Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Quản lí chất lượng giáo dục ở Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.37 KB, 14 trang )

Tiểu luận - Quản lý hành chính nhà nước và giáo dục
MỞ ĐẦU
Từ trước tới nay giáo dục và đào tạo luôn là một trong những mục tiêu
trọng điểm của Đảng và Nhà nước ta. Không thể phủ nhận rằng với công sức
đã bỏ ra, những thành quả đạt được rất đáng được trân trọng, nhưng thực
chất trong nền giáo dục của Việt Nam vẫn còn rất nhiều điểm yếu cần được
khắc phục. Nhìn sang các nước bạn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản hay
Hàn Quốc, họ đều có những nền giáo dục được chuẩn hóa cao, bằng cấp
được công nhận trên toàn thế giới. Người viết tự đặt ra cho mình câu hỏi
"Tại sao Việt Nam lại không thể làm được như họ?" Và với tiểu luận này, tôi
muốn đào sâu tìm hiểu và trả lời câu hỏi ấy.
Tuy trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này người viết chỉ có thể
trình bày những đặc điểm nổi bật nhất của mỗi trong số các nền giáo dục
trên thế giới và so sánh với nền giáo dục Việt Nam, nhưng cũng hy vọng có
thể đem đến cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về giáo dục, cũng như rút
ra những bài học quý giá cho chính chúng ta. Với sự cố gắng của mỗi cá
nhân, tôi tin rằng nền giáo dục Việt Nam sẽ phát triển không thua kém gì các
nước bạn trên thế giới.
Nguyễn Hồng Diệu - K38A1 CFL VNU
Tiểu luận - Quản lý hành chính nhà nước và giáo dục
I. Hoa Kỳ và hệ thống quản lý chất lượng đại học
1.1. Thực trạng giáo dục Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một cường cuốc kinh tế trên thế giới, tuy nhiên nước này
cũng nổi tiếng với một nền giáo dục hết sức quy củ và hệ thống. Nhiều
người cho rằng nền giáo dục ở đây là tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, hiện
nay chính người Mỹ lại đang tỏ ra nghi ngờ rằng liệu nền giáo dục đại học
của họ có tốt đến vậy hay không, có đáp ứng được các yêu cầu mà xã hội
Mỹ cũng như thế giới đặt ra hay không?
Có một thực trạng đặt ra, đó là chi phí giáo dục ở Mỹ vẫn còn quá
cao, nhất là chi phí cho bậc đại học. Trung bình một sinh viên phải tốn
khoảng 20.000 đến 30.000 USD học phí để có được một bằng cử nhân, cá


biệt có thể lên tới 35.000 USD. Hơn thế nữa, xu hướng tăng học phí đang
dần xuất hiện thêm. Thế nhưng vấn đề là sinh viên tốt nghiệp đại học lại chỉ
đáp ứng được rất thấp các yêu cầu của thị trường lao động Mỹ. Vậy chính
phủ và các trường đại học của Mỹ đã phải thực hiện những biện pháp gì để
khắc phục tình trạng này?
1.2. Giải pháp của Hoa Kỳ
Cách duy nhất để thoát khỏi sự chênh lệch giữa đào tạo đại học và nhu
cầu đa dạng của xã hội, đó là các trường đại học phải quan tâm tới chất
lượng giáo dục hơn nữa. Họ thậm chí đã vạch ra một hệ thống lý luận về
quản lý chất lượng cho các trường đại học, quy định rất đầy đủ về các mặt.
Khái niệm về chất lượng được chỉ rõ rằng: "Chất lượng là một quá
trình tổng hợp mà thông qua đó một trường đại học với tư cách là một đơn vị
khoa học đảm bảo rằng chất lượng giáo dục của họ được duy trì phù hợp với
chuẩn mà họ đặt ra. Với các quy định về đảm bảo chất lượng, trường đaịhọc
Nguyễn Hồng Diệu - K38A1 CFL VNU
Tiểu luận - Quản lý hành chính nhà nước và giáo dục
thỏa mãn nhu cầu của chính họ, của sinh viên và của cá nhân hay tổ chức
bên ngoài nhà trường." (Định nghĩa này được lấy từ trường đại học Baptist
Hong Kong, 1994).
Hệ thống quản lý chất lượng cần đảm bảo rằng chất lượng liên quan
đến một loạt các phương pháp và quy trình như đo lường, giám sát, bảo đảm,
duy trì, nâng cao chất lượng các trường đại học, và chuẩn chương trình do
chính các trường đại học, các tổ chức nghề nghiệp, chính phủ và các cơ quan
thiết lập chuẩn tiến hành.
Cũng cần đảm bảo quản lý chất lượng là một hoạt động mang tính
chuyên nghiệp, vì hoạt động này do một nhóm người có chuyên môn thực
hiện. Họ cần có đạo đức cũng như kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu,
được giáo dục và đào tạo ở một trình độ cao, thực hiện việc đảm bảo chất
lượng hoàn toàn vì quyền lợi của người khác.
Các tiêu chí để thực hiện thành công quá trình quản lý chất lượng

cũng được trình bày rất cụ thể. Quản lý chất lượng phải là một quá trình mở
để kiểm tra các bằng chứng về chất lượng và công bố công khai các kết quả
kiểm tra. Nó cần được thực hiện đều đặn, liên tục và thường xuyên cập nhật
các kết quả. Cần có sự so sánh chất lượng giữa các trường đại học với nhau
để thông báo cho người tuyển dụng và các nhà đầu tư những thông tin cần
thiết cho sự lựa chọn của mình. Phải sử dụng nhiều phương pháp đánh giá
chất lượng khác nhau đối với các hoạt động của nhà trường thực hiện trong
bối cảnh mà các hoạt động này đang diễn ra để bảo đảm tính chính xác và
khách quan. Nhà trường, các tổ chức kiểm định chất lượng, các nhà chính
sách của Bang và Liên bang phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình
quản lý chất lượng. Cuối cùng, cần xây dựng văn hóa đảm bảo chất lượng,
trong đó mỗi cá nhân đều xem chất lượng là trách nhiệm của mình và cam
kết liên tục duy trì, nâng cao nó.
Nguyễn Hồng Diệu - K38A1 CFL VNU
Tiểu luận - Quản lý hành chính nhà nước và giáo dục
Cơ chế cụ thể của hệ thống quản lý chất lượng ở Mỹ có thể trình bày
như sau:
- Quá trình đảm bảo chất lượng bắt đầu từ quá trình tự đánh giá của
nhà trường. Trong quá trình này, nhà trường đưa ra kế hoạch tự đánh giá và
thực hiện nhiều hoạt động đánh giá phức tạp để xem xét liệu nhà trường có
đạt được chuẩn chất lượng đã đề ra hay không. Để thực hiện được quá trình
này, nhà trường phải thu thập thông tin thông qua khảo sát, phỏng vấn
những đối tượng khác nhau; phải quan sát, đánh giá hoạt động của lớp học,
của giảng viên và các hoạt động khác nữa của nhà trường; cho sinh viên làm
các bài kiểm tra; đánh giá chương trình, nguồn lực, các hoạt động quản lý
khác ... Để thực hiện công việc cần có một số nhóm đánh giá và tất cả các
thành viên của nhà trường đều tham gia vào công tác này. Sau khi nhận được
báo cáo từ nhóm đánh giá, ban lãnh đạo nhà trường sẽ quyết định có nên gửi
hồ sơ ứng cử được kiểm định chất lượng hay không.
- Tới đây có một bước đệm trước khi quá trình đánh giá ngoài xảy ra,

đó là đánh giá của đồng nghiệp. Đây là một giai đoạn quan trọng khi các
chuyên gia tư vấn giúp nhà trường nâng cao chất lượng, đánh giá và công
nhận rằng nhà trường đã có chất lượng đạt chuẩn. (theo WASC 2001, tr.22)
- Giai đoạn cuối cùng, đánh giá ngoài, là khi các nhóm chuyên gia từ
một tổ chức kiểm định chất lượng làm việc dựa trên quá trình tự đánh giá
của các nhà trường. Trong nhóm này, ngoài các chuyên gia kiểm định chất
lượng còn có các thành viên cộng đồng không phải là chuyên gia nhưng
quan tâm tới giáo dục đại học. Tổ chức quản lý chất lượng sẽ khẳng định
chất lượng của nhà trường hay của chương trình dựa trên đánh giá của nhóm
đánh giá này.
Sau khi nhận được kết quả đánh giá, nhà trường sẽ tiếp tục xây dựng
và thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng của mình cho đến chu kỳ kiểm
Nguyễn Hồng Diệu - K38A1 CFL VNU
Tiểu luận - Quản lý hành chính nhà nước và giáo dục
định chất lượng lần sau. Quá trình kiểm định và quản lý chất lượng vì thế trở
thành một quá trình liên tục không ngừng để nâng cao chất lượng.
1.3. Quản lý chất lượng ở Việt Nam
Từ những gì Hoa Kỳ đã làm được cho nền giáo dục đại học của họ,
Việt Nam cũng nên nhìn lại mình và so sánh.
Điều dễ nhận thấy nhất có lẽ là Việt Nam chưa có một hệ thống lý
luận chặt chẽ nào cho việc kiểm định chất lượng. Chúng ta đưa ra những quy
định hết sức mơ hồ và dựa trên số lượng nhiều hơn là chất lượng. Do cán bộ
kiểm định không đi sâu đi sát nên các mục đích cụ thể và thiết thực cần được
đề ra cho chất lượng của các trường đại học hầu như không có. Các khâu
đánh giá cả trong lẫn ngoài đều còn yếu, chưa được tổ chức hệ thống. Chính
những điều này càng tạo điều kiện cho tiêu cực trong khâu kiểm tra đánh giá
xảy ra. Những nỗi nhức nhối như bệnh thành tích, hiện tượng mua bán điểm,
đút lót, gian lận thi cử ... chính là những gì chúng ta có thể khắc phục được
nếu có được một hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn.
II. Trung Quốc và hệ thống quản lý chương trình giáo dục

2.1. Thực trạng giáo dục Trung Quốc
Theo nhận định của Bộ Giáo dục Trung Quốc, gánh nặng bài vở của
học sinh tiểu học và trung học cơ sở của một số địa phương tại nước này
đang trở nên quá lớn. Điều này hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển tính
năng động của trẻ em về phương diện đạo đức, trí tuệ và thể chất, gây cản
trở việc thực hiện những giáo dục bắt buộc và không thể nâng cao tố chất
của công dân. Đây là một vấn đề nhức nhối cần được giải quyết ngay vì nó
mang tầm ảnh hưởng lâu dài.
Nguyễn Hồng Diệu - K38A1 CFL VNU

×