Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

"Từ Hoa tiên kí" tới "Hoa tiên truyện"_1 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192 KB, 9 trang )

"Từ Hoa tiên kí" tới
"Hoa tiên truyện"






Tuy vậy, Hoa tiên truyện lại không thuần túy là một bản dịnh, vì về tự
thuật và miêu tả, tác giả đều có lập trường riêng, lại tỏ rõ năng lực sáng
tạo độc đáo của mình. Nay lấy những chỗ khác nhau giữa hai sách quy về
mấy điểm sau:

1. Hoa tiên ký và Hoa tiên truyện tuy đều dùng thể văn vần, cùng chịu
sự chi phối của thể loại, nhưng Hoa tiên ký cơ hồ chịu ảnh hưởng của
thuyết thư, so với Hoa tiên truyện nó dùng nhiều dạng nói thay (đại ngôn),
do đó về đối thoại của nhân vật, nội dung tự sự tường tận, ngữ khí tự
nhiên. Ví dụ như lúc Ngọc Khanh được cứu, nàng kể về thân thế của mình
với Long Đề học:
Nô trưởng danh môn sinh hoạn tộc,
Phụ nhậm Thượng thư thân tính Lưu.
Sinh trưởng khuê môn trì phụ đạo,
Niên niên thanh tĩnh quá xuân thu.
Ty la dĩ hứa Lương gia tử,
Cầu danh thân vãng đế hoàng châu.
Đắc trúng Thám hoa vi hàn uyển,
Chủ ý tảo bình hồ lỗ mịch phong hầu
(Nô tày lớn trong nhà thế phiệt/ Cha làm Thượng thư, mang họ Lưu/
Sống trong khuê môn noi phụ đạo/ Liền năm thanh tĩnh trải xuân thu/ Tơ
hồng hứa gả Lương gia đó/ Cầu danh thân đến chốn đế đô/ Thi đỗ Thám
hoa nơi hàn uyển/ Chủ ý dẹp tan giặc giã để phong hầu ).


Hoa tiên ký cũng chú trọng trình bày những chi tiết nhỏ, ví dụ như
việc Lương sinh trèo tường gặp Dao Tiên:
Thất xích vi khu tỉ đương trần,
Xả mệnh dữ kiều trùng hội hợp.
Nguy tường cao khiêu lạc hoa âm,
Hô đắc Dao Tiên tâm đảm chấn.
Mang hô thị tỳ khán hà nhân,
Đảm tế Vân Hương thôi Bích Nguyệt.
Bất giác Lương sinh bộ đáo lâm,
Bích Nguyệt hát thanh hà đạo tặc?
Cảm lai hoa để hổ thoa quần,
Lương sinh tác ấp xưng kiều thư.
(Tấm thân bảy thước ví bụi trần/ Bỏ mạng được cùng nàng hội hợp/
Trèo vượt tường cao, lướt dưới hoa/ Khiến cho Dao Tiên lòng kinh sợ/ Vội
gọi gái hầu xem kẻ nào/ Sợ sệt Vân Hương đẩy Bích Nguyệt/ Bất giác
Lương sinh bước tới nơi/ Bích Nguyệt lớn tiếng: Kẻ trộm nào/ Dám tới
chốn này nhát quần thoa/ Lương sinh chắp tay vái người đẹp).

Trái lại, Hoa tiên truyện lấy ngâm vịnh làm căn bản, đối thoại nhân
vật ít dùng lối nói thay hơn, ngôn từ trau chuốt, đậm màu sắc thi ca. Ví dụ
Dao Tiên khi “Trùng phùng nơi vườn Hàn”, trách cứ Lương sinh rằng:

Tài lang nào phải như xưa
Mình sang duyên thắm thừa ưa mọi đường
Tiếc thay sương tuyết cũ càng
Tơ duyên ai dở, tự chàng mà thôi

Dù bo bo chút phận thường
Giữ bền một nghĩa nghìn vàng chửa phai


Về phương diện tự thuật, Hoa tiên truyện cũng gọn ghẽ hơn Hoa tiên
ký. Ví dụ kể việc Lương sinh đi Tràng An, Hoa tiên ký viết:
Ngữ tất Diệc Thương mang bái biệt,
Gia đồng quy quán thúc hành trang.
Lễ vật chư ban câu khả bị,
Biệt thân di bộ đáo Trường Giang.
Tốc hoán chu nhân lai giải lãm,
Nhất diệp phù tỷ củng bích thương.
Trạo ca thanh triệt vân lôi hướng,
Vong cơ âu để tự hồi tường.
Chu bạc Tô Châu tề thướng ngạn,
Bộ nhập thành lai bái cầm nương.
(Nói xong Diệc Thương vội bái biệt/ Gia đồng về quán soạn hành
trang/ Lễ vật mọi đường đều biện đủ/ Giã từ dời gót đến Trường Giang/
Kíp gọi nhà thuyền về dời bến/ Thuyền con một lá giữa mênh mang/ Chèo
ca vang tận trời mây thẳm/ Chim âu thanh thản lượn nhịp nhàng/ Thuyền
đến Tô Châu cùng lên bộ/ Lên bộ vào thành chào cầm nương).

