GIAI CẤP TƯ SẢN TRONG PHONG
TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG
DÂN TỘC Ở CHÂU Á
tuy nhiên ở một số nước vai trò cảu giai cấp tư sản cũng chỉ trong một
thời gian ngắn như ở Trung Quốc sau sự thất bại của cách mạng Tân Hợi
thì cũng chấm dứt vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản, hay ở Việt Nam
sau năm 1930 với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái thì cũng
chấm dứt vai trò của giai cấp tư sản. Từ đó ngọn cờ cách mạng chuyển
hẳn sang giai cấp vô sản.
Khi giai cấp tư sản mất hết vai trò lãnh đạo thì họ có thái độ với giai cấp
mới nắm chính quyền lãnh đạo là họ không bài trừ loại bỏ mà vẫn tham
gia đấu tranh dưới ngọn cờ của giai cấp vô sản.
2. Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản ở châu Á
2.1. Mục đích đấu tranh
Mục đích đấu đấu tranh của giai cấp tư sản châu Á cũng tiến bộ hơn so
với phong kiên và nông dân
Phong kiến đấu tranh là để bảo vệ, khôi phục lại nền quân chủ chuyên
chế (ngai vàng vương tộc )
Nông dân đấu tranh để đòi các quyền lợi về ruộng đất cơm áo gạo tiền
nếu thắng lợi thì lại đi vào con đường phong kiến hóa. Đánh đổ cái cũ
không tiến bộ để thiết lập lại cái cũ tiến bộ hơn mà không xây dựng chế
độ mới. Bởi vì nông dân không đại diện cho phương thức sản xuất và tư
tưởng tiến bộ nào.
Còn giai cấp tư sản đấu tranh giải phóng dân tộc, xóa bỏ chế độ cũ
(chống phong kiến) để thiết lập chế độ mới TBCN đưa đất nước phát
triển đi lên
Do hạn chế về tư tưởng vì vậy phong trào đấu tranh của giai cấp phong
kiến, nông dân chủ yếu là dùng ngọn cờ tôn giáo để tập hợp lực lượng
còn tư sản thì dùng đấu tranh tự do để tập hợp lực lượng. Từ mục đích
đấu tranh đó thì giai cấp tư sản họ có phương pháp đấu tran đường lối
cương lĩnh rõ ràng. Họ được trang bị bởi lý luận tiến bộ là tư tưởng dân
chủ tư sản của phương Tây. Họ đã thành lập cá tổ chức chính trị, chính
đảng của giai cấp mình và trở thành lực lượng chính trị độc lập (như tổ
chức Đồng Minh Hội của Trung Quốc với cương lĩnh: “đánh đổ triều
đình mãn Thanh, thành lập dân quốc, bình quân địa quyền” trong đó
thành lập dân quốc và bình quân địa quyền là hai nhiệm vụ có ý nghĩa
cách mạng và tiến bộ so với phong trào theo xu hướng tư sản thì nó cũng
có nhiều tiến bộ.
Giai cấp tư sản đã tiếp thu hệ tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây một
cách có hệ thống, trực tiếp hơn trí thức phong kiến.
Giai cấp tư sản có chủ trương đường lối cụ thể hơn, đổi mới về chính trị,
xây dựng chế độ tư sản chống xâm lược của tư bản một cách cụ thể.
2.2. Biện pháp đấu tranh
Biện pháp đấu tranh thì giai cấp tư sản sử dụng nhiều biện pháp phong
phú, không chỉ cải cách, hòa bình mà còn kết hợp với đấu tranh kinh tế,
đấu tranh vũ trang, chính trị.
