------------





Tiểu luận

Xu hướng phát thanh hiện đại












Xu hướng phát thanh hiện đại.
2

LỜI MỞ ĐẦU


Ở Việt Nam hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế,
của khoa học kỹ thuật là sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền
thông đại chúng. Nằm trong xu thế chung đó, Báo phát thanh trong những
năm vừa qua đã không ngừng vươn lên lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất
lượng chương trình, phục vụ tốt hơn nhu cầu tuyên truyền của Đảng và Nhà
nước, nhu cầu thông tin, giải trí, giáo dục của nhân dân.
Từ những năm 90 của thế kỷ 20, khi kỹ thuật số ra đời, phát thanh
cũng đã có những bước phát triển mới, nhảy vọt. Đây chính là mốc chuyển
từ phát thanh truyền thống sang phát thanh hiện đại. Phát thanh hiện đại nổi
bật với sự thay đổi về phương tiện kỹ thuật cũng như trang thiết bị máy móc,
đường truyền, dây dẫn, chuyển từ phát thanh sóng AM, FM sang hệ thống
phát thanh DAB, và giờ đây đã là kỉ nguyên của phát thanh kỹ thuật số.
Phát thanh hiện đại ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan
trọng trong lĩnh vực báo chí phát thanh của Việt Nam. Một cuộc cách mạng
trong ngành phát thanh đã, đang và sẽ diễn ra sôi nổi, nhằm một mục đích
duy nhất Phát thanh Việt Nam tiến kịp với phát thanh thế giới.
Trong tiểu luận nhỏ này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một khía cạnh
nhỏ : Xu hướng phát triển của phát thanh hiện đại trong thời kỳ mới - góp
một tiếng nói để xây dựng các chương trình phát thanh hay, hấp dẫn hơn cả
về nội dung lẫn hình thức. Mong sao Phát thanh mãi mãi là người bạn thân
thiết tâm tình của mỗi thính giả chúng ta.


Xu hướng phát thanh hiện đại.
3
NỘI DUNG

1. Xuất hiện phát thanh hiện đại
“Vào lúc 11h30’ ngày 7-9-1945, năm ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Chính phủ lâm thời ra mắt Quốc dân đồng bào ở Quảng trường Ba

Đình, Đài Tiếng nói Việt Nam đã cất tiếng hùng dũng chào đời và từ đó bắt
đầu một cuộc sống vô cùng phong phú trải qua nhiều chặng đường khác
nhau.” Chương trình được bắt đầu bằng câu nói “ Đây là Tiếng nói Việt
Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” do bà
Dương Thị Ngân xướng trước và ông Nguyễn Văn Nhất xướng lại. Tiếp đó
là bài hát “Diệt phát xít” ( do 10 thanh nữ của Hội Phụ nữ cứu quốc cử đến
hát). Sau lời phi lộ, ông Nguyễn Văn Nhất đọc bản Tuyên ngôn độc lập và
danh sách các thành viên của Chính phủ lâm thời. Sau bản tin thời sự 30 phút
là 30 phút chương trình do Đoàn quân nhạc ngồi ở ngoài sân biểu diễn. Tiếp
đến là chương trình Tiếng Anh 15 phút và 15 phút chương trình Tiếng Pháp.
Tất cả đều phát trực tiếp vì chưa có ghi âm.
Đây là chương trình phát thanh đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam,
đánh dấu mốc son chói lọi cho sự mở đầu trong chặng đường phát triển của
phát thanh Việt Nam. Chương trình phát thanh đầu tiên không được phát
sóng mà chỉ phát trực tiếp tại chỗ. Những ngày đầu đầy khó khăn và gian
khổ, trang thiết bị thiếu thốn , lạc hậu. Chặng đường phát thanh hơn 60 năm
qua của Đài Tiếng nói Việt Nam trải qua những bước thăng trầm của lịch sử
đã có những đổi thay vượt bậc. Một nền phát thanh hiện đại đã lộ diện với
những điều kiện tiên quyết về công nghệ kỹ thuật và điều kiện kinh tế, văn
hóa, xã hội.

1.1 : Điều kiện kỹ thuật
Xu hướng phát thanh hiện đại.
4
Trong lịch sử phát triển gần trọn một thế kỷ qua, công nghệ phát thanh
chỉ dừng lại ở kỹ thuật analog với 2 phương thức truyền sóng là FM và AM.
AM ( Amplinde Modulation) là kỹ thuật điều biên được áp dụng trong
phát thanh sóng dài, sóng trung và sóng ngắn.
Khi kỹ thuật FM ( Frequency Modulation) ra đời, nó đã thay thế hệ
thống phát thanh AM bởi tính ưu việt của mình. FM là kỹ thuật điều tần

được áp dụng trong phát thanh cực ngắn. FM có lợi thế hơn AM ở hai điểm :
- Hệ thống FM phát thẳng, không phải trải qua các khâu trung gian
như AM, chất lượng âm thanh tốt hơn AM, không bị nhiễu sóng.
- Chi phí đầu tư thấp hơn hẳn AM.
Và phải đến những năm nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, kỹ thuật số
(digital) và các phương pháp mã hóa đã tạo ra một cuộc cách mạng trong
công nghệ phát thanh. Đó là phát thanh số Digital Audio Broadcasting (viết
tắt là DAB) hay đôi khi còn gọi là DAR ( Digital Audio Radio). Phát thanh
số là giải pháp kỹ thuật tổng thể để truyền tín hiệu dưới dạng số từ studio tới
máy phát và sau đó từ ăngten tới các máy thu vô tuyến điện dân dụng.
Phát thanh số là công nghệ hứa hẹn cho phép truyền các chương trình
phát thanh không nhiễu và có chất lượng âm thanh trong vắt , không thua
kém đĩa CD tới thính giả nghe đài tại nhà hay đang di chuyển trên các
phương tiện giao thông. Trong khi đó cả hai hệ AM và FM đều không thể
cho một chất lượng âm thanh đồng đều trên toàn bộ diện tích phủ sóng yêu
cầu.
Máy thu thanh số trở thành phương tiện đa năng , giúp con người tiếp
nhận nhiều hơn nhiều loại thông tin khác nhau. Phát thanh số khắc phục
được các nhược điểm của phát thanh AM, FM như nhiễu, méo trong truyền
sóng, giao thoa và đặc biệt là giải quyết vấn đề chật chội của dải tần số. Hơn
Xu hướng phát thanh hiện đại.
5
nữa, muốn phủ sóng cùng một vùng như nhau, máy FM cần công suất
50.000W, trong khi máy DAB chỉ cần công suất 1000W mà thôi.
Internet là phương tiện truyền thông hiện đại nhất, cho phép truyền tải
các loại thông tin như : văn bản, hình ảnh, âm thanh, số liệu ….với dung
lượng lớn và tốc độ cao, tạo ra hiệu ứng bùng nổ thông tin nên được gọi là
“siêu lộ thông tin”. Phát thanh trên Internet cũng là một bước tiến rất lớn về
kỹ thuật công nghệ của phát thanh hiện đại. Nghe website âm thanh qua nối
mạng Internet bạn có thể nạp và nghe lại các chương trình đã phát còn lưu

lại, điều mà phát thanh bằng sóng không thực hiện được hoặc muốn thực
hiện phải dùng máy ghi âm ghi lại chương trình lúc đang phát. Tốc độ chuẩn
hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ mạng trên thế giới đạt tới 56Kbps. Con số
đài phát thanh có báo điện tử phát hành trên mạng hiện nay đang tăng với
một tốc độ kỷ lục 650%/năm.
Ở Việt Nam, ngày 3-2-1999, tờ báo điện tử đầu tiên của Đài Tiếng nói
Việt Nam có tên VOV News đã được phát hành trên mạng. Đây là một bước
hội nhập của Tiếng nói Việt Nam vào cộng đồng website âm thanh hiện đại
của các đài phát thanh quốc tế trên mạng, đáp ứng lòng mong mỏi của thính
giả, đặc biệt là đồng bào ở xa Tổ quốc.

1.2: Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội
Thế giới bước vào thế kỷ 21 với những thay đổi to lớn trong tất cả các
lĩnh vực của cuộc sống như kinh tế, văn hóa, xã hội…Việt Nam cũng không
nằm ngoài xu thế đó. Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước đã đem lại bộ mặt mới cho đất
nước, đem lại cuộc sống mới cho người dân. Một điều rất dễ nhận thấy là khi
đời sống xã hội được nâng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện, trình độ

×