Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHCT HOÀN KIẾM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.79 KB, 25 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp

Khoa Ngân hàng – Tài chính

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, lĩnh vực ngân hàng tài chính đã trở thành một
trong những lĩnh vực kích thích nhất của nền kinh tế. Thị trường tài chính đang thay
đổi nhanh chóng với những phương tiện tài chính mới xuất hiện ngày càng nhiều. Thị
trường Tài chính ngân hàng hoạt động tốt đã tạo ra một nền kinh tế thế giới liên kết
nhau, rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia trên thế giới.
Đặc biệt, kể từ sau khi ra nhập WTO, có thể nói thị trường Tài chính ngân hàng
Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Ngành ngân hàng Việt Nam bước vào giai
đoạn phát triển với nhiều chuyển biến trong hoạt động của khối ngân hàng Thương
Mại. Một trong những ngân hàng Thương mại đứng đầu cả nước là Ngân hàng Công
thương Việt Nam, với quy mô và mạng lưới mạng lưới chi nhánh trải đều khắp đất
nước cũng như chất lượng hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, Ngân hàng công
thương Việt Nam xứng đáng là một trong tứ trụ của ngành Ngân hàng Việt Nam. Một
trong những chi nhánh của Ngân hàng Cơng thương Việt Nam là chi nhánh Hồn
Kiếm, trài qua gần 20 năm đổi mới ngân hàng công thuơng Hoàn Kiếm đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn góp phần tích cực vào sừ phát triển của ngân hàng cơng
thương nói riêng và nền kinh tế nói chung. Sau một thời gian thực tập tài chi nhánh
NHCT Hoàn Kiếm cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn và
các cán bộ hướng dẫn thực tập, em đã từng bước hoàn thành báo cáo thực tập tổng
hợp này.
Trong khuân khổ bài viết, em xin trình bày những giới thiệu chung và sơ lược
về quá trình hình thành, phát triển cũng như những hoạt động của NHCT Hồn Kiếm
trong những năm gần đây để có thể thấy được những bước tiến đáng ghi nhận của
chi nhánh.

Đinh Thị Diệu Linh


Lớp TCDN 47B


Báo cáo thực tập tổng hợp

Khoa Ngân hàng – Tài chính

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CƠNG THƯƠNG HỒN KIẾM
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Cơng
thương Hồn Kiếm.
Ngân hàng Cơng thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988
sau khi tách ra khỏi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên ban đầu là Ngân hàng
chuyên doanh Công thương Việt Nam. Sau đó, đến năm 1990, ngân hàng chính thức
được đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Ngân hàng Cơng thương Hồn Kiếm là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng
Cơng thương Việt Nam có trụ sở chính tại 37 Hàng Bồ - quận Hồn Kiếm - Hà Nội.
Trước tháng 3/1988, NHCT Hoàn Kiếm thuộc về NHCT thành phố Hà Nội. Là một
quỹ tiết kiệm nằm ở số 10 Lê Lai, lúc bấy giờ nhiệm vụ chính mà NHCT Hoàn Kiếm
thực hiện là vừa kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh tốn vừa đảm bảo nhu cầu vốn
cho các đơn vị ngoài quốc doanh và các tập thể trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Theo chỉ thị số 218/CT ban hành ngày 13/07/1987 của HDBT, thực hiện điều lệ
của NHCT Việt Nam, ngày 26/03/1988, quỹ tiết kiệm ở sơ 10 Lê Lai chính thức tách
ra khỏi NHCT Hà Nội và trở thành NHCT Hoàn Kiếm cho đến nay. Cùng với sự thay
đổi đó, ngân hàng đã chuyển về 37 Hàng Bồ, và nơi đây trở thành trụ sở chính của
Ngân hàng.
Cũng giống như các chi nhánh cấp 1 khác trực thuộc NHCT Việt Nam, chi
nhánh NHCT Hoàn Kiếm thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ
ngân hàng theo luật các TCTD, Điều lệ NHCT Việt Nam,các quy định của Pháp luật
và quy định của NHCT Việt Nam. NHCT Hồn Kiếm hoạt động có con dấu, được

mở tài khoản tại NHNN và các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, thực
hiện chế độ hạch toán kinh tế nội bộ theo quy định của NHNN và NHCT VN, được
phép thành lập một số đơn vị trực thuộc và các đơn vị này cũng được phép có con
dấu để hoạt động kinh doanh theo quy định của NHCT VN.
Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đang ngày càng phát triển, tăng cường tích lũy
vốn để mở rộng đầu tư cùng các đơn vị kinh tế thuọc mọi thành phần, tích lũy sản
xuất lưu thơng hàng hóa, góp phần ổn định lưu thơng tiền tệ và thực hiện sự nghiệp
cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm.
Đinh Thị Diệu Linh