Tùy theo điều kiện của mỗi quốc gia, có đặc điểm lịch sử khác nhau về
kinh tế xã hội, văn hóa xã hội khác nhau mà con đường đấu tranh, biện
pháp đáu tranh cũng khác nhau của giai cấp tư sản ở mỗi nước có sự
khác nhau và quy cho cùng ta thấy có hai con đường đấu tranh chủ yếu
đó là:
- Thứ nhất là con đường đấu tranh bằng vũ trang bạo lực cánh mạng
- Thứ hai là con đường đấu tranh bằng phương pháp ôn hòa, hòa bình
+ Con đường đấu tranh bằng phương pháp hòa bình có thể nói như Ấn
Độ, Inđônêxia là những nước điển hình cho con đường đấu tranh không
bạo lực, mà chủ yếu bằng con đường hòa bình, ôn hòa do giai cấp tư sản
lãnh đạo để giành độc lập dân tộc và con đường cứu nước của giai cấp tư
sản Ấn Độ và Inđônêxia được nhân dân chấp nhận. Vì nó phù hợp với
hoàn cảnh, điều kiện của mỗi quốc gia, của mỗi dân tộc.Trong hoàn
cảnh đều là những nước bị phân thành nhiều tiểu quốc, dân cư đông,
thành phần dân tộc phức tạp, là những quốc gia có nhiều tôn giáo khác
nhau… trong khi đó cùng với sự thất bại cuả các cuộc khởi nghĩa giải
phóng dân tộc ở các nước này lại không phải là bằng phương pháp vũ
trang. Do đó, các cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản lãnh đạo ở mỗi nước
là đều diễn ra theo con đường hòa bình.
Tuy nhiên, dù là đều bằng phương pháp đấu tranh ôn hòa hay hòa bình
thì đấu tranh của hai nước cũng có sự khác nhau.
Ở Inđônêxia: Các trí thức tư sản Inđônêxia đã nhận thấy sự thấp kém,
lạc hậu của dân tộc trong hoàn cảnh thuộc địa, sự phân tán cả trong ý
thức dân tộc…Do đó họ đã cổ súy văn hóa dân tộc. Nhằm tạo ra cộng
đồng dân tộc đoàn kết.
Trên nền tảng văn hóa. Họ tập trung vào nâng cao phát triển văn hóa, rồi
từ đó đi đến đấu tranh giành độc lập dân tộc. Như vậy, ở đây họ đã đòi
cả quyền lợi cả dân tộc, giai cấp tư sản Inđônêxia đã xác định được con
đường đấu tranh giành độc lập dân tộc từ thấp đến cao.
Ở Ân Độ: thì giai cấp tư sản họ không cổ súy văn hóa mà họ chỉ đấu
tranh đòi quyền tự do, bình đẳng, quyền tự do giai cấp tư sản. Đảng
Quốc Đại ra đời là Đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ ra đời năm (1885),
nhưng cũng chỉ được hoạt động trong khuôn khổ cho phép của thực dân
Anh. Giai cấp tư sản Ấn Độ mang tính ôn hòa trong khuôn khổ của thực
dân Anh. Trong khoảng 20 năm đầu từ khi thành lập, hoạt động của
đảng Quốc Đại còn rất yếu kém, những yêu sách của đảng mới chỉ đóng
khung trong vấn đề tự trị và bình đẳng giữa người Ấn và người Anh. Chỉ
đòi quyền lợi cho giai cấp tư sản Ấn, chưa đề cập đến quyền lợi của dân
tộc cho Ấn Độ
+ Con đường đấu tranh bằng vũ trang,bạo lực cách mạng
Trong phong trào đấu tranh do giai cấp tư sản châu Á lãnh đạo, bên cạnh
con đường đấu tranh bằng phương pháp hòa bình thì giai cấp tư sản ở
một số nước đã sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang, bằng bạo lực cách
mạng tiêu biểu cho hình thức này đó là cuộc cách mạng Tân Hợi ở
Trung Quốc năm (1911), cách mạng Phổ (1908), cách mạng Iran (1905-
1911), cách mạng Philippin (1892 – 1898). Trong đó tiêu biểu nhất là
cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) do gia cấp tư sản Trung Quốc lãnh đạo.
Có thể thấy giai cấp tư sản Ấn Độ ra đời sớm hơn so với giai cấp tư sản
Trung Quốc nhưng họ lại không thực hiện được một cuộc cách mạng tư
sản mà chỉ dừng lại ở mức độ phong trào. Còn giai cấp tư sản Trung
Quốc với tổ chức “Trung Quốc Đồng Minh Hội” đã có cương lĩnh rõ
ràng, vạch ra nhiệm vụ cách mạng, có lãnh tụ, có ngọn cờ tập hợp lượng
đó là học thuyết “tam dân” của Tôn Trung Sơn và con đường đấu tranh
của giai cấp tư sảnTrung Quốc là đấu tranh thiên về quân sự là bạo lực
cách mạng tư sản bạo động.
