Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Sự ra đời các quốc gia tư sản & sự phát triển văn minh nhân loại ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.88 KB, 8 trang )

Sự ra đời các quốc gia tư sản & sự
phát triển văn minh nhân loại

Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản và sự ra đời các nhà nước tư
sản thời cận đại với những tính chất tiến bộ của nhà nước tư sản đã
đóng góp to lớn cho sự phát triển nền văn minh nhân loại.

Thứ nhất, nhà nước tư sản ra đời đã cho ra đời kiểu nhà nước mới tến
bộ hơn hẳn nhà nước phong kiến. Sự thay thế này diễn ra một quá trình
lâu dài hợp quy luật của quá trình phát triển các hình thái kinh tế -xã
hội trong lịch sử. Khi lực lượng sản xuất phát triển bị quan hệ sản xuất
ngăn cản dẫn đến mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất, mâu thuẫn này sớm muôn gì cũng sẽ được giải quyết nhằm thay
thế quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất. Qúa trình
thay thế một phương thức sản xuất khi một hình thái xã hội mới ra đời-
kiểu nhà nước mới thông qua cuộc cách mạng xã hội. Nhà nước tư bản
với những hình thức khác nhau như quân chủ lập hiến, hay cộng hòa tư
sản, nhưng tính ưu việt của nó đã đem lại cho con người những quyền
cơ bản mà ở xã hội trước đó không có. Đưa con người từ xã hội thần
dân sang xã hội công dân là một bước tiến của lịch sử. Nếu trong xã hội
phong kiến mọi quyền lực đều nằm trong tay nhà vua và các quý tộc
phong kiến, dân là thần phải thực hiện lệnh vua, vua nắm cả vương
quyền, thần quyền, là con trời, mọi quyền cơ bản của con người cũng bị
tước đoạt, bên cạnh vua là các thế lực phong kiến và tăng lữ phục vụ
cho nhà vua. Lực lượng này được vua ưu ái và trao cho nhiều quyền
hành vì vậy chúng đã ra sức bóc lột sức lao động của nhân dân, vơ vét
của cải để làm giàu cho chúng đồng thời phục vụ cho nhà vua. Nhà
nước tư sản ra đời, quyền lực không còn tập trung ở một ngừơi nữa,
mà quyền lực nằm trong tay nghị viện, điễn hình là nhà nước “tam
quyền phân lập”, một nhà nước mà ở đó quyền lực được chia cho 3 cơ
quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các cơ quan này độc lập với


nhau nhưng kiểm soát hoạt động của nhau không để bộ phận nào
chiếm quyền. Nhà nước quân chủ lập hến, mặc dù vua vẫn là người
đứng đầu nhưng chỉ là tượng trưng còn quyền lực không còn như trước
nữa mà tập trung vào nghị viện.

Chủ nghĩa tư bản ra đời, với nhà nước mới tạo điều kiện cho nền sản
xuất phát triển, con người được tự do phát huy khả năng sáng tạo của
mình, nhân dân có quyền làm chủ cuộc sống, quyền bầu cử, nhà nước
chú ý đến phúc lợi xã hội. Mặc dù nhà nước tư bản chưa phải là mô
hình nhà nước lý tưởng, song những gì mà nó đem lại cho nhân loại là
một bước tiến lớn lao cho lịch sử loài người.

Thứ hai, chủ nghĩa tư bản ra đời, đã xóa bỏ mọi cản trở trên con đường
phát triển kinh tế, mở đường cho sức sản xuất phát triển mạnh mẽ ở
các nước châu Âu. Đặc biệt, sau khi cuộc cách mạng công nghiệp Anh
bùng nổ rồi lan sang các nước châu Âu đã đánh dấu bước phát triển
nhảy vọt của chủ nghĩa tư bán về sản xuất. Các công xưởng sản xuất ra
đời dần thay thế các công trường thủ công trước đây. Đánh giá về quá
trình phát triển đó Mác Và Ăngghen cho rằng “các thị trường cứ lớn
mãi lên không ngừng, nhu cầu luôn luôn tăng lên. Ngay cả công trường
thủ công cũng thành ra không đủ để thõa mãn nhu cầu đó nữa. Lúc ấy,
hơi nước và máy móc đã làm một cuộc cách mạng trong sản xuất công
nghiệp, Đại công nghiệp hiện đại thay thế cho công trường thủ công”.
Dưới chế độ phong kiến nền nông nghiệp sản xuất lạc hậu, ruộng đất
chủ yếu nằm trong tay địa chủ hình thành những đồn điền lớn, người
nông dân chỉ là người làm thuê trong các trang trại, đồn điền, sản xuất
chủ yếu là dùng sức lao động của người lao động vì vậy năng suất thấp.
Sản phẩm làm ra chủ yếu là tiêu thụ nội địa. Thủ công nghiệp là nghành
kinh tế quan trọng ở thành thị, nhưng các thợ thủ công lúc này còn sản
xuất độc lập, về sau để thuận lợi cho sản xuất họ đã tập hợp lại những

người cùng sản xuất vì vậy phường hội đã ra đời, cùng vơí quá trình ra
đời phường hội thì các thành thị ở châu Âu cũng ra đời. Đến thê kỷ XIV,
XV, phường hội bắt đầu tan rã nhường chổ cho các công trường thủ
công. Công trường thủ công ra đời, sản xuất đã có sự phân công lao
động trong việc sản xuất ra sản phẩm, song việc trao đổi buôn bán vẫn
còn hạn chế. Sự trao đổi buôn bán lấy thành thi là trung tâm, chủ yếu là
diễn ra trong các thành thi và các vung xung quanh.

Chủ nghĩa tư bản ra đời thúc đẩy sản xuất công nghiệp, nông nghiệp
phát triển mạnh mẽ. Trong nông nghiệp sử dung máy móc sản xuất
thay thế cho sức lao động trước đây vì vậy năng suất tăng lên nhiều lần.
Công nghiệp phát triển mạnh, với việc ra đời máy kéo sợi, máy hơi
nước đã giúp cho sản xuất tăng vọt, nhiều nghành sản xuất mới ra đời.
Sản phẩm làm ra bây giờ không chỉ mở rổng thị trường toàn quốc mà
trao đổi, buôn bán ra nước ngoài, thương nghiệp bây giờ không còn là
các hoạt động buôn bán của các thương nhân nhỏ lẽ mà là chính sách
phát triểncủa các quốc gia.

Qua đó cho thấy nhà nước tư sản ra đời, cùng với phương thứ sản xuất
tư bản đã thúc đẩy nền kinh tế ở các nước tư bản phát triển, mở đường
cho nền đại công nghiệp phát triển. Việc ra đời con thoi bay, chiếc máy
kéo sợi, máy hơi nước không những có ý nghĩa to lớn đối với sản xuất,
mà còn đánh dấu sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại về khả năng
sáng tạo của con người. Những thành tựu trong cuộc cách mạng công
nghiệp đã giúp cho chủ nghĩa tư bản tạo ra một khối lượng của cải vật
chất đồ sộ cho nhân loại, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển .
Thành tựu đó được các Mác thừa nhận “ trong vòng chưa đầy một thế
kỷ, giai cấp tư sản đả tạo ra được một lực lượng sản xuất đồ sộ hơn tất
cả các lực lượng sản xuất của những chế độ trước kia gộp lại”.


Thứ ba, chủ nghĩa tư bản ra đời đã tạo điều kiện cho nền văn hóa nhân
loại phát triển và giao lưu giữa văn hóa phương Đông và phương Tây.
Những tư tưởng tiến bộ xuất hiện trong các cuộc cách mạng tư sản
được truyền bá rộng rãi, đó là tư tưởng về xây dựng một mô hình nhà
nước “tam quyền phân lập” của Môngtexkiơ, tư tưởng xây dựng một
nhà nước cộng hòa bảo đảm hoàn toàn chủ quyền của nhân dân, quyền
tự do bình đẳng của Rutxô. Đó là những tiền đề về tư tưởng cho các
cuộc cách mạng nhưng nó có tác động tới sự hình thành của các nhà
nước tư sản sau này. Tuyên ngôn độc lập Mỹ 1776 và tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền của Pháp 1789 là minh chứng cho sự tiến bộ mà
nhà nước tư sản đem lại cho con người. Mặc dù chủ nghĩa tư bản con
người chưa được giải phong hoàn toàn, song nếu chúng ta nhìn về thời
kỳ “đêm trường trung cổ” dưới chế độ phong kiến thì rõ ràng nó đã ưu
việt hơn nhiều. Hai bản tuyên ngôn trong cách mạng tư sản Mỹ và Pháp
đã mở ra một thời kỳ ánh sáng văn minh cho con người, thức tỉnh toàn
nhân loại đứng lên đấu tranh vì quyền tự do, bình đẳng của con người.

Cùng với phong trào văn hóa phục hưng, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản
không những khôi phục lại, giữ gìn và phát huy những giá trị của văn
hóa nhân loại đã bị tàn phá trong thời kỳ “đêm trường trung cổ”, mà
còn mở rộng sự giao lưu giữa các nền văn hóa của các dân tộc. Khôi
phục và phát triển những tư tưởng, luận điểm của các nhà khoa học mà
dưới chế độ phong kiến bị vùi dầp và coi là trái với giáo hội, tạo điều
kiện và khuyến khích con người phát huy sáng tạo, phát minh khoa học
phục vụ cho sản xuất.

Thứ tư, chủ nghĩa tư bản ra đời đã xóa bỏ được tình trạng ranh giới
phát triển kinh tế giữa các vùng của các quốc gia, hình thành thị trường
thống nhất, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Thị trường giờ đây
không những thống nhất trong quốc gia, mà mở rộng ra phạm vi khu

vực, xuyên quốc gia, thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các nước. Nếu trước
kia kinh tế chỉ bó hẹp trong một phạm vi nhất định, thương nhân, tư
sản cũng chịu bởi những quy định này cản trở, giờ đây các hải cảng mở
ra, buôn bán tấp nập, buôn bán, trao đổi còn vượt ra phạm vi ngoài
châu Âu. Các hương liệu quý ở phương Đông được các thương nhân
đặc biệt quan tâm, đặc biệt khi chủ nghĩa tư bản phát triển chuyển sang
giai đoạn đế quốc, vấn đề thị trường và nguyên liệu là số một đối với
các quốc gia tư bản. Đó là nguyên nhân dẫn đến các nước châu Á, châu
Phi, châu Mỹlatinh trở thành thuộc địa của các nước phương Tây và
cũng là nguyên nhân dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới.

Thứ năm, các quốc tư sản ra đời, quá trình phát triển đã nảy sinh nhiều
vấn đề liên quan giữa các nước, đòi hỏi phải bắt tay, thỏa thuận với
nhau để cùng giải quyết, đó là cơ sở đầu tiên để thiết lập quan hệ quốc
tế giữa các quốc gia. Hội nghị Viên năm 1815 là hội nghi ngoại giao lớn
nhất và quan trọng nhất từ trước cho đến thời điểm bấy giờ. Đây là hội
nghị nhằm giải quyết những vấn đề liên quan giữa các nước đồng minh
chống Napôleông Bônapác. Nhưng nó đã mở ra một thời kỳ mới trong
quan hệ quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạch đóng góp to lớn về quá trình phát triển văn minh
nhân loại, chủ nghĩa tư bản cũng có những hạn chế nhất định. Không
xóa được tình trạng bóc lột mà nó chỉ thay thế chế độ bóc lột sang chế
độ bóc lột khác, làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản giữa giai cấp tư
sản và vô sản không ngừng tăng lên. Chủ nghĩa tư bản khi chuyển sang
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tiến hành xâm lược thuộc địa, cướp bóc
thị trường đã gây cho nhân loại bao nhiêu đau khổ, nhất là nhân dân
các dân tộc thuộc địa, đặc biệt là gây ra hai cuộc chiến tranh thế giới làn
thứ nhất và lần thứ hai. Nền văn hóa của các dân tộc thuộc địa bị chà
đạp, tàn phá, hàng triệu người phải chết dưới ách cai trị của chủ nghĩa

thực dân. Qúa trình phát triển của xã hội nhân loại bị chậm lại dưới ách
cai trị của chúng.

×