Tải bản đầy đủ (.ppt) (53 trang)

Bài giảng giải phẫu chi dưới docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 53 trang )





XƯƠNG KHỚP CHI DƯỚI
XƯƠNG KHỚP CHI DƯỚI



Mục tiêu học tập
Mục tiêu học tập
1. Biết được chức năng của xương khớp chi dưới.
1. Biết được chức năng của xương khớp chi dưới.
2. Mô tả được các xương chậu, xương đùi, xương
2. Mô tả được các xương chậu, xương đùi, xương
bánh chè, xương cẳng chân.
bánh chè, xương cẳng chân.
3. Biết được tên và vị trí của các xương bàn chân.
3. Biết được tên và vị trí của các xương bàn chân.
4. Mô tả được khớp hông và khớp gối.
4. Mô tả được khớp hông và khớp gối.
5. Biết được cấu tạo đại cương của gọng chày
5. Biết được cấu tạo đại cương của gọng chày
mác, tên và vị trí của các khớp ở bàn chân
mác, tên và vị trí của các khớp ở bàn chân


I. Xương chi dưới

Xương chi dưới gồm có các xương sau:


- Xương chậu.

- Xương đùi, xương bánh chè.

- Các xương cẳng chân: xương chày và xương
mác.

- Các xương cổ chân, các xương đốt bàn chân
và các xương đốt ngón chân.


1. Xương chậu

2. Xương cùng

3. Xương đùi

4. Xương bánh chè

5. Xương chày

6. Xương mác

7. Các xương cổ chân

8. Các xương đốt bàn
chân

9. Các xương đốt ngón
chân


1. Xương chậu
1.1. Định hướng: đặt xương thẳng đứng
- Mặt có lõm hình chén ra ngoài.
- Phần xương có lỗ hổng xuống dưới.
- Bờ có khuyết lớn ra sau.
1.2. Mô tả
Xương chậu là một xương đôi, hình cánh quạt,
xương chậu bên này nối tiếp với xương chậu bên
đối diện và xương cùng phía sau thành khung
chậu. Khung chậu hình cái chậu thắt ở giữa, chỗ
thắt là eo chậu trên. Khung chậu có nhiệm vụ
chứa đựng các tạng trong ổ bụng và chuyển trọng
lượng thân mình xuống chi dưới.

1.3. Cấu tạo
Về phương diện phôi thai, xương chậu do
ba xương nối lại với nhau. Trung tâm kết nối
là ổ cối, nơi đây có vết tích của sụn hình chữ
Y. Ba xương là:
- Xương cánh chậu: ở trên, gồm có hai
phần: thân và cánh xương cánh chậu.
- Xương mu: ở trước, gồm có: thân và hai
ngành: trên và dưới.
- Xương ngồi: ở sau, gồm có: thân xương
ngồi và ngành xương ngồi.


1. Khớp cùng chậu
2. Xương cùng


3 . Xương chậu

4. Xương cụt

5. Khớp mu

6. Eo chậu trên

Hình 2. Khung chậu

1.4. Đặc điểm giải phẫu học
Xương chậu là xương dẹt có 2 mặt và 4 bờ.
1.4.1. Mặt ngoài
- Ở giữa có hố lõm hình chén gọi ổ cối để tiếp khớp
chỏm xương đùi; ổ cối chỉ tiếp khớp với chỏm bằng một
diện hình chữ C là diện nguyệt, phần đáy không tiếp
khớp là hố ổ cối; mép ổ cối nhô lên thành vành ổ cối,
vành ổ cối bị khuyết phía dưới gọi là khuyết ổ cối,
khuyết ổ cối có dây chằng ngang ổ cối bắt ngang qua.
- Trên ổ cối là diện mông để các cơ mông bám.
- Dưới ổ cối là lỗ bịt, có màng bịt che phủ, phía trước
lỗ bịt có rãnh (ống) bịt để cho mạch máu và thần kinh bịt
đi qua.