Có thể thấy vào đầu thế kỉ XX thì dưới sự lãnh đaọ của giai cấp tư sản ở
châu Á đã bùng nổ các cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Nó không còn là
những cuộc khởi nghĩa nữa mà nó đã thực sự tạo ra một đặc điểm rất lớn
cho cách mạng tư sản bằng con đường bạo động, nó thức tỉnh châu Á
đầu thế kỉ XX.
Tuy nhiên các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ ở châu Á do giai cấp tư
sản lãnh đạo ở giai đoạn này vẫn chưa đạt thắng lợi một cách triệt để, đa
phần đều thất bại.
Việc sử dụng bạo lực cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp tư sản ở một số nước thuộc địa phụ thuộc châu
Á sử dụng. Tình hình này là do điều kiện lịch sử xã hội của các nước đó
quy định. Đặc biệt kẻ thù của cách mạng ở những nước này mạnh, với
những kẻ thù chúng luôn đặt yếu tố bạo lực lên hàng đầu. Với kẻ thù
như thế việc lựa chọn bạo lực cách mạng là biện pháp đúng đắn.
Tóm lại
Vào đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc do giai cấp
tư sản lãnh đạo trở thành phong trào trung tâm mà các phong trào khác
đều phải chịu ảnh hưởng. Hình thức đấu tranh mà phong trào do giai cấp
tư sản lãnh đạo áp dụng đa dạng hơn, không chỉ đòi cải cách duy tân,
phát triển văn hóa dân tộc, mà còn kết hợp với đấu tranh kinh tế, đấu
tranh chính trị và đấu tranh vũ trang ở những mức độ khác nhau. Phong
trào đã phát triển từ thấp tới cao, từ việc lập các hội, các trường học để
duy trì và phát triển văn hóa khơi dậy tinh thần dân tộc…đến sự ra đời
của các tổ chức chính trị, đảng phái của giai cấp tư sản được tổ chức
chặt chẽ hơn, có tính kỉ luật hơn, mục tiêu đấu tranh cao hơn.
Đầu thế kỉ XX giai cấp tư sản ở các nước đã đề ra những cương lĩnh đấu
tranh không cao nhưng tương đối rõ ràng trong từng nước. các cương
lĩnh này đã trở thành ngọn cờ tư tưởng để tập hợp đông đảo quần chúng
đấu tranh cho độc lập dân tộc và dân chủ.
2.3. Vai trò của giai cấp tư sản trong phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc
Ở các nước thuộc địa và phụ thuôc, giai cấp tư sản bảo giờ cũng chia
thành hai bộ phận tư sản mại bản và tư sản dân tộc.
Tư sản mại bản, bộ phận này luôn gắn chặt với quyền lợi tư bản nước
ngoài, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc. Vì vậy, họ là kẻ thù của đại đa
số quần chúng nhân dân.
Tư sản dân tộc, ít nhiều có tinh thân yêu nước, chống đế quốc và chống
phong kiến họ là những nhà kinh doanh vừa và nhỏ, trí thức tiểu tư sản
và tư sản có ít nhiều liên hệ với đế quốc nhưng chịu ảnh hưởng của tư
tưởng tư sản cách mạng. Tuy nhiên, bộ phận này vừa có tinh tinh thần
chống đế quốc, chống phong kiến, ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc và cương lĩnh của họ là thành lập một nhà nước trong đó có vị trí,
tiếng nói của họ để có thể bảo vệ quyền lợi cao hơn nữa là một nhà nước
mà giai cấp thống trị là bộ phận tư sản dân tộc.
Trí thức tư sản là một bộ phận của giai cấp tư sản. Họ được đào tạo qua
các trường tư bản đế quốc, nhằm mục đích là phục vụ cho chủ nghĩa
thực dân. Song, nhiều trí thức tư sản do nhạy bén về nhận thức chính trị
của mình trước cảnh dân tộc mất chủ quyền, nhân dân mất tự do, đất
nước bị dày séo, họ đã hành động trái lại với ý đồ của thực dân. Họ đứng
ra thành lập các hội, đảng chống đế quốc và phong kiến. Họ giương cao
ngọn cờ dân tộc tư sản. Họ là người đại diện và phát ngôn, đồng thời là
người hành động trực tiếp, chủ yếu tư sản dân tộc.Ở châu Á đầu thế kỉ
XX, bộ phận tư sản dân tộc đã tham gia vào phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc, dấy lên những phong trào cách mạng tư sản ở những mức
độ khác nhau như: ở Thổ, Iran, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia.