Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hội chứng bán cầu ưu thế và bán cầu không ưu thế potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.27 KB, 8 trang )

Hội chứng bán cầu ưu thế và bán cầu
không ưu thế

Chúng ta đều biết rằng ngoài những vùng có chức năng giống nhau trên hai bán
cầu đại não, mỗi bán cầu phụ trách một số chức năng khác nhau. Bán cầu ưu thế
được coi là bán cầu đại não phụ trách các vấn đề ngôn ngữ, trong khi bán cầu
không ưu thế lại phụ trách các vấn đề nhận thức, phối hợp và liên hệ các giác quan
và các chức năng thần kinh cao cấp với nhau. Do đó, tổn thương trên mỗi bán cầu
cũng tạo ra những khác biệt cần chú ý trên lâm sàng.

A - Hội chứng bán cầu ưu thế
Bán cầu ưu thế là bán cầu chủ yếu chi phối cho chức năng lời nói và ngôn ngữ. Ở
những người thuận tay phải, bán cầu ưu thế là bán cầu trái; trong khi ở những
người thuận tay trái, bán cầu này khó xác định hơn; khoảng 60% những người
thuận tay trái có bán cầu ưu thế là bán cầu trái, và 15% có vùng chức năng ngôn
ngữ ở cả hai bán cầu.
Hai biểu hiện chính của tổn thương chức năng trên bán cầu ưu thế là thất ngôn
(aphasia, dysphasia) và vong hành (apraxia, dyspraxia).

1. Thất ngôn
Tổn thương nhồi máu ở rãnh Sylvian của bán cầu ưu thế là tổn thương có nhiều
khả năng gây thất ngôn nhất. Người ta phân loại thất ngôn thành hai nhóm: trôi
chảy và không trôi chảy. Trôi chảy được định nghĩa đơn giản là khả năng hình
thành âm thanh dễ dàng. Thất ngôn không trôi chảy là loại thất ngôn bao gồm vấn
đề trong việc hình thành âm thanh.
Các nghiên cứu cho thấy nhiều bệnh nhân có tổn thương tại vùng phụ trách ngôn
ngữ và lời nói lại chỉ bị thiếu sót ngôn ngữ ở mức độ nhẹ. Điều này gợi ý các cấu
trúc sâu hơn đóng vai trò chủ yếu trong chức năng ngôn ngữ, cụ thể là đồi thị.
a. Thất ngôn Broca (hay thất ngôn biểu đạt, thất ngôn hành động) là loại thất ngôn,
trong đó, chức năng hiểu ngôn ngữ viết và nói còn tốt, còn chức năng biểu đạt
ngôn ngữ viết hoặc nói bị tổn thương. Vùng bị tổn thương bao gồm vùng insula và


frontoparietal operculum.
Đối với những bệnh nhân này, vấn đề thất ngôn có thể bị đánh giá nhầm là thất
ngôn hoàn toàn nếu bác sĩ không sử dụng các kiểm tra đơn giản để kiểm tra chức
năng hiểu. Ban đầu, tổn thương của bệnh nhân thường khó để phân biệt với thất
ngôn hoàn toàn, và sau đó một thời gian, thất ngôn biểu đạt mới xuất hiện rõ ràng
bên cạnh chức năng hiểu bình thường.
b. Thất ngôn Wernicke (hay thất ngôn tiếp nhận, thất ngôn cảm giác) thường gây
ra do bít tắc nhánh thấp của động mạch não giữa hoặc một trong các nhánh của nó.
Vùng bị tổn thương bao gồm hồi thái dương sau, hồi đỉnh dưới, và hồi thái dương
chẩm bên của bán cầu ưu thế.
Khác với các bệnh nhân thất ngôn Broca, các bệnh nhân thất ngôn Wernicke nói
trôi chảy và có biểu cảm, nhưng họ bị rối loạn về mặt ngôn ngữ, bao gồm cấu trúc
âm thanh biến dạng, dùng sai từ và dùng sai các hình vị. Câu nói của họ trôi chảy
nhưng thường thiếu các từ và ý chính. Bệnh nhân cũng có biểu hiện điếc từ đơn
thuần (không thể lặp lại các từ) và mất khả năng nhận thức ngôn ngữ viết.
c. Thất ngôn dẫn truyền thường được cho là do tổn thương đường dẫn truyền thần
kinh của arcuate fasciculus kết nối giữa vùng vận động và cảm giác liên quan tới
chức năng lời nói. Tuy vậy, nếu dựa vào lí thuyết này, người ta không thể giải
thích được trọn vnej đặc điểm tổn thương của thất ngôn dẫn truyền. Việc phân biệt
thất ngôn dẫn truyền là một vấn đề khó đối với bác sĩ.
Bệnh nhân có thất ngôn dẫn truyền thường khó lặp lại các từ và cụm từ không
quen thuộc, và khả năng hiểu ngôn ngữ nói và viết tốt hơn bệnh nhân thất ngôn
Wernicke; các bệnh nhân thất ngôn dẫn truyền vẫn nhận biết được thiếu sót của
mình và cố gắng tự sửa.
Về mặt giải phẫu, tổn thương arcuate fasciculus đơn độc được cho là nguyên nhân,
nhưng hiếm báo cáo ghi nhận điều này. Trên thực tế, các bệnh nhân thất ngôn dẫn
truyền thường có 1 hoặc 2 ổ nhồi máu nông ở những bó thần kinh mới được phát
hiện gần đây.
d. Thất ngôn mất ngữ pháp (agrammatism) là tình trạng bệnh nhân sử dụng các
câu ngắn, đôi khi chỉ vài từ, để hình thành một ý.


