Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 1 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.03 KB, 5 trang )

Chương IV
kü thuËt ch¨n nu«i lîn


4.1. Ðặc điểm sinh học của lợn, vài nét về tình hình chăn nuôi lợn
4.1.1. Ðặc điểm sinh học của lợn
- Lợn là loại động vật đa thai, có khả năng sinh sản cao
Mỗi lứa, lợn có thể đẻ từ 10 - 14 con (phụ thuộc vào giống và lứa đẻ), mỗi năm có
thể đẻ 1,6 - 2,6 lứa (phụ thuộc vào thời gian tách con). Nếu mỗi năm một lợn nái đẻ trung
bình 1,8 lứa, mỗi lứa nuôi sống 10 con, thì một năm 1 lợn nái có thể sản xuất ra 18 lợn
con, nếu thời gian nuôi lợn thịt là 6 tháng và trọng lượng giết thịt lúc kết thúc 6 tháng
nuôi bình quân là 85 kg/con thì mỗi năm chúng ta có thể nuôi được 1,5 lứa lợn thịt. Do
đó một lợn nái mỗi năm có thể sản xuất ra 18 x 1,5 x 85 = 2295 kg thịt lợn hơi. Nếu tỷ lệ
thịt xẻ trung bình là 75% thì mỗi năm 1 lợn nái có thể sản xuất ra 1721 kg thịt xẻ.
- Lợn là loại gia súc dạ dày đơn, ăn tạp, có khả năng lợi dụng thức ăn cao, sản xuất
ra nhiều thịt có chất lượng cao và giá thành hạ. Do bản tính ăn tạp nên lợn có thể ăn nhiều
loại thức ăn: tinh bột, thô xanh, rau bèo, củ quả, phế phụ phẩm nông nghiệp và công
nghiệp thực phẩm. Ðể sản xuất 1 kg thịt lợn hơi cần 2 - 4 kg thức ăn (phụ thuộc vào
giống, loại thức ăn và phương thức nuôi dưỡng) và khoảng 7 - 8 kg thức ăn cho 1 kg lợn
con giống cai sữa.
- Lợn khi giết thịt cho một tỷ lệ thịt xẻ cao
Khi giết mổ tỷ lệ thịt xẻ có thể đạt 75 - 85%, trong đó tỷ lệ nạc có thể đạt từ 30 -
60% (phụ thuộc vào giống, chế độ nuôi dưỡng, tuổi và trọng lượng giết thịt). Lợn hơn
hẳn các loại gia súc khác về khả năng cho thịt.
Tỷ lệ móc hàm (%) VCK ăn được (%) Nhiệt năng/kg (Kcal)
Bò vỗ béo 50 - 60 33 1850
Cừu 50 - 55 37 1430
Lợn 75 - 85 63 2700
- Lợn có khả năng thích nghi cao, dễ huấn luyện:
Lợn có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nóng lạnh. Vì có lớp mỡ dưới
da dầy nên chống rét tốt, khi nóng thì tăng cường hô hấp để thải nhiệt. Do vậy địa bàn


phân bố của đàn lợn trên thế giới khá rộng rãi. Lợn còn có ưu điểm dễ huấn luyện, trong
thực tiễn có thể lợi dụng đặc điểm này để tạo cho lợn những phản xạ có điều kiện, tiện
cho việc chăm sóc quản lý và sử dụng.
Ví dụ: tập cho lợn ỉa đái đúng chỗ, nhảy giá để khai thác tinh dịch
- Lợn có tỷ lệ mỡ trong thân thịt cao: tỷ lệ mỡ trong thân thịt xẻ của lợn có thể đạt
50%, đây là một nhược điểm cần hạn chế.
4.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và trong nước
a) Trên thế giới
Theo thống kê của FAO (Food and Agriculture Organization, 1999) tổng đàn lợn
của thế giới biến động qua các năm như sau:

Năm Số lượng (Triệu con)
1996 923,578
1997 937,031
1998 957,469
1999 960,829

Chứng tỏ ngành chăn nuôi lợn thế giới đang được quan tâm và phát triển. Trong
vòng 10 năm (1985-1995), mức tăng trưởng hàng năm đàn lợn toàn thế giới là 1,1 %
(FAO, 1996). Mặc dù lợn được nuôi hầu hết ở khắp các nước ở trên thế giới, tuy nhiên có
sự phân bố không đồng đều giữa các châu lục và giữa các nước trong vùng.
Theo FAO (1999) đàn lợn thế giới phân bố như sau:

