Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hiện tượng truyện cũ viết lại trong văn học Trung Quốc hiện đại (Nhìn từ lí thuyết liên văn bản) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.5 KB, 5 trang )

Hiện tượng truyện cũ viết lại
trong văn học Trung Quốc hiện đại
(Nhìn từ lí thuyết liên văn bản)






Tân Tây du ký của Trần Cảnh Triều có dáng dấp của “tiểu thuyết hoạt kê” (gây
cười), thực chất hình thức bên ngoài là hoang đản, song nội dung bên trong lại gần với
hiện thực, gắn bó với hiện thực. Tác giả sử dụng bút pháp khôi hài để biểu đạt những
vấn đề xã hội hết sức nghiêm túc, cấu tứ tác phẩm mới lạ, ngôn ngữ mang đặc điểm u
mua hài hước. Bốn thầy trò Đường Tăng bước từ thế giới hoang đường ra thế giới hiện
thực, họ được nhà văn Trần Cảnh Triều “trần tục hóa”, họ “sinh hoạt” như những người
dân bình thường vào thời đại đó. Tác phẩm của Trần Cảnh Triều bảo lưu toàn bộ nhân
vật chính của nguyên tácTây du ký, khoác cho họ tấm áo hiện đại và đặt họ vào trong bối
cảnh “tân biên”, với những tình tiết “tân biên”, mang lại cho người đọc cảm nhận hoàn
toàn mới. Hiệu quả nghệ thuật và mức độ thành công của Tân Tây du ký, tất nhiên, còn
tùy thuộc vào đánh giá của độc giả.
Qua một số trường hợp nêu trên, có thế thấy rõ: hoạt động viết lại, sáng tạo lại co
giãn ở các tác giả khác nhau. Viết lại, cố sự tân biên thực chất là một quá trình quá độ,
quá trình đó bao hàm cả yếu tố văn hóa dân tộc, văn hóa thời đại và kinh nghiệm, tình
cảm của bản thân tác giả. Do vậy nếu người viết thiếu đi ý thức tự giác văn hóa, thì tác
phẩm của họ chỉ là thuần túy mô phỏng chứ không phải là “viết lại”.
Tác giả Chu Minh Truyền đã tổng kết lại nguyên tắc và phương pháp sáng tác của
thể cố sự tân biên như sau:
1/ Lấy nguyên tác làm cơ sở, kết hợp với sáng tạo của bản thân người viết. Trong
quá trình làm mới các nguyên tác, cần lấy việc bảo tồn diện mạo cơ bản của nguyên tác
làm tiền đề, từ đó tiến hành “gia công” nghệ thuật.
2/ Cải biến tình tiết truyện cũ, đồng thời kết hợp với nội dung hiện thực.


Khi sử dụng truyện cũ để viết lại, không những phải khái quát và chắt lọc nội
dung, mà còn phải trực tiếp đi sâu vào tình tiết hiện thực, phục vụ cho hiện thực xã hội;
có thể kết hợp nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực và kĩ xảo của chủ nghĩa lãng mạn, để
đạt được sự thống nhất hài hòa. Có thể lấy trường hợp Quách Mạt Nhược khi sáng tạo
lại tác phẩm kịch lịch sử Khuất Nguyên làm ví dụ. Căn cứ vào tình hình trong nước lúc
đó, Quách Mạt Nhược đã “lấy sự phẫn nộ của thời đại mình đặt vào thời đại Khuất
Nguyên”. Ở phần kết, tác giả thông qua thủ pháp của chủ nghĩa lãng mạn, “giải thoát”
Khuất Nguyên ra khỏi vòng bi kịch, để Khuất Nguyên quyết tâm rời bỏ quốc quân, và đi
vào đời sống dân gian. Như vậy, xuất phát từ hiện thực, Quách Mạt Nhược bằng việc tái
hiện lại một bi kịch lịch sử đã phản ánh yêu cầu của thời đại và nhân dân. Tác phẩm do
vậy chứa đựng ý nghĩa hiện thực rất sâu sắc.
3/ Mượn tình tiết và nhân vật của nguyên tác để phục vụ cho chủ đề tư tưởng của
tác phẩm mới. Do chỗ mâu thuẫn xung đột trong tác phẩm mới đã có khác so với nguyên
tác, nên bản chất của hình tượng nhân vật, chủ đề tư tưởng cũng không giống với trong
nguyên tác. Tóm lại, thực chất của cố sự tân biên là “bình cũ rượu mới”.
4/ Lấy đề tài từ nguyên tác, truy cầu cái mới, cái khác lạ. Trong tư duy sáng tạo,
truy cầu cái mới, cái khác lạ là một trong những điểm đóng vai trò quan trọng nhất. Nếu
vận dụng hợp lý cách thức cấu tứ này, sẽ góp phần làm cho chủ đề tư tưởng của tác
phẩm mới được thăng hoa
(14)
.
Cố sự tân biên đã được xem là một thể văn (Thể cố sự tân biên) trong văn học
Trung Quốc thế kỉ XX. Phương thức sáng tác độc đáo này mang lại cho người viết một
không gian sáng tạo mới. Ở các trường học phổ thông của Trung Quốc, việc học sinh sử
dụng thể cố sự tân biên để viết văn rất được ủng hộ. Vì một mặt học sinh buộc phải đọc và
nắm được các tác phẩm kinh điển trong nước và trên thế giới, mặt khác phải có tư duy
sáng tạo, biến cũ thành mới mà cái cũ không mất đi, cái mới vẫn hấp dẫn. Thể văn này
cũng được xem là một cách thức giải trí đối với học sinh Trung Quốc hiện nay.
Việc chọn một hiện tượng văn học truyền thống để viết lại theo thể cố sự tân biên
không phải là một lựa chọn ngẫu hứng, mà là lựa chọn có căn cứ. Có thể tạm nêu lên ba

căn cứ đó như sau:
Thứ nhất, do nội hàm đề tài phong phú đa dạng: thể cố sự tân biên dựa trên các
tác phẩm cổ điển, sự thực lịch sử, các nhân vật nổi tiếng và các hình tượng điển hình
trong các tác phẩm kinh điển, trong đó tiềm ẩn những tư liệu phong phú về ý thức thẩm
mĩ và tâm lý văn hóa của dân tộc. Những đề tài như vậy luôn chứa đựng nội hàm văn
hóa sâu xa và là tiền đề cho các nhà văn sau này xây dựng các tác phẩm mới.
Thứ hai, do có sự cộng hưởng tình cảm đặc biệt: các câu chuyện mà thể cố sự tân
biên dựa vào thường là những câu chuyện đã được lưu truyền rộng rãi, được nhiều người
biết đến. Khi đọc các tác phẩm mới được viết lại từ các truyện cũ, người đọc có thể tìm
thấy một sự cộng hưởng riêng.
Thứ ba, do có khả năng tạo không gian sáng tạo rộng lớn: yếu tố quan trọng nhất
của “tân biên” rõ ràng là sự sáng tạo, làm mới lại các chất liệu sẵn có từ văn bản gốc
(văn bản thứ nhất), đây cũng là yếu tố quyết định sự thành công của văn bản mới. Mặt
khác, sự mở rộng của đề tài gốc, sự phái sinh của chi tiết, sự phong phú của tính cách
nhân vật trong truyện cũ đều cung cấp không gian sáng tạo rộng lớn cho “tân biên”.
Ngoài ra, yếu tố “thương mại” cũng là một trong những lý do thúc đẩy các nhà
văn “tân biên” lại truyện cũ. Một số tác giả“mượn tiếng” của các tác phẩm kinh điển để
viết lại, nhằm thu hút sự tò mò của độc giả, từ đó nâng cao doanh số tiêu thụ sách. Số tác
phẩm kiểu “ăn theo” này tuy không nhiều nhưng cũng phần nào tác động đến sự phát
triển của thể cố sự tân biên.
Viết lại truyện cũ cũng không phải là hiện tượng chỉ có ở Trung Quốc, ở phương
Tây gần đây, người ta đã khá quen thuộc với hiện tượng viết lại truyện cổ tích và những
câu chuyện thần kì với kết thúc mang màu sắc hiện đại, độc giả vẫn đọc lại những câu
chuyện tưởng như đã rất cũ bằng một niềm hứng thú mới.
Trong một nghiên cứu mới đây của tác giả Vanessa Joosen
(15)
, hình thức viết lại
truyện cổ tích được sử dụng khá hiệu quả cho việc giáo dục trẻ em ở phương Tây.
“Ngày xửa ngày xưa, các câu chuyện thần kỳ được viết cho cả trẻ em và người già. Chỉ
đến thế kỷ trước thì những câu chuyện này mới được xem là chỉ phù hợp với trẻ em và

bị lược bỏ nhiều tình tiết phức tạp, thú nhục dục, cảm giác kinh sợ”
(16)
, Trẻ em thường
phản ứng lại những điều đó theo mức độ cảm xúc của chúng. Và dần dần, những câu
chuyện thần kỳ được các nhà văn hiện đại thuật lại đã đạt đến sự tương xứng tự nhiên
đối với trẻ nhỏ và thanh niên.
Việc viết lại các truyện cũ, các tác phẩm kinh điển cũng là một cách thể hiện sự
khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống. Nhà văn mượn các văn bản truyền thống và
các câu chuyện truyền kì vốn đã rất quen thuộc đối với độc giả để “cải biên”, viết lại
thành những hình tượng mới, những câu chuyện mới, mang lại cho người đọc thể
nghiệm tình cảm mới mẻ và cách đọc, cách cảm thụ khác lạ. Nói chung, nó là hiện
tượng sáng tạo nghệ thuật tích cực.
Có thể thấy, “cố sự tân biên” là chiếc chìa khoá vàng cho sáng tác mới, ít nhất là ở
Trung Quốc - nơi vốn có truyền thống văn hóa hàng ngàn năm và cực kì phong phú,
song “cố sự tân biên” cũng không phải là chiếc chìa khoá vạn năng. Nếu biết vận dụng
hợp lý sẽ đạt được hiệu quả nghệ thuật cao, mang lại cho người đọc những cảm hứng
mới từ những câu chuyện tưởng như đã cũ, đã trở thành kinh điển, nhưng nếu thiếu ý
thức sáng tạo nó sẽ gây sự nhàm chán. Cần lưu ý rằng, khi sử dụng thể cố sự tân biên để
viết, nhất định không thể vì cái “mới” mà cải biên hoàn toàn chuyện cũ, bên cạnh việc
chú ý đảm bảo tôn trọng nguyên tác gồm: nội dung tư tưởng, tình tiết câu chuyện, tính
cách nhân vật, đặc sắc ngôn ngữ, còn phải cung cấp những tình tiết, những sự phát
triển và chuyển đổi tính cách nhân vật phù hợp với logic. Có như vậy, tác phẩm mới mới
có thể hoà hợp với nguyên tác, bảo lưu được bản sắc văn hoá của câu chuyện gốc

×