Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh ấn độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.28 KB, 17 trang )


1

Dàn bài
Mở đầu 2
1. Giới thiệu chung 3
1.1. Các khái niệm 3
1.2. Khái quát về đất nước Ấn Độ 5
2. Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của người Ấn Độ 6
2.1. Giao tiếp hằng ngày 6
2.2. Giao tiếp trong kinh doanh 8
3. Liên hệ tới Việt Nam 13
Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác kinh doanh với người
Ấn Độ.
Kết luận 16
Tài liệu tham khảo


2

Mở đầu
Hợp tác làm ăn với các khách hàng quốc tế không chỉ yêu cầu sự năng động
về tài chính mà còn phải có hiểu biết về nền văn hóa của họ.Thiếu hiểu biết về
nền văn hoá của đối tác sẽ dẫn đến những hiểu nhầm, bối rối và lúng túng trong
cách ứng xử. Cho nên, việc xây dựng một mối quan hệ làm ăn thành công là một
phần tất yếu trong bất kỳ sự liên kết quốc tế nào. Và những mối quan hệ như vậy
cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có hiểu rõ được những mong đợi và ý
định của khách hàng hay không.
Mỗi nền văn hoá đều có những nét đặc trưng riêng biệt. Là đại diện công ty,
bạn cần chắc rằng mình sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp nhất với những khách hàng
tiềm năng. Đó cũng chính là lý do tại sao bạn cần phải hiểu rõ những quy tắc


giao tiếp cơ bản dựa trên phong tục và văn hóa của nước họ.
Ở một đất nước có nền văn hóa đa dạng và phức tạp như Ấn Độ rất khó để
đưa ra kết luận chung, những quy tắc chung mà có thể được sử dụng bởi những
người làm kinh doanh. Chủ nghĩa khu vực, tôn giáo, ngôn ngữ và đẳng cấp là
những yếu tố cần phải được tính đến khi kinh doanh tại Ấn Độ. Hành vi, nghi
thức và phương pháp tiếp cận được tất cả các sửa đổi phụ thuộc vào người mà
bạn đang giải quyết và bối cảnh mà họ đang được giải quyết. Một số quy tắc cơ
bản trong giao tiếp kinh doanh sau đây sẽ có ích nếu bạn đang làm ăn với các đối
tác đến từ Ấn Độ.


3

1. Giới thiệu chung
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Văn hóa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một
cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo định nghĩa của UNESSCO: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm
cho dân tộc này khác với dân tộc kia. Văn hóa nên được đề cập đến như là một
tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, trị thức và xúc cảm của một
xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và
nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền
thống và đức tin”.
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam
- Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa – Thông
tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con
người sáng tạo ra trong lịch sử”.
Còn theo Geert Hofstede, một chuyên gia về sự khác biệt trong so sánh giữa
các nền văn hóa và quản lý đã định nghĩa văn hóa là “Một chương trình chung

của trí tuệ phân biệt thành viên của nhóm người này với nhóm người khác… Văn
hóa theo nghĩa này bào gồm hệ thống các giá trị và các giá trị giữa tòa nhà văn
hóa”.
Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát
triển trong quan hệ qua lại giữa con người và con người, con người và xã hội.
Song chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền
vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông

4

qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành
động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con
người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống
và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do
con người tạo ra.
1.1.2. Văn hóa kinh doanh
Chúng ta đều biết văn hoá là biểu hiện hành vi, tư duy và tình cảm đã ăn sâu
hay bị ảnh hưởng qua học hỏi và là điểm đặc thù của một nhóm người chứ không
phải của một cá nhân. Hành vi thể hiện ở các hành động, trong khi tư duy và tình
cảm thể hiện nội tâm và tri thức của con người. Ở một mức độ nhất định, văn
hoá có liên quan đến các quy chuẩn hay phong cách xử sự truyền thống của một
nhóm người hình thành qua thời gian. Ở mức độ sâu sắc hơn, văn hoá là những
giá trị mặc nhiên được chia sẻ trong một nhóm người, ấn định cái gì quan trọng,
cái gì tốt và cái gì xấu. Những giá trị này nhất quán với quy tắc nhóm, nghĩa là
các quy tắc xử sự phản ánh các giá trị, và ngược lại, các giá trị phản ánh quy tắc
xử sự.
Với cách tiếp cận về văn hóa như trên, có thể hiểu: Văn hoá kinh doanh một
hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh
doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của
họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay khu vực nào đó.

