Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

phan tich tai chinh - complete

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.59 KB, 28 trang )

Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một
nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu.
Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát
triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu
cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua
những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị
trường.
Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường
cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề
được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh
nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản
lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn,
tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu
quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và
xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ thực
hiện được trên cơ sở phân tích tài chính.
Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ
thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh
nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng
thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng
cao chất lượng doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên em quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài :
“Phân tích hiệu quả tài chính tại công ty cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An”
Nội dung phân tích gồm 3 phần:
Phần I: Lý luận cơ bản về phân tích hiệu quả tài chính.
Phần II: Thực trạng phân tích hiệu quả tài chính tại công ty cổ phần Du lịch –
Dịch vụ Hội An.
Phần III: Nhận xét, kiến nghị


- Bảng cân đối kế toán của Công Ty cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An.
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phần Du lịch –
Dịch vụ Hội An.
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 1 LỚP :11ĐHLTKT1A
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH
1 Phân tích cấu trúc tài chính của Doanh Nghiệp:
Tài chính doanh nghiệp là gì và vai trò của nhà quản lý tài chính quan trọng như thế nào? mục
tiêu của quản lý tài chính là gì? Đó là những vấn đề âun tâm cần được làm rõ khi nghiên cứu
về tài chính doanh nghiệp. nhưng để làm tốt vấn đề quản lý tài chính doanh nghiệp thì nhà
quản lý tài chính phải dựa vào nhiều công cụ quản lý khác nhau. Trong đó có sự tham gia của
cấu trúc tài chính doanh nghiệp. hơn nữa để doanh nghiệp. hơn nữa để doanh nghiệp hoạt động
có hiệu quả thì nhà quản lý phải làm tốt hoạt động tài chính của doanh nghiệp mình.
1.1 Khái quát chung cấu trúc tài chính doanh nghiệp:
Cấu trúc tài chính doanh nghiệp là một khái niệm phản ảnh một bức tranh tổng thể về tình hình
tài chính doanh nghiệp trên hai mặt là cơ cấu nguồn vốn gắn liền với quá trình huy động vốn,
phản ảnh chính sách tài trợ của doanh nghiệp và cơ cấu tài sản gắn liền với quá trình sử dụng
vốn, phản ảnh và chịu sự tác động của những đặc điểm và chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp. Mặt khác thể hiện mối liên hệ và sự vận động của các yếu tố nguồn vốn và tài sản
nhằm hướng đến mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.
1.2. Tài liệu và các phương pháp phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Tài liệu dùng phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Để phục vụ công tác phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp, các tài liệu cần thiết là:
Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, và các tài liệu chi tiết khác.
1.2.2. Phương pháp phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Khi phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp, người ta thường sử dụng các phương
pháp sau đây:
- Phương pháp so sánh : Là phương pháp sử dụng phổ biến nhất. Để áp dụng phương

pháp này trong phân tích cấu trúc tài chính cần quan tâm đến tiêu chuẩn, điều kiện, kỹ thuật so
sánh.
+ Tiêu chuẩn so sánh : Trong phân tích cấu trúc tài chính, thường dùng các gốc so
sánh : Số liệu nhiều kì trước, số liệu trung bình ngành, số liệu kế hoạch...
+ Điều kiện so sánh : Các chỉ tiêu phân tích phải phản ánh cùng nội dung kinh tế,
phương pháp tính toán , đơn vị đo lường.
+ Kỹ thuật so sánh : Trình bày báo cáo dạng so sánh để xác định mức biến động tuyệt
đối và tương đối của từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, trình bày báo cáo theo qui mô
chung, để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể.
- Phương pháp phân tích tương quan : Giữa các số liệu tài chính trên báo cáo tài chính thường có
mối tương quan với nhau. Chẳng hạn, mối tương quan giữa doanh thu (Báo cáo lãi, lỗ) với các
khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho ( Bảng cân đối kế toán ). Phân tích tương quan sẽ
đánh giá tính hợp lý về sự biến động giữa các chỉ tiêu tài chính, xây dựng các tỷ số tài chính
phù hợp hơn và phục vụ tốt cho công tác dự báo tài chính tại doanh nghiệp.
Có rất nhiều phương pháp phân tích, tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp nào là do
nghệ thuật của từng nhà phân tích, để có thể đánh giá chính xác toàn diện về bức tranh tài
chính của doanh nghiệp.
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 2 LỚP :11ĐHLTKT1A
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
1.3.. Phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp
1.3.1. Khái quát chung về cấu trúc tài sản của doanh nghịêp
Cấu trúc tài sản doanh nghiệp là cơ cấu tài sản, mức độ phân bổ vốn đầu tư cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, hay là tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản. Một
cấu trúc tài chính hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ngược lại sẽ làm
giảm hiệu quả kinh doanh nghiệp.
1.3.2. Các chỉ tiêu dùng để phân tích cấu trúc tài sản doanh nghiệp
Có rất nhiều chỉ tiêu phản ảnh cấu trúc tài sản doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào mục tiêu
của từng nhà phân tích. Tuy nhiên nguyên tắc khi thiết lập chỉ tiêu phản ảnh cấu trúc tài sản là:
Tài sản loại i
K = x100%