Châu lục Ðơn vị (triệu)
Châu Á 572. 517
Châu Âu 209.346
Bắc Mỹ 95.056
Nam Mỹ 54.793
Châu Phi 23.857
Châu Ðại Dương 5.260

Nước có số đầu lợn cao nhất thế giới là Trung Quốc 485 triệu 698 nghìn con.
Theo các chuyên gia trong và ngoài nước thì đàn lợn thế giới tiếp tục phát triển trong
những năm tới.
b) Tình hình chăn nuôi lợn trong nước
Chăn nuôi lợn là một nghề có ở nước ta từ lâu, cách đây khoảng 4000 năm.
Nhưng trải qua 4000 nghìn năm bắc thuộc và đô hộ của phong kiến và đế quốc, nghề này
phát triển chậm, chủ yếu là nuôi những giống lợn nguyên thủy tầm vóc nhỏ bé, sinh
trưởng kém, sinh sản thấp, tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1 kg tăng trọng cao, hình thức
chăn nuôi thủ công “bỏ ống”, lấy phân là chủ yếu.
Trong những năm gần đây do quá trình đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nông
nghiệp (khoán quản, giao đất, giao rừng), nhà nước đã có ý thức đầu tư vào các khâu then
chốt của nông nghiệp như: giống mới, thức ăn, thuốc thú y, phân bón thủy lợi , và áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật sinh học đến các cơ sở sản xuất của đội ngũ cán bộ
khoa học kỹ thuật nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Trồng trọt cũng
như chăn nuôi có những bước phát triển mạnh mẽ, bước đầu thoát ra khỏi thế tự túc tự
cấp và sản xuất ra một khối lượng hàng hóa cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trong chăn nuôi lợn, tập quán chăn nuôi cũ được thay đổi, các biện pháp kỹ thuật mới
được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực: con giống, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng.
- Về số lượng: nước ta là một trong những nước nuôi nhiều lợn.
Theo FAO (1999), Số đầu lợn Việt nam đúng thứ 7 thế giới sau: Trung Quốc, Mỹ,
Brazil, Ðức, Balan, Tây Ban Nha. Ðứng thứ 2 châu Á, sau Trung Quốc, Ðứng hàng đầu
Đông Nam Á. Theo Cục khuyến nông, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, giai đoạn
1994-2004 đàn lợn cả nước tăng 6,77% đầu con, đạt được 26,14 triệu con (năm 2004) và
tăng 11,46% sản lượng thịt (2012 nghìn tấn năm 2004).
- Về chất lượng: khối lượng xuất chuồng qua các năm được nâng cao:
Năm 1970 : 32 kg/con
1980 : 48 kg/con
1985-1987 : 60 - 64 kg/con
1998 : 69,1 kg/con
2003 : 78,0kg/con

