GIAI CẤP TƯ SẢN TRONG PHONG
TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG
DÂN TỘC Ở CHÂU Á
Đầu thế kỷ XVIII do nhu cầu tiêu dùng vải lụa đã làm cho số lượng các
công trường thủ công diệt ngày càng tăng. Đến giữa thế kỷ XIX số công
trường thủ công đã lên tới hơn 100 công trường. Việc sản xuất kinh
doanh đã gây những tác động tích cực. Nó đặt ra những cơ sở mong
manh cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, đẩy mạnh mở rộng ảnh hưởng
đến nền kinh tế sản xuất hàng hoá.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, giai cấp tư sản ra đời trong quá trình đế quốc tan rã và
dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa. Việc xâm nhập hàng hoá
nước ngoài đã làm cho các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp địa
phương bị phá sản. Để phục vụ cho sự bóc lột của mình, tư bản nước
ngoài đã xây dựng ở Thổ Nhĩ Kỳ nhiều đường sắt, song song với nó là
việc khai thác hầm mỏ trồng bông. Điều này đã làm cho sự phân hoá
giai cấp trong xã hội Thổ diễn ra nhanh chóng.
Ở Iran, giai cấp tư sản ra đời trong điều kiện nước này bị thực đân Anh,
Nga tranh chấp, triều đình phong kiến phải kí hiệp ước bất bình đẳng
mang tính chất đầu hàng. Trước tình hình đó ý thức đân tộc được thức
tỉnh ở những tri thức trong ngoài nước. Họ mở những trường dạy học,
cho suất bản một số sách báo tiến bọ để tuyên truyền tinh thần dân tộc,
chuẩn bị lực lượng cách mạng. Họ công kích phong kiến đương thời vào
chống lại tư bản nước ngoài.
Ở Ấn Độ, tuy thực đân Anh cản trở và phá hoại nền kinh tế nhưng giai
cấp tư sản Ấn Độ đã không ngừng phát triển về số lượng và vốn sản
xuất. Nhưng trong quá trình phát triển giai cấp tư sản Ấn Độ còn lệ
thuộc nhiều vào tư sản Anh và còn nhiều liên hệ với tầng lớp địa chủ.
Ở Việt Nam, đầu thế kỷ XX, giai cấp tư sản bỏ vốn kinh doanh và thành
lập được nhiều công ty trong những ngành diệt, ngành gốm, nước mắn
Nhìn chung, đầu thế kỷ XX giai cấp tư sản châu Á đã có những bước
phát triển về kinh tế, chính trị, Đây là những cần thiết cho việc thực hiện
vai trò to lớn của mình trong cuộc đấu tranh chống thực dân và phong
kiến. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản các phong trào diễn ra mạnh
mẽ, rộng lớn, nó đã lôi kéo các giai cấp tầng lớp trong xã hội tham gia
vào phong trào đấu tranh tuy phong trào đấu tranh diễn ra ở các nước
khác nhau nhưng lại gần như cùng một thời gian, nó tạo nên một làn
sóng cách mạng mạnh mẽ mà Lê Nin gọi là thời kỳ “châu Á thức tỉnh”,
chủ nghĩa tư bản thế giới và phong trào cách mạng 1905 trong trạng thái
trì trệ thời trung cổ đã thức tỉnh và bước vào một cuộc sống mới, vào
cuộc đấu tranh giành quyền sơ đẳng nhất của con người. “sự thức tỉnh
của châu Á có nghĩa là một giai đoạn mới trong lịch sử thế giới được
mở ra vào đầu thế kỷ XX”.
1.3. Đặc điểm cuả giai cấp tư sản châu Á.
Trong quá trình hình thành và phát triển giai cấp tư sản châu Á đã bộc lộ
những điểm riêng biệt của mình.
Đặc điểm thứ nhất là: Giai cấp tư sản châu Á ra đời muộn nửa sau thế
kỷ XIX, do sự xâm lược và ảnh hưởng ngày càng lớn của tư bản nước
ngoài, nền kinh tế tư bản châu Á đã được kích thích phát triển nhanh
chóng. Tư sản nhiều nước ra đời, vào những năm 70 của thế kỷ XIX,
giai cấp tư sản Trung Quốc, Ấn Độ ra đời, giai cấp tư sản Nhật Bản thì
ra đời trước đó, còn Việt Nam thì mãi đầu thế kỷ XX giai cấp tư sản mới
ra đời.
Đặc điểm thứ hai của giai cấp châu Á là ra đời trong công nghiệp nhẹ.
Hầu như giai cấp tư sản châu Á đều sản xuất kinh doanh trong những
ngành thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến là chủ yếu. Ngoài ra còn
kinh doanh trong nghành chế tạo và sửa chữa, khai mỏ, vận
chuyển nhưng chỉ chiếm một số lượng nhỏ bé.
Đặc điểm thứ ba của giai cấp tư sản châu Á là ra đời trong hoàn cảnh
một nước thuộc địa hoặc phụ thuộc. Vì đến cuối thế kỷ XIX hầu hết các
nước châu Á đều trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc, nên để tồn tại và
phát triển tư sản các nước thường phải dựa vào tư sản nước ngoài về
chính trị, kinh tế và kỹ thuật. Nhưng do bị tư bản nước ngoài chèn ép
nên quyền lợi của tư bản thực dân mâu thuẫn với tư bản nước ngoài.
Đồng thời lại bị chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển nên nó mang
tính hai mặt.
Đặc điểm thứ tư từ đặc điểm thứ ba dẫn đến đặc điểm thứ tư của giai
cấp tư sản châu Á là họ mang tính chất hai mặt. Một mặt họ đứng về
phía nhân dân trong cuộc đấu tranh chống lại thực dân và phong kiến
nhưng mặt khác họ cũng sẵn sàng thoả hiệp khi mà các nước tư bản
nhượng bộ cho họ một số quyền lợi, nhất là về kinh tế.
Đặc điểm thứ năm: Giai cấp tư sản là đại diện cho giai cấp mới trong
xã hội, cho phương thức sản xuất tiến bộ với hệ tưởng dân chủ tư sản
tiên tiến. Nhưng do mới ra đời lại bị tư sản nước ngoài chèn ép nên tư
sản dân tộc phát triển yếu ớt và châm chạp.
.
So sánh giai cấp tư sản châu Âu và châu Á
So với giai cấp tư sản châu Âu thì giai cấp tư sản châu Á ra đời muộn
hơn nhiều vì giai cấp tư sản chấu Âu ra đời từ thế kỉ XVI, XVII, trong
điều kiện nền kinh tế tư bản phát triển nhưng bị các thế lực phong kiến
trong nước kìm hãm sự phát triển nên giai cấp tư sản đứng ra tổ chức
lãnh đạo nhân dân tiến hành các cuộc cách mạng tư sản để xác lập
phương thức sản xuất TBCN.
Ra đời trong điều kiện nền kinh tế phát triển nên giai cấp tư sản châu Âu
trưởng thành hơn về số lượng và chất lượng cho nên ngay từ buổi đầu
giai cấp tư sản đã đứng ra tập hợp nhân dân và liên minh với các giai câp
khác tiến hành CMTS.
Tuy nhiên trong buổi đầu thời cận đại thì giai cấp tư sản châu Âu mang
tính chất tiến bộ và cách mạng vì giai đoạn này ở châu Âu chế độ phong
kiến vẫn còn tồn tai vững chắc nên giai cấp tư sản chưa co một tư tưởng
chính trị vững vàng. Ở giai đoạn sau khi giai cấp tư sản đã bộc lộ những
nhược điểm là quay lại phản bội nhân dân vì lúc này giai cấp tư sản đã
trở thành một lực lượng chính trị độc lập trong xã hội.
1.4.Thái độ của giai cấp tư sản
Trong phong trào đấu tranh của nhà nước phong kiến và giai cấp phong
kiến:
Khi thực dân phương Tây xâm nhập thông qua các hoạt động giao lưu
buôn bán thương mại, truyền giáo vào chấu Á thì những mầm mống của
nền kinh tế TBCN đã xuất hiện, lúc này một số người đã chuyển hướng
kinh doanh, những tầng lớp tư sản xuất hiện nhưng chưa trở thành một
giai cấp trong xã hội. Họ mới là tầng lớp tư sản, buôn bán, chủ các công
trường thủ công phân tán.
Khi thực dân phương Tây xâm lược nhà nước phong kiến và giai cấp
phong kiến tổ chức đấu tranh chống thực dân thì tầng lớp này cũng đã
hưởng ứng tham gia đấu tranh. Họ đi theo dưới ngọn cờ của giai cấp
phong kiến bởi vì nhiệm vụ dân tộc là trên hết. Họ đồng tình ủng hộ và
đi theo phong trào đấu tranh của giai cấp phong kiến trở thành lực lượng
tham gia đấu tranh chống xâm lược.
Khi giai cấp phong kiến mất vai trò lãnh đạo thì giai cấp tư sản lúc này
đã trở thành một giai cấp trong xã hội do sự đầu tư khai thác thuộc địa
của thực dân phương Tây. Nhưng lúc này giai cấp tư sản đang trong quá
trình hình thành, số lượng và chất lượng yếu kém, lại chưa đủ khả năng
lãnh đạo cách mạng. Vì vậy, lúc này có vai trò lãnh đạo của trí thức
phong kiến tiến bộ tiếp thu tư tưởng mới tư tưởng dân chủ tư sản. Trong
khi tầng lớp trí thứcphong kiến này đấu tranh thì giai cấp tư sản có thái
đô là đồng tình ủng hộ về vật chất cho phong trào.
Và khi phong trào theo khuynh hướng tư sản của trí thức phong kiến
thất bại thì giai cấp tư sản lúc nay đã đứng ra đảm nhiệm vai trò sứ
mệnh lịch sử của mình. Họ nhận thấy được yêu cầu đòi hỏi của xã hội
của dân tộc họ lúc bấy giờ. Lúc này họ đại diện cho lực lượng tiến bộ
trong xã hội, là lực lượng tiên tiến nhất có thể đứng ra tập hợp lực lượng
bởi vì họ đại diện cho tư tưởng tiến bộ. Họ đã nhậ thấy được hoàn cảnh
đất nước phụ thuộc và mâu thuẫn chủ yếu là gì, nhận thức được nhiệm
vụ của mình vì vậy họ đã giương cao ngọn cờ đoàn kết thống nhất, tập
hợp lực lượng đấu tranh.
Vì vậy đầu thế kỉ XX giai cấp tư sản đã đứng ra lãnh đạo phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc. Họ đã đông đảo về số lượng, trưởng thành về
chất lượng, ý thức giai cấp, họ đã có đủ khả năng thành lập những tổ
chức chính trị, các chính đảng để tập hợp quần chúng nhân dân.
Ở một số nước ở châu Á vai trò và sứ mệnh giải phóng dân tộc là do giai
cấp tư sản lãnh đạo và thực tế kết quả giai cấp tư sản đã thực hiện được
trách nhiệm của mình là giải phóng dân tộc. Như ở Inđônêxia,
Philippin,…