Tổng tài sản
Loại tài sản i trong công thức trên là những tài sản có cùng một đặc trưng kinh tế nào
đó: khoản phải thu, hàng tồn kho, TSCĐ...tổng tài sản trong công thức trên là số tổng cộng trên
BCĐKT.Với nguyên lý này khi phân tích cấu trúc tài sản thường sử dụng các chỉ tiêu cơ bản
sau:
- Tỷ trọng TSCĐ
Giá trị còn lại TSCĐ
Tỷ trọng tài sản cố định = x100%
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này thể hiện cơ cấu tài sản cố định trong tổng tài sản, phản ảnh mức độ tập
trung vốn hoạt động của doanh nghiệp hay trong 100đ tài sản thì giá trị TSCĐ chiếm bao nhiêu
đồng. Giá trị chỉ tiêu này phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh. Trong các doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp thì giá trị chỉ tiêu này thường cao, ngược lại trong các doanh nghiệp thương
mại thì giá trị chỉ tiêu này thường thấp.
- Tỷ trọng đầu tư tài chính
Giá trị đâu tư tài chính
Tỷ trọng ĐTTC = x100%
Tổng tài sản
Giá trị ĐTTC trong chỉ tiêu trên bao gồm đầu tư tài chính, góp vốn liên doanh, đầu tư bất
động sản và đầu tư khác. Nếu phân loai theo tính thanh khoản của các khoản đầu tư thì chia
thành: đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn. Nếu phân loại theo quyền sở hữu của doanh
nghiệp đối với các khoản đầu tư thì đầu tư tài chính chia thành: đầu tư với tư cách là chủ sở
hữu(cổ phiếu, góp vốn), chủ nợ(trái phiếu, phiếu nợ).
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ liên kết tài chính giữa doanh nghiệp với các doanh
nghiệp và tổ chức khác, đánh giá mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với các doanh
nghiệp và tổ chức khác, và cơ hội của các hoạt động tăng trưởng từ bên ngoài. Mặt khác, chỉ
tiêu này phản ảnh trong 100đ tài sản tại doanh nghịêp thì có bao nhiêu đồng đầu tư ra bên
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 3 LỚP :11ĐHLTKT1A
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
ngoài. Do không phải tát cả các doanh nghiệp đều có điều kiện tài chính vững mạnh nên việc

