Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

So sánh chuyện tình giữa Người và Hồn ma trong "Tiễn đăng tân thoại" và "Truyền kỳ mạn lục" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.38 KB, 9 trang )

So sánh chuyện tình giữa
Người và Hồn ma trong "Tiễn
đăng tân thoại" và "Truyền kỳ
mạn lục"





Nhiều năm trở lại đây, có nhiều công trình nghiên cứu Truyền kỳ
mạn lục (TKML) trong so sánh với Tiễn đăng tân thoại (TĐTT). Mối quan hệ
giữa hai tác phẩm được xác định là Nguyễn Dữ chịu ảnh hưởng nhiều từ
sáng tác của Cù Hựu (do tiếp thu tình tiết, mô típ và bút pháp thể loại).
Nhưng tập truyện truyền kỳ này vẫn thể hiện sức sáng tạo nghệ thuật của
nhà văn tài năng họ Nguyễn. Với đề tài của mình, qua khảo sát những tác
phẩm cụ thể, chúng tôi tìm hiểu thêm về những phương diện trên, mong
muốn đi tới những nhận xét mới mẻ khác.
TKML của Nguyễn Dữ gồm 20 truyện ngắn. Tính chất và sự biến
huyễn của thế giới lạ lùng tựa như không có thật ấy được thể hiện phong
phú, đa dạng, sinh động qua từng thiên truyện. Nhóm tác phẩm viết
về chuyện tình giữa người và hồn ma có một cốt truyện vừa lãng mạn vừa
ly kỳ, quái đản.

I. Đặt trong so sánh với TĐTT, xét số lượng tác phẩm là đối tượng
khảo sát, chúng tôi có kết quả sau đây: TĐTT có 5/20 truyện, chiếm tỉ lệ
25%; TKML có 3/20 truyện, chiếm tỉ lệ 15%. Tuy rằng số lượng có ít hơn so
với TĐTT nhưng vẫn có thể thấy, đây là đề tài được Nguyễn Dữ quan tâm
thể hiện
(1)
.


Nội dung mỗi truyện viết về cuộc gặp gỡ, yêu đương giữa hai nhân
vật chính. Trong cả 8 truyện (5 của TĐTT, 3 của TKML), các nhân vật nam
đều là người, các nhân vật nữ đều là hồn ma hiện thành người. Viết về
chuyện người gặp gỡ, yêu đương với ma; ăn ở, vui thú như vợ chồng với
ma giữa cõi người, các tác giả đã đưa chuyện ảo, cảnh ảo xâm nhập thế
giới người; đưa thế giới “phi hiện thực” hiện hữu trong thế giới hiện thực.
Như vậy tính chất kỳ ảo của từng tác phẩm nằm ngay trong nội dung cốt
truyện và hình thức “phi nhân” của một trong hai nhân vật chính.

II. Khảo sát nội dung 5 truyện của TĐTT, chúng tôi nhận thấy có thể
phân chia thành hai nhóm sau đây:

- Nhóm 1, gồm bốn truyện: Kim phượng thoa ký, Đằng Mục tuý du
Tụ Cảnh viên ký, Ái Khanh truyện, Lục y nhân truyện. Nội dung các truyện
có thể khái quát như sau: Một chàng trai gặp mỹ nhân. Anh ta biết đấy là
người đã chết nhưng vẫn cùng hồn ma yêu đương ân ái. Cả hai thoả mãn
ước nguyện hạnh phúc. Đến kỳ hạn, âm dương ly biệt, (chỉ trừ Kim
phượng thoa ký, chàng Hưng Ca lấy em gái Hưng Nương theo ước
nguyện của nàng) các chàng trai không lấy vợ nữa để giữ tình chung thuỷ.

- Nhóm 2, chỉ có Mẫu đơn đăng ký, viết chuyện chàng trai gặp mỹ
nhân, mời nàng về nhà ngủ. Từ đó, nàng tối đến sáng đi. Có người biết
chuyện cảnh báo, chàng đi tìm tung tích người tình, phát hiện mình dan
díu với hồn người chết. Chàng sợ hãi chạy trốn nhưng vẫn bị ma quyến rũ
rồi bị chết theo, cũng biến thành ma lang thang. Các hồn ma quấy phá
nhân gian đã bị đạo sĩ yểm bùa, tiễu trừ. Phải chăng đây không phải là
cảm hứng chính của Cù Hựu?

Cả ba truyện ở TKML (Tây viên kỳ ngộ ký, Mộc miên thụ truyện,
Xương Giang yêu quái lục) đều có nội dung thuộc nhóm 2. Các truyện đều

kết thúc bằng sự trừng phạt. Đặt trong so sánh với nhiều chủ đề khác, có
thể thấy rõ đây là chủ đề Nguyễn Dữ quan tâm với thái độ phê phán.

Từ sự lựa chọn type truyện dẫn đến lựa chọn hệ thống nhân vật của
hai tác giả có sự khác nhau. Chúng tôi có bảng thống kê so sánh như sau.

Nhân vật Tác giả Tác phẩm
Nam Nữ

Kim phượng
thoa ký
Người
có đính
ước
Hồn ma
(vợ ch
ưa
cưới)
Đằng Mục
tuý du
Tụ Cảnh
viên ký
Nho sinh

Hồn ma
(duyên
xưa)
Mẫu đơn
đăng ký
Trai goá

vợ
Hồn ma
(chết
không có
người nhận)
Ái Khanh
truyện
Người
giàu có
Hồn ma
(vợ)




CÙ HỰU

(1347 - 1433)
Lục y nhân
truyện
Nho sinh

Hồn ma
(người
yêu)
Tây viên kỳ
ngộ ký
Nho sinh

Hồn

cây, ma hoa
Mộc miên
thụ truyện
Thương
nhân
Hồn ma
lang
thang

NGUY
ỄN
DỮ
( Thế kỷ
XVI)
Xương
Giang yêu quái lục

Quan lại

Hồn ma
lang
thang

Như vậy, ở TĐTT chỉ riêng Kiều sinh (Mẫu đơn đăng ký), là trai goá
vợ gặp hồn ma Lệ Khanh là người chết vô thừa nhận. Trong bốn truyện
còn lại, các nhân vật nam dù là Nho sinh (Đằng Mục, Triệu nguyên) hay
người giàu có (Hưng Ca, Triệu sinh) đều ít nhiều có ràng buộc tiền định
với các hồn ma trong quan hệ hôn nhân (là chồng, chồng chưa cưới, ý
trung nhân). Người và ma gặp lại nhau là để tiếp tục hoặc chính thức
chung hưởng hạnh phúc lứa đôi cho thoả ước nguyện.


Nhân vật trong ba truyện của TKML lại có nét khác. Tất cả các hồn
ma đều được xếp loại ma quái. Đào nương, Nhu nương là yêu hoa, ma cây
thành tinh; Nhị Khanh, Thị Nghi là hồn người chết lang thang, đều không
có ràng buộc với nam nhân trong truyện. Ba chàng trai thuộc ba hạng
người cụ thể trong xã hội: Nho sinh, thương nhân, quan lại, là những đối
tượng được quan tâm phản ánh trong nhiều truyện của TKML. Cả ba đều
là kẻ ham nữ sắc bị yêu ma quyến rũ đắm chìm trong nhục dục.

Bước đầu, có thể nhận thấy sự lựa chọn nhân vật, xây dựng những
mối quan hệ giữa các nhân vật là điểm hội tụ nội dung tác phẩm, là
phương tiện nghệ thuật thể hiện quan niệm về con người, về xã hội của
mỗi tác giả. Đây cũng là chỗ có nhiều điểm khác nhau trong cảm hứng
nghệ thuật giữa Cù Hựu và Nguyễn Dữ
(2)
.

III. Trở lại với những truyện thuộc nhóm 1 trong TĐTT. Ban đầu các
chàng trai đều bị sắc đẹp của các cô gái quyến rũ. Nhưng rồi, dù nhanh
hay chậm họ đều biết mỹ nhân là hồn ma nhưng không ai kinh sợ, mà vẫn
tự nguyện gắn bó. Thực ra, trong cuộc đời không có ma hay có ma còn là
chuyện nghi hoặc nhưng người trần gian ai cũng sợ ma. Người biết mình
đang quan hệ với ma mà vẫn không từ bỏ là chuyện không có thật,
chuyện phi lý, chuyện chỉ có trong tưởng tượng. Nhưng trong TĐTT,
chuyện về hai nhân vật, một người, một hồn ma là cả câu chuyện yêu
đương, chuyện vợ chồng. Cả hai đến với nhau bằng tình yêu thực sự, gắn
với sự giao cảm của hai tâm hồn. Lúc đầu họ chỉ gặp nhau vào ban
đêm. Một thời gian, tình yêu tuổi trẻ, quan hệ ân ái đã truyền sức sống,
đem dương khí cho người đã chết. Hồn ma có cuộc sống trên thế gian,
sớm tối gắn bó chung hưởng hạnh phúc với người, cũng “vui thú như khi

còn sống”. Ở đây, ranh giới thực ảo trở nên mờ nhoè. Sự hiện hình của
hồn ma là để tiếp tục tình duyên, kiếp sống dang dở. Hồn ma Hưng Nương
vì mối trần duyên chưa dứt, nhập vào thân xác em gái là Khánh Nương,
trở lại sống với chồng chưa cưới một năm. Hồn ma Phương Hoa, hồn ma
cô gái áo xanh hiện thành người sống với người yêu ba năm… Cho dù
thời gian ở nơi dương thế không giống nhau, cũng không quá nhiều ngày
tháng, nhưng đó là thời gian của một cuộc hôn nhân, thời gian của số
mệnh con người. Khi duyên số hết, tình vợ chồng hết, họ lại phải ly biệt.
Nhưng nhân vật người – chàng trai trong truyện, đã thật sự thoả mãn với
hạnh phúc, đã quên mọi khát vọng, mọi vấn đề khác trong cuộc đời. Vì
vậy, sau phút chia ly, các chàng trai đều tự nguyện sống chung thuỷ, ước
hẹn tái ngộ. Triệu sinh (Ái Khanh truyện) tìm đến nhà người họ Tống xin
được coi như chỗ họ hàng để được gặp mặt, thăm hỏi người vợ đã đầu
thai kiếp khác. Đằng Mục (Đằng Mục tuý du Tụ Cảnh viên ký) “suốt đời
không lấy ai, vào núi Nhạn Đãng hái thuốc rồi không về nữa”. Triệu
Nguyên (Lục y nhân truyện) không lấy vợ nữa mà tới chùa Linh Ẩn xin
xuất gia làm sư đến trọn đời.

Như thế, các nhân vật nam trong mỗi tác phẩm ở TĐTT, trước khi
đến với cuộc kỳ ngộ là người có nỗi đau khổ hoặc dở dang tình yêu, hạnh
phúc nên khát vọng ái ân còn chưa thoả. Gặp lại người có duyên tiền định
với mình, tất cả đều thoả nguyện. Tình yêu của họ không phụ thuộc tiền
bạc, địa vị xã hội. Hạnh phúc của họ vượt trên bất hạnh của số phận, của
cái chết; vượt qua tai hoạ bởi thế lực thống trị bạo tàn. Các truyện viết về
các mối tình người và hồn ma đã đưa người cõi âm xâm nhập thế giới
thực tại, đã hiện thực hoá thế giới kỳ ảo. Chính vì thế, lại khiến cho cái
hiện thực trở thành chuyện không thể có. Tình yêu và hạnh phúc ân ái
giữa người và hồn ma vừa là chuyện tưởng tượng nhằm thoả mãn khát
vọng hạnh phúc (dù thật mong manh!), hoặc giải toả nỗi uất ức của cuộc
đời bất đắc chí nhưng lại vừa là sự phủ định chính giải pháp này.


Trong mỗi câu chuyện về “sự hoà hợp bí ẩn” hoang đường ấy,
dường như con người đã đạt đến sự tự do tâm linh trong việc đi tìm hạnh
phúc. Nhưng ngay cả lối thoát này cũng dẫn đến ngõ cụt, bởi không có
hạnh phúc trọn vẹn, mãi mãi. Đó chỉ là mộng tưởng - dù tác phẩm không
viết về giấc mơ. Khi hồn ma không thể tiếp tục ở chốn dương gian, người
đọc bừng tỉnh, cắt đứt dòng tưởng tượng gắn với quan niệm “văn hoá
thần bí” của người Trung Hoa. Nhưng dù muốn hay không, các chàng trai
trong truyện đã không thể trở về với đời sống thực tại của mình mà lại gửi
tình sơn thuỷ, chùa chiền Kết thúc câu chuyện là kết quả của sự đan xen
nhiều giải pháp, nhiều tư tưởng và tôn giáo nhằm bù đắp sức mạnh tinh
thần trong việc phủ định cuộc sống thực tại.

Chàng trai
Mỹ nhân
Sắc đẹp quyến rũ
Sợ hãi chạy trốn
Hậu
quả xấu
Đam mê nhục dục
Biết là ma
Ba truyện trong TKML cũng viết về tình yêu của các chàng trai với
các hồn ma, cũng là chuyện tưởng tượng nhưng tình tiết diễn ra hợp với
logic tâm lý con người. Tình yêu nam nữ là chuyện bình thường của
người đời. Nhưng tình yêu của nam nhân với hồn ma là chuyện không
bình thường, chuyện quái đản. Không biết là ma bởi bị mê hoặc; còn đã
biết thì không thể không sợ "sởn gai dựng tóc", không trốn chạy và đã bị
ma làm thì khó tránh được tai hoạ. Cả ba truyện của Nguyễn Dữ có thể
khái quát theo mô hình sau:


Đó cũng là mô hình của truyện thuộc nhóm 2 trong TĐTT. Nhưng ở
những truyện của Nguyễn Dữ, các chàng trai đều là nhưng người tuổi trẻ,
đang ở trong cơ hội thành đạt. Cuộc đời mỗi người chưa rơi vào sự mâu
thuẫn giữa hiện thực và ước nguyện, cũng không gặp những bế tắc cần
tìm phương cách giải toả. Hà Nhân (Tây viên kỳ ngộ ký) là học trò lên kinh
sư tìm thầy học để chuẩn bị ứng thí. Trình Trung Ngộ (Mộc miên thụ
truyện) là “một chàng trai đẹp, nhà rất giàu, thuê thuyền xuống vùng Nam
buôn bán”. Viên quan họ Hoàng (Xương Giang yêu quái lục) người Bắc
Giang, xuống kinh đô nhận chức. Gặp mỹ nhân, sự đam mê nữ sắc biến
thành sức lôi cuốn mạnh mẽ, khó cưỡng lại.

×