Văn hoá kinh doanh là những giá trị văn hoá gắn liền với hoạt động kinh
doanh. Các giá trị văn hóa này được dùng để đánh giá các hành vi, do đó, được
chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên trong doanh nghiệp như
một chuẩn mực để nhận thức, tư duy và cảm nhận trong mối quan hệ với các vần
đề mà họ phải đối mặt. Văn hoá kinh doanh không chỉ tạo ra tiêu chí cho cách

5

thức kinh doanh hằng ngày mà còn tạo ra những khuôn mẫu chung về quan điểm
và động cơ trong kinh doanh.
1.2. Khái quát về Ấn Độ
Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết bán đảo Ấn Độ. Ấn Độ có
ranh giới với Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan và
Afghanistan. Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỉ
người, và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích.
Ấn Độ có diện tích là 3,280,483 km
2
. Dân số là 1,21 tỉ người (2011). Ấn Độ
không có quốc đạo. Hiến pháp Ấn Độ quy định tự do tín ngưỡng, bình đẳng các
tôn giáo. Có sáu tôn giáo chính: trên 80% dân số theo Ấn Độ giáo, 10% theo Hồi
giáo, 2% theo Thiên chúa giáo, 2% theo Đạo Sikh; khoảng 1% theo đạo Thiền
(Jainism); 0,75% theo Phật giáo.
Ngôn ngữ: Mười tám thứ tiếng được Hiến pháp công nhận là ngôn ngữ
chính. Tiếng Hindu là ngôn ngữ chính thức làm việc của nhà nước liên bang và
được gần 40% dân số sử dụng. Tiếng Anh là tiếng giao tiếp, được sử dụng rộng
rãi.
Ấn Độ là một nước có diện tích rộng lớn, lao động dồi dào, tài nguyên thiên
nhiên phong phú. Từ khi giành độc lập đến những năm 80 của thế kỷ XX, Ấn Độ
chủ trương tự cung tự cấp với mô hình kinh tế tập trung, hướng nội. GDP tăng
trung bình 3,5%/năm.

Từ năm 1991, Ấn Độ tiến hành cải cách, áp dụng mô hình kinh tế mới mở
cửa, dựa nhiều hơn vào dịch vụ và tri thức để phát triển công nghệ thông tin (IT),
coi đây là đầu tàu cho toàn bộ nền kinh tế. Năm 2008, khu vực dịch vụ đóng góp
tới 56% GDP, công nghiệp 22% và nông nghiệp 18,5%. Năm 2007-2008, Tổng

