PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thể loại truyện truyền kỳ nói chung, tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ nói riêng trong nền văn học trung đại Việt Nam cũng như thể loại
truyện cổ tích trong văn học dân gian nước nhà đều có một số lượng truyện đáng
kể mà nội dung của chúng tập trung phản ánh quan niệm về hạnh phúc lứa đơi
trong tình yêu và hôn nhân của những chàng trai, cô gái; của các cặp vợ chồng
xuất thân từ các giai cấp, các tầng lớp khác nhau trong xã hội cũ. Sự gặp gỡ thú
vị này đã thu hút sự chú ý của một số nhà nghiên cứu văn học khi đến với
Truyền kỳ mạn lục và truyện cổ tích. Tuy cùng thể hiện quan niệm về hạnh phúc
lứa đôi qua những cuộc tình duyên li kỳ và thường gặp phải những éo le, trắc
trở, nhưng trong tập truyện truyền kỳ của Nguyễn Dữ và trong kho tàng truyện
cổ tích của nhân dân lao động, quan niệm đó vẫn có những nét riêng cần dược
làm sáng tỏ.
1.2. Quan niệm về hạnh phúc lứa đôi là một trong những vấn đề lớn xuyên
suốt trong văn học Việt Nam từ xưa tới nay và luôn được đặt ra kể cả trong văn
học dân gian và văn học viết. Trong dịng chảy đó, Nguyễn Dữ với Truyền kỳ
mạn lục và nhân dân lao động với truyện cổ tích mà chủ yếu là truyện cổ tích
thần kỳ đã góp những mạch nguồn làm cho quan niệm về hạnh phúc lứa đôi
càng thấm sâu và lan tỏa trong lịng người thưởng thức. Vì thế, tìm hiểu quan
niệm này trong Truyền kỳ mạn lục và truyện cổ tích qua cái nhìn đối sánh sẽ góp
phần làm rõ thêm những đóng góp của Nguyễn Dữ và của tác giả dân gian vào
một vấn đề trong văn học đã được nhiều thế hệ văn nghệ sỹ quan tâm.
1.3. Do có giá trị đặc biệt trên cả hai phương diện nội dung và hình thức
cho nên một vài truyện trong Truyền kỳ mạn lục và một số truyện trong kho tàng
truyện cổ tích người Việt đã và đang được tuyển chọn để giảng dạy trong
chương trình mơn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở và trường trung học phổ
thông. (Như truyện Người con gái Nam Xương trong Truyền kỳ mạn lục, truyện
Tấm Cám, Chử Đồng Tử, Thạch Sanh, Sọ Dừa… trong truyện cổ tích). Tất cả
những truyện đó ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp đều có đề cập tới quan niệm
về hạnh phúc lứa đơi. Do đó, việc so sánh quan niệm này trong Truyền kỳ mạn
1
lục và trong truyện cổ tích nếu được giải quyết thấu đáo sẽ có tác dụng thiết thực
đối với việc dạy- học các tác phẩm được tuyển chọn ở trên đáp ứng yêu cầu đảm
bảo đặc trưng thể loại.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
So sánh quan niệm về hạnh phúc lứa đơi trong Truyền kỳ mạn lục và trong
truyện cổ tích đặt ra cho người thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
2.1. Quan niệm đó được thể hiện như thế nào trong những truyện thuộc hai
thể loại văn học có quan hệ ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau? Những truyện đó
trước hết phải được chỉ ra qua thao tác khảo sát, thống kê.
2.2. Trên cơ sở đi sâu phân tích một số truyện, nhiệm vụ chủ yếu địi hỏi
cần làm rõ những điểm tương đồng và những chỗ khác biệt trong quan niệm về
hạnh phúc lứa đôi giữa Truyền kỳ mạn lục và truyện cổ tích. Sự tương đồng và
khác biệt này được xem xét trên cả hai phương diện: nội dung và hình thức.
Đồng thời phải lý giải nguyên nhân tạo nên sự tương đồng và khác biệt ấy.
3. Lịch sử vấn đề
Trong các thể loại của văn học dân gian Việt Nam, thể loại truyện cổ tích
đã được các nhà nghiên cứu văn học ở nước ta tìm hiểu trên nhiều phương diện,
từ nội dung đến đặc điểm thi pháp. Xét riêng về vấn đề thể hiện quan niệm hạnh
phúc lứa đôi trong thể loại này, tuy chưa có một cơng trình dành riêng cho nó
nhưng đây đó cũng đã có những ý kiến nhìn nhận, đánh giá vấn đề dựa trên việc
phân tích một số truyện cụ thể. Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam (tập 2),
Nhà xuất bản Giáo dục, 1990, ở phần truyện cổ tích từ trang 41 đến trang 81, tác
giả Hồng Tiến Tựu đã có những nhận xét xác đáng về nội dung phản ánh trong
hai tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt có liên quan tới
việc thể hiện quan niệm về hạnh phúc lứa đôi. Dựa vào các truyện tiêu biểu như
Tấm Cám, Chử Đồng Tử, Sự tích động Từ Thức, Vợ chàng Trương, Trương
Chi...tác giả cuốn giáo trình đó cho rằng: Chủ đề truyện Tấm Cám chủ yếu đề
cập tới cuộc tranh giành hạnh phúc lứa đôi giữa hai chị em cùng cha khác mẹ
[28, 54]. Còn trong các truyện đã nêu, tác giả dân gian đều bộc lộ quan niệm
tình u, hơn nhân phải thực sự tự do, bình đẳng, khơng phân biệt sang hèn.
Quan niệm đó góp phần làm cho truyện cổ tích là một giấc mơ đẹp. Đặc biệt,
cũng trong cuốn giáo trình đã dẫn, ơng Hồng Tiến Tựu đã nêu bật vai trò của
2
yếu tố kỳ diệu như ông bụt, ông tiên... trong việc giúp con người thể hiện khát
vọng, ước mơ, trong đó có giấc mơ về hạnh phúc.
Sau đó, trong cuốn Bình giảng truyện dân gian, Nhà xuất bản Giáo dục,
1992, tác giả Hoàng Tiến Tựu tiếp tục đào sâu khát vọng hạnh phúc trong một
số truyện cổ tích người Việt. Có thể xem cuốn sách này tuy chỉ là những cảm
nhận từ người thưởng thức nhưng đã góp phần làm rõ hơn những nhận xét, đánh
giá về nội dung phản ánh hiện thực trong xã hội có giai cấp của truyện cổ tích
mà tác giả đã từng đề cập trong cuốn giáo trình cơng bố năm 1990 của mình.
Trong cả hai cuốn sách đó, ơng Hồng Tiến Tựu đều cho rằng: Cuộc đấu tranh
giành hạnh phúc trong truyện cổ tích đều bắt đầu từ khn khổ gia đình rồi mới
mở rộng ra phạm vi xã hội [27, 72].