Lớp TCDN 47B


Báo cáo thực tập tổng hợp

Khoa Ngân hàng – Tài chính

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành

Giám Đốc

CÁC PHĨ
GIÁM ĐỐC

trưởng phịng
kế tốn

Các phịng
chun mơn

nghiệp vụ

tổ kiểm tra
nội bộ

quỹ tiết
kiệm

Phịng giao
dịch

Sơ đồ 2: Mơ hình cơ cấu tổ chức của chi nhánh
BAN
GIÁM ĐỐC

KHỐI
KINH
DOANH

KHỐI QL
RỦI RO

KHỐI TÁC
NGHIỆP

KHỐI HỖ
TRỢ

PHÒNG
KHDN LỚN


PHỊNG/
TỔ QL RỦI
RO

KẾ TỐN
GIAO DỊCH

P/Tổ QL NỢ
CĨ VẤN ĐÈ

PHỊNG
TTKQ

PHỊNG TỔ
CHỨC -H.C

P/TỔ TT
XNK

PHÒNG
GIAO DỊCH
HỒ GƯƠM

P/TỔ TỔNG
HỢP

PHÒNG
KHDN V&N


PHÒNG
GIAO DỊCH
ĐỒNGXUÂN

P/TỔ
TTĐT

PHÒNG KH
CÁ NHÂN

QUỸ TIẾT
KIỆM

NHCT Hồn Kiếm có 11 phịng ban:
01/ Phịng khách hàng doanh nghiệp lớn
02/ Phòng khách hàng số 2 ( doanh nghiệp vừa và nhỏ )
03/ Phòng khách hàng cá nhân
04/ Phòng quản lý rủi ro
05/ Tổ quản lý nợ có vấn đề
06/ Phịng kế tốn giao dịch
Đinh Thị Diệu Linh

Lớp TCDN 47B


Báo cáo thực tập tổng hợp

Khoa Ngân hàng – Tài chính

07/ Phịng thanh tốn xuất nhập khẩu

08/ Phịng tiền tệ kho quỹ
09/ Phịng tổ chức hành chính
10/ Phịng thơng tin điện tốn
11/ Phịng tổng hợp
Chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng ban như sau:
1.2.1. Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn
* Chức năng: Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn là phòng nghiệp vụ trực tiếp
giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND và
ngoại tệ; đồng thời thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản
phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN.
* Nhiệm vụ: - Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các
doanh nghiệp lớn.
- Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các
sản phẩm của NHCT VN; Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngọa tệ, thanh toán
xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử…; Làm đầu mối bán cacsanr phẩm
dịch vụ của NHCT VN đến khách hàng là các doanh nghiệp lớn. Nghiên cứu đưa ra
các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ
mới phục vụ cho khách hàng là doanh nghiệp lớn.
- Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu
cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định
theo quy định của NHCT VN.
- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch: Nhận và xử lý đề nghị vay
vốn, bào lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác; Thẩm định khách hàng, dự án,
phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và
quy định của NHCT VN; Đưa ra các đề xuất chấp thuận/ từ chối đề nghị cấp tín
dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm
định; Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phối hợp
với các phịng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn,
đúng hợp đồng đã ký.
- Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; Quản lý tài sản đảm bảo theo qui

định của NHCT VN.
Đinh Thị Diệu Linh

Lớp TCDN 47B


Báo cáo thực tập tổng hợp

Khoa Ngân hàng – Tài chính

- Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thơng tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro để
thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và NHCT VN.
- Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của
khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý tín dụng.
- Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng có nhu cầu quan
hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh.
- Thực hiện phân loại nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành, chuyển
kết quả phân loại nợ cho tổ quản lý nợ có vấn đề để tính tốn trích lập dự phòng rủi
ro, thực hiện và quản lý và xư lý nợ nhóm 2.
1.2.2. Phịng khách hàng số 2 (doanh nghiệp vừa và nhỏ)
* Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ( DNVVN ), để khai thác vốn băng VND và ngoại tề; Thực
hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và
hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm
dịch vụ ngân hàng cho các DNVVN.
* Nhiệm vụ:- Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu
cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định
theo quy định của NHCT VN.

- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch: Nhận và xử lý đề nghị vay
vốn, bào lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác; Thẩm định khách hàng, dự án,
phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và
quy định của NHCT VN; Đưa ra các đề xuất chấp thuận/ từ chối đề nghị cấp tín
dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm
định; Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phối hợp
với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn,
đúng hợp đồng đã ký; Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc, tìm biện pháp
thu hồi khoản cho vay này.
- Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; Quản lý tài sản đảm bảo theo qui
định của NHCT VN.

Đinh Thị Diệu Linh

Lớp TCDN 47B


Báo cáo thực tập tổng hợp

Khoa Ngân hàng – Tài chính

- Thực hiện nhiệm vụ thành viên hội đồng tín dụng, hội đồng miễn giãm lãi, hội
đồng xử lí rủi ro.
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro để
thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và NHCT VN.
- Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng có nhu cầu quan
hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh.
- Thực hiện phân loại nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành, chuyển
kết quả phân loại nợ cho tổ quản lý nợ có vấn đề để tính tốn trích lập dự phịng rủi
ro, thực hiện và quản lý và xử lý nợ nhóm 2.

1.2.3. Phòng khách hàng cá nhân:
* Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các các
nhân, để khai thác vốn băng VND và ngoại tề; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến
tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp
quảng cáo, tiếp thị,giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng
là cá nhân.
* Nhiệm vụ:- Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các
cá nhân theo qui định của NHNN và NHCT VN.
- Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các
sản phẩm của NHCT VN; Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngọa tệ, thanh toán
xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử…;
- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch: Nhận và xử lý đề nghị vay
vốn, bào lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác; Thẩm định khách hàng, dự án,
phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và
quy định của NHCT VN; Đưa ra các đề xuất chấp thuận/ từ chối đề nghị cấp tín
dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm
định; Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phối hợp
với các phịng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn,
đúng hợp đồng đã ký; Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc, tìm biện pháp
thu hồi khoản cho vay này.
- Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; Quản lý tài sản đảm bảo theo qui
định của NHCT VN.

Đinh Thị Diệu Linh

Lớp TCDN 47B


Báo cáo thực tập tổng hợp


Khoa Ngân hàng – Tài chính

- Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của
khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý tín dụng.
- Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng có nhu cầu quan
hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh.
- Thực hiện phân loại nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành, chuyển
kết quả phân loại nợ cho tổ quản lý nợ có vấn đề để tính tốn trích lập dự phịng rủi
ro.Thực hiện nhiệm vụ quản lý và xử lý nợ nhóm 2.
1.2.4 Phòng quản lý rủi ro.
* Chức năng: Tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của
chi nhánh; Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ
các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách
hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý
rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chi đạo của NHCT VN.
* Nhiệm vụ:- Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng, ngành
nghề, khu vực kinh tế…phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của chi nhánh và tình
hình phát triển kinh tế địa phương.
- Tái thẩm định, đánh giá rủi ro đối với các khoản bào lãnh, khoản cấp tín dụng
khác hoặc đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh
hoặc hồi đồng tín tín dụng chi nhánh.
- Kiểm tra việc hồn thiện hồ sơ tín dụng, giám sát thực hiện các khoản cấp tín
dụng và việc nhập dữ liệu với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh.
- Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ của các nghiệp vụ về tài trợ thương mại,
chuyển tiền ngoại tệ, mua bán nợ theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh hoặc NHCT
VN.
- Nghiên cứu các danh mục tài sản bảo đảm tiền vay, cảnh báo rủi ro trong việc
nhận tài sản đản bảo.
- Triển khai chực hiện các chính sách, quy trình, quy định về quản lý rủi ro tín
dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán… của NHCT VN nhằm

giúp các hạt động nghiệp vụ tại chi nhánh ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất mức độ rủi
ro.
1.2.5. Tổ quản lý nợ có vấn đề.

