Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vấn đề bản thể luận trong lí luận văn học Trung Quốc đương đại_2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.83 KB, 5 trang )

Vấn đề bản thể luận trong
lí luận văn học Trung Quốc
đương đại




Chuyển hướng bản thể luận nằm trong xu hướng đổi mới phương pháp nghiên
cứu văn học thịnh hành ở Trung Quốc bắt đầu từ giữa những năm 80, cụ thể là năm
1985, năm được mệnh danh là “năm phương pháp luận”, còn năm 1986 được mệnh
danh là “năm bản thể luận”, cho đến những năm 90.
Các cuộc hội thảo về phương pháp luận được tổ chức hầu như khắp nước. Từ
cuối những năm 70 các phương pháp khoa học tự nhiên như tin học, điều khiển học,
các lí thuyết hệ thống, hiệp đồng, hao tán… được bắt đầu vận dụng vào khoa học xã
hội, nhưng kết quả phần nhiều ít có sức thuyết phục. Sau đó các phương pháp khoa
học xã hội và nhân văn phương Tây được du nhập, xuất hiện một số công trình về
phương pháp khá dày dặn mang tính chất khai sáng. Theo thống kê của Vương Nhạc
Xuyên, chỉ riêng những năm 80 Trung Quốc đã xuất bản trên hai chục đầu sách về
phương pháp luận nghiên cứu. Năm 1985 riêng nhà xuất bản Nhân dân Giang Tây
cho in ba tập: Phương pháp nghiên cứu văn học mới, Phương pháp phê bình văn
học phương Tây hiện đại, Phương pháp luận nghiên cứu văn nghệ, ngoài ra cùng
năm này còn có Phương pháp luận văn học mĩ học của Nxb. Văn hoá nghệ
thuật, Phương pháp luận mới và nghiên cứu văn học của Nxb. Nhân dân Hồ Nam.
Sang những năm 90, sách về phương pháp luận văn học cũng đạt con số 16 đầu
sách.
Trong số những phương pháp nghiên cứu văn học nêu ra nổi bật là hướng
nghiên cứu bản thể luận. Sở dĩ bản thể luận được chú ý đặc biệt là vì một thời gian
dài văn nghệ được nhìn từ phía “bản chất” nhận thức luận, phản ánh luận và “bản
chất” hình thái ý thức hệ, có nhiều hạn chế, chẳng những không làm sáng tỏ được đặc
trưng của văn học, nghệ thuật mà còn trói buộc sự sáng tạo của văn nghệ sĩ. Các nhà
nghiên cứu muốn tìm một điểm tựa mới để đột phá phản ánh luận và hình thái ý thức


hệ, đột phá lối tư duy nhị phân siêu hình. Trong bối cảnh đó bản thể luận được nhiệt
tình đề xướng và đón nhận.
Bản thể luận (ontology) là cách nhìn sự vật theo phương thức tồn tại của sự vật
với giá trị tự thân của nó, một phạm trù có tính phổ biến. Với sự dịch thuật, nghiên
cứu các học thuyết phương Tây học giả Trung Quốc đã dấy lên một “trào lưu bản thể
luận” ở Trung Quốc. Do cách hiểu khác nhau về phương thức tồn tại của văn học mà
nẩy sinh các bình diện bản thể luận văn học khác nhau. Có thể kể bản thể luận hình
thức, bản thể luận nhân học, bản thể luận sự sống, bản thể luận hoạt động và bản thể
luận như nó vốn thế.
Về bản thể luận hình thức, những người chủ trương thuyết này coi các yếu tố
hình thức như cấu trúc, thủ pháp, ngôn ngữ là bản thể của văn học, mục đích nghiên
cứu là phải khám phá đặc trưng, quy luật của hình thức văn học. Ở đấy có bóng dáng
của chủ nghĩa hình thức Nga, bản thể luận của phê bình mới Anh, Mĩ, hiện tượng
luận của Ingarden, chủ nghĩa cấu trúc của R. Jakobson, Tz. Todorov, lí thuyết kí hiệu
của E. Cassirer và S. Langer.
Từ đầu năm 1980, nhà mĩ học Trung Quốc Hà Tân đã cho rằng: “Trong nghệ
thuật, cái mà thông thường xem là nội dung kì thực chỉ là cái hình thức mà nghệ thuật
mượn để biểu hiện chính nó. Còn cái mà thông thường gọi là hình thức, tức là thủ
pháp và năng lực mà nghệ sĩ dùng để biểu hiện cái đẹp lại chính là nội dung đích thực
của nghệ thuật. Đánh giá một tác phẩm phải căn cứ vào nội dung đó”
(1)
. Ngô Điều
Công nói: “Quy luật nội tại là gốc, quy luật ngoại tại là ngọn. Chưa có tồn tại của bản
thể thì chưa có gì để nói về ngoại tại cả”
(2)
. Lưu Tái Phục nêu khẩu hiệu nghiên cứu
văn học cần “trở về với bản thân văn học”, “từ ngoài vào trong, tức là chuyển dịch
nghiên cứu từ quy luật bên ngoài vào nghiên cứu quy luật bên trong”
(3)
. Vương Ninh

