Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Lịch sử Nhật Bản - A history of Japan_2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.63 KB, 7 trang )

Lịch sử Nhật Bản - A history of Japan

Mặc dù đã có những phát triển kể trên, người Nhật vẫn chưa được văn
minh như người Trung Quốc, vì họ chưa có chữ viết, họ vẫn còn là
những người tiền sử trước những năm 400 sau Công nguyên. Tuy nhiên,
những sách vở Trung Quốc, chắc hẳn hầu hết dựa trên những điều thuật
lại của những người đi du lịch, đã cho ta vẽ nên một bức tranh về cuộc
sống người Nhật thời đó. Đoạn sau đây trích từ cuốn sử Trung Quốc ở
thế kỷ III có bao gồm một phần nói về vùng đất Wa (Nhật Bản):


Trích:
"Tập tục xã hội của người Wa rất kỵ thói dâm dục. Đàn ông quấn một
cái khăn vải lên đầu để hở chỏm. Quần áo của họ quấn quanh người với
một ít mũi khâu. Phụ nữ để tóc quấn quanh đầu. Quần áo của họ giống
như tấm nệm trải giường, không có lót, khi mặc thì chui qua một cái lỗ ở
giữa mảnh vải. Người dân ở đây trồng ngô, lúa, cây gai, trồng dâu nuôi
tằm. Họ quay tơ và dệt thành những tấm vải, lụa rất đẹp. Ở đây không có
trâu bò, ngựa, hổ, báo, cừu, chim ác là. Vũ khí của họ là những giáo,
khiên và cung bằng gỗ với hình dáng: phần dưới ngắn, phần trên dài.
Mũi tên bằng tre đôi khi có đầu bịt thép, hoặc xương

Khí hậu ở Wa ấm và dễ chịu. Mùa đông cũng như mùa hè, người dân
sống bằng các thứ rau và đi chân đất. Nhà của họ có nhiều buồng; cha
mẹ, người già, người trẻ ở riêng phòng. Họ tô vẽ trên người với màu
hồng và đỏ cũng như người Trung Quốc dùng phấn. Trong bữa ăn, thịt
được đựng trên những cái đĩa bằng tre, bằng gỗ và họ dùng tay bốc thức
ăn. Khi có người chết, họ chuẩn bị một cái áo quan không có quách ở
ngoài. Họ lấp mộ bằng cát để tạo thành một nấm mồ. Trong nhà có đám
tang, người nhà khóc hơn 10 ngày, trong thời gian đó họ không ăn thịt.
Những người để tang khóc lóc, than vãn, trong khi đó bạn bè của họ hát,


nhảy múa và uống rượu. Khi lễ tang xong tất cả thành viên trong gia
đình xuống chỗ có nước để tắm cho người tinh khiết.

Khi vượt biển sang Trung Quốc, họ thường chọn một người đàn ông để
tóc bù xù, mặc cho ruồi rận bám, quần áo bẩn thỉu, không ăn thịt và cũng
không gần phụ nữ. Người đàn ông này sống như một người để tang và
người ta coi anh là người giữ của. Khi chuyến đi thuận lợi, họ sẽ cho
người này nhiều nô lệ và nhiều của cải. Trong trường hợp xảy ra bệnh
tật hoặc gặp chuyện không may, người đàn ông này sẽ bị giết vì họ cho
rằng anh ta đã không làm hết bổn phận".
Qua những chuyện kể trên, ta thấy Nhật Bản thời đó rõ ràng thuộc một
phần của nền văn minh lúa nước, sử dụng đồ kim loại ở miền Đông Á,
nhưng chưa đạt được trình độ cao, người Nhật Bản còn xa mới đạt
được độ thống nhất của một đế quốc tập trung hùng cường như đôi khi
Trung Quốc đã có được. Tuy nhiên, cuối cùng, và theo cách riêng của
họ, Nhật Bản ít lâu sau cũng đã đạt được đến mức độ thống nhất đáng
kể về mặt chính trị và văn hóa. Những giai đoạn sớm của trình độ phát
triển này ở những vùng trung tâm miền Bắc Kyushu, miền Đông và
trung tâm Honshu, và miền Bắc Shikoku đều không có sử sách chép lại
sau nhiều năm đã qua, nhưng các nhà khảo cổ giờ đây đã phát hiện
càng ngày càng nhiều chi tiết về những giai đoạn đầu tiên trở thành
một quốc gia văn minh của Nhật Bản. Người ta đã khai quật được di chỉ
của người dân thời Yayoi, cho thấy có một số người đã được ưu đãi cả
lúc sống cũng như lúc chết. Sự phát hiện này cũng đã tạo nên niềm
phấn khích vì sự phân biệt này được coi là một bước quan trọng trong
quá trình chọn lọc xã hội, đã tạo nên một số gia đình nắm được quyền
hành lớn hơn trong các cộng đồng nông nghiệp. Chẳng hạn như việc
tiếp tục khai quật ở Yoshinogari cho thấy có cả một tập thể công trình
kiến trúc Yayoi với những công trình bảo vệ và sự phân hóa tầng lớp xã
hội rõ ràng. Tuy từ trước có những vùng di chỉ chưa được khai quật