Đinh Thị Diệu Linh

Lớp TCDN 47B


Báo cáo thực tập tổng hợp

Khoa Ngân hàng – Tài chính

* Chức năng: Tổ quản lý nợ có vấn đề chịu trách nhiệm về quản lý, ỹử lý nợ
xấu ( nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo quy định phân loại nợ ) nợ đã xử lý rủi ro, nợ
được chính phủ xử lý; là đầu mối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo
quy định của nhà nước nhằm thu hồi nợ xấu.
* Nhiệm vụ: - Đề xuất và thực hiện các biện pháp xử lý, thu hồi nợ, xử lý tài
sản đảm bảo tiền vay.
- Tổng hợp báo cáo phân loại nợ trên cơ sở kết quả phân loại nợ từng khách
hàng do phịng khách hàng cung cấp. Theo dõi tính tốn trích lập dự phịng rủi ro của
chi nhánh. Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của các khồn nợ xấu theo yêu
cầu của NHCT VN hoặc ban giám đốc, đề xuất các biện pháp xử lý nợ.
- Đầu mối phối hợp với các phòng khách hàng theo dõi, quản lý, thực hiện các
biện pháp, chế tài tín dụng, tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, xử lý nợ
xấu.
- Đầu mối kiểm tra, tổng hợp hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro, miễn giảm lãi, bán nợ
của chi nhánh theo quy định của NHCT VN, hồn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm
quyền cho xủ lý xố nợ, khoanh nợ ( nếu có ) theo hướng dẫn của NHCT VN theo
từng thời kỳ.

2.2.6. Phòng kế tốn giao dịch
* Chức năng: Là phịng nghiệp vụ các giao dịch trực tiếp với khách hàng:
cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán
các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản
lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của nhà nước và NHCT
VN
* Nhiệm vụ: - Phối hợp với phịng thơng tin điện tốn quản lý hệ thống giao
dịch trên máy, thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày. Nhận các dữ liệu
tham số mới nhất từ NHCT VN. Thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc
không thực hiện các giao dịch.
- Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng:Mở, đóng các tài khoản
( ngoại tệ và VND ); Thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền từ tài khoản; Thực hiện các
giao dịch mua bán ngoại tệ, tiền mặt, thanh toán và chuyển tiền VND, chuyển tiền
ngoại tệ; Thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, thu lãi, xoá nợ; Thực hiện nghiệp
vụ thấu chi ( theo hạn mức được cấp ) chiết khấu chứng từ có giá theo quy định.
Đinh Thị Diệu Linh

Lớp TCDN 47B


Báo cáo thực tập tổng hợp

Khoa Ngân hàng – Tài chính

- Thực hiện kiểm sốt sau: Kiểm sốt tất cả các bút toán mới và các bút toán
điều chỉnh; tra soát tài khoản điều chuyển vốn ( ngoại tệ và VND ) với trụ sở chính,
tra sốt với ngân hàng ngoài hệ thống điện chuyển tiền giao dịch của cá nhân và
doanh nghiệp; Kiểm tra đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán; kiểm soát các giao dịch
trong và ngồi quầy theo thẩm quyền, kiểm sốt lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê
giao dịch trong ngày, đối chiếu lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao

dịch viên theo quy định;
- Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh điện tử, thanh tốn
liên ngân hàng.
- Quản lý thơng tin, séc và giấy tờ có giá, các chứng từ gốc...
2.2.7. Phịng thanh tốn xuất nhập khẩu.
* Chức năng: Là phịng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán
xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của NHCT VN.
* Nhiệm vụ: Thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức
được cấp: Thực hiện các nghiệp vụ phát hành, sửa đổi, thanh tốn L/C nhập khẩu,
thơng báo và thanh tốn L/C xuât khẩu; Thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu liên quan
đến xuất nhập khẩu ( nhờ thu kèm bộ chứng từ, nhờ thu không kèm theo bộ chứng từ,
nhờ thu séc thương mại); Phối hợp các phòng khách hàng doanh nghiệp lớn và phòng
doanh nghiệp vừa và nhỏ để thực hiện chiết khấu bộ chứng từ, nghiệp vụ biên lai tín
khác, bao thanh tốn, bao thanh tốn tuyệt đối.
1.2.8. Phịng tiền tệ kho quỹ.
* Chức năng: Phòng quản lý kho quỹ là phịng nghiệp vụ quản lý an tồn kho
quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT VN. Ứng và thu tiền
cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi cho các doanh
nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
* Nhiệm vụ: - Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt VND và ngoại tệ,
thẻ trắng, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp…) theo đúng quy định
của NHNN và NHCT VN.
- Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch
trong và ngoài quầy ATM theo uỷ quyền kịp thời chính xác, đúng chế độ quy định.
- Thu, chi tiền mặt có giá trị giao dịch lớn, thu chi lưu động tại các doanh
nghiệp, khách hàng.
Đinh Thị Diệu Linh

Lớp TCDN 47B



Báo cáo thực tập tổng hợp

Khoa Ngân hàng – Tài chính

- Phối hợp với phịng kế tốn, tổ chức hành chính thực hiện điều chuyển tiền
giữa quỹ nghiệp vụ của chi nhánh với NHNN, các NHCT VN trên địa bàn, các quỹ
tiết kiệm, điểm giao dịch, phòng giao dịch, máy rút tiền tự động ATM an toàn, đúng
chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu tại chi nhánh.
1.2.9. Phịng tổ chức hành chính.
* Chức năng: Phịng tổ chức hành chính là phịng nghiệp vụ thực hiện công
tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà
nước và quy định của NHCT VN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ
hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi
nhánh.
*Nhiệm vụ: - Thực hiện quy định của nhà nước và của NHCT VN có liên
quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bao hiểm y tế…
- Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ
phù hợp với năng lực trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của
chi nhánh.
- Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch lãnh đạo của chi nhánh.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán
bộ, nhân viên chi nhánh.
- Thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và
phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.
Thực hiện theo dõi bảo dưỡng và sửa chữa tài sản, công cụ lao động theo uỷ quyền.
- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc,
QTK, điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và quy chế quản lý đầu
tư xây dựng cơ bản của nhàn nước va NHCT VN.
1.2.10. Phịng thơng tin điện tốn.

Thực hiện cơng tác quản lý, duy trì hệ thống thơng tin điện tốn tại chi nhánh.
Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thơng suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy
tính của chi nhánh.
1.2.11. Phòng tổng hợp.
Phòng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự
kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, phân tích đánh giá tổng hợp báo cáo
Đinh Thị Diệu Linh

Lớp TCDN 47B


Báo cáo thực tập tổng hợp

Khoa Ngân hàng – Tài chính

tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh;Thực hiện công tác thi đua
của chi nhánh; Nghiên cứu các đề án mở rộng mạng lưới kinh doanh tại chi nhánh
trình NHCT VN quyết định. Ngồi ra cịn nghiên cứu triển khai các đề tài khoa học
của chi nhánh.

CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHCT
HỒN KIẾM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
2.1. Những kết quả đạt được
2.1.1. Hoạt động huy động vốn
Tổng nguồn vốn của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đến thời điểm 31/12/2008
là 5.500 triệu đồng, tăng 357 triệu đồng so với năm 2007. Trong đó nguồn tiền gửi
của dân cư chiếm 22%, tăng 23,6% so với năm 2007. Trong năm có sự chuyển dịch
về cơ cấu, nguồn huy động giảm từ 84% xuống 81%; tiền gửi dân cư tăng từ 16% lên
Đinh Thị Diệu Linh


Lớp TCDN 47B


Báo cáo thực tập tổng hợp

Khoa Ngân hàng – Tài chính

19%. Với nguồn vốn lớn và ổn định đã tạo thế chủ động trong kinh doanh của Chi
nhánh, đồng thời đóng góp khơng nhỏ cho nguồn vốn điều hồ chung của hệ thống
NHCT VN.
Bảng 1: Hoạt động huy động vốn của chi nhánh (đơn vị triệu đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Nguồn vốn

3.212.700

5.143.000

5.500.000

Tiền gửi doanh nghiệp

2.259.000


4.172.000

4.300.000

953.700

971.000

1.200.000

Tiền gửi dân cư

(Nguồn tổng hợp NHCT Hoàn Kiếm)
Năm 2008, đối với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn chuyển hướng
tham gia đầu tư mạnh vào các định chế thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thị
trường chứng khoán; đối với dân cư do lạm phát đã chuyển sang đầu tư mạnh vào thị
trường bất động sản, cộng với sự cạnh tranh lãi suất và mở rộng mạng lưới hoạt động
của hệ thống các NHTM trên địa bàn, chi nhánh Hoàn Kiếm vẫn giữ ổn định nguồn
vốn bình quân ở mức trên 5.000 tỷ đồng, thể hiện sự cố gắng rất lớn của Chi nhánh.
Đó là kết quả tổng hợp của các giải pháp về huy động vốn đã được quán triệt
và triển khai từ đầu năm. Bên cạnh việc tập trung nghiên cứu đưa ra các sản phẩm
tiền gửi đa dạng để thu hút và giữ vững nguồn vốn từ các tổ chức, chi nhánh cũng rất
chú trọng đẩy mạnh huy động vốn trong dân cư. Rõ nét nhất ở đây là phát triển mạng
lưới. Trong năm chi nhánh đã thành lập thêm phòng phịng giao dịch Hồ Gươm, bước
đầu hoạt động có kết quả cao, nhất là hoạt động dịch vụ đối ngoại; nâng cấp 03 Quỹ
tiết kiệm thành Điểm giao dịch; Chi nhánh tiếp tục kéo dài thời gian làm việc hàng
ngày và sang thứ bảy hàng tuần tại các Điểm giao dịch đã góp phần nâng cao uy tín
cho NHCT; tăng cường thông tin truyền thông các sản phẩm dịch vụ trên các phương
tiện truyền thông của các phường; không ngừng đào tạo nâng cao trình độ cũng như

