Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Về tình hình nghiên cứu Phan Bội Châu ở nước ngoài những năm gần đây ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.14 KB, 7 trang )

Về tình hình nghiên cứu
Phan Bội Châu ở nước ngoài
những năm gần đây





6. Ở Nhật Bản
Cũng như ở Trung Quốc, đất nước có mối quan hệ nhiều năm hoạt động của Phan
Bội Châu và đã có nhiều học giả nghiên cứu về Phan Bội Châu, thì ở Nhật Bản, các nhà
nghiên cứu Khoa học xã hội- Nhân văn của nước này cũng sớm có nhiều công trình giới
thiệu về nhà chính khách, nhà yêu nước và cũng là nhà tư tưởng, nhà văn hóa Phan Bội
Châu.
Trên sách báo Nhật Bản 60 năm nay, chúng ta đã đọc thấy có rất nhiều luận văn,
bài báo, tư liệu văn sử về Phan Bội Châu của nhiều tác giả người Nhật. Họ là các nhà
nghiên cứu về văn, về sử, về chính trị, v.v là những giáo sư có tên tuổi của ba thế
hệ đã nghiên cứu về Việt Nam và Phan Bội Châu. Mảng thông tin này thật phong phú,
khó mà tóm lược được đầy đủ. Chúng tôi xin mượn đoạn lược thuật sau đây của GS.TS.
Shiraishi Masaya, một nhà “Việt Nam học” đồng thời là một nhà “Phan Bội châu học”
của Nhật Bản, vừa qua có nhiều dịp sang Việt Nam trao đổi khoa học đã trình bày tại
Viện Sử học về đề tài Phan Bội Châu ở Nhật Bản. Xin dẫn nguyên văn: “Tôi xin trình
bày về thực trạng nghiên cứu Việt Nam tại Nhật Bản đặc biệt là những hoạt động
nghiên cứu về Cụ Phan Bội Châu và Phong trào Đông du và lịch sử quan hệ giữa hai
nước Nhật Bản và Việt Nam thời cận đại.
- Những năm đầu sau khi chiến tranh Thái Bình Dương kết thúc, người Nhật
không có điều kiện tiếp tục nghiên cứu về tình hình nước ngoài, tại vì đời sống khó
khăn, tài chính thiếu thốn và không có chủ quyền độc lập, ngoại giao với các nước khác.
Cho tới những năm 1960, một số nhà nghiên cứu mới bắt đầu nói đến những vấn đề liên
quan tới Phan Bội Châu và tới Phong trào Đông du. Trong số những tác phẩm trong thời
kỳ này, cuốn sách quan trọng nhất là cuốn do các GS. Nagaoka Shinjiro và Kawamoto


Kuniê biên soạn. Trong đó gồm có một số tác phẩm của Phan Bội Châu được dịch sang
tiếng Nhật và một số bài giải thích của hai tác giả đó
Cũng trong thời gian này, GS. Tanigawa Yochihiko cũng trình bày về những hoạt
động của Phan Bội Châu. Ông Tanigawa căn cứ vào dịch văn tiếng Trung Quốc
cuốn Lịch sử Việt Nam của ông Trần Huy Liệu và đánh giá vai trò lịch sử của Phan Bội
Châu theo ý kiến của giới sử học miền Bắc Việt Nam hồi đó. Ông Tanigawa là nhà
nghiên cứu lịch sử cận đại Đông Nam Á.
Ông Torado là một nhà nghiên cứu lịch sử cận đại Trung Quốc cũng có viết một
luận văn và sự liên hệ giữa nhóm Phan Bội Châu và nhóm Trung Quốc có khuynh
hướng vô chính phủ ở Nhật Bản.
- Trong những năm 1970, nhóm nghiên cứu Việt Nam thuộc thế hệ thứ hai, bắt
đầu phát biểu một số bài trên các tạp chí khoa học. Trong số những người đó có chị
Sakai Izumi và tôi (Shiraishi Masaya).
Chị Sakai căn cứ vào những tài liệu của miền Bắc, đánh giá rằng mặc dầu Phan
Bội Châu là một người lãnh đạo hoạt động giải phóng dân tộc và đoàn kết dân tộc,
nhưng Phan Bội Châu không có quan điểm rõ rệt sâu sắc về chủ nghĩa phản đế (?) và
vấn đề liên minh công nông.
Còn tôi (Shiraishi) thì tôi cho rằng những sách báo, tài liệu của miền Bắc và sách
báo của cả miền Nam cũng như những tài liệu sưu tầm được ở Nhật Bản, những sách
báo liên quan đến Phan Bội Châu có được từ Mỹ, từ Pháp Tôi bắt đầu đi sâu nghiên
cứu và lần lượt phát biểu một số luận văn về tư tưởng Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
Huỳnh Thúc Kháng. Đồng thời, tôi cũng cố gắng tìm hiểu kỹ hơn hoàn cảnh xã hội, kinh
tế, chính trị chung quanh những hoạt động của thế hệ Phan Bội Châu.
- Những năm cuối 1970 và những năm đầu 1980, GS. Gotokiupei đã viết một
cuốn sách phê bình xu hướng chủ nghĩa châu Á trong một cuốn sách khác viết về lịch sử
quan hệ Nhật - Việt thời cận đại.
Một số người Nhật khác cũng tìm ra một số tài liệu quý về các ông Assaba
Sakitaro và Kashiwabara Buntaro là hai người Nhật đã từng giúp đỡ Phan Bội Châu và
Phong trào Đông du.
Riêng tôi thì tôi tiếp tục phát biểu khoảng hơn 20 bài nghiên cứu liên quan đến