trên một diện rộng như vậy, nhưng những nơi tương tự như ở
Yoshinogari, thường cũng thấy ở nhiều vùng miền Tây của quần đảo
Nhật bản trong thời kỳ Yayoi.
Chương II: Yamato


Có nhiều huyền thoại Nhật Bản đã trả lời cụ thể câu hỏi Quốc giá Nhật
được hình thành từ bao giờ ? Jimmu, vị hoàng đế đầu tiên của Nhật lên
ngôi ngày 11 tháng 2 (ngày đầu xuân) năm 660 trước Công nguyên tại
cung điện của nhà vua ở Yamato.

Các nhà viết huyền thoại có thể nói chắc chắn, nhưng các sử gia hiện đại
nói không chắc chắn lắm rằng một trung tâm quyền lực chính trị ở
Yamato đã bắt đầu được thành lập vào cuối thế kỷ III hoặc cuối thế kỷ
IV sau Công nguyên. Họ coi năm 660 trước Công nguyên là quá sớm
khoảng 1000 năm.

Giai đoạn bắt đầu thống nhất chính trị

Các sử gia hiện đại giải quyết vấn đề tìm niên đại cho thời bắt đầu thống
nhất chính trị như thế nào ? Họ phân tích, phê phán những câu chuyện
cổ của Nhật Bản là có nhiều tư liệu huyền thoại, và giải thích những gì
họ phát hiện thấy. Các sử gia không bác bỏ niên đại 660 trước Công
nguyên chỉ vì nó là một niên đại do trí tưởng tượng của những người
thời xưa tùy tiện đặt ra, nhưng theo những tính toán hợp lí cho thấy niên
đại đó đã được đặt ra dựa trên các giả thuyết mà ta không thể chấp nhận
được. Các học giả đầu tiên đặt ra niên đại đó đều dựa trên các khái niệm
về chu kì thời gian cảu Trung Quốc. Những chu kì đó kéo dài 60 năm (ta
gọi là một giáp) và năm thứ 58 của mỗi chu kì thường được nói là sẽ có
một sự thay đổi đáng kể.Năm 601 sau Công nguyên là năm thứ 58 của

một trong những chu kì và thực tế ở thời điểm đó đã có những thay đổi
rất quan trọng. Người Trung Quốc tin rằng vào năm thứ 58 của mỗi lần
21 giáp nghĩa là cứ sau 1260 năm lại có một sự kiện hết sức to lớn xảy
ra.

Tính ngược lại từ năm 601 sau Công nguyên thì trước đó 1260 năm,
niên đại lên ngôi của vị hoàng đế đầu tiên, một sự kiện hết sức quan
trọng là năm 660 trước Công nguyên.
Cá sử gia hiện đại thay niên đại 660 trước Công nguyên, nhưng không
cho rằng những huyền thoại và những câu chuyện ngày xưa là vô nghĩa,
mà bằng cách xem xét lại những câu chuyện lịch sử ngày xưa thậm chí
cả những sách vở có từ năm 25 sau Công nguyên và một kho phong phú
ngày càng có rất nhiều những phát hiện về khảo cổ học. Đấy chính là
những câu chuyện Trung Quốc kể về cuộc sống chính trị của Nhật Bản
những năm thoạt đầu thời cận đại xa xưa.

Người Trung Quốc kể rằng ở giữa thế kỷ III, người Nhật sống không
thành một quốc gia thống nhất mà thành hơn một trăm cộng đồng nhỏ
và sau thu gọn lại thành 30 tiểu quốc. Một tiểu quốc mà sử sách Trung
Quốc quan tâm đến nhất là tiểu quốc được thống trị bởi một nữ hoàng.

Trích:
Người thống trị tiểu quốc này trước kia là một người đàn ông. Sau 70-
80 năm, đất nước rối loạn và có chiến tranh, do đó người dân đã tôn
một người phụ nữ lên ngôi, tên bà là Pimiko. Nữ vương này dùng ma
thuật để mê hoặc dân chúng. Tuy nhiều tuổi nhưng bà ta vẫn sống độc
thân và có một người em trai phụ tá trong việc cai quản đất nước. Sau
khi trở thành Nữ hoàng, có rất ít người được gặp bà. Bà có một nghìn
nữ tì, nhưng chỉ có một người đàn ông được hầu hạ. Người này vừa hầu
hạ bà trong việc ăn uống, vừa là sứ giả truyền mệnh lệnh. Nữ hoàng

sống trong một cung điện xung quanh có nhiều thành lũy che chở với
nhiều quân lính canh gác ngày đêm.
Nữ hoàng Pimiko (Himiko) được miêu tả như một ni cô nắm quyền
chính trị và tôn giáo. Bà cai quản vùng Yamatai. Phải chăng vùng
Yamatai như người Trung Quốc nghĩ, là trung tâm của cả đất nước Nhật
Bản ? Điều đó không có gì là chắc chắn.

Nếu theo đúng sử sách của Trung Quốc thì Yamatai chỉ có thể ở miền
Nam Nhật bản, trong Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nếu chỉnh lý theo
những khoảng cách được nêu trong sử sách Trung Quốc, thì Yamatai
nằm ở bờ biển phía tây của hòn đảo Kyushu. Nếu điều chỉnh theo
hướng chứ không theo khoảng cách thì Yamatai lại được đặt ở trung
tâm Nhật Bản, có tên là Yamato, nơi đây theo truyền thống và những
chứng minh của khảo cổ thì quả là nơi đã có một phần thống nhất về
chính trị. Việc bàn cãi về địa điểm đích thực của Yamatai đã tiếp diễn
trong nhiều thế kỷ và hiện nay vẫn còn đang tiếp diễn.

Những tài liệu Trung Quốc thời đó không miêu tả một cách hết sức chắc
chắn về triều đình Yamato, là nơi trong truyền thuyết cũng như các sử
gia hiên đại đều thừa nhận đó là cái nôi phát sinh ra nhà nước Nhật
Bản. Những tài liệu đó nhấn mạnh, cũng như những nhà bác học Trung
Quốc viết, là Nhật Bản hồi đó còn chưa phải là một đơn vị chính trị
thống nhất từ 221 đến 265 trước Công nguyên, và sự thật những vùng
như Izumo (huyện Shimane) và Kibi (huyện Okayama) có thể cũng như
Yamatai - Yamato đều là những nhà nước mới phôi thai.
Điều không may là sự giao tiếp, tiếp xúc của Trung Quốc với Nhật Bản
không phải là thường xuyên, cho nên tất cả những sự thay đổi về sau
này, về vấn đề tập trung quyền lực, không được những sử gia cận đại
viêt ra, phải bốn hoặc năm thế kỷ sau ở Nhật Bản mới có tài liệu viết về
vấn đề Hoàng tộc. Tất cả những tài liệu của người bản xứ đều nói trung

tâm lớn về quyền lực chính trị đều đặt ở vùng Yamato và ảnh hưởng
của Yamato lan rộng ra những nơi khác. Nhưng những tài liệu này
không được chính xác và thường có những sai sót; nhiệm vụ của các
nhà khảo cổ hiện đại là cung cấp nhiều thông tin chính xác hơn nữa,
trên hết là về vấn đề các niên đại.

×