- Về phân bố: lợn được nuôi hầu hết trên cả nước, tuy nhiên không đồng đều giữa
các tỉnh trong nước. Một số lượng lớn tập trung ở các tỉnh đồng bằng ven sông, ven đô thị
như: ven sông Hồng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Hà, Ninh Bình, Phú Yên, Khánh Hòa,
các tỉnh ven sông Tiền Giang, Hậu Giang. Hiện nay, ở các tỉnh phía bắc đàn lợn nái
Móng Cái chiếm 40 - 45 %, nái ÐB x MC là 35 - 40 %. Các tỉnh phía nam, nái lai (50%
máu ngoại) chiếm 60 - 65 %, nái nội 30%) của phẩm giống.
4.1.3. Một số giống lợn nuôi phổ biến ở nước ta (xem chương II).
4.2. Tổ chức đàn lợn
Căn cứ vào đặc điểm sinh lý, sinh trưởng phát dục và tính năng sản xuất của từng
loại lợn để tổ chức đàn lợn.
- Tổng đàn lợn là số lượng được tính cho tất cả các nhóm lợn trừ lợn con bú sữa
(lợn con theo mẹ) và được chia ra các nhóm như sau:
Ðàn lợn sinh sản: bao gồm đàn lợn đực giống và lợn nái sinh sản
- Ðàn lợn đực giống: bao gồm
+ Ðàn lợn đực giống hậu bị: là những lợn đực sau khi cai sữa được người ta chọn lọc
giữ lại nuôi với mục đích làm giống. Về mặt thời gian được tính từ sau khi cai sữa đến khi sử
dụng cho phối giống lần đầu có kết quả.
Ðối với lợn đực nội: 2 - 8 tháng tuổi
Lợn ngoại: 2 - 10 tháng tuổi
+ Ðàn lợn đực kiểm định: là lợn đực giống ở giai đoạn từ khi sử dụng phối giống
lần đầu đến khi đạt 2 năm tuổi. Ðặc điểm của giai đoạn này lợn có khả năng sinh sản
chưa cao, chưa ổn định, và cơ thể đang sinh trưởng phát triển.
+ Ðàn lợn đực cơ bản: là lợn đực giống đã trưởng thành, có sức sản xuất cao, phẩm
chất tinh dịch tốt. Về thời gian được tính từ 2 năm tuổi đến khi loại thải (thường loại thải
khi lợn đực 4 - 5 năm tuổi).
- Ðàn lợn nái sinh sản bao gồm:
+ Ðàn lợn nái hậu bị: là đàn lợn nái sau khi cai sữa được người ta chọn lọc giữ lại
nuôi với mục đích làm giống. Về mặt thời gian được tính từ sau khi cai sữa đến khi sử
dụng cho phối giống lần đầu có kết quả. (có chửa). Ðối với lợn nội: 2 - 8 tháng tuổi, lợn
ngoại 2 - 10 tháng tuổi

+ Ðàn lợn nái kiểm định: là đàn lợn nái có khả năng sinh sản cụ thể là chửa đẻ,
nuôi con, nhưng có năng suất chưa cao chưa ổn định, cơ thể đang sinh trưởng. Về thời
gian lợn nái kiểm định được tính từ khi có chửa lần đầu tiên đến khi tách xong con lứa
thứ 2.
+ Ðàn lợn nái cơ bản: là những lợn nái có khả năng sinh sản cao, cơ thể đã
trưởng thành, khả năng sản xuất ổn định. Thời gian được tính từ khi tách con lứa thứ 2
đến khi loại thải (lứa thứ 7 - 8).
Hiện nay chúng ta có những trại lợn chuyên sản xuất lợn giống, ở những trại này
cần tổ chức đàn lợn hạt nhân, đó là những lợn đực và nái tốt nhất đàn có nhiệm vụ: sản
xuất đàn lợn hậu bị để thay thế cho đàn lợn hạt nhân, và đàn lợn nái sinh sản, nó chiếm
khoảng 15 - 20 % tổng đầu lợn nái sinh sản. Chúng được ưu tiên về điều kiện nuôi dưỡng
và chăm sóc quản lý.
- Ðàn lợn sinh sản loại thải: bao gồm những lợn cái, đực hậu bị, kiểm định, cơ bản
loại thải. Thời gian nuôi phổ biến là 3 tháng: tháng thứ nhất phục hồi (thiến hoạn), tháng
thứ 2 vỗ béo, tháng thứ 3 thúc béo
- Ðàn lợn thịt: bao gồm lợn sau cai sữa: thời gian 2 - 4 tháng tuổi, đàn lợn choai
(nhỡ) thời gian 5 - 7 tháng tuổi, đàn lợn vỗ béo (nuôi béo) thời gian 8 - 10 tháng tuổi.
Hiện nay nhiều nước người ta chia lợn thịt/ lợn thương phẩm thành các giai đoạn nuôi: từ
18 - 20 kg đến 60 kg (giai đoạn 1); 61 - 100 kg (giai đoạn 2); hoặc tương ứng 30 - 60 kg
và 61 - 100 kg.
- Ðàn lợn chờ xuất: bao gồm đàn lợn sau cai sữa và đàn lợn thịt đến tuổi xuất
chuồng, chờ xuất bán.
- Ðàn lợn cách ly: bao gồm những lợn bị ốm, hoặc những lợn mới nhập về từ nơi
khác cần được theo dõi.
4.3. Kỹ thuật chăn nuôi lợn sinh sản
4.3.1. Kỹ thuật chăn nuôi lợn đực giống
a) Vai trò của lợn đực giống và yêu cầu của việc chăn nuôi lợn đực giống
- Trong chăn nuôi lợn đực giống có vai trò rất quan trọng. Người ta thường nói
“nái tốt sẽ tốt ổ, đực tốt sẽ tốt đàn”. Nếu chúng ta cho các con đực nhảy trực tiếp cho các
con cái thì một con đực giống có thể phụ trách 20 - 30 con cái, nếu ta sử dụng lợn đực