1. Gai chậu sau trên

2. Gai chậu sau dưới


3. Khuyết ngồi lớn

4. Gai ngồi

5. Khuyết ngồi bé

6. Ụ ngồi

7. Lỗ bịt

8. Củ mu

9. Mào bịt

10. Hố ổ cối

11. Diện nguyệt

12. Gai chậu trước dưới

13. Gai chậu trước trên

14. Mào chậu

15. Lồi củ chậu

16. Diện tai

17. Diện mu


18. Gò chậu mu

19. Đường cung

20. Hố chậu

Hình 3. Xương chậu (nhìn sau và nhìn trước)

1.4.2. Mặt trong
- Ở giữa là đường cung, chạy chếch từ trên xuống dưới ra
trước. Hai đường cung của hai xương chậu cùng ụ nhô phía sau
tạo thành eo chậu trên. Eo chậu trên chia khung chậu làm hai
phần: phía trên là chậu lớn, phía dưới là chậu bé. Eo chậu trên
rất quan trọng trong sản khoa.
- Trên đường cung là hố chậu, sau hố chậu có diện khớp
hình vành tai là diện tai để khớp với xương cùng. Trên diện tai
có lồi củ chậu, là nơi bám của dây chằng cùng lồi chậu.
- Dưới đường cung là diện vuông tương ứng với đáy ổ cối
phía sau. Dưới diện vuông là lỗ bịt.
1.4.3. Bờ trên
Là mào chậu, bắt đầu từ gai chậu trước trên đến gai chậu
sau trên. Nơi cao nhất của mào chậu ngang mức đốt sống L4.

1.4.4. Bờ dưới
Do ngành xương ngồi hợp với ngành dưới xương mu
tạo thành.
1.4.5. Bờ trưóc
Từ trên xuống dưới có:
- Gai chậu trước trên
- Gai chậu trước dưới.

- Gò chậu mu.
- Dưới gò chậu mu có một diện hình tam giác mà
đỉnh là củ mu, cạnh trước là mào bịt, cạnh sau là mào
lược. Củ mu có dây chằng bẹn bám. Mặt trong và dưới
của củ mu có diện mu để khớp với xương mu bên đối
diện.

1.4.6. Bờ sau
Có nhiều chỗ lồi lõm từ trên xuống dưới có:
- Gai chậu sau trên.
- Gai chậu sau dưới.
- Khuyết ngồi lớn.
- Gai ngồi.
- Khuyết ngồi nhỏ.
- Ụ ngồi: là nơi chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể
khi ngồi.

2. Xương đùi
Xương đùi là một xương dài gồm có thân và
hai đầu.
2.1. Định hướng
Đặt xương đứng thẳng:
- Đầu có chỏm tròn lên trên và vào trong.
- Bờ của thân xương sắc và rõ ra sau.

2.2. Mô tả
2.2.1. Thân xương
Hình lăng trụ tam giác gồm ba mặt: trước, trong, ngoài; ba bờ:
trong, ngoài và sau. Bờ sau lồi và sắc gọi đường ráp có nhiều cơ
bám.

Đường ráp gồm 2 mép: mép ngoài và mép trong mà ở đầu
trên và đầu dưới hai mép được tiếp tục như sau:
- Ở đầu trên của thân xương.
+ Mép ngoài chạy về phía mấu chuyển to và ngừng lại ở lồi củ
cơ mông, là nơi bám của cơ mông lớn.
+ Mép trong chạy vòng quanh mấu chuyển bé và liên tục với
đường gian mấu.
+ Ngoài ra còn có một đường chạy về mấu chuyển bé gọi
đường lược để cho cơ lược bám.
- Ở đầu dưới hai mép chạy về hai mỏm trên lồi cầu xương đùi
tương ứng; hai mép giới hạn một tam giác gọi là diện kheo.