đầu tư ra bên ngoài thường rất thấp, do đó mà giá trị chỉ tiêu này thường nhỏ.
- Tỷ trọng hàng tồn kho
Hàng tồn kho
Tỷ trọng hàng tồn kho = x 100%
Tổng tài sản
Hàng tồn kho trong chỉ tiêu trên là một khái niệm rộng bao gồm: các loại dữ trữ cho sản
xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá,
sản phẩm dở dang. Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu
thụ của doanh nghiệp được tiến hành liên tục. Dự trữ hàng tồn kho hợp lý là mục tiêu của
nhiều doanh nghiệp. Do vậy, mà phân tích hàng tồn kho qua nhiều kỳ sẽ đánh giá tính hợp lý
trong công tác dự trữ của đơn vị.
- Tỷ trọng khoản phải thu khách hàng
Khoản phải thu khách hàng
Tỷ trọng PTKH = X100%
Tổng tài sản
Khoản phải thu khách hàng là một bộ phận tài sản thuộc tài sản lưu động của doanh
nghiệp phát sinh do doanh nghiệp bán chịu hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng. Chỉ tiêu này
phản ảnh số vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang bị các tổ chức khác chiếm dụng, số vốn
này không có khả năng sinh lời mà còn phát sinh chi phí nếu không đòi được nợ.
Việc phân tích cấu trúc tài sản bằng các chỉ tiêu cơ bản như trên chỉ cho phép đánh giá
tình hình phân bố tài sản của doanh nghiệp, mặt khác việc sử dụng các tỷ số trên có những hạn
chế: chưa chỉ ra yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thay đổi của cấu trúc tài sản. Cho nên, chúng ta
cần thiết kế thêm bảng cân đối kế toán dạng so sánh để có thể thấy được những biến động bất
thường của các tỷ số. Từ đó có bức tranh đầy đủ, toàn diện về cấu trúc tài sản của doanh
nghiệp.
1.4. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp
1.4.1. Khái quát về cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp
Cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp là mối quan hệ tỷ lệ giữa nợ phải trả và nguồn
vốn chủ sở hữu hay tỷ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn. Cấu trúc nguồn vốn thể hiện
chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh trong công tác quản trị tài

chính của doanh nghiệp. Cấu trúc nguồn vốn phản ảnh quá trình huy động các nguồn vốn gắn
liền với chính sách tài trợ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh.
1.4.2. Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp
Khi phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, thường sử dụng các chỉ tiêu cơ
bản sau:
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 4 LỚP :11ĐHLTKT1A
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
Nợ phải trả
Tỷ suất nợ = x 100%
Tổng tài sản
Trong chỉ tiêu trên nợ phải trả bao gồm: nợ ngắn hạn, dài hạn và nợ khác. Tỷ suất nợ
phản ảnh mức độ tài trợ các tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Tỷ suất nợ càng cao
thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào các chủ nợ càg lớn, tính tự chủ trong việc sử
dụng nguồn vốn càng thấp, và khả năng tiếp cận các khoản nợ vay càng khó một khi doanh
nghiệp không thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn và hiệu quả kinh doanh kém.
- Tỷ suất tự tài trợ
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ = x100%
Tổng tài sản
Tỷ suất tự tài trợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất này
càng cao thể hiện doanh nghiệp có tính tự chủ rất cao về tài chính, ít bị sức ép của các chủ nợ.
Doanh nghiệp càng có cơ hội tiếp cận các khoản tín dụng từ nhà cung cấp, ngân hàng, nhà đầu
tư... Đây cũng là một chỉ tiêu để các nhà đầu tư đánh giá rủi ro và cấp tín dụng cho doanh
nghiệp. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thu hồi nợ cao, ít rủi ro và ngược lại. Ngoài hai
chỉ tiêu trên, phân tích tính tự chủ về tài chính còn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất nợ trên vốn chủ sở
hữu.
Tỷ suất nợ trên VCSH

