Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi các động vật không truyền thống part 4 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.7 KB, 4 trang )

được thức ăn, nước uống từ bên ngoài thành của chuồng nuôi. Một số nơi có thể nuôi trên
nền có quây lưới và lót trấu hay mùn cưa (hình 7.3).
- Máng ăn máng uống: máng ăn cho cút 2 tuần đầu thường dùng máng rộng 5 -
7cm, cao 2cm, dài 20 - 30cm, trên có nắp lưới ngăn không cho cút con bới làm rơi vãi
thức ăn mỗi chuồng cút đặt 2 - 4 máng ăn. Cút 3 tuần trở lên dùng máng ăn rộng 5 - 7cm,
cao 5 - 6cm, dài 20 - 30cm, máng được mắc bên ngoài chuồng, cút thò đầu qua song cửa
lấy thức ăn.
Máng uống có nhiều dạng: dài, tròn, trụ.
- Nguồn sưởi: thường dùng bóng đèn điện 45w để làm nguồn sưởi trong chuồng nuôi
cút. Khi không có điện có thể dùng đèn bão làm nguồn sưởi.




Hình 7.3. Chuồng nuôi cút
a.Cửa; b.Máng ăn bằng nhôm hoặc bằng gỗ; c. Máng uống;
d. Vỉ hứng phân; g. Máng đón trứng.
* Yêu cầu kỹ thuật khi nuôi cút;
+ Nhiệt độ trong lồng úm nhiệt trong 3 ngày đầu là 35
0
C đến 28
0
C, tuần thứ 2:
25
0
C tuần thứ 3 trở đi nếu thời tiết tốt không cần nguồn sưởi nhưng nhiệt độ không dưới
20
0
C.
+ Ánh sáng cần 60w/m
2


.
+ Mật độ nuôi. Số cút/m
2
tuần đầu 200 - 250 con, tuần 2: 150 - 200, tuần 3:100 -
150. Với quây có đường kính 1m thì nhốt được 200 cút tuần đầu và 150 cút tuần 2 và 100
cút tuần 3.
+ Thức ăn cho cút.
Thức ăn nuôi cút cần lượng protein thô 26 - 28% (cao hơn gà) có thể tham khảo các
khẩu phần bảng 7.3.
Hàng ngày cho thức ăn vào máng nhiều lần, chỉ đổ ½ - 1/3 máng, không nên đổ
quá đầy tránh rơi vãi. Đảm bảo đủ nước sạch, thường xuyên cho cút cả ngày, đêm.

Bảng 7.3. Khẩu phần thức ăn cho cút con (tính trong 10kg hỗn hợp)

Nguyên liệu Đơn vị Công thức 1
Công thức
2
Bột bắp kg 3.0 1.0
Tấm kg 1.0 3.0
Cám gạo kg 1.0 1.0
Bột cá nhạt kg 1.5 1.5
Khô dầu lạc kg 1.2 1.2
Khô dầu đậu tương Kg 1.0 1.0
Bột đậu xanh Kg 1.0 1.0
Bột sò, xương Kg 0.2 0.2
Premix khoáng/ Premix vitamin Kg 0.05/0.05 005/0.05
Vitamin gói 4 10
- Kỹ thuật nuôi cút đẻ:
Cút con sau 20 ngày tuổi có thể phân biệt trống mái. Nuôi đến 25 ngày tuổi thì chọn
lọc chuyển qua nuôi cút thịt hoặc giữ lại nuôi cút đẻ.

+ Chọn cút trống, mái
Qua màu sắc lông để chọn. Cút trống lông ức và hai bên má màu nâu đỏ, cút mái
lông ức màu vàng rơm, lốm đốm chấm đen.
Chọn cút trống : chọn con thon thả, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, lông ngực màu
đỏ(verni) không xen màu khác, khối lượng lớn (70 - 80g/con lúc 20 ngày tuổi) có bầu
tinh tròn căng đỏ sẫm co bóp thường xuyên.
Chọn cút mái: chọn con đầu thanh tú cổ nhỏ vừa phải mắt linh hoạt, lông mượt,
bóng, lông ngực có đốm đen trắng lan tới bụng, hậu môn niêm mạc đỏ hồng, xương chậu
rộng. Khối lượng 70 - 75g/con lúc 20 ngày tuổi.
+ Ghép trống mái
Thông thường ghép trống mái từ nhỏ nhưng theo kinh nghiệm nhiều người nuôi cút
thì nuôi cút trống tới 3 - 4 tháng tuổi mới cho phối giống vì ở tuổi này cho tỷ lệ thụ tinh
cao (>80%). Tỷ lệ ghép trống mái có thể 2 - 3/5, 5/15 hoặc 5/20 (5 trống cho 20 mái).
Nếu trống quá nhiều thì cắn mổ, đạp lẫn nhau gây trụi lông, vỡ đầu, chết, tỷ lệ thấp thì tỷ
lệ thụ tinh thấp.
+ Kỹ thuật nuôi cút đẻ.
Cút mái bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên lúc 42 - 45 ngày tuổi. Tỷ lệ đẻ tăng dần và
đạt cao nhất tới 90 - 95% (hình 7.4). Đẻ tập trung vào buổi chiều từ 13 - 18h (khoảng
75% tổng số trứng đẻ/ ngày). Thời gian đẻ kéo dài tới 60 tuần thì giảm đẻ.


H ình 7.4. Đồ thị về tỷ lệ đẻ của cút

Nhiệt độ thích hợp cho cút đẻ 20 - 25
0
C, mùa hè có nhiệt độ 35 - 37
0
C cút đẻ giảm
đi nhiều. Vì vậy, cần chống nóng cho cút trong mùa hè và giữ ấm cho cút trong mùa
đông.


Bảng 7.4. Khẩu phần nuôi cút đẻ (tính cho 10kg thức ăn)

Nguyên liệu Đơn vị Công thức 1 Công thức 2
Bột ngô Kg 2,5 3,0
Cám gạo Kg 2,0 1,5
Bột cá nhạt Kg 1,2 2,0
Khô dầu lạc Kg 1,2 1,2
Bột đậu tương Kg 1,5 0,5
Bột đậu xanh Kg 1,0 1,0
Bột sò Kg 0,3 0,3
Bột xương Kg 0,1 0,1
Bột cơ Kg 0,1 0,2
Premix khoáng Kg 0,05 0,5
Premix vitamin Kg 0,05 0,5
Vitamin A,D,E gói 10g Gói 4 4

Ánh sáng: cần 16h chiếu sáng/ ngày. Dùng bóng đèn 40 - 60w/3m
2
.
Thức ăn: cút đẻ cần thức ăn dinh dưỡng cao vì lượng trứng sản xuất ra bằng 10% khối
lượng cơ thể cút. Protein thô trong thức ăn là 24 - 26%, nguyên liệu tốt tránh thiu mốc và
không thay đổi thức ăn đột ngột. Khẩu phần cho cút đẻ có thể tham khảo bảng 7.4.
Chú ý: tránh các thay đổi đột ngột thành phần khẩu phần và đảm bảo yên tĩnh, tránh
ồn ào, xáo động đàn cút đẻ.
- Kỹ thuật nuôi cút thịt (25 - 50 ngày tuổi)
Sau 25 ngày tuổi cút được chuyển đem qua nuôi thịt không cần chọn lọc nếu không giữ
lại nuôi cút đẻ. Tuổi bán cút thịt thích hợp lúc 40 - 50 ngày, lúc này thịt ngon, mềm, nuôi dài
hơn nữa sẽ tiêu tốn thức ăn, hiệu quả thấp.
Giai đoạn 1 - 25 ngày tuổi nuôi như quy trình chăn nuôi cút con.

Giai đoạn 26 - 50 ngày tuổi. Cút khoẻ, ăn mạnh dễ nuôi, chóng lớn. Cần cho ăn thức ăn
năng lượng cao, lượng đạm trong thức ăn giảm (22 - 4%).
Khi chuyển thức ăn cần tránh đột ngột. Mật độ nuôi 70 - 90 con/m
2
(30 - 45 ngày
tuổi). Có thể cho cút ăn tự do.
Khẩu phần nuôi cút thịt tham khảo bảng 7.5.

Bảng7.5. Khẩu phần thức ăn nuôi cút thịt (tính trong 10kg thức ăn)

Nguyên liệu Đơn vị Công thức 1 Công thức 2
Bột bắp Kg 4,0 3,5
Tấm Kg 1,0 -
Cám gạo Kg 0,7 2,5
Khô dầu lạc Kg 2,0 1,7
Bột cá nhạt Kg 1,0 1,0
Bột đậu tương, đậu xanh Kg 1,0 1,0
Bột sò, xương Kg 0,2 0,2
Premix khoáng Kg 0,01 0,1

×