giống trong thụ tinh nhân tạo thì mỗi đực giống có thể phụ trách 200 - 300 lợn nái. Một
đực giống có thể sử dụng 3 - 4 năm, như vậy một đực giống trong đời có thể cho ra hơn
1200 - 12000 lợn con. Qua những con số ước tính như trên ta có thể thấy rõ tầm quan
trọng của lợn đực giống trong chăn nuôi lợn.
- Yêu cầu của việc nuôi dưỡng lợn đực giống phải đảm bảo lợn không quá béo cũng
không quá gầy, lợn phải mạnh khỏe, sinh trưởng phát dục tốt, có tính hăng cao, sản xuất
nhiều tinh dịch có phẩm chất tốt và có khả năng cải tạo đời sau.
b) Chọn lợn đực giống: do tầm quan trọng của lợn đực giống và do số lượng không
cần nhiều nên mức độ chọn lọc phải khắt khe và nghiêm ngặt. Ðể chọn được lợn đực
giống tốt ta phải dựa vào tổ tiên, bản thân và đời sau của nó.
- Chọn lọc qua tổ tiên: là căn cứ vào ông bà, bố mẹ của con vật để chọn lọc nó làm
giống. Lý lịch của đực giống phải rõ ràng, có tổ tiên tốt, đặc biệt là ông và bố nếu đã
đựợc kiểm tra tại trạm kiểm tra năng suất và đã được chọn để sử dụng trong thụ tinh nhân
tạo thì càng tốt.
- Chọn lọc qua bản thân: là căn cứ vào bản thân con vật để chọn nó làm giống. Các
đặc điểm về ngoại hình phải đặc trưng của phẩm giống, có tốc độ sinh trưởng và phát
triển tốt, có chất lượng cao qua kiểm tra cá thể đạt đặc cấp.
Ví dụ: lợn đực phải dài mình, lưng thẳng, mông và vai nở, 4 chân to khỏe, đi bằng
móng, 2 dịch hoàn phải to và đều nhau, tính đực hăng, không hiền lành nhưng cũng
không quá dữ. Lợn chỉ được chọn sau khi đã tập nhảy giá khai thác tinh để kiểm tra phẩm
chất tinh dịch và chất lượng phải đạt các qui định chung.
- Chọn lọc qua đời sau: căn cứ vào phẩm chất của đời con để đánh giá đực giống
cho chính xác.
c) Ðặc điểm sinh lý lợn đực giống:
- Ðặc điểm sản xuất tinh dịch:
Lợn đực giống thuộc loại hình phóng tinh tử cung, một lần giao phối xuất ra một
lượng tinh dịch rất lớn: lợn đực nội khoảng 50 - 200 ml/lần xuất tinh, lợn đực ngoại 150 -
300 ml/lần xuất tinh, cá biệt có con đạt 500, 1000 ml. Như vậy ở lợn lượng xuất tinh gấp
50 - 100 lần của trâu, bò, dê, cừu. Mật độ tinh trùng ở lợn đực nội: 15 - 60 triệu/ml tinh
dịch, lợn ngoại: 170 - 500 triệu/ml. Phẩm chất tinh dịch của lợn đực ngoại cao hơn lợn

nội, sự khác biệt này chủ yếu là do sự khác biệt về lượng xuất tinh (V) và nồng độ tinh
trùng (C). Ở lợn V phụ thuộc vào tuổi, tầm vóc của gia súc. C phụ thuộc vào giống, tuổi,
chế độ nuôi dưỡng, sử dụng và khí hậu. Thành phần hóa học của tinh dịch lợn: tinh dịch
là chất tiết hỗn hợp của dịch hoàn, dịch hoàn phụ và các tuyến sinh dục phụ. Nó là một
thể chất lỏng nhầy, không trong suốt, phản ứng kiềm (pH: 7.2 - 7.5) có mùi đặc biệt.
Theo White (1958), thành phần hóa học của tinh dịch có nước chiếm 95 % (94 - 98%);

×