Nợ phải trả

Tỷ suất nợ trên VCSH = x100%
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bảo đảm nợ bằng vốn chủ sở hữu. Nếu chỉ tiêu này càng
lớn thì khả năng đảm bảo của vốn chủ sở hữu đối với các khoản nợ càng thấp, các chủ nợ dễ
gặp rủi ro trong việc thu hồi nợ. Tuy nhiên, khi phân tích tính tự chủ về tài chính cần sử dụng
thêm số liệu trung bình nghành hoặc số liệu định mức của các ngân hàng để đánh giá tính tự
chủ về tài chính.
1.4.3. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ của doanh nghiệp
Phân tích tính tự chủ về tài chính mới chỉ thể hiện mối quan hệ giữa nợ và vốn chủ sở
hữu. Tuy nhiên, trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp lại quan tâm đến thời hạn sử
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 5 LỚP :11ĐHLTKT1A
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
dụng từng loại nguồn vốn(tính ổn định của nguồn) và chi phí sử dụng của nguồn đó. Sự ổn
định của nguồn vốn là mối quan tâm khi sử dụng một loại nguồn tài trợ nào đó. Theo thời hạn
sử dụng thì nguồn vốn của doanh nghiệp chia thành: nguồn vốn thường xuyên(NVTX) và
nguồn vốn tạm thời (NVTT).
Nguồn vốn thường xuyên: là nguồn vốn được doanh nghiệp sử dụng lâu dài, ổn định
vào hoạt động sản xuất kinh doanh, có thời gian sử dụng trên một năm. Theo cách phân loại
này thì nguồn vốn thường xuyên tại một thời điểm bao gồm: NVCSH và các koản vay nợ trung
dài hạn.
Nguồn vốn tạm thời: là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động
sản xuất kinh doanh trong một thời gian ngắn, thường là một chu kỳ kinh doanh hoặc một năm.
Theo cách phân loại này thì nguồn vốn tạm thời tại một thời điểm bao gồm: các khoản phải trả
tạm thời, các khoản nợ tín dụng người bán, các khoản nợ vay ngắn hạn ngân hàng.
Để tiến hành phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ, thường sử dụng các chỉ tiêu cơ
bản sau:
- Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên
NVTX
Tỷ suất NVTX = x100%
Tổng nguồn vốn

Hoặc: Tỷ suất nguồn vốn tạm thời
NVTT
Tỷ suất NVTT = x100%
Tổng nguồn vốn
Hai chỉ tiêu này cùng phản ảnh tính ổn định của nguồn tài trợ của doanh nghiệp, hay
trong tổng nguồn vốn thì NVTX chiếm bao nhiêu phần trăm. Tỷ suất này càng cao chứng tỏ
nguồn tài trợ của doanh nghiệp có tính ổn định càng lớn trong một thời gian dài, và chưa chịu
áp lực thanh toán trong ngắn hạn. Ngược lại, nếu tỷ suất này càng thấp chứng tỏ nguồn tài trợ
của doanh nghiệp chủ yếu là nguồn ngắn hạn và doanh nghiệp chịu áp lực rất lớn trong thanh
toán nợ ngắn hạn. Nếu doanh nghiệp không thanh toán kịp thời các khoản nợ thì có nguy cơ bị
phá sản. Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ hơn về tính ổn định của nguồn tài trợ, chúng ta cần
xem xét thêm chỉ tiêu tỷ suất NVCSH trên NVTX.
Tỷ suất NVCSH/NVTX = NVCSH/ NVTX
Chỉ tiêu này thể hiện trong nguồn vốn thường xuyên mà doanh nghiệp đang sử dụng thì
nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm. Nếu NVCSH chiếm tỷ trọng lớn thì cùng
với tính ổn định cao thì doanh nghiệp có tính tự chủ rất cao trong việc sử dụng nguồn này.
1.5. Phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 6 LỚP :11ĐHLTKT1A
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
1.5.1 Khái quát chung về cân bằng tài chính doanh nghiệp
Như ta đã biết cấu trúc tài sản của doanh nghiệp chỉ ra tài sản gồm hai bộ phận đó là:
bộ phận TSCĐ có thời gian chu chuyển trên một năm hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh, và
bộ phận TSLĐ có thời gian chu chuyển trong vòng một năm hay một chu kỳ sản xuất kinh
doanh. Cấu trúc nguồn vốn thể hiện tính tự chủ và tính ổn định của nguồn tài trợ. Mặt khác, do
sự vận động của tài sản tách rời với trách nhiệm pháp lý về thời hạn sử dụng, và gắn liền với
chi phí sử dụng vốn. Nên các nguồn vốn phải được huy động và sử dụng sao cho hợp lý hay
nói cách khác mối quan hệ này thể hiện tính an toàn, bền vững, cân đối trong tài trợ và sử dụng
nguồn vốn của doanh nghiệp. Mối quan hệ này thể hiện cân bằng tài chính doanh nghiệp. Do
đó, cân bằng tài chính là một yêu cầu hết sức cấp bách và thường xuyên và doanh nghiệp cần
phải duy trì cân bằng tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán an toàn và việc sử dụng vốn