2. Vong hành
Vong hành là tình trạng không thể làm một kĩ năng đã được học từ trước mặc dù
cơ lực, thị lực và năng lực phối hợp hoàn toàn bình thường. Mohr nói về vong
hành: "Đó là tình trạng không thể truy cập hoặc bị mất các chương trình hành
động hướng dẫn các động tác đã trở thành kĩ năng". Thông thường, ít khi bệnh
nhân bị vong hành hoàn toàn.
a. Thường gặp nhất là vong hành ý niệm-hành động (ideomotor apraxia); người ta
cho rằng nó gây ra bởi sự mất liên lạc giữa vỏ não lưu trữ kế hoạch vận động và
vỏ não chịu trách nhiệm thực hiện vận động. Khi ra lệnh bằng lời nói, bệnh nhân
không phối hợp hoặc không thể thực hiện các động tác đơn giản, ví dụ như "mô tả
lại việc sử dụng búa và đinh". Thông thường, bệnh nhân thực hiện các động tác
thực tế chính xác hơn là các động tác mô tả. Thất ngôn và vong hành xảy ra độc
lập, và vỏ não chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho hành động được cho là ở hồi
đỉnh trên.
b. Vong hành thể chai (callosal apraxia) tương tự vong hành ý tưởng-hành động,
nhưng chỉ bao gồm tay không thuận.
c. Vong hành ý niệm (ideational apraxia) là tình trạng không thể tiến hành một kĩ
năng gồm nhiều bước, ví dụ như "cầm một cốc nước". Một số tác giả không cho
rằng vong hành ý niệm và vong hành ý niệm hành động là hai loại khác nhau.
d. Vong hành vận động chi (limb-kinetic apraxia) là tình trạng không thể sử dụng
đồ vật như là "cầm lược chải tóc". Vong hành vận động chi có thể đi kèm với thất
điều, múa giật, múa vờn, co cứng và liệt. Thậm chí ngay sau nhiều nỗ lực liên tục,
việc thực hiện động tác cũng chỉ cải thiện chút ít.
e. Vong hành miệng lưỡi (oral-buccal-lingual apraxia) là tình trạng không thể điều
khiển các cử động phức tạp của lưỡi theo mệnh lệnh. Tình trạng này đi kèm với
thất ngôn Broca trên 90% bệnh nhân; tuy nhiên, hai vấn đề là độc lập với nhau.
f. Trong hoàn cảnh rối loạn ngôn ngữ, vong hành có thể được mô tả là tình trạng
tổn thương phối hợp các thành phần mũi họng và đường hô hấp cần thiết cho lời
nói. Những bệnh nhân này thường có đáp ứng lời nói chần chừ và cụt lủn.


B - Hội chứng bán cầu không ưu thế
Rối loạn hành vi là một hình ảnh tổn thương trong hội chứng bán cầu không ưu
thế. Chúng ít liên quan tới vị trí và phạm vi nhồi máu và một số triệu chứng là yếu
tố tiên lượng xấu trong phục hồi chức năng. Tổn thương bán cầu không ưu thế ảnh
hưởng tới năng lực chú ý.
a. Extinction là tình trạng mất chú ý vào một bên kích thích trong khi kích thích cả
hai bên cơ thể. Thông thường, kích thích bị bỏ qua là ở bên trái (do tổn thương bán
cầu não phải).
b. Quên nửa thân bên liệt (neglect) là tình trạng mất đáp ứng với kích thích ở một
bên cơ thể, trong khi các rối loạn cảm giác và vận động không nghiêm trọng đến
mức gây rối loạn tri giác. Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân thường bỏ qua
các kích thích va chạm, hình ảnh và âm thanh nửa người trái và luôn quay về bên
phải. Khi yêu cầu chia đôi một đoạn thẳng, bệnh nhân sẽ chia lệch về bên phải.
Quên không gian một bên là một tổn thương nhẹ hơn, bệnh nhân không đọc và bỏ
qua các hình ở bên trái của đường giữa cơ thể. Các nhồi máu tiến triển gây quên
nửa thân bên liệt là yếu tố tiên lượng xấu.
c. Impersistence là tình trạng không thể duy trì thực hiện một hành động, thường
đi kèm với thiếu hụt về hành động thị giác và không gian thị giác. Đây cũng là một
yếu tố tiên lượng xấu.
d. Vong hành trang phục (dressing apraxia) là tình trạng bệnh nhân không thể tự
mặc quần áo mà không có hỗ trợ, mặc dù tình trạng liệt nửa người không đáng kể
để có thể cản trở tình trạng này. Đây là một tình trạng thường gặp trên bệnh nhân
nhồi máu bán cầu không ưu thế và được cho là bởi khó khăn trong việc phân biệt
trái phải và trên dưới.
e. Rối loạn trí nhớ topo là tình trạng bệnh nhân mất quen thuộc với những thứ
xung quanh.
f. Lú lẫn (confusion) và mê sảng (delirium) thường gặp hơn trong các bệnh nhân
tổn thương bán cầu không ưu thế. Vai trò của bán cầu não không ưu thế là duy trì
chú ý, thận trọng và nhận biết kích thích; tổn thương các chức năng này có thể là

nguyên nhân dẫn tới các triệu chứng trên.
g. Bịa chuyện (confabulation) thường do mất khả năng nhận biết lỗi, sự giải ức chế
và thiếu hụt trí nhớ. Tổn thương thường ở thùy trán.
h. Vong hành xây dựng (constructional apraxia) là tình trạng không thể tạo dựng
các đối tượng trong không gian. Các bệnh nhân này không thể sao chép các mô
hình 3 chiều.
i. Allesthesia là tình trạng nhận thức nhầm về cảm giác. Ví dụ, chạm vào bên trái
bệnh nhân nhưng bệnh nhân nói là bên phải.
j. Aprosody (thiếu cao độ trong lời nói), và vong tri cảm xúc (affective agnosia -
mất khả năng nhận thức hoặc hiểu cảm xúc từ cao độ của lời nói) thường đi cùng
nhau và có liên quan tới tổn thương vùng thái dương đỉnh.

Tóm lại, ngoài các tổn thương vận động và cảm giác gặp ở cả hai bên bán cầu đại
não, do mỗi bán cầu có một số chức năng mà những tổn thương (nếu có) sẽ khác
nhau. Hiểu biết điều này giúp xác định các chức năng bị tổn thương; nó đóng vai
trò quan trọng trong việc lập kế hoạch phục hồi chức năng cho bệnh nhân.
Trong khi các tổn thương bán cầu ưu thế gây rối loạn về lời nói ngôn ngữ và khả
năng thực hiện đúng các động tác do tổn thương hoặc mất liên lạc với vùng vỏ não
lưu trữ các bước hành động cho các kĩ năng đã được lên trước, thì các tổn thương
bán cầu không ưu thế lại gây rối loạn về nhận thức, ý niệm và hành động do giảm
khả năng chú ý (tới một bên nửa người, tới các đối tượng xung quanh) và giảm
khả năng liên kết các hoạt động thần kinh chức năng (khả năng xây dựng hình ảnh
3 chiều, khả năng liên hệ giữa ý niệm và vận động )

×