cho rằng bản thể của văn học tức là văn bản tác phẩm: “Trước đây phê bình văn học
sở dĩ chán ngắt là do lối phê bình công thức hoá, khái niệm hoá, thoát li văn bản, do
đó đông đảo nhà văn, nhà phê bình yêu cầu phê bình trở về với bản thể”
(4)
. Ngô Tuấn
nhận định: “Hình thức không chỉ có thể thể hiện bản chất của văn học nghệ thuật, mà
còn là mục đích của sáng tác”
(5)
. Ngô Lượng khẳng định: “Nghệ thuật chỉ là tên gọi
khác của cái mà ta gọi bằng hình thức, một khi bàn đến ý nghĩa của hình thức thì
chúng ta đã đem vấn đề đưa ra ngoài hình thức, cũng tức là đưa ra ngoài nghệ
thuật”
(6)
.
Bản thể luận nhân loại học có cội nguồn từ trong quan niệm xây dựng một lí
luận văn học lấy con người làm gốc thể hiện ở bài viết về tính chủ thể của Lưu Tái
Phục; nhưng chính thức được đề xuất là Bành Phú Xuân và Dương Tử Giang trong
bài Bản thể văn nghệ và bản thể nhân loại
(7)
. Hai tác giả phê bình quan niệm bản thể
tác phẩm và khẳng định: “Nhân loại học là hệ thống lí luận về tồn tại của con người,
suy nghĩ về tồn tại con người trở thành chuyển hướng của triết học, nên nó cũng trở
thành chuyển hướng của lí luận văn học”. Tác giả đi sâu vào bản thể luận nhân loại
học là Đỗ Thư Doanh. Trong bài Bàn về mĩ học văn nghệ nhân loại học
(8)
tác giả cho
rằng bản thể luận nhân loại là nghiên cứu về bản thể tồn tại của con người và đặc
trưng của nó. Một trong những đặc điểm nổi bật của tồn tại con người là ý chí, ý thức
tự giác tự do, cho dù trong con người có yếu tố vô thức, không tự giác, phi lí tính, nó
vẫn là dựa trên cơ sở ý chí, ý thức tự giác, tự do và sức mạnh tiềm tại kết hợp với

nhau, đưa vào hoạt động sống sáng tạo”. Lí luận nhân loại học cho rằng “thẩm mĩ,
nghệ thuật là một trong những phương thức biểu hiện chủ yếu của hoạt động sống của
con người, là hình thái biểu hiện hoạt động sống tự do”. Sáng tác văn nghệ do đó
không còn chỉ là nhà văn, nhà nghệ sĩ “phản ánh hay tái hiện chân thật đời sống hiện
thực”, mà là “hình thức đặc biệt để sản sinh và sáng tạo sự sống, cũng tức là hoạt
động sống và hoạt động sáng tạo thẩm mĩ do nhà văn thực hiện”. Tác phẩm văn học
không còn chỉ là “vật ngưng kết của nhận thức hiện thực bằng hình tượng do nhà văn
tiến hành, mà là cái phần máu thịt của sự sống thẩm mĩ của con người, nó giống như
sự sống tự nhiên của con người, là hình thái sống, sinh động, vận động, biến hoá…”.
Lí luận văn học dựa vào bản thể luận sự sống tuy bị nhiều người đồng nhất
trong lí luận nhân loại học, nhưng thực ra có khác. Lưu Hiểu Ba trong công trình Phê
phán có lựa chọn
(9)
cho rằng “Tác phẩm nghệ thuật quyết không phải là gì khác, mà
chỉ là hình thức thuần tuý không thể lặp lại của sự sống cá thể không thể lặp lại, là sự
hình thức hoá của sự sống độc đáo”. Rõ ràng đây là bản thể sự sống cá thể chứ không
phải bản thể nhân loại. Tác giả này khẳng định: “Ở đây chỉ có thể nói bản năng, nói
phi lí tính mà không thể nói xã hội hay lí tính, bởi vì, hễ nói lí tính thì bản năng biến
mất”, “Nói cách khác, quan niệm văn nghệ của chúng tôi là không có lí tính gì hết.
Bất cứ sự tham dự nào của lí tính đều có hại cho sự thuần khiết của thẩm mĩ”
(10)
. Một
tác giả khác là Cao Nam cho rằng “Nghệ thuật phải có chỗ dựa cuối cùng của nó, đó
là bản thể sự sống của nghệ thuật. Ông hiểu sự sống bao gồm sự thống nhất tinh thần
và cơ thể, thống nhất cá thể và xã hội. Với tiền đề trên, “bản thể nghệ thuật là sự
sống, tự do, là quá trình phủ định cái hữu hạn hiện tồn và là quá trình sáng tạo hướng
tới cái vô hạn”
(11)
. Vương Nhất Xuyên là người nhấn mạnh tới đặc trưng cảm tính của
sự sống. “Con người trực tiếp là một tồn tại cảm tính, nó chỉ dựa vào tính cảm tính

của bản thân (tức cảm giác, tình cảm, bản năng, sức sống, dục vọng…) mới có thể
xác nhận mình trong đối tượng chiếm lĩnh và hưởng thụ. Cảm tính là dấu hiệu căn
bản của tồn tại người”. “Chúng ta sống trong sự vây bọc của tổng thể lí tính toàn
diện, mạnh mẽ hơn bất cứ thời đại nào, lí tính quốc gia, lí tính luân lí, lí tính truyền
thống, lí tính kĩ thuật… chúng ngày càng trở thành sức mạnh quyết định của đời sống
hằng ngày, do đó lí tính chèn ép cảm tính, cảm tính trong thực tế bị rơi rụng, không
còn nữa, nghệ thuật là con đường trả lại cảm tính, con đường giải phóng cảm tính cho
con người
(12)
. Tuy nhiên “cảm tính” là một phạm trù triết học hơi cũ, “thể nghiệm”
mới là phạm trù mới. Vương Mông và Lưu Lãng đề cao thể nghiệm. Lưu Lãng nói:
“Sự sống là thể nghiệm, bản thân quá trình là mục đích”
(13)
. Các tác giả khác như
Trần Kiếm Huy, Tống Dược Lương, Lí Kiến Thịnh… đều có kiến giải đại thể tương
tự.

×