được hiệu quả hơn.
1.5.2. Các chỉ tiêu dùng để phân tích cân bằng tài chính doanh nghiệp
- Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính
Vốn lưu động ròng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSLĐ & ĐTNH tại thời điểm lập
bảng cân đối kế toán. Có hai phương pháp tính giá trị của VLĐR của doanh nghiệp.
+Vốn lưu động ròng là chênh lệch giữa NVTX và TSCĐ & ĐTDH
VLĐR = NVTX -TSCĐ& ĐTDH (1)
+ Ngoài ra, vốn lưu động ròng còn được tình là phần chênh lệch giữa giá trị TSLĐ&
ĐTNH với nợ ngắn hạn.
VLĐR =TSLĐ& ĐTNH - Nợ ngắn hạn (2)
Chỉ số cân bằng thứ nhất thể hiện cân bằng giữa nguồn vốn ổn định với những tài sản
có thời gian chu chuyển trên một chu kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu này thể hiện nguồn gốc của vốn
lưu dộng hay còn gọi là phân tích bên ngoài về VLĐ. ở một khía cạnh khác VLĐ thể hiện
phương thức tài trợ TSCĐ, tác động lên cân bằng tài chính tổng thể.
Khác với chỉ số cân bằng thứ nhất, chỉ số cân bằng thứ hai thể hiện rõ cách thức sử
dụng VLĐ. Vốn lưu động phân bổ vào các khoản phải thu, hàng tồn kho, hay các khoản có tính
thanh khoản cao. Nó nhấn mạnh đến tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn ở doanh nghiệp.
Chính vì thế mà phân tích cân bằng tài chính theo hướng này nhấn mạnh đến phân tích bên
trong.
Dựa vào cách thức xác định VLĐR là chênh lệch giữa NVTX và TSCĐ &ĐTDH, có
các trường hợp cân bằng tài chính dài hạn sau đây:
Trường hợp một:

SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 7 LỚP :11ĐHLTKT1A
TSCĐ NVTX
&ĐTDH

TSLĐ
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
VLĐR= NVTX- TSCĐ&ĐTDH<0

Hay
Trong trường hợp này, nguồn vốn thường xuyên không đủ để tài trợ cho TSCĐ&ĐTDH,
phần thiếu hụt này phải được bù đắp bằng nguồn vốn tạm thời. Cân bằng tài chính trong trường
hợp này là không tốt vì doanh nghiệp luôn phải chịu những áp lực thanh toán trong ngắn hạn.
Đây là một cân bằng có độ rủi ro mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp cần có những sự điều
chỉnh để tạo ra một sự cân bằng mới bền vững hơn, an toàn hơn.
Trường hợp hai:


VLĐR=NVTX- TSCĐ&ĐTDH=0
Hay
Trong trường hợp cân bằng này, toàn bộ các khoản TSCĐ&ĐTDH được tài trợ vừa đủ
bằng NVTX. Cân bằng tài chính trong trường hợp tuy có tiến triển hơn trường hợp trên nhưng
độ an toàn chưa cao, vẫn có nguy cơ mất cân bằng.
Trường hợp ba:


SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 8 LỚP :11ĐHLTKT1A
NVTX
<1
TSCĐ & ĐTDH
TSCĐ NVTX
&ĐTDH
TSLĐ Nợ ngắn
&ĐTNH hạn
NVTX
=1
TSCĐ & ĐTDH
TSCĐ NVTX
&ĐTDH