6

GDPđạt khoảng 1,16 nghìn tỷ USD, tăng trưởng GDP đạt 9%, xuất khẩu đạt 159
tỷ USD (tăng 25,8%), nhập khẩu đạt 239,65 tỷ USD (tăng 29%), FDI đạt 32,44
tỷ USD, dự trữ ngoại tệ đạt 249,3 tỷ USD (đến tháng 2/2009). Ấn Độ đang mạnh
mẽ vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế ở khu vực.
2. Những vấn đề trong văn hóa kinh doanh của Ấn Độ
2.1. Giao tiếp hàng ngày
Quà tặng: Khi bạn muốn tặng quà cho đối tác của mình, hãy lưu ý giấy gói
quà không được là màu trắng hay màu đen vì người Ấn Độ tin rằng những màu
này hay mang lại điều không may. Mặt khác, những màu theo họ sẽ mang lại
may mắn là màu đỏ, xanh lá, và màu vàng. Theo quan niệm của họ, bạn không
nên mở quà trước sự có mặt của người tặng. Nếu họ tặng bạn một món quà, bạn
hãy mở nó sau khi người tặng quà đi khỏi phòng. Người Ấn Độ thích nhận được
các món quà như hoa, sôcôla, nước hoa hay những đồ điện nhỏ. Bạn nên chú ý
tránh những quà tặng có liên quan đên các quan niệm tôn giáo hay đạo đức của
họ. Ví dụ bạn đừng nên tặng họ một bức tranh về một chú chó vì theo họ chó là
loài động vật không sạch sẽ. Một điều nữa bạn nên nhớ là người Ấn Độ không
uống rượu và ăn thịt bò, thịt lợn. Khi được cá nhân mời thì quà tặng có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng. Người Ấn Độ đặc biệt thích và đánh giá cao những món quà
có liên quan đến quê hương của người tặng quà. Bạn nên gửi kèm theo một danh
thiếp hoặc bưu thiếp vì nhiều khi quà tặng không được mở trước mặt người tặng
quà.
Thời gian: Có lẽ do chịu ảnh hưởng từ hơn 200 năm đô hộ của Thực dân
Anh, người Ấn rất xem trọng sự đúng giờ trong các cuộc hẹn. Tuy nhiên, hiện

nay điều này vẫn có thể được điều chỉnh linh hoạt - việc hẹn lại lịch là một việc
cũng khá phổ biến ở đây. Những cuộc hẹn vào giữa trưa khá phổ biến ở Ấn Độ.

7

Như chúng ta đã biết, Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ nhì thế giới chỉ sau
Trung Quốc nhưng có vẻ như chỉ có một nửa dân số trong độ tuổi lao động làm
việc vì phụ nữ Ấn sau khi có chồng hầu như chỉ ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái
và gia đình. Nam giới thường có trách nhiệm với gia đình. Do vậy, họ có thể hẹn
lại lịch vào giờ phút cuối. Đây là một thói quen khá phổ biến trong văn hoá Ấn
Độ.
Giờ làm việc bắt đầu vào lúc 9h30 sáng và kết thúc lúc 5h chiều, từ thứ Hai
đến thứ Sáu. Nhiều nơi còn bắt đầu làm việc vào 10h30 và làm việc liên tục 8
giờ không nghỉ trưa. Nhưng khi đã đến giờ nghỉ, nhất định họ không làm nữa,
cho dù việc đó là nhẹ nhàng và thu nhập cao đi chăng nữa – câu trả lời của họ sẽ
là – đã đến giờ nghỉ.
Mời: Người Ấn Độ rất thân thiện và việc mời nhau đi dự tiệc riêng tư
thường được coi là biểu hiện của mối quan hệ đối tác tốt đẹp. Bạn không đươc từ
chối những lời mời như vậy. Bữa ăn thường rất muộn, sau các thủ tục và nghi lễ
đón tiếp cầu kỳ và kéo dài, vì thế bạn không nên để bụng đói đến dự tiệc. Đồ
uống rất được ưa chuộng ở Ấn Độ, đặc biệt là bia, gin tonic và whisky. Người
thuộc đẳng cấp cao nhiều khi không uống rượu. Trong bữa ăn không dùng đồ có
rượu. Sau món tráng miệng là thời điểm phải cáo từ ra về, ở lại lâu hơn bị coi là
thiếu lịch sự.
Trả lời: Không phải cứ trả lời “Vâng” có nghĩa là đồng ý. “Vâng” cũng có
thể có nghĩa là “Tôi không biết”. Thậm chí nếu nói “vâng, nhưng nó có thể có
chút khó khăn” - biểu hiện ngần ngại thì còn có thể bao hàm ý “Không”. Để
tránh hiểu nhầm, bạn không nên đặt những câu hỏi để có thể trả lời hoặc phải trả
lời với “Có” hoặc “Không”.


