Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giá trị văn chương của Bình ngô đại cáo" ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.41 KB, 6 trang )


Giá trị văn chương của
"Bình ngô đại cáo"





Bình Ngô đại cáo được viết để bố cáo việc hoàn tất một chiến công vệ quốc vĩ đại,
bởi vậy đương nhiên phần lớn ngôn từ sẽ dành cho việc ghi chép lại quá trình chiến đấu
gian khổ và chiến thắng của quân dân ta và quá trình thất bại dẫn đến thảm bại hoàn toàn
của quân Minh. Giá trị sử học của đoạn văn này rất nổi bật thể hiện ở sự ghi chép trung
thực nhiều sự kiện lịch sử và khái quát sâu sắc nhiều chân lý lớn của thời đại. Bên cạnh
đó nghệ thuật sáng tạo văn chương của tác giả cũng hết sức xuất sắc. Những chặng
đường chính của quá trình chinh chiến hàng chục năm được kể lại tường tận mà không
bề bộn vì bút pháp của tác giả rất linh hoạt: vừa kể lại những chiến thắng của quân ta,
vừa đúc kết những nguyên lý quân sự và những chân lý nhân sinh; vừa tự sự về những
thất bại liên tiếp của quân giặc vừa kết hợp luận tội chúng, đặt chúng trong sự tương
phản với quân ta. Sự lúng túng, thất bại của quân xâm lược không chỉ thấy qua những sự
kiện mà còn thể hiện bằng những bức biếm họa từ vua quan đến tướng sĩ phương Bắc.
Cho đến gần đây quả là vẫn còn có vấn đề trong cách ứng xử với một câu văn
của Bình Ngô đại cáo, câu Thị do thiên địa tổ tông chi linh, hữu dĩ mặc tương âm hựu
nhi trí nhiên dã (Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ mới được như
vậy). Bản chữ Hán trong Nguyễn Trãi toàn tập tân biên (in theo Hoàng Việt văn
tuyển của Bùi Huy Bích) có câu này, bản phiên âm Hán- Việt cũng có. Toàn tập sử dụng
hai bản dịch, bản dịch thứ hai không dịch nghĩa câu này. Trước đây ba thập kỷ,
cuốn Lịch sử Việt Nam tập I, do Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam biên soạn (Nxb.
KHXH 1976) in gần như toàn bộ bản dịch Bình Ngô đại cáo (tr.258-261) chỉ lược bỏ
câu trên, thay bằng dấu ba chấm (…). Một chuyên gia văn học ViệtNam trung đại coi
câu văn này là “một tỳ vết nhỏ”
(8)


. Những cách nhìn nhận như vậy cách đây hai, ba thập
kỷ có thể hiểu được nhưng ngày nay thiết tưởng cần thay đổi cho tương xứng với các
thành quả của khoa học xã hội và mặt bằng dân trí. Chúng ta cùng nhìn lại xem trong
bản đại cáo, Nguyễn Trãi thể hiện lực lượng siêu hình như thế nào. Kết thúc bản cáo
trạng quân xâm lược, tác giả viết:
Thần nhân chi sở cộng phẫn,
Thiên địa chi sở bất dung.
(Lẽ nào trời đất dung tha, Ai bảo thần nhân chịu được). Khi nhìn lại khó khăn
chồng chất của buổi đầu khởi nghĩa, Nguyễn Trãi cho rằng: Cái thiên dục khốn ngã, dĩ
giáng quyết nhiệm/ Cố dư ích lệ chí, dĩ tế vu gian (Trời thử lòng giao cho mệnh lớn, Ta
gắng chí khắc phục gian nan). Ở đoạn miêu tả cảnh hai bên giao tranh đẫm máu, tác giả
viết: Phong vân vị chi biến sắc/ Nhật nguyệt thảm dĩ vô quang (Ghê gớm thay sắc phong
vân phải đổi, Thảm đạm thay ánh nhật nguyệt phải mờ). Còn câu văn bị đánh giá tiêu
cực, thậm chí bị lược bỏ là ở đoạn cuối, cắt nghĩa nguyên nhân của chiến công bình Ngô
vĩ đại. Chúng ta đã thấy ở cảm nhận của Nguyễn Trãi thể hiện trong suốt bản đại cáo,
lực lượng siêu hình luôn song hành, tương giao với con người. Ở thế kỷ XV mà không
thụ cảm thế giới như vậy thì mới là lạ. Xoá bỏ hoặc đánh giá tiêu cực câu văn đó là chỉ
phủ nhận một khâu trong cả chuỗi mắt xích, hơn nữa theo chúng tôi, đây lại là trường
hợp dễ được người ngày nay cảm thông nhất. Suốt bản đại cáo Nguyễn Trãi đã trình bày
một cách hệ thống và biện chứng những yếu tố vật chất và tinh thần đưa đến toàn thắng
của quân ta, thảm bại của kẻ thù, bởi vậy câu văn này không nhằm phủ nhận sự nỗ lực
chiến đấu hy sinh để chiến thắng của quân dân ta trong hàng chục năm trời, nó chủ yếu
biểu lộ lòng tri ân tổ tiên, là một cách khẳng định chính nghĩa tất thắng (những điều đã
trở thành nội dung đạo lý Việt Nam). Ngày nay tất nhiên các văn bản quan phương
không còn viết như thế nhưng trong rất nhiều tình huống của đời sống, người
Việt Nam thuộc nhiều tầng lớp còn trữ tình theo cách đó. Câu văn làm cho tính chất biểu
cảm của văn bản thêm đậm đà, giá trị văn chương càng nổi bật.
Đã có mấy cách giải thích về chữ Ngô trong Bình Ngô đại cáo, trong đó có người
cho rằng Nguyễn Trãi sử dụng cách gọi của dân gian, “Nguyễn Trãi đã dùng một từ mà
nhân dân quen dùng”, “để chỉ quân Trung Quốc, người Trung Quốc xấu xa, tàn ác, với

hàm ý khinh bỉ, phê phán”
(9)
. Cách hiểu này đầu tiên do một nhà nghiên cứu văn học dân
gian nêu lên trong dịp kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi (1980) và được một số
nhà nghiên cứu tán đồng. Bản thân chúng tôi cũng có lúc tin như thế nhưng về sau, khi
có điều kiện đọc trước tác của Nguyễn Trãi nhiều hơn, kết hợp với ngẫm nghĩ thêm thấy
rằng cách giải thích đó chưa hợp lý. Trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi gọi kẻ thù
bằng hai cách, Ngô và Minh, mỗi cách dùng một lần, Ngôdùng ở nhan đề và Minh ở
câu Cuồng Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân (Giặc Minh thừa dịp tàn hại dân ta-
Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, Sđd, tr.37). Chỉ căn cứ vào Bình Ngô đại cáo thì sự đối
lập về sắc thái ý nghĩa của hai cách gọi chưa rõ, chưa đủ để kết luận, bởi vậy cần nhìn
nhận thêm hai cách gọi này trong các trước tác khác của Nguyễn Trãi, có ý nghĩa nhất là
những văn bản viết trước bản đại cáo, trong Quân trung từ mệnh tập. Chúng tôi đã khảo
sát tỷ mỉ và trình bày trong một tiểu luận
(10)
, ở đây chỉ nêu vắn tắt một số kết luận.
Trong Quân trung từ mệnh tập cả hai cách gọi đều được sử dụng nhiều lần (Những văn
bản sưu tập được có lẽ chưa đầy đủ - có một khoảng trống mấy năm không thấy có văn
bản nào- bởi vậy thống kê số lần sử dụng hai từ này không phản ánh đúng tình hình).
Tình trạng một văn bản dùng cả hai tên gọi hoặc chỉ dùng một trong hai đều phổ biến.
Có những trường hợp rất đáng lưu ý. Chẳng hạn nếu cách gọi là Ngô mang ý nghĩa trên
thì trong văn bản có tính chất đối nội như Tấu cáo văn (số 22) hẳn sẽ dùng cách định
danh này, nhưng không, ở đây chỉ dùng cách gọi Minh (hai lần: Minh tặc, cường
Minh). Tuy nhiên trường hợp có sức nặng nhất để phản bác ý kiến cho rằng đương
thời cách gọi Ngô đã mang ý khinh bỉ chính là văn bản Tái dụ Vương Thông thư (số
35). Trong thư này Nguyễn Trãi chỉ dùng cách gọi Ngô, ba lần:Kim Ngô chi cường
bất cập Tần (Nay Ngô mạnh không bằng Tần), phi Ngô quốc sở năng đoạt dã (thì
Ngô làm sao có thể cướp được), cập Ngô quốc chi nhân (cũng như người Ngô).
Vương Thông là tổng binh, là viên quan có quyền cao nhất trong đám tướng lĩnh viễn
chinh ở nước ta, là võ tướng nhưng y thuộc loại thông hiểu chữ nghĩa. Đối với tên này,

Nguyễn Trãi luôn chủ trương binh vận (thư cho Vương Thông nhiều nhất, xưng hô nhã
nhặn, viết dài, dùng nhiều tri thức kinh điển để bàn bạc, thuyết phục). Bức thư này viết
lúc thế thắng đã thuộc về ta, nhưng Nguyễn Trãi vẫn giữ cách ứng xử lịch sự với một đại
quan của thiên triều- một kiểu “lạt mềm buộc chặt”, là cách khéo léo nhắc nhở hắn cách
hành xử cho hợp với một đại nhân, đề phòng “chó cùng rứt dậu”. Là người hiểu sâu sắc
nhân tình thế thái, lẽ nào Nguyễn Trãi hành xử bằng cách miệt thị tổ tiên kẻ mà mình
đang áp dụng chiến thuật “tâm công”? Trong Ngữ văn 10, bức thư này được in gần
kề Bình Ngô đại cáo, nếu giải thích chữNgô trong bản đại cáo là cách định danh biểu thị sự
khinh bỉ thì không thuyết phục được người dạy- học.
Tóm lại, chỉ căn cứ vào Bình Ngô đại cáo thì sự đối lập sắc thái ý nghĩa giữa hai cách
gọi Minh và Ngô không rõ, và tìm hiểu những văn bản trước đó được tập hợp trong Quân
trung từ mệnh tập thì chưa có sự đối lập này.
Ngoài những trường hợp đã được các nhà nghiên cứu dẫn ra, chúng tôi thấy thêm
vài trường hợp gọi người phương Bắc làNgô với ý khinh thị. Đây là một câu trong
bài Dăn đời phú (khuyết danh):
Báng đầu thằng trọc, không nể đầu ông sư; cứng cổ cứng đầu, ai xá những ngu
dại - Vắng mặt thằng Ngô, lúc có mặt ông sứ, sấp mày sấp mặt vẫn nghe nhời nói xưa
nay. Về đoản ngữ Vắng mặt thằng Ngô, lúc có mặt ông sứ, soạn giả Vũ Khắc Tiệp giải
thích: “Khi trước nước ta phải phục về nước Tàu, khi có quan sứ ở nước Tàu sang, thì ta
phải chiều chuộng rất cung kính, nhưng khi vắng mặt thì lại gọi đó là thằng Ngô”
(11)
. Và
đây là câu mà theo tác giả Thượng Chi văn tập, là một câu ca dao:

Ba mươi tết, tết lại ba mươi,
Vợ thằng Ngô đốt vàng cho chú Khách
(12)
.
Ở một số nước, Trung Quốc chẳng hạn, sáng tác dân gian được văn bản hoá rất
sớm (ví dụ Kinh Thi), còn ở ta những ghi chép văn học dân gian xuất hiện muộn, tạo nên

một khó khăn khi nghiên cứu mối quan hệ giữa hai bộ phận văn chương dân tộc-văn
chương bác học và văn chương dân gian, là có những giá trị rất gần gũi, có thể khẳng
định được rằng có sự tiếp thụ, nhưng không thể chỉ rõ được tác giả văn học viết sử dụng
của dân gian hay sáng tác của họ được dân gian hoá. Riêng trường hợp chữ Ngô đang
bàn, có thể phân định được bằng phép loại trừ. Chúng tôi đã chứng minh, trong trước tác
Nguyễn Trãi chữNgô chưa đối lập với chữ Minh về sắc thái ý nghĩa, điều này chỉ xuất
hiện về sau, bởi vậy nên khẳng định trên cơ sở những chứng cớ khách quan, “chính
những trước tác của Nguyễn Trãi mà tiêu biểu là Bình Ngô đại cáo đã góp phần quan
trọng đối với việc lưu giữ ký ức lịch sử về quân Minh xâm lược thâm độc, tàn bạo và tư
thế vĩ đại của nước Việt thời ấy góp phần hình thành trong tâm thức dân gian Việt Nam
cách gọi người phương Bắc bằng từ Ngô với ý nghĩa như chúng ta đã thấy”
(13)
. Chúng ta
đều biết có nhiều cách để lưu giữ ký ức lịch sử trong đó tác phẩm văn chương đích thực
có ưu thế các lĩnh vực khác khó bì, vì ở đây có sự hài hoà giữa nhận thức và cảm xúc, là
“hình thức nhuần nhị nhất của tư tưởng”. Sức sống của chữ Ngô cũng là một cứ liệu
khẳng định giá trị văn chương xuất sắc của Bình Ngô đại cáo.
Trước tác này của Nguyễn Trãi đã trở thành một giá trị cổ điển, gắn với nó có một
nhận định cũng đã trở thành cổ điển, rằng đây là một “thiên cổ hùng văn” (Vũ Khâm
Lân, thế kỷ XVII). Nhận định này rất tiêu biểu cho sự thụ cảm của người xưa vềBình
Ngô đại cáo, xem nó như một sáng tác văn chương.
Bình Ngô đại cáo đã được nhiều dịch giả thuộc nhiều thế hệ chuyển ra quốc ngữ
và nhìn chung có thể thấy rằng người dịch đến với nguyên tác trước hết cũng không phải
như một văn kiện lịch sử, qua việc theo các chuẩn mực tín, đạt, nhã của một văn bản
văn chương. Điều này thấy rõ ở xu hướng triệt để bảo lưu tính chất biền ngẫu và nhạc
tính của câu văn, ngay cả ở những trường hợp để đạt được điều đó phải dịch đảo câu
trong nguyên tác (các câu Nhân tài thu diệp, tuấn kiệt thần tinh; Ẩm tượng nhi hà thuỷ
can, Ma đao nhi sơn thạch khuyết). Có những câu dịch so với nguyên tác đã được hình
tượng hoá (Tuấn sinh linh chi huyết, dĩ nhuận kiệt liệt chi vẫn nha được dịch thành
“Thằng há miệng đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán”).

Chỉ với Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã xứng đáng là nhà văn chính luận kiệt
xuất, song ông còn có Quân trung từ mệnh tập- tập văn chính luận quy mô đầu tiên của
nước ta. Những trước tác này cùng với thơ của thi hào đã làm nên một hiện tượng độc
đáo trong văn học trung đại Việt Nam: Nguyễn Trãi là tác gia duy nhất có sự tương
xứng kép, ở bậc cao, tương xứng giữa văn chính luận và văn chương thẩm mỹ, tương
xứng giữa trước tác bằng chữ Hán và bằng quốc âm

×