TSLĐ Nợ ngắn
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
VLĐR= NVTX-TSCĐ&ĐTDH>0
Hay
Trong trường hợp này, NVTX không chỉ tài trợ đủ cho TSCĐ& ĐTDH mà còn một phần
dôi ra để tài trợ cho TSLĐ&ĐTNH. Cân bằng tài chính trong trường hợp này được xem là rất
tốt, rất an toàn. Các trường cân bằnh tài chính ở trên chỉ xem xét VLĐR tạimột thời điểm. Nên
để đánh giá cân bằng tài chính, chúng ta cần xem xét nó trong một chuỗi thời gian, nhiều kỳ
thì mới có dự đoán đúng về triển vọng tài chính tương lai. Mặt khác, nghiên cứu VLĐR qua
nhiều thời điểm cho phép loại trừ những sai lệch về số liệu do tính thời vụ trong kinh doanh.
Phân tích VLĐR qua nhiều kỳ, có những trường hợp như sau:
+ Nếu VLĐR dương và tăng qua nhiều kỳ, chứng tỏ cân bằng tài chính dài hạn của
công ty rất tốt và rất an toàn. Vì không chỉ TSCĐ &ĐTDH được tài trợ bằng NVTX mà còn có
một phần TSLĐ&ĐTNH cũng được tài trợ bằng NVTX. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý một
điều: Nếu VLĐR dương và tăng liên tục do thanh lý, nhượng bán TSCĐ làm giảm qui mô
TSCĐ, thì chưa thể kết luận gì về tính an toàn về cân bằng tài chính.
+ Nếu VLĐR âm và giảm qua nhiều kỳ, chứng tỏ cân bằng tài chính dài hạn của doanh
nghiệp rất kém an toàn. Nguồn vốn thường xuyên không đủ để tài trợ cho TSCĐ mà phải huy
động NVT. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp gặp áp lực thanh toán trong ngắn hạn và có
nguy cơ bị phá sản nếu không thanh toán đúng hạn và hiệu quả kinh doanh thấp.
+ Nếu VLĐR ổn định qua các năm, chứng tỏ cân bằng tài chính dài hạn của doanh
nghiệp tương đối an toàn và các hoạt động của doanh nghiệp đang trong trạng thái ổn định.
Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ mất cân bằng.
1.5.3. Nhu cầu vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính doanh nghiệp
Các yếu tố thuộc VLĐ có mối quan hệ mật thiết với chu kỳ hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, số dư các khoản phải thu khách hàng có mối quan hệ
tuyến tính với doanh thu bán hàng. Khi doanh thu bán hàng tăng thì số dư khoản phải thu cũng
gia tăng và điều này càng thể hiện rõ ở những doanh nghiệp mà tín dụng bán hàng là yếu tố
thúc đẩy tiêu thụ. Mặt khác, hoạt động tiêu thụ cũng làm tăng hàng tồn kho, và hoạt động cung
ứng làm gia tăng các khoản tín dụng từ nhà cung cấp. Do những tác động giữa các yếu tố thuộc

TSLĐ mà nhu cầu vốn lưu động về cơ bản được tính như sau:
Nhu cầu vốn lưu động(NCVLĐ) =HTK +PTKH-Nợ phải trả ngưòi bán
Mặt khác, trong công tác quản trị tài chính chúng ta có thể tận dụng các khoản nợ ngắn hạn của
đơn vị mà không có chi phí: nợ luơng, nợ thuế, BHXH.... các khoản tài trợ này sẽ làm giảm bớt
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 9 LỚP :11ĐHLTKT1A
NVTX
>1
TSCĐ & ĐTDH
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
NCVLĐR của doanh nghiệp. Từ đó mà chỉ tiêu NCVLĐR được tính một cách tổng quát như
sau:
NCVLĐR =HTK+Nợ phải thu-Nợ ngắn hạn(không kể nợ vay ngân hàng)
Phân tích cân bằng tài chính khi xem xét chỉ tiêu NCVLĐR và chỉ tiêu VLĐR, có các
trường hợp cân bằng tài chính ngắn hạn sau:
+ Nếu VLĐR lớn hơn NCVLĐR: Chênh lệch giữa VLĐR và NCVLĐR gọi là NQR.
Nếu NQR thể hiện một trạng thái cân bằng tài chính rất an toàn vì doanh nghiệp không phải
vay ngắn hạn để bù đắp cho NCVLĐR. Mặt khác, NQR dương chứng tỏ doanh nghiệp đang có
một khoản tiền dôi ra ngoài NCVLĐR và doanh nghiệp có thể dùng khoản tiền này đầu tư vào
các chứng khoán có tính thanh khoản cao để sinh lời.
+ Nếu VLĐR=NCVLĐR hay NQR= 0. Điều này, chứng tỏ VLĐR của doanh nghiệp
vừa đủ tài trợ cho NCVLĐR, hay toàn bộ các khoản vốn bằng tiền và đầu tư ngắn hạn được
hình thành từ vay ngắn hạn. Đây là một dấu hiệu mất cân bằng tài chính ngắn hạn.
+ Nếu VLĐR < NCVLĐR hay NQR< 0. Điều này, doanh nghiệp đang trong tình trạng
mất cân bằng tài chính ngắn hạn hay điều này có nghĩa là VLĐR không đủ tài trợ NCVLĐR
buộc doanh nghiệp phải vay ngắn hạn để bù đắp.
1.6 CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
1.6.1 Khái quát về cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính
Hiệu quả nói chung, kết quả đạt được so với những chi phi đã bỏ ra. Với quan điểm như
trên, chỉ tiêu chung dùng để đánh giá hiệu quả về cơ bản dược tính như sau:
Đầu vào