8

Phê phán: Không phải người Ấn Độ không chấp nhận bị phê phán mà họ
chỉ không bao giờ phê phán trực diện thôi. Ai không hài lòng thì tốt hơn là nên
hỏi đối tác xem có cách nào khác không. Từ chối hay bác bỏ thẳng thừng cũng bị
coi là thiếu lịch sự - tương xứng gần bằng một cái bạt tai.
2.2. Giao tiếp trong kinh doanh
Các quy tắc giao tiếp trong kinh doanh ở Ấn Độ tương tự như hầu hết các
nước ở Tây Âu. Phần lớn các khách hàng Ấn Độ có trình độ về quản lý và kỹ
thuật đều giao tiếp tiêng Anh rất tốt.
Thời gian: Thời gian tốt nhất trong năm để đi thăm họ là vào giữa tháng
Mười và tháng Ba. Bạn không nên sắp xếp lịch làm việc với họ vào các ngày
nghỉ lễ. Một điều quan trọng doanh nhân cần chú ý là ngoài các ngày nghỉ lễ lớn,
người Ấn Độ còn có các lễ hội tôn giáo khác và nó không theo như đúng lịch
dương mà chúng ta hay dùng. Vì vậy, hãy tìm hiếu kỹ những ngày này thông qua
đại sứ quán Ấn Độ của nước mình để có được lịch hẹn phù hợp nhất.
Ăn mặc: Các lãnh đạo trong các công ty ở Ấn Độ thường mặc véc. Tuy
nhiên, do điều kiện thời tiết nên họ có thể mặc những trang phục đơn giản hơn.
Nhưng bạn nên mang áo comple theo vì trong phòng làm việc của người Ấn Độ
thường để nhiệt độ điều hòa rất thấp, khoảng 18 độ C để thể hiện đẳng cấp. Nếu
không cẩn thận, bạn sẽ bị cảm lạnh giữa mùa hè. Dù người Ấn Độ nhiều khi xuất
hiện với áo cộc tay và không thắt cravat, nhưng người Ấn Độ lại mong chờ đối
tác của họ ăn vận lịch sự. Chỉ có mùa hè là không vận comple. Các nữ doanh
nhân thường mặc trang phục truyền thống.
Ngôn ngữ: Mỗi tiểu bang khác nhau ở Ấn Độ đều có ngôn ngữ chính thức
khác nhau. Chính quyền trung ương chỉ công nhận tiếng Hindi là ngôn ngữ chính

9

thức của Ấn Độ. Tuy nhiên, khi kinh doanh tại Ấn Độ, tiếng Anh là ngôn ngữ

của thương mại quốc tế.
Hệ thống phân cấp: Tất cả các ảnh hưởng văn hóa đều tác động đến hầu
hết các nền văn hóa kinh doanh Ấn Độ, hệ thống phân cấp đóng một vai trò quan
trọng. Với nguồn gốc từ Ấn Độ giáo và hệ thống giai cấp, xã hội Ấn Độ hoạt
động trong khuôn khổ của hệ thống phân cấp chặt chẽ xác định vai trò của người
dân, tình trạng và trật tự xã hội.
Gặp gỡ và chúc mừng: Có một sự khác biệt về văn hóa điểm hình trong các
bộ ngành của chính phủ và các tổ chức thương mại. Nếu so sánh với các tổ chức
thương mại thì hẹn gặp các quan chức chính phủ thường khó hơn rất nhiều. Tuy
nhiên tại các phòng ban của chính phủ, thông thường bạn bải hẹn lại hoặc phải
chờ trong nhiều giờ đồng hồ trước khi gặp được người cần gặp. Hãy chuẩn bị sẵn
sang cho những sự thay đổi trong phút chót về thời gian và địa điểm gặp. Bạn
nên để lại thông tin liên lạc cho thư ký của người hẹn gặp để nếu có sự cố thay
đổi thì người ta sẽ thông báo cho bạn.
Bạn nên cố gắng đến sớm để đúng hẹn. Tại hầu hết các thành phố ở Ấn Độ,
đường phố thường rất đông, trong những giờ cao điểm, bạn sẽ phải mất rất nhiều
thời gian để đến được chỗ hẹn. Các địa chỉ ở Ấn Độ thường rất rắc rối do cách
đánh số của các tòa nhà rất khác nhau ở các nơi, ngay cả ở trong cùng một thành
phố. Phức tạp hơn nữa là trong những năm gần đây, đường phố ở nhiều thành
phố bị đổi tên. Để tránh lạc đường, bạn nên hỏi người hẹn gặp làm thế nào để
đến đó.
Giờ làm việc hành chính thường từ 10h sáng đến 5h chiều. Tuy nhiên, tại
các thành phố lớn như Mumbai, nhiều nơi bắt đầu làm việc sớm hơn để tránh ách

