Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Về việc biên soạn giáo trình lý luận văn học bậc đại học ở ta 50 năm qua_2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.75 KB, 9 trang )

Về việc biên soạn giáo trình
lý luận văn học bậc đại học ở
ta 50 năm qua





Lý luận văn học là một bộ môn của khoa học xã hội và nhân văn, xây
dựng hệ thống quan điểm và tư duy lý thuyết khái quát, tạo tiền đề cơ sở
cho sự thức nhận các quy luật bản chất về cội nguồn và sự phát triển của
văn học nghệ thuật; đặc trưng của tư duy nghệ thuật trong sáng tạo và
tiếp nhận tác phẩm; tính phổ quát và đặc thù về loại hình tác phẩm; sự
nảy nở và tồn vong của các mô thức (kiểu), khuynh hướng, trường phái
sáng tác theo lộ trình diễn tiến văn hóa, văn minh nhân loại.

1. Nhận thức tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc giảng dạy
môn học lý luận văn học, ngay sau Hòa bình lập lại, vào cuối những năm
50 của thế kỷ trước, cuốn giáo trình lý luận văn học đầu tiên đã được biên
soạn và giảng dạy cho sinh viên khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà
Nội. Đó là cuốn Sơ thảo nguyên lý văn học, do GS. Nguyễn Lương Ngọc -
cán bộ giảng dạy của nhà trường viết, nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm
1959, 188 trang khổ vừa. Trong Lời tựa, tác giả biên soạn cho biết: hệ
thống quan điểm và nội dung kiến thức về các vấn đề nguyên lý cơ bản
xung quanh bản chất xã hội, đặc trưng của văn học mà sách trình bày chủ
yếu là dựa vào các sách lý luận văn học của hai nước xã hội chủ nghĩa
Liên Xô, Trung Quốc. Và để cập nhật tình hình văn học đương đại của ta
thời ấy, sách đã chú ý đấu tranh phê phán những quan điểm được xem là
sai trái, lạc lõng của nhóm Nhân văn - Giai phẩm.

Vậy là ngay từ đầu, về mặt học thuật, giáo trình lý luận văn học của


ta đã bao gồm hai phương diện không tách rời là tiếp thu lý luận tiên tiến
nước ngoài cùng chung hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, và kiên quyết
loại trừ những quan điểm phi mác-xít.

Tiếp đó, sang đầu những năm 60, GS. Nguyễn Lương Ngọc đã hoàn
chỉnh bộ giáo trình do ông khởi thảo bằng cách cho in tiếp các phần sau
của nó được ông đặt tên là Mấy vấn đề nguyên lý văn học gồm 2 tập, bao
quát thêm các mảng kiến thức lý luận về tác phẩm văn học, loại thể văn
học và phương pháp sáng tác. Sách có độ dày ngót 400 trang in khổ
thường.

Có thể nói, GS. Nguyễn Lương Ngọc, một cây bút nổi tiếng từ trước
Cách mạng Tháng 8/1945, với uy tín và năng lực lý luận, phê bình sắc sảo
đã thực hiện một cách xuất sắc vai trò khai sơn phá thạch, xây nền đắp
móng cho việc hình thành bộ môn khoa học về văn học có tên là Lý luận
văn học. Công lao và đóng góp bước đầu của ông cho lịch sử chuyên
ngành là rất đáng trân trọng.
Và từ bộ khung kiến thức của bộ môn mà GS. Nguyễn Lương Ngọc
khắc họa (gồm 4 phần: nguyên lý chung; tác phẩm; loại thể; phương pháp
sáng tác), suốt một thập kỷ sau, các học trò và đồng nghiệp vong niên của
ông ở các trường đại học khác cũng như ở ngay trong trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, về cơ bản đã kế thừa ông. Họ đã phát triển và mở rộng chút
ít phạm vi kiến thức từ ông, nhưng vẫn bám sát theo cái lõi của bộ khung
kiến thức lý luận cơ bản của mỹ học mác-xít mà ông đã tiếp thu và dạo
khúc mở đầu việc truyền bá trong nhà trường. Sau giáo trình của Nguyễn
Lương Ngọc, trong 15 năm tiếp theo, vẫn thuộc chương trình đào tạo bậc
đại học ở miền Bắc, đã có những giáo trình của các nhóm tác giả khác
được biên soạn và giảng dạy, tiếp theo giáo trình của người thầy khả kính.
Đó là:


- Bộ giáo trình Những nguyên lý về lý luận văn học, 4 tập do Hà Minh
Đức và Lê Đình Kỵ, những giảng viên trẻ của Khoa Văn - Đại học Tổng
hợp Hà Nội biên soạn, nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1962, tổng
cộng hơn 600 trang, khổ thường.

Tập 4 của giáo trình này trình bày về Các phương pháp nghệ
thuật do Lê Đình Kỵ chấp bút, đã gây nên cuộc tranh luận sôi nổi trên Tập
san Nghiên cứu văn học và Tạp chí Văn học từ cuối năm 1962 đến cuối
năm 1963.

Giờ đây nhìn lại cuộc tranh luận hi hữu này, đặc biệt là đọc bài viết
của Nam Mộc thay mặt tòa soạn Tạp chí Văn học tổng kết về cuộc tranh
luận (đăng trên Tạp chí Văn học số tháng 11/1963), có thể thấy nền tảng
học thuật lý luận ở ta hồi ấy còn sơ giản biết chừng nào! Những kiến thức
nhập môn A, B, C vẫn phải nhiều lời bàn bạc mà chưa ngã ngũ, chưa
thuyết phục được nhau. Bài học của cuộc tranh luận về tập giáo trình của
Lê Đình Kỵ đến hôm nay vẫn còn có ý nghĩa ở chỗ: lý luận văn học chỉ có
thể trở thành bộ môn khoa học khách quan và trung thực khi các khía
cạnh, vấn đề lý luận mà nó đề xuất được dựa chắc trên thực tiễn sáng tác
trong sự gắn bó với đời sống và thẩm định của người đọc, chứ không thể
áp đặt, gò khuôn vào những nguyên lý tiên thiên, giáo điều, bất biến! Lý
luận không thể đông cứng và đóng băng, nó đòi hỏi một cách tiếp cận
uyển chuyển và năng động, để ngỏ cho sự tìm tòi của giới sáng tác với
những dự báo về viễn cảnh ngày mai.

- Bộ giáo trình mang tên Cơ sở lý luận văn học, gồm 4 tập do tập thể
gần 10 nhà giáo thuộc tổ bộ môn giảng dạy lý luận văn học các trường Đại
học Sư phạm (Vinh, Hà Nội) và Đại học Tổng hợp Hà Nội biên soạn. Bộ
sách lần lượt cho ra mắt từng tập trong khoảng thời gian từ 1965 đến
1970, gồm hơn 700 trang khổ thường. Trong hoàn cảnh thời chiến, giáo

trình được viết thận trọng, thúc thủ nhưng gọn gàng, sáng sủa. Tuy vậy,
nó vẫn thiếu sự gắn kết chặt chẽ về phong cách học thuật, do không xác
định rõ vai trò tổng chủ biên hoặc chủ biên từng tập.

Tuy vậy, giáo trình đã được sử dụng trong thời gian dài suốt từ 1965
đến 5 năm sau ngày miền Nam giải phóng mới được thay thế bởi một bộ
giáo trình khác.

2. Trong bối cảnh đất nước thống nhất, sự giao lưu quốc tế đã thuận
lợi và được mở rộng, công việc tổ chức biên soạn bộ giáo trình lý luận
văn học mới để giảng dạy ở Khoa Văn các trường Đại học trên cả nước
được triển khai ngay sau tháng 4/1975, bởi một nhóm chuyên gia của Đại
học Sư phạm Hà Nội, Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng phải đợi đến năm 1980 tập 1 mới ra mắt
độc giả và đến năm 1985 bộ sách được in trọn bộ với 3 tập. Những tác giả
của giáo trình rút kinh nghiệm từ mấy cuốn giáo trình lý luận văn học
trước đây mà họ có tham gia viết, tuy vẫn duy trì bộ khung 4 phần như
trước, nhưng đã kết cấu tách thành 3 tập với tổng số hơn 1.300 trang khổ
thường, nhiều nhất so với các bộ giáo trình trước đó. Và sau này cũng
chưa có bộ giáo trình nào vượt trội được về độ dày như vậy.

Tận dụng điều kiện mới cho phép, giáo trình đã cố gắng bám sát
thực tiễn phát triển của văn học trên phạm vi cả nước thống nhất, chọn
lọc trình bày những thành tựu nghiên cứu lý luận mới mẻ, không chỉ trong
các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa mà còn ở cả những quốc gia tiên
tiến Âu Mỹ khác. Giáo trình có phần bổ sung mới khi đề cập đến chủ thể
sáng tác, các phương pháp sáng tác của chủ nghĩa hiện đại, phương pháp
luận nghiên cứu và giảng dạy về tác phẩm văn học, về đường lối văn nghệ
của Đảng ta.


Giáo trình lần này đã cho thấy cách tiếp cận cởi mở đối với các
thành tựu lý luận và trường phái sáng tác hiện đại có ảnh hưởng trên
phạm vi toàn cầu. Đồng thời đã cố gắng bắt kịp yêu cầu sát sao cần nắm
chắc các nguyên tắc thuộc phương pháp luận trong giảng dạy và nghiên
cứu văn học. Và lần đầu tiên, giáo trình trình bày đại cương về đường lối
văn nghệ của Đảng mác-xít, khẳng định vai trò của đường lối đó đối với
sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn nghệ cách mạng, dân tộc, hiện
đại theo phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
trong mấy chục năm qua. ở góc độ lý luận, theo giáo trình, đường lối ấy là
sự quán triệt và vận dụng sáng tạo các nguyên lý của mỹ học và lý luận
văn học Mácxít - Lêninnít vào thực tiễn văn nghệ ở một quốc gia đa dân
tộc, liên tiếp phải tiến hành chiến tranh cách mạng để bảo vệ nền độc lập
dân tộc và vững bước trên con đường của chủ nghĩa xã hội. Những thành
tựu đạt được cũng như hạn chế còn tồn tại của nền văn nghệ này, là
những dữ liệu thực tế đòi hỏi được lý giải, làm sáng tỏ trên phương diện
lý luận. Từ đó, đặt ra yêu cầu cấp bách về hoàn chỉnh và phát triển đường
lối văn nghệ của Đảng lãnh đạo. Lý luận văn nghệ thấm sâu trong đường
lối đúng đắn và sáng tạo, sẽ phát huy tốt vai trò tổ chức, định hướng khai
mở tiền đồ phát triển mới rộng rãi, phong phú, lành mạnh của văn nghệ
Việt Nam khi bước vào kỷ nguyên mới của vận hội đất nước.

Tuy giáo trình nói trên biên soạn công phu, hàm lượng kiến thức lớn
và khá mới mẻ, nhưng rốt lại, nó vẫn chỉ kịp được sử dụng chung trong
giảng dạy và học tập tại Khoa Văn các trường Đại học Sư phạm và Đại học
Tổng hợp trên cả nước vẻn vẹn với một thời gian không dài là 5 năm.

3. Bởi vì từ nay, bước vào giữa những năm 80 của thế kỷ XX, theo
chủ trương cải cách sư phạm của Bộ Giáo dục, các trường đại học cần
chủ động tổ chức biên soạn các giáo trình dùng trong phạm vi của trường
mình, để có được tính khoa học phù hợp với nghiệp vụ đặc thù. Do vậy,

sẽ không thể tiến hành biên soạn chỉ một giáo trình để sử dụng chung ở
các trường đại học khác nhau về mục tiêu đào tạo như trước đây nữa.

Và thế là, hai trung tâm Đại học lớn là Đại học Sư phạm Hà Nội và
Đại học Tổng hợp Hà Nội lại khẩn trương bắt tay biên soạn các giáo trình
lý luận văn học để sử dụng riêng cho cơ sở đào tạo của mình.

Cũng như những giai đoạn trước, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
lại giữ vai trò của người đi tiên phong. Trong ba năm ráo riết làm việc, từ
năm 1986 đến năm 1988, bộ giáo trình Lý luận văn học dày dặn do tập thể
các nhà giáo thuộc bộ môn Lý luận văn học của khối các trường Đại học
Sư phạm (Hà Nội I, Hà Nội II, Thành phố Hồ Chí Minh) biên soạn đã ra mắt.
Giáo trình được in làm 3 tập, do GS. TSKH. Phương Lựu chủ biên, nhà
xuất bản Giáo dục in và phát hành.

Giáo trình có một bước đột phá quan trọng, đó là sau 1/4 thế kỷ, giờ
đây nó đã không trình bày kiến thức lý luận văn học theo mô hình khung
gồm bốn phần “cổ điển” như trước đó nữa. Lần này, sách gồm bốn phần,
song theo một hệ thống và tinh thần khác trước, được in gọn vào 3 tập.
Sách bước đầu quán triệt tinh thần đổi mới tư duy lý luận văn học trong
bối cảnh chung của sự nghiệp đổi mới vừa được Đảng Cộng sản khai mở.
Giáo trình trong khi cố gắng quán triệt toàn diện và chính xác hơn ý kiến
của các tác gia kinh điển của mỹ học Mác - Lênin và chú trọng tiếp tục hấp
thu những thành tựu mới mẻ của lý luận văn học Xô Viết, đã kết hợp sử
dụng thích đáng những kiến thức hiện đại thuộc các chuyên ngành gần
gũi với lý luận văn học như: mỹ học, thi pháp học, phương pháp luận
nghiên cứu văn học, tâm lý học văn học, xã hội học văn học… để rồi kết
tinh và cải tiến nội dung trình bày những vấn đề, khái niệm, phạm trù vốn
có, quen thuộc.


Sự vận động của tư duy lý luận văn học được giáo trình thể hiện qua
các phần như sau:

Phần thứ nhất - Nguyên lý tổng quát, ngoài các chương như trước
đây thuộc nguyên lý văn học, nay đã có thêm những chương mới bàn về
các phạm trù thẩm mĩ, về chủ thể sáng tác, về lý thuyết tiếp nhận văn học.

Phần thứ hai có tên là Tác phẩm văn học. Phần này khác với các
giáo trình cũ, đã xem vấn đề chủ thể là tác phẩm, do đó lồng ghép trình
bày khái niệm thể loại văn học nằm trong phạm trù lý luận cơ bản là tác
phẩm văn học. Theo góc nhìn này, vấn đề loại thể văn học chỉ là sự trừu
tượng hóa trên phương diện loại hình học đối với thực tiễn tác phẩm đa
dạng về những đặc trưng loại biệt. Ngoài ra, ở phần này, giáo trình đã xuất
hiện mới các chương trình bày loại tác phẩm chính luận và các thể văn cổ
ở ta. Điều này cho thấy sự cố gắng của lý luận văn học hướng tới tổng kết
thành tựu của sáng tác văn học từ bao đời.












×