Còn Hoa tiên truyện chỉ viết:

Dợn quyên sơ diễn mặt duyềnh
Đầu soi chằm lộ, cuối ghềnh vọc âu
Ca chèo mây lọt tiếng đâu
Ngước trông đã tới Tràng Châu ghé thuyền.

Hoa tiên truyện lấy tự thuật giản lược làm căn bản, do đó nhiều chi
tiết không thực quan trọng bị lược bỏ. Ví dụ như trong đoạn “Gặp hầu gái
bày tỏ chân tình”, Hoa tiên truyện lược bỏ việc Lương sinh hỏi tên Vân
Hương và số a hoàn của Dao Tiên; lại lược bỏ đoạn Vân Hương kể cho
Dao Tiên nghe chuyện Lương sinh ở hoa viên trong đoạn “Khuê các tỏ

tình”, v.v

2. Hoa tiên truyện đã cải biến và lược bỏ những tình tiết không thỏa
đáng trong Hoa tiên ký. Ví dụ như đem hồi “Lương sinh bàn kế”, từ trước
đoạn “Phủ Lưu bức hôn” chuyển lên trước đoạn “Bắn tên truyền mật kế”,
khiến cho kết cấu của truyện rất hợp lý. Lại như hồi “Thề tỏ chân tình”
trong Hoa tiên ký, thoặt tiên nói việc Giao Tiên khuyên răn Lương sinh:
Nhược nhiên bức ngã phong lưu sự,
Ninh xả tàn khu tạ cổ nhân.
(Phong lưu ví ép cho bằng được,
Ắt bỏ thân tàn tạ cổ nhân).
Sau đó mới nói việc Lương sinh đòi giao hoan nhưng bị Dao Tiên
kiên quyết cự tuyệt. Hoa tiên truyện sửa thành: Lương sinh ban đầu có
một số biểu hiện phóng túng, Dao Tiên bèn đem lễ giáo để ngăn chàng.
Điều đó khiến thái độ của Giao Tiên hợp lý hơn.

3. Tác giả Hoa tiên truyện trong khi diễn Nôm Hoa tiên ký, chỗ nào
cũng bộc lộ tài năng độc đáo của mình. Biểu hiện rõ ràng nhất có thể thấy
là về kỹ thuật biểu đạt của ông. Trước hết, hai sách Hoa tiên ký và Hoa
tiên truyện đều dùng văn vần, đặc biệt chú trọng đến việc khắc họa tâm lý
và tình cảm của nhân vật. Trịnh Chấn Đạc rất tâm đắc với sự miêu tả tình
cảm của Hoa tiên ký: “Câu chữ của Hoa tiên ký trong Việt khúc có thể xem
là rất tuyệt, miêu tả rất nhẹ nhàng, kỳ diệu mà hợp tình. Nhân vật chính
trong sách là Lương sinh và Dương thục cơ. Tình yêu của hai người từ
đầu đến cuối, thoát xa khỏi lối mòn của hàng loạt tiểu thuyết ngôn tình.
Tác giả dành giấy mực của hơn hai quyển (Theo bình bản) để viết riêng về
nỗi nhớ nhau giữa Lương sinh và nàng họ Dương, trong các tiểu thuyết
ngôn tình đều không có cách viết thâm thiết, rung động như ở đây. Trong
sách này, tâm lý yêu đương của hai thanh niên được miêu tả thật tinh tế
và sống động”

(14)
.

Hoa tiên truyện cũng chú ý đến điều này. Song do nó chú trọng đến
sự giản lược, số câu ít hơn nên chỉ có bộ phận tự tình trong Hoa tiên ký là
được đặc biệt chú trọng. Ví dụ như trong hồi “Trở lại Trường Châu”, Hoa
tiên ký nói việc Lương sinh trở lại vườn cũ, cảm khái vì cỏ cây chẳng đổi,
và tâm tình nhân vật thì:

Lương sinh bất thính tình do khả,
Thính bãi chi thời cực ô cấm.
Mãn diện lệ lưu châu cam lạc,
Thê hoàng vô chủ nhập hoa âm.
Chỉ thoại tầm nương hoa dạ hội,
Trung tình nhất phiến tố kiều văn.
Điểm tưởng vân sơn trở cách nhân thiên lý,
Tương phùng trừ thị mộng trung tầm.
Khan khan hành tại Vọng Ba đình thượng quá,
Vãng thời phong cảnh hựu thiêm tân.
Phấn tường thượng diện thi hoàn tại,
Duyên hà bất kiến họa thi nhân?
Kiến cảnh thương tình châu lệ lạc,
Thùy tưởng cộng nương kim thế bất đồng quần.
Ký đắc đương sơ trí chúc ngôn hòa ngữ,
Kim nhật thùy tri cộng hóa trần.
Khuy thư thanh xuân nhân ngã ngộ,
Diệc Thương hà cảm phụ nương ân.
Uổng ngã cô đơn hoàn nhất thế,
Bất cảm tòng tía lánh kết thân.
Thương nhiên nhược bất tòng nhân nguyện,

Tiên đáo hoàng tuyền đẳng thư thân.
Muộn nhập Bạch Vân đình thượng khứ,
Thử thân đồng kiều phát thệ minh.
Thệ minh đô thoại tồn thiên ý,
Kim nhật viễn trầm tông tích điểm tương thân.

(Lương sinh chưa hay tình còn vậy/ Khi nghe xong rồi buồn khôn
ngăn/ Đầy mặt chan hòa lệ châu nhỏ/ Sững sờ thảng thốt dưới bóng hoa/
Từng nói tìm nàng gặp dưới hoa/ Chân tình nỗi nỗi tỏ nàng nghe/ Chút
tình mây núi cách ngăn người ngàn dặm/ Tương phùng âu trong mộng mà
thôi/ Kìa trông xa xa đình Vọng Ba/ Ngày qua phong cảnh lại mới thêm/
Trông trên tường phấn thơ còn đấy/ Cớ sao chẳng thấy người họa thơ/
Nhìn cảnh đau lòng lệ châu nhỏ/ Ai ngờ với nàng nay chẳng được chung
đôi/ Nhớ xưa lời dặn dò đinh ninh/ Ngày nay ai hay hóa bụi trần/ Thanh
xuân mòn mỏi bởi vì ta/ Diệc Thương lẽ nào phụ ơn nàng/ Uổng ta lẻ bóng
trọn một đời/ Chẳng dám nghe cha kết duyên khác/ Trời xanh ví chẳng
chiều lòng người/ Đến suối vàng trước đợi nàng vậy/ Bạch Vân đình đó
mây buồn bay/ Nơi đây cùng nàng đã nguyện thề/ Nguyện thề đều nói có
lẽ trời/ Ngày nay dấu vết bặt xa chút tình thân).

Hồi 26 của Hoa tiên ký được Hoa tiên truyện rút gọn thành 16 câu:

Băn khoăn đến trước đình Ba
Rường không én đẻ, song là nhện giăng
Tiên thơ vách hãy dăng dăng
Xã thơ cách mấy mươi từng người thơ
Hiên cài lác đác sao thưa
Sân rêu nọ chốn ngày xưa chén đồng
Mày dương liễu, mặt phù dung
Ngắm hoa thêm nhắc tấm lòng sinh ly

Chỉ thề trăng vẫn tri tri
Tay ai chuyểnh mảng còn chi Chương Đài
Mừng xuân đào hãy ngậm cười
Vẻ hồng trơ đó mặt người nào đâu
Khi sao son gác phấn lầu
Giờ sao tan tác mặc dầu khói sương
Ấy ai dập lửa vùi hương
Để ai nát đá phai vàng này đây

Không chỉ vậy, hai sách tuy có nhiều chỗ khắc họa tâm tình của
nhân vật, nhưng cách biểu đạt của Hoa tiên truyện vẫn theo một cách
riêng. Ví như hồi “Nghe cha gặp nguy”, Hoa tiên ký viết:

Thâu tư mệnh bạc như trương chỉ,
Trùng trùng ương họa đáo lai xâm.
Nhãn trung lưu lệ vô can nhật,
Bát tự ân tri điểm dạng sinh.
Tiền thế vị tu thân thế chiết,
Hồng nhan bạc mệnh cổ nhân vân.
Dục tương xả mệnh quy hoàng thổ,
Đâu nương vô bạn điểm an tâm.
Huống thả đan sinh ngô nhất nữ,
Bách niên thùy vị kế hương đăng.
Chỉ chước lưu điều tàn mệnh khan nhân thế,
Thị phụng cao đường quá bách tuần.

(Trộm nghĩ mệnh bạc như trang giấy/ Tai họa chất chồng cùng kéo
đến/ Chòng mắt lệ nhòa chẳng hề khô/ Tám chữ đã hay cuộc sống này/
Kiếp trước chửa tu nay họa hoạn/ Hồng nhan bạc mệnh lời người xưa/
Muốn đem mệnh sống về với đất/ Mất nàng không được cùng vui vầy/

Huống nữa riêng thân ta phận gái/ Trăm năm ai kẻ nối hương đèn/ Tạm
lưu tàn mệnh ngắm thế gian/ Thờ phụng mẹ cha qua trăm tuổi).


×