10

tác giao thông khi đi lại. Ở các tổ chức thương mại có xu hướng kéo dài ngày
làm việc, bắt đầu từ 7h30 sáng và kết thúc lúc 8h tối.
Thông thường giờ ăn trưa là 1 giờ đồng hồ, từ 12h trưa đến 2h chiều. Trong
những năm gần đây, người ta có xu hướng hẹn gặp vào bữa sáng hoặc bữa trưa

để tiện trao đổi công việc. Các cuộc hẹn ăn tối rất ít khi dành cho các mục đích
làm ăn. Các bữa tối được tổ chức như các buổi chiêu đãi với mục đích chào đón
và tìm hiểu lẫn nhau.
Thời gian làm việc của một tuần khác nhau giữa các cơ quan, ban ngành:
Các văn phòng chính phủ làm việc từ thứ 2 đến thứ 7, thứ 7 của tuần thứ 2 trong
tháng là ngày nghỉ lễ, hầu hết các tổ chức thương mại đều làm việc 5 ngày rưỡi
một tuần, các công ty máy tính và phần mềm làm việc 5 ngày một tuần, nghỉ thứ
7 và chủ nhật.
Mặc dù theo như phong tục ở Ấn Độ thì bạn có thể bắt tay nam giới khi bắt
đầu cuộc họp, nhưng với phụ nữ bạn nên tránh điều này. Nên chú ý, chỉ khi
người phụ nữ chủ động mời bạn bắt tay thì bạn mới nên thực hiện nghi thức này
với họ. Một nghi thức chào truyền thống khác nữa là bạn chắp hai tay, để dưới
cằm, mỉm cười, đầu hơi cúi nhẹ, đó là cách chào hỏi Namaste (là một hình thức
chào hỏi thường thấy trong văn hóa các nước Nam Á, ở một số nước Đông Nam
Á, và cộng đồng người từ các khu vực này - bàn tay ép vào nhau, lòng bàn tay
chạm vào nhau và ngón tay chỉ lên trên, ngón tay cái gần với ngực. Trong Ấn Độ
giáo có nghĩa là “tôi cúi đầu trước thần linh trong bạn”.) Cách sử dụng Namaste
là một dấu hiệu của sự hiểu biết của bạn trong văn hoá Ấn Độ.
Bạn nên bắt đầu cuộc họp bằng những vấn đề nhỏ xung quanh mục đích
chính của cuộc họp sau đó mới dần bàn phần quan trọng nhất của công việc.
Trong cuộc họp, tốt nhất bạn nên xưng hô với các đối tác Ấn Độ bằng các chức

11

danh của họ như “Professor X” (Giáo sư X), “Mr. X” (Ông X) hay “Ms. X” (Cô
X) kèm theo họ chứ không phải tên riêng.
Tên nói lên vị trí hay đẳng cấp cũng như là tôn giáo của một người Ấn
Độ. Ví dụ, tên có chữ Singh thì họ chắc chắn là một người đạo Sikh. Hậu tố “-
jee” (như trong Banerjee) thể hiện một người có đẳng cấp cao. “Kar” (như trong
Chandraskar) biểu thị rằng người là của đẳng cấp cao ở bang Maharashtan. Tên