2.2.2. Đầu trên
Gồm có chỏm đùi, cổ đùi, mấu chuyển lớn và mấu chuyển bé.
- Chỏm đùi: hình 2/3 khối cầu, hướng lên trên vào trong và ra
trước. Có hõm chỏm đùi để dây chằng chỏm đùi bám.
- Cổ đùi: nối chỏm với hai mấu chuyển, nghiêng lên trên và
vào trong. Trục của cổ họp với trục thân một góc 1300 gọi góc
nghiêng, giúp cho xương đùi vận động dễ dàng. Về mặt lý thuyết
góc nghiêng giữa cổ và thân sẽ không vững khi chịu lực, do đó cổ
xương đùi sẽ có cấu tạo đặc biệt để bù đắp khuyết điểm trên là:
+ Lớp xương đặc ở mặt trong thân xương sẽ kéo dài lên đến
cổ khớp.
+ Ở mặt ngoài thân xương dù xương đặc chỉ dừng lại ngang
mấu chuyển lớn, nhưng ở ở mặt trên cổ đùi có tăng cường một
lớp vỏ xương đặc.

AMặt trước B. Mặt sau.

1. Xương chậu. 2. Mấu

chuyển lớn. 3. Đường gian
mấu. 4. Mặt trước. 5.
Xương mác.

6. Mấu chuyển nhỏ. 7.
Xương bánh chè. 8. Xương
chày. 9. Chỏm đùi. 10. Cổ
đùi.

11. Mấu chuyển nhỏ. 12. Mặt
trong. 13. Mỏm trên LC trong.
14. Lồi cầu (LC) trong.

15. Mào gian mấu. 16. Mặt
ngoài. 17. Đường ráp.
18. Mỏm trên LC ngoài.

19. Lồi cầu ngoài. 20. Hố
gian lồi cầu.

Hình 4. Xương đùi

+ Ở chỏm, xương sắp xếp thành từng bè hình nan quạt tụ lại
tại vùng xương đặc của cổ, đây là hệ thống quạt chân đế.
+ Giữa cổ và thân có hệ thống cung nhọn mà chân của cung
tựa vào vỏ xương đặc của thân xương. Riêng cung ngoài các thớ
chạy đến tận chỏm đùi.
Giữa hai hệ thống này có một điểm yếu là chỗ hay xảy ra gãy
cổ xương đùi nhất là ở người già.
Ngoài góc nghiêng giữa cổ và thân; cổ xương đùi còn có góc

ngã trước khoảng 300. Góc này là góc hợp giữa trục của cổ và
đường thẳng nối hai lồi cầu.
- Mấu chuyển lớn. Là nơi bám của khối cơ xoay, có thể sờ và
định vị được trên người sống. Mặt trong mấu chuyển lớn, có hố
mấu chuyển là nơi bám của cơ bịt ngoài.
- Mấu chuyển bé. Ở mặt sau và trong xương đùi.
Hai mấu chuyển nối nhau phía trước bằng đường gian mấu và
nối nhau phía sau bởi mào gian mấu.

2.2.3. Đầu dưới
Đầu dưới có:
- Lồi cầu trong và lồi cầu ngoài.
-Phía trước hai lồi cầu liên tục nhau, có diện bánh chè ở
giữa tiếp khớp với xương bánh chè
- Ở phía sau hai lồi cầu cách nhau bằng hố gian lồi cầu.
Mặt ngoài lồi cầu ngoài có mỏm trên lồi cầu ngoài; mặt
trong lồi cầu trong có mỏm trên lồi cầu trong và củ cơ khép.
3. Xương bánh chè.
Là một xương dẹt hình tam giác, đáy ở trên đỉnh ở
dưới,có hai bờ: trong và ngoài; hai mặt:
- Mặt trước: lồi, xù xì là nơi bám của cơ tứ đầu đùi.
- Mặt sau hay mặt khớp: ở 4/5 trên mặt này là diện khớp
để khớp với diện bánh chè xương đùi.
Xương bánh chè được bọc trong gân cơ tứ đầu đùi nên
được gọi là xương vừng. Có vai trò trong động tác duỗi gối.