Trong cuốn giáo trình của mình, ơng Hồng Tiến Tựu cũng dành một phần
thích đáng để trình bày vấn đề ảnh hưởng của truyện cổ tích đối với văn học
nghệ thuật (từ trang 78 đến trang 80). Ở đề mục này, tác giả đã chỉ ra mối quan
hệ giữa truyện kể dân gian với các thể loại trong nền văn học trung đại Việt
Nam, trong đó có Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ: Chính truyện kể dân gian
mà chủ yếu là truyện cổ tích đã góp phần quan trọng vào việc hình thành loại
truyện thơ và truyện vừa bằng tản văn trong nền văn học viết nước ta thời
phong kiến. Những truyện cổ tích được viết lại dưới hình thức tản văn trong
Lĩnh Nam chích qi, Việt điện u linh, Thánh Tơng di thảo ( Lê Thánh Tông),
Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), Truyền kỳ tân phả ( Đoàn Thị Điểm)... đã góp
phần quan trọng vào việc hình thành loại truyện vừa trong văn học Việt Nam
thời trung đại [27, 78-79].
Trong bài viết Bàn về yếu tố văn học dân gian trong Truyền kỳ mạn lục,
Bùi Văn Nguyên đã chỉ ra một số đặc điểm của Truyền kỳ mạn lục được xem là
ảnh hưởng của truyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích). Trên cơ sở so
sánh, đối chiếu một số yếu tố trong Truyền kỳ mạn lục với truyện dân gian, Bùi
Văn Nguyên rút ra kết luận: Đề tài và nội dung các truyện như vậy chúng ta
thường gặp trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam [16, 12].
Cũng tương tự như việc nghiên cứu truyện cổ tích, tình hình nghiên cứu
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ ở nước ta tuy đã đạt được những thành tựu
đáng kể nhưng hầu như chưa có một cơng trình nào tiến hành so sánh quan niệm
3
về hạnh phúc lứa đôi giữa hai thể loại này. Riêng về Truyền kỳ mạn lục trong
một số cuốn sách, một số chuyên luận và bài báo, nhất là các bài viết về người
phụ nữ trong tác phẩm này, các tác giả cũng đã đề cập vấn đề quan niệm về hạnh
phúc lứa đôi.
Trong cuốn Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII, Nhà
xuất bản Giáo dục, 2000, các tác giả Đinh Gia Khánh (chủ biên), Bùi Duy Tân,
Mai Cao Chương đã đưa ra nhận xét: Truyền kỳ mạn lục so với các tác phẩm ở
giai đoạn trước thì ca ngợi tình cảm vợ chồng gắn bó thủy chung, ca ngợi phẩm
chất tốt đẹp của người phụ nữ và cảm thông với những nỗi bất hạnh của họ lại
là một đóng góp của Nguyễn Dữ [11, 27]. Người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn
lục là một trong những loại nhân vật đã góp phần chủ yếu bộc lộ quan niệm về
hạnh phúc lứa đôi.
Do đó, tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ trong một bài viết cùng tên, Nguyễn Phạm Hùng đánh giá: Nguyễn
Dữ với Truyền kỳ mạn lục đã mở đầu một cách đích thực khuynh hướng văn học
nêu cao tinh thần dân tộc qua việc ngợi ca, khẳng định con người- nhất là
người phụ nữ bình thường, bị vùi dập nhưng vẫn sáng ngời những phẩm chất
cao quý [7, 18].
Trong những năm gần đây, một số khoá luận tốt nghiệp của sinh viên khoa
Ngữ văn Trường Đại học Vinh tuy mức độ có khác nhau nhưng trong các khố
luận đều có đề cập tới vấn đề quan niệm về hạnh phúc lứa đôi trong Truyền kỳ
mạn lục. Đó là khố luận của sinh viên Nguyễn Thị Vân Oanh với đề tài: So
sánh hình tượng người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ) và trong
Tiễn đăng tân thoại ( Cù Hựu), năm 2005; của sinh viên Ngơ Thị Thu Khun
với đề tài: Chủ đề tình yêu trong Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục,
2003; của Lưu Thị Thanh Trà với đề tài: Nhân vật phụ nữ trong Truyền kỳ mạn
lục của Nguyễn Dữ, năm 2001.
Điểm qua một số cơng trình nghiên cứu về truyện cổ tích và Truyền kỳ
mạn lục đã nói ở trên, chúng ta nhận thấy: việc so sánh quan niệm về hạnh phúc
lứa đôi trong hai thể loại này chưa có ai đặt ra để xem xét như một vấn đề
chuyên biệt.
4. Phạm vi nghiên cứu
4
Nguồn tài liệu chúng tơi sử dụng để tìm hiểu vấn đề bao gồm:
- Nguyễn Đổng Chi (biên soạn) (1993), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
(5 tập), Nhà xuất bản Văn nghệ.
- Chu Xuân Diên (chủ biên), Lê Chí Quế (1996), Tuyển tập truyện cổ tích
Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, H, in lần thứ 2.
- Đinh Gia Khánh, Nguyễn Đình Rư dịch và chú thích, Trần Nghĩa giới
thiệu (2008), Lý Tế Xuyên, Việt điện u linh tập; Trần Nghĩa dịch, chú
thích và giới thiệu, Hồ Ngun Trừng, Nam Ơng mộng lục; Ngơ Văn
Triện dịch, Phạm Văn Thắm giới thiệu, Nguyễn Dữ, Truyền kỳ mạn lục,
Nhà xuất bản Văn học, phần văn bản Truyền kỳ mạn lục từ trang 111 đến
trang 276.
Trong những nguồn tài liệu đó (khơng kể tài liệu tham khảo), chúng tơi
giới hạn ở những truyện mà nội dung của chúng có đề cập tới tình u và hơn
nhân bởi vì: Quan niệm về hạnh phúc lứa đôi được bộc lộ qua những truyện có
nội dung như vậy.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề, chúng tôi sử dụng các phương pháp:
- Thống kê, khảo sát. Phương pháp này cung cấp một cái nhìn tổng thể,
khách quan đối với các truyện trong Truyền kỳ mạn lục và truyện cổ tích có đề
cập quan niệm về hạnh phúc lứa đôi.
- Phương pháp so sánh: là phương pháp chính nhằm làm nổi bật sự tương
đồng và khác biệt giữa hai loại sáng tác khi cùng thể hiện một vấn đề.
- Phân tích tổng hợp: có tác dụng làm rõ vấn đề qua một số truyện cụ thể.
6. Bố cục của khố luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của khố luận có ba
chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung.
- Chương 2: Những điểm tương đồng trong quan niệm về hạnh phúc lứa
đôi giữa Truyền kỳ mạn lục và truyện cổ tích.
- Chương 3: Những điểm khác biệt trong quan niệm về hạnh phúc lứa đôi
giữa Truyền kỳ mạn lục và truyện cổ tích.
Cuối khố luận cịn có mục Tài liệu tham khảo và Mục lục.