theo tiếng Ả-rập sẽ được sử dụng bởi người Hồi giáo.
Danh thiếp nên được đưa ra ngay từ đầu cuộc họp. Bạn chú ý chuẩn bị đầy
đủ danh thiếp cho tất cả những thành viên có mặt trong cuộc họp. Ban phải dùng
tay phải để trao danh thiếp của bạn và nhận danh thiếp từ tay người Ấn Độ. Tay
trái bị coi là “không sạch sẽ”.
Chức danh trên danh thiếp rất quan trọng. Nếu trên đó không ghi ít nhất là
“Phó Chủ tịch” hay “Giám đốc” thì thường không được coi trọng vì doanh
nghiệp Ấn Độ được tổ chức theo trật tự quyền lực nghiêm ngặt, chức danh thấp
hoàn toàn không có quyền quyết định.
Xây dựng mối quan hệ: Kinh doanh tại Ấn Độ liên quan đến việc xây dựng
quan hệ. Ấn Độ chỉ hợp tác với những người mà họ biết và tin tưởng. Điều quan
trọng là một mối quan hệ làm việc tốt được thành lập với bất kỳ đối tác tiềm
năng. Điều này phải được thực hiện trên một mức độ kinh doanh, tức là thể hiện
sự nhạy bén kinh doanh mạnh mẽ, và ở một mức độ cá nhân, tức là liên quan đến
đối tác của bạn và thể hiện các đặc điểm tích cực của sự tin cậy và danh dự.
Các cuộc họp và đàm phán: Các cuộc họp nên được sắp xếp từ trước. Điều
này nên được thực hiện bằng văn bản và xác nhận qua điện thoại. Tránh các cuộc

12

họp gần hoặc ngày lễ quốc gia như ngày độc lập, lễ hội Diwali Tránh cái nóng
bằng cách lên lịch giữa tháng mười và tháng Ba.
Các cuộc đàm phán thường bắt đầu bằng những chuyện ngoài lề, uống chè
hoặc cà phê ngọt, nhiều sữa. Đây là một phần của quá trình “tìm hiểu đối tác”.
Tránh nói về các vấn đề cá nhân, và nếu mới đến Ấn Độ, không bình luận về các
vấn đề như nghèo đói hoặc ăn xin.
Sau đó là những cuộc đàm phán được chuẩn bị chi tiết như thể vở diễn trên
sân khấu. Doanh nhân ta có thể thẳng thắn lập luận, vặn bẻ số liệu hay đề nghị
mời chào của đối phương, nhưng không bao giờ được tỏ ra là mất bình tĩnh. Rất
hiếm khi người Ấn Độ có chương trình nghị sự định sẵn cho cuộc đàm phán và

điều quan trọng nhất bao giờ cũng được để ở cuối cùng. Đàm phán thường kéo
dài và mất thời gian. Người Ấn Độ cho rằng nếu đạt kết quả nhanh thì việc đàm
phán, thỏa thuận có gì đó không ổn.
Đúng giờ dự kiến, mặc dù là muộn 10 phút sẽ không có hậu quả tai
hại. Tính linh hoạt là tối quan trọng. Trách nhiệm gia đình được ưu tiên hơn kinh
doanh để hủy bỏ phút cuối cùng là có thể khi làm kinh doanh. Khi bước vào
phòng hội nghị, bạn phải luôn luôn tiếp cận và chào đón các nhân vật cao cấp
nhất đầu tiên.
Ấn Độ không căn cứ quyết định kinh doanh của họ chỉ theo số liệu thống
kê, số liệu thực nghiệm và các bài thuyết trình PowerPoint thú vị mà sử dụng
trực giác, cảm giác và niềm tin.
Khi đàm phán chiến thuật tránh áp lực cao. Không được đối đầu hoặc mạnh
mẽ. Những lời chỉ trích và bất đồng phải được thể hiện chỉ với ngôn ngữ ngoại
giao hay nhất. Xã hội Ấn Độ có ác cảm với việc nói “không” vì nó được coi là