vấn đề Phan Bội Châu và Phong trào Đông du. Căn cứ vào những tài liệu bằng chữ Hán,
chữ Việt, Nhật, Pháp và Anh tôi đã trình bày nhiều phương diện của hoạt động Phan
Bội Châu và Phong trào Đông du, gồm có tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu, nhận
định đánh giá vai trò của Phan Bội Châu và của Phong trào Đông du trong lịch sử dân
tộc Việt Nam, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam, mối quan hệ giữa Nhật Bản và
thực dân Pháp, sự liên kết giữa người Việt Nam, Trung Quốc và những chí sĩ các nước
châu Á khác lưu trú và hoạt động tại Nhật Bản hồi đó, v.v Và tháng 7 năm nay (1991),
tôi đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Quốc gia về đề tài “Phan Bội Châu và Phong
trào Đông du” trên cơ sở tập hợp, bổ sung thêm và khái quát từ những bài tôi đã viết và
phát biểu từ trước” (Trích từ Báo cáo Tình hình nghiên cứu Việt Nam và nghiên cứu
Phan Bội Châu tại Nhật Bản của GS.TS. Shirashi Masaya tại Viện Sử học ngày 24-12-
1991).
Shirashi Masaya sau đó lại trở sang Việt Nam tiếp tục tìm kiếm thêm tài liệu tại
Hà Nội, Nghệ An, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh tiếp xúc, phỏng vấn các thân nhân
Phan Bội Châu, các nhà nghiên cứu Việt Nam nhằm bổ sung và hoàn thiện bản luận án,
nâng lên thành một cuốn sách khá bề thế để xuất bản tại Tokyo nhân kỷ niệm 125 năm
ngày sinh Phan Bội Châu (1992). Cuốn sách này đã được dịch sang tiếng Việt
(5)
. Đây là
một “tập đại thành” các công trình nghiên cứu về Phan Bội Châu của tác giả Shirashi
Masaya, nhà “Việt Nam học” tầm cỡ của Nhật Bản hiện nay.
- Nhưng vấn đề nghiên cứu Phan Bội Châu ở Nhật Bản không dừng lại đây. Trong
năm 2005, nhân kỷ niệm 100 năm Phong trào Đông du, ở đất nước “mặt trời mọc”, nơi
mà cách đây hơn 100 năm các chí sĩ yêu nước Việt Nam đã được ảnh hưởng bởi ngọn
“gió Duy tân từ Đông hải thổi vào” và đã đến với “người anh em” “đồng văn đồng
chủng” này vẫn tiếp tục có nhiều học giả tiếp tục tìm hiểu giới thiệu về Phan Bội Châu.
Do vậy mà đã lại có nhiều cuộc Hội thảo khoa học, Hội họp kỷ niệm được tổ chức trên
đất Nhật tại các thành phố như Tokyo, A saba, Shizouka, Kobe từ tháng 4 đến 10-2005
tập hợp đông đảo nhân sĩ, trí thức Nhật Bản và Việt kiều tại Nhật Bản tham dự. Có
nhiều đề tài của các diễn giả nổi tiếng như:

- Trần Đức Thanh Phong: Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và Phong trào Đông du.
- Triệt học Trần Đức Giang: Hoạt động của cụ Phan Bội Châu ở Trung Quốc:
tiếp thu tư tưởng các nhà cách mạng Nhật-Hoa.
- Đỗ Thông Minh: Hoạt động của Phong trào Đông du ở Nhật Bản.
- Masaya Shirashi: Phan Bội Châu và Phong trào Đông du.
- Chihiro Miyazawa: Hậu Phong trào Đông du, hoạt động của Cường Để từ 1915-
1951.
- Shiro Momoki: Phong trào Đông du trong lịch sử châu Á và thế giới.
- Tatsuya Mori: Chung quanh vị hoàng thân Cường Để, v.v
Những bài “diễn thuyết” trên đây đều đã được tập hợp in trong kỷ yếu “Kỷ niệm
100 năm Phong trào Đông du - Phan Bội Châu và Cường Để” do Nxb. Tân Văn /
Mekong Center ấn hành 2005.
Ngoài ra, một số học giả Nhật Bản còn được mời sang Việt Nam dự các Hội thảo
khoa học “Kỷ niệm 100 năm Phong trào Đông du” ở Đại học Quốc gia Hà Nội 21-11-
2005, ở Vinh 10-9-2005 và ở Huế 27-10-2005. Họ đã có những tham luận liên quan đến
Phan Bội Châu và Phong trào Đông du như:
Akihito Hashimoto: Hướng tới 100 năm Đông du.
Shimao Minora: Nhìn lại nghiên cứu Việt Nam tại Nhật Bản.
Mori Erría: Cường Để ở Nhật Bản và tình cảm của người Nhật đối với Cường Để.
Ouchi Akira: Hội thảo kỷ niệm 100 năm Phong trào Đông du và giao lưu văn hoá
Nhật-Việt.
Amma Yukiho: Lịch sử bia kỷ niệm Asaba Sakitaro của Phan Bội Châu và Giao
lưu Nhật-Việt.
Kawamoto Kuniê: Về tác phẩm Việt Nam vong quốc sử
Trong số các tham luận trên, có bản của GS. Kawamoto Kuniê đặt vấn đề nghi
vấn: Việt Nam vong quốc sử là của Ẩm Băng Thất hay chủ yếu là của Ẩm Băng Thất
(Lương Khải Siêu) vì được in nhiều lần trong Chuyên tập, Toàn tập của Lương Khải
Siêu. Đây là một vấn đề “văn bản học” có thể gây tranh cãi (về tác giả là người thuật và
người biên soạn) nhưng theo chúng tôi cũng có thể giải quyết ổn đáng vì sách này được
in ở Trung Quốc (những năm 1905 và nhiều năm sau) rồi sau đó đã đưa vào “Toàn tập

Lương Khải Siêu” là khi Lương Khải Siêu đã qua đời. Hơn nữa nếu đọc kỹ hơn thì thấy
văn khí của Phan Bội Châu là rất rõ (lại có cả thơ chữ Nôm nữa) thì không thể cho rằng
đây là tác phẩm của Lương Khải Siêu. Mà thực ra Lương Khải Siêu chỉ viết phần “Tiền
lục” (Lời nói đầu) và phần cuối “Việt Nam tiểu chí” mà thôi. Còn lại các chương chính
củaViệt Nam vong quốc sử là của Phan Bội Châu thuật và Lương Khải Siêu là
người biên soạn lại và giúp cho việc xuất bản. (Chúng tôi sẽ trở lại “trao đổi ý kiến với
GS. Kawamoto” trong một bài sau).
7. Ở Hàn Quốc (Triều Tiên)
Người Triều Tiên cũng sớm biết đến Phan Bội Châu. Từ thuở Đông du cầu học tại
Nhật Bản (1905-1909) Phan Bội Châu từng là Phó Chủ tịch “Hội Đông Á đồng minh”,
trong Hội này có khá nhiều nhà yêu nước Triều Tiên hồi đó có mặt tại Tokyo. Các chí sĩ
cũng từng dịch tác phẩm Việt Nam vong quốc sử của Phan Bội Châu và phổ biến tại
Triều Tiên (năm 1906 đã có hai bản dịch tiếng Triều Tiên) và mới đây, năm 1980 lại in
lại bản dịch Việt Nam vong quốc sử đó một lần nữa). Theo GS. Kim So Un (1908-1982)
cho biết thì tư tưởng yêu nước trong Việt Nam vong quốc sử đã thức tỉnh ông căm ghét
chế độ thực dân Pháp: “Sách này nói về nỗi đau khổ không bút nào tả xiết mà dân tộc
An Nam đã phải chịu dựng dưới ách đô hộ của người Pháp. Mỗi cái cửa sổ cũng bị đánh
thuế, khi kết hôn cũng bị đánh thuế ba lần. Biết người An Nam dùng nhiều muối trong
thức ăn, họ tăng giá muối lên 10 lần hoặc 20 lần. Sở dĩ tôi khó chấp nhận một cách vô tư
rằng, nước Pháp là quê hương của nghệ thuật và trung tâm của văn hóa cũng vì
cuốn Việt Nam vong quốc sử đã để lại một ấn tượng quá sâu sắc trong tôi từ buổi thiếu
thời”
(6)
.
Sách Việt Nam vong quốc sử của Phan Bội Châu có tác dụng tốt đối với giáo dục
tinh thần yêu nước chống đế quốc xâm lược, nên mới đây, trong cuộc Hội thảo Quốc tế
tại Hà Nội ngày 20-8-2005 GS. Choi Ki Young đã có bản tham luận “Việc phổ
cập Việt Nam vong quốc sử đầu thế kỷ XX và ảnh hưởng của nó. Tác giả kết luận:
“Cuốn sách này được xuất bản ở Trung Quốc chưa đầy một năm thì đã được tờ báo
“Hoàng Thành” dịch ra và đăng thành nhiều kỳ, sau đó đến tháng 11-1906 nó đã được

dịch ra tiếng Quốc Hán, và cuối năm 1907 bản dịch tiếnG Quốc ngữ được xuất bản và
được người Hàn Quốc đón đọc rất rộng rãi. Đặc biệt, cuốn Việt Nam vong quốc sử còn
được sử dụng làm sách giáo khoa cho các trường tư lập, góp phần giúp cho người Hàn
Quốc quan tâm đến việc phục quốc hơn. Ngoài ra, cuốn sách này còn có ảnh hưởng đến
việc bài trừ Thiên chúa giáo vốn được biết đến như là tôn giáo của Pháp. Nói tóm lại,
cuốn Việt Nam vong quốc sử được biên dịch đã khuếch tán sự quan tâm cũng như hoạt
động phục quốc của người Hàn Quốc. Do đó mà năm 1909 Phủ Thống giám của Đế chế
Nhật và chính quyền thân Nhật đã cấm bán cuốn sách này và ra lệnh tịch thu.
Bản dịch tiếng Hàn Quốc của cuốn Việt Nam vong quốc sử không chỉ đơn thuần
được hiểu là cuốn sách lịch sử nước ngoài giới thiệu các kiến thức về quá trình mất nước
cho xã hội Hàn Quốc vốn đang bị Nhật tước mất chủ quyền đất nước cuối những năm
1900, mà cuốn sách này còn giúp Hàn Quốc nhận thức được tình cảnh mà Hàn Quốc
đương gặp phải để tìm ra con đường thoát khỏi tình trạng đó. Đó cũng chính là lý do tại
sao sự quan tâm và các hoạt động phục quốc của nhân dân Hàn Quốc đã có liên quan sâu
sắc đến Việt Nam vong quốc sử như vậy”
(7)
.
Trở lên trên chúng tôi chỉ mới lược thuật một số “thông tin” về tình hình nghiên
cứu Phan Bội Châu ở nước ngoài, chắc chắn là chưa đủ, nhưng qua đây, chúng ta cũng
có thể lẩy ra được nhiều vấn đề về “nghiên cứu, giới thiệu Phan Bội Châu” của giới học
thuật. Và chúng ta cũng có thể tranh luận với các học giả nước ngoài một số ý kiến, luận
điểm khoa học nào đó.
“Sự nghiệp” nghiên cứu Phan Bội Châu còn cần được nhiều người trong giới khoa
học xã hội và nhân văn chú ý tìm hiểu, bổ sung thêm, đặng rồi đây chúng ta có thể phục
dựng được một chân dung toàn diện, đích thực về nhà yêu nước lớn - nhà văn hóa lớn
khả kính này

×