4. Xương chày
Là xương chính của cẳng chân, chịu gần toàn bộ sức nặng cơ thể
từ trên dồn xuống.
4.1. Định hướng.

- Đầu nhỏ xuống dưới
- Mấu của đầu nhỏ phía trong.
- Bờ sắc và rõ ra trước.
4.2. Mô tả
Xương chày là một xương dài có một thân và hai đầu.
4.2.1. Thân xương
Hình lăng trụ tam giác hơi cong lồi ra trước. Có ba mặt và ba bờ:
- Mặt trong: phẳng, sát da.
- Mặt ngoài: lõm, hơi uốn vặn nên ở đầu dưới xương thì mặt ngoài trở
thành mặt trước.
- Mặt sau: có đường cơ dép chạy chếch từ ngoài vào trong xuống dưới
để cho cơ dép bám.
- Bờ trước sắc, sát da. Bờ này cũng như mặt trong nằm sát da nên
xương chày khi bị gãy dễ đâm ra da gây gãy hở, đồng thời xương khó
lành khi tổn thương.
- Bờ gian cốt, ở ngoài, ở dưới bờ này tách ra hai trẻ để ôm lấy khuyết
mác.
Bờ trong: không rõ ràng.

4.2.2. Đầu trên
Loe rộng để đỡ lấy xương đùi, gồm có:
- Lồi cầu trong.
- Lồi cầu ngoài, lồi hơn lồi cầu trong, phía dưới và sau có
diện khớp mác để tiếp khớp đầu trên xương mác.
Mặt trên mỗi lồi cầu có một diện khớp trên tương ứng để
tiếp khớp lồi cầu xương đùi, diện khớp trong lõm hơn diện
khớp ngoài.
Hai diện khớp trên cách nhau bằng vùng gian lồi cầu
trước, vùng gian lồi cầu sau và gò gian lồi cầu. Gò gian lồi
cầu có hai củ gian lồi cầu trong và ngoài. Ở vùng gian lồi cầu

trước và sau có chỗ bám của dây chằng chéo của khớp gối.
Mặt trước của hai lồi cầu có củ nằm ngay dưới da là lồi củ
chày, nơi bám của dây chằng bánh chè.

4.2.3. Đầu dưới: nhỏ hơn đầu trên, gồm có:
- Mắt cá trong: do phần trong đầu dưới xuống
thấp tạo thành, sờ được dưới da, mặt ngoài mắt
cá trong có diện khớp mắt cá trong tiếp với diện
mắt cá trong của ròng rọc xương sên.
- Diện khớp dưới: tiếp khớp diện trên của ròng
rọc xương sên.
- Khuyết mác: ở mặt ngoài tiếp khớp đầu dưới
xương mác.

5. Xương mác
Xương mác là xương dài, mãnh nằm
ngoài xương chày.
5.1. Định hướng
- Đầu dẹt và nhọn xuống dưới.
- Hố của đầu này ở phía sau.
- Mỏm nhọn đầu này ra ngoài.

5.2. Mô tả
5.2.1. Thân xương: thân xương có:
- Ba mặt: ngoài, trong và sau.
- Ba bờ:
+ Bờ trước: mỏng, sắc, phía dưới chia
hai trẻ ôm lấy mắc cá ngoài.
+ Bờ gian cốt: phía trong có màng gian
cốt bám.

+ Bờ sau: tròn ít rõ.

5.2.2. Đầu trên
Còn gọi chỏm mác, tiếp khớp diện khớp
mác xương chày, sờ được dưới da.
5.2.3. Đầu dưới
Dẹp và nhọn hơn đầu trên, tạo thành mắt
cá ngoài, cực dưới của mắt cá ngoài thấp
hơn cực dưới của mắt cá trong, mặt trong
mắt cá ngoài có diện khớp mắt cá tiếp diện
mắt cá ngoài của ròng rọc xương sên.
Đầu dưới xương mác và đầu dưới xương
chày tạo nên gọng chày mác có vai trò rất
quan trong trong việc đi đứng.

1. Lồi cầu ngoài.
2. Chỏm mác.
3. Cổ xương mác.
4. Bờ gian cốt.
5. Mặt ngoài.
6. Bờ trước.
7. Mặt trong.
8. Mắt cá ngoài.
9. Lồi cầu trong.
10. Lồi củ chày.
11. Mắt cá trong

Hình 5. Xương mác (A) và xương chày (B)

×