đổi mới phong cách giao dịch của cán bộ giao dịch viên nhằm tạo hình ảnh đồng
nhất, tin cậy và hấp dẫn đối với khách hàng… Chính vì vậy, trước áp lực cạnh tranh
gay gắt của thị trường chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm vẫn khẳng định được vị thế và
tạo được niềm tin đối với khách hàng.
2.1.2. Hoạt động tín dụng
Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đến 31/12/2008 đạt là 1.100 tỷ đồng,
không tăng so với năm 2007, và chỉ tăng nhẹ so với năm 2006. Trong đó, dư nợ ngắn
Đinh Thị Diệu Linh

Lớp TCDN 47B


Báo cáo thực tập tổng hợp

Khoa Ngân hàng – Tài chính

hạn chiếm 36.4 %, dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 63.6 %; Dư nợ cho vay DNNN
chiếm 71%; Dư nợ cho vay khơng có tài sản đảm bảo chiếm 77%.
Bảng 2: Hoạt động tín dụng của chi nhánh (đơn vị triệu đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Dư nợ cho vay

1.070.000


1.100.000

1.100.000

Cho vay ngắn hạn

220.000

402.000

400.000

Cho vay trung và dài hạn

850.000

698.000

700.000

(Nguồn tổng hợp NHCT Hồn Kiếm)
Nét nổi bật của hoạt động tín dụng năm 2008 là:
+ Chất lượng tín dụng được đảm bảo. Tiếp tục phương châm “Minh bạch hố
chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng, đồng thời với việc
định hướng phát triển tín dụng theo ngành, lĩnh vực để đưa ra các giải pháp tập
trung”. Tính minh bạch được thể hiện biện chứng trong một hệ thống thống nhất, từ
quản lý điều hành tác nghiệp, lãi suất đến chất lượng tín dụng. Chi nhánh thường
xuyên thực hiện rà soát, sàng lọc khách hàng; tăng cường và không ngừng nâng cao
chất lượng thẩm định khách hàng; thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ đảm bảo

vốn tín dụng đầu tư đúng đối tượng, an toàn và hiệu quả… Hầu hết các khách hàng
quan hệ tín dụng tại chi nhánh lành mạnh. Trong năm, Chi nhánh đã tăng cường xây
dựng được mối quan hệ gắn kết chặt chẽ và chiến lược với một số khách hàng quan
trọng truyền thống như Tập đồn than khống sản Việt Nam, Tập đồn điện lực Việt
Nam, Tổng cơng ty lương thực miền Bắc, Cơng ty hố chất mỏ… Và phát triển mới
một số khách hàng có ý nghĩa lâu dài như Cơng ty truyền tải điện I, Công ty cổ phần
đầu tư tập đồn dầu khí Việt Nam, Cơng ty viễn thơng điện lực, Tổng cơng ty điện
lực dầu khí Việt Nam… Đồng thời chi nhánh kiên quyết rút dần dư nợ đối với khách
hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính và hoạt động kém hiệu quả. Chính vì vậy đến
31/12/2008 khơng có dư nợ q hạn, trong năm khơng phải trích dự phịng rủi ro do
chất lượng tín dụng.
+ Cơ cấu dư nợ đã được thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng cho vay ngắn
trung và dài hạn tăng từ, tỷ trọng cho vay DNNN giảm từ 84% xuống 70%.
Về xử lý và thu hồi nợ đọng: Những khoản nợ đọng tại chi nhánh là những
khoản nợ xấu đã phát sinh từ lâu và hầu hết khách hàng khơng cịn tồn tại, khơng có
tài sản đảm bảo hoặc tài sản đã được xử lý nhưng nhưng không thu đủ nợ gốc. Mặt
Đinh Thị Diệu Linh

Lớp TCDN 47B



×