13

thô lỗ do khả năng gây ra sự thất vọng hoặc hành vi phạm tội. Lắng nghe cẩn
thận để đưa ra cầu trả lời phù hợp nhất. Các thuật ngữ như “Chúng ta sẽ thấy”,
“Tôi sẽ cố gắng” hay “có thể” được rằng họ đang nói “không”.
Trong cuộc họp, bạn đừng bao giờ chống tay lên hông vì hành động đó
được coi như biểu hiện sự tức giận của người Ấn Độ.
Khi đàm phán kết thúc tiếp tục thành công quá trình xây dựng mối quan hệ
với một bữa ăn tối kỷ niệm.
Những ví dụ trên là những khác biệt về văn hóa, tập quán kinh doanh và văn
hoá kinh doanh ở Ấn Độ. Bằng cách điều chỉnh hành vi và cách tiếp cận của bạn
để việc kinh doanh tại Ấn Độ bạn tối đa hóa tiềm năng của chuyến thăm của
bạn.
3. Những lưu ý khi tiếp xúc với người Ấn Độ - Bài học cho Việt Nam
Kì lạ là Ấn Độ tuy là nước nghèo nhưng những doanh nhân của họ lại rất

giàu. Nếu tính những người giầu nhất châu Á thì chắc đa phần là người Ấn Độ
mặc dù Ấn Độ hiện nay chưa có nền kinh tế quy mô như Nhật và Trung Quốc.
Các tập đoàn tư nhân của Ấn Độ cũng nổi tiếng với các sản phẩm như ôtô, máy
tính, sắt thép giá rẻ. Nếu như các tập đoàn công nghệ tránh xa Trung Quốc vì
thói ăn cắp bản quyền và nạn làm hàng giả, hàng nhái. Chính phủ Trung Quốc
dường như cổ vũ cho việc này, chính phủ Trung Quốc cũng “bắt chước” đủ thứ
như công nghệ quốc phòng, vũ trụ… thì giới công nghệ lại thích Ấn Độ, nhất là
công nghiệp phần mềm. Mặc dù Ấn Độ hiện nay còn nghèo hơn cả Trung Quốc
nhưng tại sao họ lại không chơi “xấu” như vậy.
Ngay cả trong chính sách phát triển kinh tế của mình, chúng ta cũng thấy
Ấn Độ có những cách khác. Chẳng hạn nhiều năm trước thế giới không đánh giá

14

cao mô hình kinh tế của Ấn Độ, họ nói nhiều đến Trung Quốc nhưng ngày nay,
xu hướng có thể chưa ngược lại 100% nhưng cũng đã có nhiều thay đổi.
“Chúng ta suy nghĩ theo cách của người Anh nhưng hành động theo phương
thức của người Ấn Độ” (giám đốc điều hành R. Gopalakrishnan của tập đoàn
Tata Sons).
Có rất nhiều người nước ngoài đến Ấn Độ, sau các cuộc trao đổi với các nhà
quản lý Ấn Độ, họ đều nhận ra rằng các nhà quản lý này thật sự rất tài năng, có
óc phân tích, rất thông minh và nhanh nhạy - và sau đó từ những trải nghiệm của
mình, họ không thể chỉ ra tại sao người Ấn Độ không thể làm theo những gì
được đưa ra trong các bản phân tích.
Thiếu hiểu biết về nền văn hoá của đối tác sẽ dẫn đến những hiểu nhầm, bối
rối và lúng túng trong cách ứng xử. Cho nên, việc xây dựng một mối quan hệ
làm ăn thành công là một phần tất yếu trong bất kỳ sự liên kết quốc tế nào. Và
những mối quan hệ như vậy cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có hiểu rõ
được những mong đợi và ý định của khách hàng hay không.
Ví dụ: Có một người Việt khi sang Ấn Độ công tác kể rằng, anh ta chẳng

hiểu tại sao khi mới làm việc cùng nhau trong công ty, vì chưa rõ nhiều điều, anh
ta nhờ chị nhân viên đi photocopy tài liệu. Chị ta lắc mình, anh ta lấy làm lạ vì
nghĩ là chị ta từ chối làm công việc nhưng lại thấy sau khi lắc chị ta cầm đống tài
liệu và vui vẻ đi làm nhiệm vụ. Một thời gian sau thì biết lắc với họ là sự đồng ý.
Thứ nhất: Người Việt Nam chưa hiểu nhiều về Ấn Độ. Điều này thật sự
phải thay đổi. Trong mọi quan hệ, quan hệ giao thương đi trước. Doanh nhân
Việt Nam phải biết quan tâm đến thị trường hơn 1 tỷ dân của Ấn Độ. Việt Nam

15

gần cả Trung quốc nữa. Tổng cộng, chúng ta gần 2 thị trường lớn nhất thế giới
với gần 3 tỷ dân.
Thứ hai: Do người Việt ít giao lưu với Ấn Độ, có lẽ do nhiều nguyên do mà
chúng ta chưa biết thói quen, văn hóa của họ. Nên khi làm ăn trước hết phải thật
chú ý. Vì họ có rất nhiều điểm khác xa chúng ta.
Thứ ba: Đối với chính phủ, phải chú trọng quan hệ vĩ mô với Ấn Độ để tạo
lực cho bước tiến của doanh nhân cũng như nhân dân. Đây là mối quan hệ hai
chiều, tương tác liên tục.
Thứ tư: Dù là thị trường lớn, nhưng nền kinh tế hai nước cũng có nhiều
điểm tương đồng. Vì vậy có thể kinh doanh sẽ diễn ra không đơn giản.Phải hết
sức cẩn trọng. Nghiên cứu thị trường thật kĩ.Nếu cần phải đến các cơ quan chính
quyền để hỗ trợ.
Thứ năm: Ấn Độ là nước đang phát triển nên vẫn còn những tiêu cực như
tham nhũng. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải cẩn thận và chú ý.
Kinh doanh là quá trình khám phá. Doanh nhân Việt Nam sẽ khám phá ra
nhiều điều thú vị và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hai nước. Ngày nay, biết tận
dụng cơ hội thị trường là yếu tố rất quan trọng quyết định thành công hay thất
bại.



16

Kết luận
Ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú và đặc trưng duy nhất, và họ luôn
tìm cách giữ gìn những truyền thống của mình trong suốt thời kỳ lịch sử trong
khi vẫn hấp thụ các phong tục, truyền thống và tư tưởng từ phía cả những kẻ
xâm lược và những người dân nhập cư. Nhiều hoạt động văn hoá, ngôn ngữ,
phong tục và các công trình là những ví dụ cho sự đan xen văn hóa qua hàng thế
kỷ đó.
Trong quá trình giao tiếp, nếu biết sử dụng hiệu quả nó sẽ trở thành một vũ
khí sắc bén dẫn tới sự thành công. Trong giao thương cũng vậy, khi giao thương
với các quốc giao trong hay ngoài khu vực thì đòi hỏi người doanh nhân phải tìm
hiểu và hiểu rõ được văn hóa giao tiếp của tất cả những quốc gia đó để có thể
đưa ra kế hoạch cũng như chiến lược hiệu quả vì mỗi quốc gia đều có nền văn
hóa riêng, văn hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giao tiếp cũng như giao
thương. Thiếu hiểu biết về văn hóa của đối tác sẽ dẫn đến hiểu nhầm, bối rối và
lung túng trong cách cư xử. Trong quá trình hội nhập, mở ra nhiều cơ hội giao
lưu hợp tác quốc tế, việc thông hiểu về văn hóa cũng như đặc điểm về phương
thức giao tiếp trong việc giao thương sẽ là một nhân tố cho sự thành công của
một đất nước đang phát triển như Việt Nam.


17

Tài liệu tham khảo
1. KINH DOANH Ở ẤN ĐỘ - Rajesh Kumar và Anand Seth.
2. TÌM HIỂU VĂN HÓA GIAO TIẾP KINH DOANH MỘT SỐ NƯỚC
CHÂU Á – Nguyễn Thị Kim Loan
3.
4.

5. />business-culture-presentation
6. />lich/gioi-thieu-ve-dat-nuoc-An-do.aspx

×