5
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Thể loại truyện truyền kỳ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ
1.1.1. Thể loại truyện truyền kỳ
6
Truyện truyền kỳ là một thể loại tự sự cổ điển của Trung Quốc thịnh hành
ở thời Đường, tên gọi này cuối đời Đường mới có. Kỳ nghĩa là khơng có thực,
nhấn mạnh tính chất hư cấu. Thoạt đầu, tiểu thuyết truyền kỳ (truyện truyền kỳ)
mơ phỏng truyện chí qi thời Lục Triều, sau phát triển độc lập [11, 286]. Đây
là hình thức văn xi tự sự cổ điển Trung Quốc, vốn bắt nguồn từ truyện kể dân
gian, sau đó được các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học, sử dụng
những mơ-típ kỳ qi, hoang đường lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần
thế, phần lớn là chuyện tình để gợi hứng thú cho người đọc [6, 447].
Theo cuốn Ngữ văn 10 (tập 2), các soạn giả định nghĩa: Truyền kỳ là một
thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kỳ
lạ, hoang đường. Trong truyện truyền kỳ, thế giới con người và thế giới cõi âm
với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao. Đó chính là yếu tố tạo nên sự
hấp dẫn đặc biệt của thể loại. Tuy nhiên, đằng sau những tình tiết phi hiện thực,
người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như những
quan niệm và thái độ của tác giả [14, 55].
Từ các định nghĩa trên, ta nhận thức được rằng các tác giả đã nhấn mạnh
khái niệm thể loại truyện truyền kỳ ở hai đặc điểm: hình thức văn xi tự sự và
việc tham gia của yếu tố kỳ ảo, mơ-típ kỳ qi, hoang đường, khơng có thực. Sự
có mặt một cách tương đối xun suốt của yếu tố kỳ và vai trị của nó đối với
vấn đề xây dựng cốt truyện và xây dựng nhân vật chính là bản chất thẩm mĩ của
thể loại truyện truyền kỳ.
Về phong cách, truyện truyền kỳ dùng văn xi để kể, đến chỗ tả cảnh tả
người thì dùng văn biền ngẫu, khi nhân vật biểu lộ cảm xúc thì thường làm thơ.
Lời kể uyển chuyển, lời văn hoa mĩ, Truyện chí quái chủ yếu là ghi chép (chí)
xếp theo điều mục, cịn truyện truyền kỳ thì học theo bút pháp sử truyện. Do đó,
nhan đề thường có chữ “truyện”.
Trong khía cạnh bố cục, truyện truyền kỳ thường là mở đầu giới thiệu nhân
vật, tên họ, quê quán, tính tình, phẩm hạnh. Kế đó là các chuyện kỳ ngộ, lạ lùng,
tức là phần trung tâm của truyện. Người kể thường nhân danh tác giả mà kể.
Phần kết kể lí do kể chuyện.
Tại Trung Hoa, Cù Hựu, tự là Tông Cát (1341- 1427) được xem là người
có cơng hồn thiện thể truyền kỳ như là một thể loại đặc sắc ở nước này và toàn
7
khu vực chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán. Có thể nói, Cù Hựu tạo nên sự “giao
thoa truyền kỳ” ở các nước lân cận Trung Hoa. Nhìn chung, quá trình tiếp nhận
và sáng tạo diễn ra như sau: các nhà văn bước đầu làm quen (dịch ra tiếng nước
mình), sau đó làm theo (phóng tác) rồi cuối cùng là ứng dụng vào sáng tác của
mình.
Tại Hàn Quốc, dưới ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại, Kim Thời Tập
(1435- 1493) viết nên tác phẩm Kim ngao tân thoại, được đánh giá là tiểu thuyết
đầu tiên, giữ vai trò tiên phong trong hành trình phát triển của tiểu thuyết Hàn
Quốc.
Trên chặng đường lưu truyền đó, Tiễn đăng tân thoại đã đến Nhật Bản.
Nền văn chương đất nước mặt trời mọc xuất hiện cuốn truyền kỳ nổi tiếng thời
Edo của Asai Rychi (Tiễn Tỉnh Liễu Ý, 1612- 1691) là tập Otogi Bohko (Gia Tỳ
Tử).
Tiễn đăng tân thoại được phóng tác qua nhiều nước chịu ảnh hưởng của
văn hóa Hán. Trong đó, sự phóng tác của Nguyễn Dữ với Truyền kỳ mạn lục ở
Việt Nam là thành công nhất, thể hiện màu sắc dân tộc đậm đà cùng tinh thần
thời đại rõ rệt.
Lịch sử văn học dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng: thế kỷ XV- XVI là
giai đoạn đột khởi của thể loại văn xuôi tự sự, được mệnh danh là thế kỷ của
truyện truyền kỳ. Nguyễn Dữ là người đầu tiên dùng thuật ngữ “truyền kỳ” để
đặt tên cho tác phẩm của mình. Truyền kỳ mạn lục của ẩn sĩ Nguyễn Dữ trở
thành cột mốc mở đường cho hàng loạt các tác phẩm mang hơi hướng truyền kỳ
ra đời sau đó. Chẳng hạn như Truyền kỳ tân phả (Đồn Thị Điểm); Công dư tiệp
ký (Vũ Phương Đề); Tân truyền kỳ (Phạm Q Thích); Lan Trì kiến văn lục (Vũ
Trinh)...
Như vậy, với đặc điểm dùng hình thức kỳ ảo làm phương thức truyền tải
nội dung, truyện truyền kỳ có sức cuốn hút mãnh liệt mọi lứa tuổi, mọi thế hệ.
Người đọc sẽ cùng các nhân vật phiêu diêu trong thế giới huyền ảo ở cả bốn cõi
không gian vừa phi quảng tính, vừa vơ định hướng. Hành trình trong thế giới
với độ đàn hồi ảo hóa có thể co tám thập kỉ vào trong một năm hoặc đang từ
hiện tại nhảy về quá khứ của kiếp trước và bước sang tương lai của kiếp sau.
Trong thế giới truyền kỳ, bạn đọc được tiếp xúc với các nhân vật chỉ xuất hiện
8
trong tưởng tượng như Nam Tào, Bắc Đẩu, thánh thần, tiên phật, vua vương,
quỷ dữ, bộ tướng Dạ Xoa, tinh các lồi vật hiện hữu thành người biến huyễn
khơn lường và được tiếp xúc cả những kiếp người trầm luân khổ ải đang sống
quanh ta. Đó là thế giới vừa hư vừa thực, có thấp hèn- có cao thượng, có macó thánh, có quỷ- có tiên, đồng thời có cả những cái sinh hoạt hàng ngày: ái ân,
tình dục, ghen tuông, đố kị, lọc lừa [15, 24].
1.1.2. Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ
1.1.2.1. Tác giả Nguyễn Dữ
Nguyễn Dữ (?- ?), là người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, tỉnh Hải
Dương. (Nay là thôn Đỗ Lâm, xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải
Dương).
Ơng xuất thân trong gia đình khoa bảng. Cha là Nguyễn Tường Phiêu, Tiến
sĩ khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496) đời Lê Thánh Tơng. Theo
Ơn Đình hầu Vũ Khâm Lân (người biên soạn Bạch Vân am cư sĩ phả ký) và Ân
Quang hầu (người biên soạn tập thơ văn chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm) thì
Nguyễn Dữ khơng ra làm quan mà ẩn cư ở núi rừng Thanh Hóa và làm ra sách
Truyền kỳ mạn lục. Sách ấy được Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính và Nguyễn
Thế Nghi sống cùng thời dịch ra chữ Nôm. Nhưng theo bài tựa đề ở đầu cuốn
truyện in mộc bản năm Cảnh Hưng thứ 24- năm 1763 (bài Tựa chưa rõ ai viết);
theo Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục; Bùi Huy Bích trong Hồng Việt thi
tuyển và một số bài Tựa các cuốn Truyền kỳ mạn lục in về sau thì: Nguyễn Dữ
có đi thi Hương, đậu Hương tiến (tức cử nhân); làm quan được một năm, ơng
cáo quan về ở ẩn.
Trong Hồng Việt thi tuyển, Bùi Huy Bích xếp Nguyễn Dữ vào hàng ngũ
các tác giả thời Mạc, sau Nguyễn Bỉnh Khiêm, trước Giáp Hải và Lê Quang
Bí… Cịn trong Kiến văn tiểu lục, Lê Q Đơn viết: Sau vì ngụy Mạc cướp ngơi
vua, ơng thề không ra làm quan, ở thôn quê dạy học trị, khơng bao giờ để chân
đến thành thị. Ngồi ra, theo Cơng dư tiệp kí (Vũ Phương Đề), Nguyễn Dữ là
học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585), bạn học với Phùng Khắc Khoan
(1528- 1613).
Tóm lại, căn cứ vào những tài liệu hiện cịn, có thể biết được Nguyễn Dữ
sống vào khoảng thế kỉ XVI. Nguyễn Dữ thuộc dòng dõi khoa hoạn, từng dùi
9
mài kinh sử, ơm ấp lí tưởng hành đạo, đã đi thi và có thể xuất sĩ. Về sau, có lẽ vì
đại thế bất an, vì bất mãn với kẻ đương quyền hơn là ni mẹ già cho trịn đạo
hiếu, Nguyễn Dữ lui về ở ẩn. Cho nên, Truyền kỳ mạn lục chính là để gửi gắm
niềm suy tư của một nhà Nho trước những biến động của thời cuộc cũng như sự
xuống cấp về mặt đạo đức của xã hội đương thời.
1.1.2.2. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục
Tập Truyền kỳ mạn lục (ghi chép tản mạn những chuyện lạ) có 4 quyển,
khơng có phụ lục, gồm 20 đoản văn tiểu thuyết văn ngôn Hán văn. Các truyện
viết bằng tản văn, xen lẫn văn biền ngẫu và những bài thơ. Tiêu đề mỗi truyện
đều mang từ ký, truyện hoặc lục. Mỗi từ ký, truyện hoặc lục đều mang nét nghĩa
ghi chép. Ở một góc độ tâm lí, nét nghĩa này phản ánh sự khiêm tốn của tác giả
coi công việc của mình chỉ là sự ghi chép những câu chuyện có nguồn gốc trong
dân gian. Nhưng căn cứ vào tính chất của các truyện trong Truyền kỳ mạn lục thì
thấy rằng không phải Nguyễn Dữ chỉ sao chép và truyền lại những chuyện cũ
mà tác phẩm có tính chất một sáng tác văn học. Nếu ta đem so sánh với truyện
sử là truyện kể lại lịch sử của nhân vật và thường kể đến hết đời, kể đến cả hậu
thân con cháu người ấy là gì, quan chức đến đâu, nhưng khơng có cốt truyện thì
truyện truyền kỳ lại có cốt truyện riêng, không yêu cầu nhất thiết phải kể hết
một đời nhân vật. Nhiều truyện đóng khung trong một giấc mơ, một cuộc kỳ
ngộ, một cuộc trò chuyện. Trong tác phẩm, mơ-típ đối thoại biện bác được sử
dụng nhiều. Bên cạnh truyện có hậu, nhiều truyện kết thúc khơng có hậu, khơng
như người ta vẫn tưởng như Từ Thức lấy vợ tiên, Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây,
Chuyện người con gái Nam Xương... Cái gọi là có hậu ở vài truyện trong số này
cũng chỉ là dư ba. Chuyện cây gạo, Chuyện nghiệp oan của Đào thị cũng kết
thúc bi kịch, bi kịch của số phận. Ở Truyền kỳ mạn lục, người kể thường là các
Nho sĩ ẩn giật. Đó là những người phát ngơn cho quan điểm tư tưởng của
Nguyễn Dữ. Sự hiện diện của tác giả trong truyện là biện pháp để tăng sức
thuyết phục và tính chân thực của truyện truyền kỳ. Một độc đáo nữa là nội dung
truyện hoàn toàn là người và việc ở Việt Nam. Tính chất hư cấu biểu tượng rất
rõ, được Lê Quý Đôn gọi là ngụ ngôn (Kiến văn tiểu lục). Đây là truyện có cốt
truyện hồn chỉnh như những tác phẩm nghệ thuật, có thắt nút, phát triển, mở
nút.
10
Nguyễn Dữ đã phóng tác, vay mượn từ ba nguồn ảnh hưởng chính để sáng
tác Truyền kỳ mạn lục. Khái niệm “nguồn” ở đây được chúng tôi sử dụng để chỉ
những sáng tác mà Nguyễn Dữ đã phóng tác, vay mượn hay ảnh hưởng để tạo
nên Truyền kỳ mạn lục. Ba “nguồn” ảnh hưởng chính: tiểu thuyết truyền kỳ đời
Đường, Tiễn đăng tân thoại (Cù Hựu) và truyện dân gian Việt Nam.
Ở nguồn tiểu thuyết truyền kỳ đời Đường, đây là những truyện một là có ý
chuộng lạ, như Hồ Ứng Lân đời Minh đã nói: kể những việc khác thường, kế
thừa truyền thống chí quái từ đời Ngụy Tấn. Hai là, như tác giả đời Tống là
Triệu Ngạn Vệ nói: đặc điểm của truyền kỳ là chứa đựng nhiều thể [22, 349],
qua tác phẩm có thể nhận thấy tài viết sử, tài làm thơ, tài nghị luận của tác giả.
Điều này đã được tác giả Trần Đình Sử khẳng định: Thái sử cơng viết Qn tử
viết thì cũng trong thể loại sử mà ra song không phải là ưu điểm, nhưng tài kể
chuyện sử kết hợp ngòi bút thi nhân thì đúng là đặc sắc của truyện truyền kỳ
[22, 349]. Chẳng hạn, khi sáng tác Chuyện Lệ Nương (Lệ Nương truyện),
Nguyễn Dữ đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tài văn và tài thơ, qua đó vẽ
nên bức chân dung dân tộc lúc bầy giờ rất “đau thương” và hỗn loạn.
Bố cục truyện truyền kỳ đời Đường thường là: mở đầu giới thiệu nhân vật,
tên họ, quê quán, tính tình, phẩm hạnh, kế đó là kể các chuyện kỳ ngộ lạ lùng,
chẳng hạn trong Tạ Tiểu Nga truyện (thấy trong Quảng kí 491) nói Tiểu Nga họ
Tạ, người Dự Chương, 8 tuổi thì mồ cơi mẹ, sau gả cho Đoàn Cư Trinh, hiệp sĩ
ở Lịch Dương. Cả vợ chồng, cả bố đều quen nghề buôn bán, đi lại trong vùng
sông hồ, bị giặc cướp giết chết, Tiểu Nga cũng gãy chân rơi xuống nước, thuyền
chúng vớt lên, lang bạt đến huyện Thượng Nguyên, vào nương nhờ các vãi chùa
Diệu Quả. Tiểu nga nhiều lần mộng thấy bố mách rằng kẻ thù là tên phu chạy
giữa lúc ban ngày… Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ cũng đã ảnh hưởng
truyện truyền kỳ đời Đường ở phương diện bố cục này. Tuy nhiên, điểm khác
biệt giữa truyện truyền kỳ và Truyền kỳ mạn lục ở chỗ: phần kết truyện truyền
kỳ thường nêu lí do kể chuyện, cịn ở Truyền kỳ mạn lục thì kết thúc bằng lời
bình về nội dung và ý nghĩa truyện. Ví dụ, Truyện Lý Oa ghi: Công Tá chắp bàn
tay vào lắng nghe, sai ta làm truyện, bèn cầm bút viết, ghi lại để biết [22, 42].
Có thể dẫn tiêu biểu một truyện trong Truyền kỳ mạn lục là Chuyện nghiệp
oan Đào thị (Đào thị nghiệp oan ký) như sau: Than ôi, theo về dị đoan chỉ có
11
hại. Huống chi đã theo lại cịn khơng giữ cho đúng phép, thì mối hại phỏng cịn
xiết nói được ư? Gã Vô Kỷ kia, là một kẻ gian dâm, buông thói tà dục, chẳng
những dối người, lại cịn dối vị Phật mà hắn thờ nữa. Giá đem xử vào cái tội
như vua Ngụy giết bọn Sa mơn ngày xưa thì hẳn cũng khơng oan chút nào. Thế
cịn Nhược Chân thì hẳn khơng có lỗi chăng? Đáp rằng làm quan mà như thế,
cịn gọi gì là chính gia nữa! Mầm vạ mọc lên, st nữa hãm vào chốn nguy
khốn, chính mình làm mình chịu, khơng đáng lấy làm lạ chút nào [12, 175].
Chính những lời bình này tạo nên nét riêng độc đáo cho Truyền kỳ mạn lục so
với những sáng tác mà nó ảnh hưởng.
Tiễn đăng tân thoại (câu chuyện mới dưới ánh đèn cắt bấc nhiều lần) gồm
4 quyển, 20 truyện. Đây là tập truyện mà hầu hết các truyện trong đó là các
truyện quái dị của quỷ thần, phản ánh ở mức độ nhất định chế độ hôn nhân bất
hợp lí thời phong kiến và hiện thực xã hội đen tối cuối đời Nguyên.
Ở đây Nguyễn Dữ đã vay mượn trong sáng tác của Cù Hựu nhiều tình tiết,
điển tích, đặc biệt là việc nhà văn dùng một số truyện trong Tiễn đăng tân thoại
như một điển cố. Chẳng hạn, Chuyện đối tụng ở Long cung (Long đình đối tụng
lục): Trong cuộc nói chuyện giữa Thái thú họ Trịnh và Bạch Long Hầu, Nguyễn
Dữ đã để cho nhân vật Trịnh Thái thú nhắc đến tên Dư Thiện Văn: Ngày xưa
Liễu Nghị có cuộc xuống chơi dưới Động Đình. Thiện Văn có cuộc ăn yến ở
Long Cung, chẳng hay kẻ phàm tục này có được theo dấu của người xưa
không?[12, 160]. [ Dư Thiện Văn là tên một nhân vật chính trong Tiệc mừng
dưới thủy cung (Thủy cung khánh hội lục- Tiễn đăng tân thoại- Cù Hựu). Câu
chuyện về Dư Thiện Văn được kể rằng: Khoảng niên hiệu Chí Chính nhà
Ngun, có người học trị là Dư Thiện Văn, giữa ban ngày thấy hai người lực sĩ
đến nói là vâng mệnh của Quảng Lợi Vương (vua thủy) sai đón, Thiện Văn theo
đi. Đến bến sông, Thiện Văn xuống một chiếc thuyền, thấy hai con rồng vàng
cắp đem đi, rồi xuống đến thủy phủ, được Quảng Lợi Vương tiếp đón long
trọng. Thiện Văn làm hộ một bài văn để Quảng Lợi Vương đọc lúc làm lễ cất
câu đầu của tòa đền Linh Đức. Khi tòa đền khánh thành, Thiện Văn được dự
một bữa yến lớn]. Đặc biệt, Nguyễn Dữ chủ yếu vay mượn mơ-típ rồi biến đổi
đi, cấp cho nội dung và ý nghĩa mới, Việt Nam hóa câu chuyện. Tiêu biểu như:
Mẫu đơn ký người và ma yêu nhau, làm việc đồi bại, sau phải mời Thanh quan
12
đạo dẫn binh thướng đi bắt hai người về trị tội đã ảnh hưởng tới cốt truyện
Chuyện cây gạo (Mộc miên thụ truyện). Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa (Kim
Hoa thi thoại ký) mô phỏng chuyện Giám Hồ dạ phiếm ký của Cù Hựu, nhưng
lại lồng người và việc Việt Nam vào truyện. Cốt truyện Từ Thức lấy vợ tiên một
phần hấp thụ Đào Hoa Nguyên ký của Đào Tiềm, một phần hấp thụ từ Lưu Thần
Nguyễn Triêu nhập Thiên Thai trong U minh lục của Lưu Nghĩa Khánh. Tuy
vậy, Nguyễn Dữ chỉ tiếp thu từ gợi ý về khung cốt truyện hoặc một vài mơ-típ,
cịn thì do ơng vận dụng vốn sống của mình sáng tạo ra cốt truyện mới.
Trong cơng trình Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn QuốcTrung Quốc- Việt Nam thông qua Kim ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại,
Truyền kỳ mạn lục, tác giả Tồn Huệ Khanh đã có một số kết luận về vấn đề
phẩm chất dân tộc trong Truyền kỳ mạn lục rất bổ ích. Tác giả thơng qua sự đối
sánh với các nước Hàn Quốc và Trung Quốc đã thấy nét riêng của Truyền kỳ
mạn lục về mặt văn hóa đã phản ánh được cốt truyện cổ dân gian và đặc điểm
văn hóa, bối cảnh lịch sử và địa lý cụ thể hơn so với Kim ngao tân thoại [9,
284]. Mặt khác, tác giả cũng nêu lên điểm khác biệt của Truyền kỳ mạn lục so
với hai tác phẩm kia là tác phẩm Truyền kỳ mạn lục ngoài chủ đề diễm tình kỳ
qi cịn thể hiện ý đồ sáng tác của tác giả như nêu cao lòng yêu nước diệt trừ
ma quái, giáo huấn con người, nêu cao trinh tiết của người phụ nữ, phê phán
hiện thực [9, 284]. Đồng thời, Toàn Huệ Khanh cũng thấy được nét riêng về mặt
tác giả Nguyễn Dữ của Truyền kỳ mạn lục so với tác giả Cù Hựu, Kim Thời Tập,
rằng ông đã trích dẫn được nhiều điển tích điển cố mang tính lịch sử nên đã tỏ
ra là người có tri thức uyên bác về lịch sử Trung Quốc và Việt Nam, đồng thời
Nguyễn Dữ đã xây dựng cốt truyện trên cơ sở truyện cổ dân gian Việt Nam nên
tính sáng tạo cao [9,284]. Mặc dù là tác giả nước ngoài nhưng khi nghiên cứu
về văn chương Việt Nam nhất là trong sự đối sánh với văn học nước mình và
Trung Quốc, nhà nghiên cứu đã đưa ra được những ý kiến chính xác về nội dung
và nghệ thuật tác phẩm, nhất là làm nổi bật nét riêng mang bản sắc Việt Nam so
với hai tác phẩm cùng thể loại.
Ngoài hai “nguồn” trên, Nguyễn Dữ còn tiếp thu, ảnh hưởng và học tập
truyện dân gian Việt Nam (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích) mà đặc biệt là ảnh
hưởng truyện cổ tích người Việt. Trong bài nghiên cứu của Bùi Văn Nguyên13
Bàn về yếu tố văn học dân gian trong Truyền kỳ mạn lục, tác giả khẳng định sự
tiếp thu nền văn học dân gian trong sáng tác của Nguyễn Dữ. Ông cho rằng:
Nguyễn Dữ đã tiếp thu và sáng tạo có chọn lọc những yếu tố hoang đường thần
kỳ trong truyện dân gian vào tác phẩm của mình. Thần, tiên, quỷ, ma quái…
xuất hiện trong tác phẩm của Nguyễn Dữ vừa tỏ ra rất gần gũi với hình ảnh dân
gian tưởng tượng, nhưng lại rất khác biệt bởi bàn tay nhào nặn của người nghệ sĩ
này. Tuy nhiên, sáng tạo của Nguyễn Dữ đã thực sự vươn tới đỉnh cao về phản
ánh hiện thực, phản ánh con người trần thế, với tất cả khổ đau, vui sướng, lo sợ
và hy vọng.
1.2. Truyện cổ tích: Khái niệm, vấn đề phân loại và đặc trưng thi pháp
thể loại
1.2.1. Về khái niệm truyện cổ tích
Cho đến nay, việc xác định khái niệm truyện cổ tích có rất nhiều ý kiến
khác nhau:
Những nhà nghiên cứu sưu tầm văn học dân gian từ thế kỉ XIX ở Đức,
thuộc trường phái Thần thoại học, như Schelling, anh em nhà Schlegel, anh em
nhà Grimm xem truyện cổ tích là những mảnh vỡ thần thoại cổ. Những người
theo trường phái Nhân loại học (cịn gọi là tiến hóa luận) ở Anh nửa sau thế kỉ
XIX như E. Taylor, A.Lang, J. Frazer xây dựng lí thuyết về cơ sở thế sự và tâm
lí của cái mà họ gọi là các cốt truyện tự sinh của truyện cổ tích, nhấn mạnh rằng
truyện cổ tích trùng hợp đồng thời với sự tồn tại của hoang dã. Theo trường phái
Thần tượng học mà đại biểu là Mar.Műller, Gaston Paris, Angeli de Gubarnetic,
truyện cổ tích có sự lan truyền của thần bí cổ đại, thần thoại về mặt trời, thần
thoại về bình minh. Trường phái Nghi thức chủ nghĩa gồm nhiều nhà bác học
Anh lại cho rằng truyện cổ tích là những nghi thức cổ truyền còn tồn tại đến
ngày nay [5, 91-141].
Hiện nay, cùng với quá trình nhận thức và chia tách các loại truyện dân
gian khác ra khỏi cổ tích thành các thể loại truyện như: truyền thuyết, truyện
cười, truyện ngụ ngơn,…thì phạm vi của truyện cổ tích được thu hẹp lại. Khái
niệm truyện cổ tích được hồn thành một cách hồn chỉnh và chính xác hơn.
14
Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm biên soạn Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa một cách khái quát đầy đủ những nét
đặc trưng của truyện cổ tích: Truyện cổ tích là một thể loại truyện dân gian nảy
sinh từ xã hội nguyên thủy nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với
chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải những vấn đề xã hội, những số phận
khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã có chế độ
tư hữu tài sản, có gia đình riêng (chủ yếu là gia đình phụ quyền) có mâu thuẫn
giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt [6, 368].
1.2.2. Vấn đề phân loại truyện cổ tích
Vấn đề phân loại truyện cổ tích cũng là một trong những vấn đề tồn tại
đáng kể của khoa học về truyện cổ tích trên thế giới. Ở nước ta, cũng có nhiều ý
kiến khác nhau về việc phân loại này.
Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (tập 1) chia
truyện cổ tích thành ba tiểu loại với tiêu chí xét trên phương diện đề tài và nội
dung phản ánh như sau:
- Truyện cổ tích hoang đường (truyện cổ tích kỳ quái), ví dụ: Quỷ Dạ Xoa,
Ma- cà-rồng…
- Truyện cổ tích sinh hoạt (truyện cổ tích thế sự), ví dụ: Tấm Cám, Thạch
Sanh, Sọ Dừa…
- Truyện cổ tích lịch sử, ví dụ: Sự tích Hồ Gươm…
Cũng dựa trên tiêu chí đề tài với nội dung phản ánh, Đinh Gia Khánh trong
cuốn Văn học dân gian Việt Nam chia truyện cổ tích (người Việt) ra thành hai
tiểu loại:
- Truyện cổ tích sinh hoạt (thế sự): Tấm Cám, Cây tre trăm đốt…
- Truyện cổ tích lịch sử: Quận He, Nang Quát phu nhân…[8, 245].
Cách phân loại này đã bỏ qua cái gọi là truyện cổ tích hoang đường, gạt
truyện cổ tích hoang đường ra khỏi thể loại truyện cổ tích. (Ví dụ: Quỷ Dạ Xoa,
Từ Đạo Hạnh…). Nhưng thực ra đây cũng là một bộ phận của truyện cổ tích.
Cách phân loại này đã kết hợp, vận dụng nhiều tiêu chí và căn cứ khác nhau.
Trong đó, nổi lên hai tiêu chí quan trọng là đề tài và phương pháp sáng tác. Cách
15
chia này về cơ bản phù hợp với tiến trình lịch sử của truyện cổ tích các dân tộc
và khá khái quát, khoa học.
Hiện nay các nhà cổ tích học ở Việt Nam và trên thế giới thống nhất chia
truyện cổ tích thành ba tiểu loại: truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt
và truyện cổ tích lồi vật.
Chúng tơi chọn tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt
để tìm hiểu vì đây là hai bộ phận của truyện cổ tích ảnh hưởng tương đối rõ nét
đối với nền văn học viết nói chung và văn xi trung đại nói riêng. Nó là một
trong các “nguồn” ảnh hưởng tới Truyền kỳ mạn lục.
1.2.2.1. Truyện cổ tích thần kỳ
Theo tác giả Hồng Tiến Tựu thì: Truyện cổ tích thần kỳ là bộ phận cơ
bản, cổ điển và tiêu biểu nhất của thể loại truyện cổ tích, đồng thời là một trong
những bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất của nền văn học dân gian mỗi dân
tộc [28, 47]. Nó là sản phẩm của một giai đoạn phát triển cao nhất của thể loại
truyện cổ tích, khi mà thể loại này đã xây dựng và hoàn thiện được hệ thống
phương pháp và phương tiện nghệ thuật riêng của nó [28, 48].
Tương đồng với ý kiến của Hoàng Tiến Tựu, trong cuốn Từ điển thuật ngữ
văn học, các soạn giả cũng khẳng định truyện cổ tích thần kỳ là một bộ phận
quan trọng và tiêu biểu nhất của thể loại truyện cổ tích [6, 368]. Mặt khác, các
tác giả này còn chỉ ra một số đặc điểm của thể loại: Ở loại truyện này, nhân vật
chính vẫn là con người thực tại, những lực lượng thần kỳ siêu nhiên có một vai
trị rất quan trọng. Hầu như mọi xung đột trong thực tại đều không thể giải
quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kỳ [6, 368].
Như vậy, xét về đối tượng miêu tả, phản ánh thì truyện cổ tích thần kỳ
hướng về những nhân vật con người và những xung đột xã hội của con người,
coi con người là trung tâm, là đối tượng chủ yếu. Tuy nhiên, đã gọi là truyện cổ
tích thần kỳ thì địi hỏi phải có sự xuất hiện của rất nhiều yếu tố kỳ diệu (lực
lượng thần kỳ).
16
Giáo sư Hoàng Tiến Tựu nhận xét: Trong truyện cổ tích thần kỳ, sự xuất
hiện số lượng nhiều hay ít yếu tố kỳ diệu không phải là vấn đề mấu chốt. Điều
quan trọng hơn là yếu tố ấy đóng vai trò như thế nào trong tác phẩm.
Đối với cốt truyện: Sự xuất hiện của các yếu tố kỳ diệu làm thay đổi cốt truyện.
Nó giải quyết bế tắc của cốt truyện, đặc biệt là đưa câu chuyện đến kết thúc có
hậu.
Yếu tố kỳ diệu trong quan hệ đối với con người đóng vai trị quan trọng, có
thể giúp đỡ hoặc làm hại con người. Nhưng dù quan trọng như thế nào, những
yếu tố kỳ diệu chỉ đóng vai trị phụ, không thể thay thế con người.
Yếu tố kỳ diệu trong tiểu loại này xuất hiện phong phú, nhiều hình nhiều
vẻ. Nhưng căn cứ vào tính chất của nó thì có thể phân ra thành các dạng thức:
yếu tố kỳ diệu ở dạng hữu hình (như ơng Bụt, ơng Tiên, gậy đầu sinh đầu tử,
con đại bàng, con trăn tinh…); yếu tố kỳ diệu ở dạng vơ hình (như câu thần
chú…). Lực lượng thần kỳ có thể phân ra thành các tuyến: một là, lực lượng
thần kỳ đứng về phía người thiện, giúp người thiện chiến thắng kẻ ác; hai là, lực
lượng thần kỳ đứng về phía tuyến ác; ba là, lực lượng này đứng ở vị trí trung
gian.
Tất cả các mâu thuẫn xung đột giữa con người với con người đều phải
được giải quyết, đều phải được đặt trên địa hạt của cái thần kỳ.
1.2.2.2. Truyện cổ tích sinh hoạt
Khác với truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt (cổ tích thế sự) là
những truyện cổ tích khơng có hoặc ít yếu tố thần kỳ. Ở đây các mâu thuẫn ,
xung đột xã hội giữa người với người đều được giải quyết một cách hiện thực,
không cần đến những yếu tố siêu nhiên. Những yếu tố thần kỳ nếu có cũng
khơng giữ vai trị quan trọng và nhiều khi chỉ là đường viền cho câu chuyện
thêm vẻ li kì, hấp dẫn mà thơi (ví dụ: truyện Vợ chàng Trương; Sự tích chim hítcơ; Sự tích con muỗi…) [6, 369].
Về căn bản, khác với sự “không bế tắc” ảo tưởng (do lí tưởng hóa) của
những nhân vật chính diện trong cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích thần kỳ thường
lí tưởng hóa các nhân vật chính diện bằng cách “làm lại” cuộc đời của họ một
cách tuyệt đối. Truyện cổ tích sinh hoạt cũng lí tưởng hóa nhân vật của mình
17
nhưng theo một kiểu khác: để cho họ tự lo lấy số phận, khẳng định phẩm chất
của họ thông qua sự ứng xử cụ thể của bản thân họ [28, 63].
Về phương diện cốt truyện, do yếu tố thần kỳ xuất hiện ít (hoặc khơng xuất
hiện) trong cổ tích sinh hoạt nên sự xuất hiện của yếu tố này không có vai trị
làm phát triển hoặc thay đổi cốt truyện như cổ tích thần kỳ. Yếu tố thần kỳ ở cổ
tích sinh hoạt thường nằm ở phần kết thúc truyện, và sự kỳ diệu ở đây thường là
sự hóa thân của các nhân vật. Xu hướng kết thúc truyện cổ tích sinh hoạt thường
là xu hướng bi kịch, sự biến hóa đó mang tính tất yếu. Những xung đột, mâu
thuẫn trong truyện hoàn toàn xuất phát từ con người, do con người giải quyết.
Nói tóm lại, tiêu chí quan trọng chủ yếu để phân biệt truyện cổ tích thần kỳ
với truyện cổ tích sinh hoạt là phương pháp sáng tác, tức là phương pháp chiếm
lĩnh hiện thực. Cả hai đều dùng hư cấu, tưởng tượng để khái quát hóa và cụ thể
hóa hiện thực xã hội, lí tưởng nhân dân nhưng cơ sở và tính chất của sự hư cấu
ấy khác nhau rất xa. Ở cổ tích sinh hoạt, đó là sự hư cấu tưởng tượng trên cơ sở
thực tại của đời sống xã hội; cịn ở truyện cổ tích thần kỳ, sự hư cấu, tưởng
tượng lại dựa trên hai cơ sở thực tại (tức là cái có thực hoặc có thể có thực với
cái ảo tưởng khơng có thực và khơng thể có thực [28, 55].
1.2.3. Đặc trưng thi pháp của truyện cổ tích
Thi pháp là hệ thống, hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học được tạo
thành bởi các phương pháp, các thủ pháp và phương thức chiếm lĩnh nghệ thuật
của con người đối với hiện thực.
Đặc trưng nổi bật nhất về nghệ thuật của truyện cổ tích là hư cấu, tạo nên
cái khơng thật. Đại văn hào Nga A.Puskin đã từng có ý kiến rất đúng: Truyện cổ
tích là những câu chuyện bịa nhưng những chuyện bịa đó lại là bài học q cho
các cơ cậu hảo tâm.
Truyện cổ tích là loại nghệ thuật đích thực (loại nghệ thuật có chủ tâm).
Nếu như thần thoại là loại nghệ thuật chưa có chủ tâm, tác giả dân gian chưa có
ý thức làm nghệ thuật và thần thoại chỉ có hai chức năng là nhận thức và thẩm
mĩ…thì đến truyện cổ tích, tác giả dân gian là nhân dân lao động mới thực sự có
ý thức làm nghệ thuật. Truyện cổ tích có đầy đủ ba chức năng: nhận thức, giáo
dục, thẩm mĩ. Truyền thuyết cũng có hư cấu nhưng tính chất chân thực lịch sử
đậm đà hơn so với truyện cổ tích.
18
Nói đến “thế giới cổ tích” là nói tới thế giới của những khả nhiên
(possible) chứ không phải là thế giới của cái mặc nhiên, cái phổ biến. Nói “thế
giới cổ tích” là nói tới một thế giới khác thường trong sự phân biệt với thế giới
đời thường. Những gì có, xảy ra trong cổ tích đều thuộc “thế giới cổ tích”,
nghĩa là khơng thể có hoặc khơng thể xảy ra trong thế giới đời thường. Cho nên
khi nghe, tiếp nhận truyện cổ tích, con người sẽ được đặt vào cái gọi là “trường
cổ tích” [4, 65]. “Trường cổ tích” là một khái niệm trìu tượng, một thế giới phi
vật chất, một sản phẩm tinh thần có “lực hấp dẫn” tinh thần. Thế giới ấy không
đồng nhất với thế giới con người nhưng vừa có hệ quy chiếu với thế giới con
người lại vừa có điểm đồng quy với thế giới con người, nhờ vậy, con người có
thể sống trong đó, trong những thời khắc nhất định để nghiệm trải lại thế giới
của chính mình [4, 64].
Nói tóm lại, truyện cổ tích là một loại hư cấu nghệ thuật có chủ tâm [4,
75], hư cấu để phản ánh hiện thực. Cổ tích lấy hư cấu, đặc biệt là tính chất kỳ
diệu làm cứu cánh để phát triển cốt truyện và “trường cổ tích” chính là mơi
trường để sự hư cấu được mở rộng đến mức tối đa như là cái khả nhiên dù
không phải là hẳn nhiên. Người nghe truyện cổ tích khi bị tác động của “trường
cổ tích” đã khơng quan tâm đến điều được kể ra có thực hay không mà họ chỉ
quan tâm tới diễn biến câu chuyện để hồi hộp, lo âu, vui buồn, hờn giận…đối
với nhân vật trung tâm. Người nghe truyện cổ tích đã trải qua những rung cảm
nghệ thuật trong suốt tiến trình câu chuyện và khi trở lại đời thường trong tâm
hồn họ dấy lên một khát vọng đấu tranh, đấu tranh cho chính nghĩa, cho lẽ cơng
bằng [4, 77].
Ngồi ra, truyện cổ tích cịn có một số đặc điểm thi pháp chung như:
Về đối tượng phản ánh, truyện bao giờ cũng lấy nhân vật người và những
xung đột xã hội loài người làm đối tượng chủ yếu trung tâm (trừ truyện cổ tích
lồi vật). Các mâu thuẫn, xung đột trong cổ tích thường theo thiện- ác. Thiện và
ác là hai khái niệm thuộc phạm trù đạo đức. Truyện cổ tích có tác dụng giáo dục
đạo đức cho con người.
Về nhân vật, có hai loại nhân vật là con người và các nhân vật thần kỳ.
Nếu như con người trong truyền thuyết đều là con người mang tầm vóc lịch sử,
19
là người anh hùng thì con người ở cổ tích lại là con người bình thường, được
xem xét đánh giá trong mối quan hệ có tính chất riêng tư như: vợ chồng, anh
em, bè bạn…và được xem xét, đánh giá trên bình diện giai cấp. Các nhân vật
con người trong truyện cổ tích đều là nhân vật chức năng: Nhân vật có đặc
điểm, phẩm chất cố định, khơng thay đổi từ đầu đến cuối, khơng có đời sống nội
tâm, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng trong
truyện và trong việc phản ánh đời sống. Nhân vật đồng nhất với vai trò mà nó
đóng trong tác phẩm [6, 228]. Ia Prop trong cơng trình Hình thái truyện cổ tích
chỉ ra các nhân vật trong thể loại này trở đi trở lại có 31 hành động, ông gọi là
31 chức năng. Bên cạnh đó, nhân vật con người xây dựng mang đặc điểm phiếm
chỉ (chỉ chung): giới thiệu lai lịch nhân vật chung chung, khơng cụ thể; hầu hết
các nhân vật khơng có họ tên; ngoại hình nhân vật cũng rất đại khái, sơ lược.
Các nhân vật trở thành nhân vật phân tuyến (tuyến thiện, tuyến ác) và sự phân
tuyến hết sức rạch rịi, khơng bao giờ có sự lẫn tuyến, đổi tuyến.
Về phương diện nghệ thuật và phương pháp giải quyết các mâu thuẫn,
xung đột giữa người với người thì lực lượng thần kỳ lại giữ một vai trò đặc biệt
quan trọng.
Thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích đều là quá khứ tuyệt đối, khơng
có tính xác định. Điều này đối với người viết truyện có thể hư cấu đến cùng, cịn
cới người nghe truyện thì phải nâng cao trí tưởng tượng mới lĩnh hội được nội
dung ý nghĩa cốt truyện. Thời gian đặc biệt của truyện cổ tích cịn có tác dụng
đưa cả người kể và người nghe vào “trường cổ tích”. Về kết cấu nội tại bên
trong, nguyên tắc tổ chức sắp xếp các chi tiết, sự kiện bao giờ cũng theo tuyến
tính.
Về khơng gian nghệ thuật: trong truyện cổ tích, đó làn khơng gian xã hội,
thường thu nhỏ trong phạm vi gia đình. Khơng gian nghệ thuật trong truyện cổ
tích có những khơng gian thực và những khơng gian ảo khơng có thật. Căn cứ
vào tiêu chí vai trị, tác dụng, khơng gian nghệ thuật truyện cổ tích có hai loại là:
khơng gian cản trở và khơng gian khơng bị cản trở. Nó có tác dụng làm rõ vai
trị, năng lực của con người. Đối với khơng gian khơng bị cản trở thì cho thấy
20