K =
Đầu ra
Trong đó, ''Đầu ra'' thường dùng là: giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận... ''Đầu vào ''
thương dùng là: vốn chủ sở hữu, tài sản...
Hiệu quả tài chính hay khả năng sinh lời VCSH là khoản thu nhập mà vốn chủ sở hữu
mang lại sau một chu kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu này phản ảnh, 100đ VCSHđầu tư tại doanh
nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận xem xét ở đây là lợi nhuận từ ba
hoạt động. Hiệu quả tài chính là một chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm, đó là thái độ giữ
gìn và phát triển nguồn vốn chủ sở hữu.
Chỉ tiêu thường dùng để đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp là: Tỷ suất sinh lời
VCSH . Chỉ tiêu này được tính như sau:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời VCSH(ROE) = x100%
Vốn chủ sở hữu bình quân
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 10 LỚP :11ĐHLTKT1A
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
1.6.2.Mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính
Có thể nhận thấy, chỉ tiêu hiệu quả tài chính doanh nghiệp(ROE) chịu sự tác động của
nhiều yếu tố: hiệu quả kinh doanh, cấu trúc nguồn vốn, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp,
qua công thức sau:
LNTT Tài sản
Tỷ suất sinh lời VCSH = x(1-T)
Tài sản VCSH
Hay Hiệu quả tài chính = Hiệu quả kinh doanh(x1-T)x1/(tỷ suất tự tài trợ)
(ROE) (ROA)
Tuy nhiên, mối quan hệ này còn được thể hiện qua giá trị đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài
chính được định nghĩa là tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. Thực chất nó thể hiện cấu trúc tài
chính doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Liên quan đến đòn bẩy tài chính, công thức hiệu quả tài
chính được viết lại như sau :
ROE = [RE + (RE- r ) xĐBTC ] x (1-T)

Trong đó : r, T, lãi suất vay vốn, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
RE, tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
Với : LNTT & Lvay
RE = x100%
Tổng tài sản bq
Qua công thức này, ta có thể thấy tác động của ĐBTC hay cấu trúc tài chính đến hiệu
quả tài chính như sau :
+ Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản(RE) lớn hơn lãi suất vay vốn thì việc
vay nợ sẽ làm cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp tăng lên(tác động khuyếch đại của đòn
bẩy tài chính). Trong trường hợp này đòn bẩy tài chính gọi là đòn bẩy dương. Doanh nghiệp
nên gia tăng vay nợ để tài trợ cho nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu như
doanh nghiệp vẫn giữ được hiệu quả kinh doanh như cũ hoặc cao hơn.
+ Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản nhỏ hơn lãi suất vay vốn thì việc vay
nợ sẽ làm giảm hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp này gọi là đòn bẩy tài chính
âm. Lúc này, doanh nghiệp không nên gia tăng vay nợ để tài trợ cho nhu cầu vốn cho sản xuất
kinh doanh.
+ Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản bằng lãi suất vay vốn thì việc dùng nợ
của doanh nghiệp ít có tác động đến hiệu quả tài chính. Trong trường hợp này đòn bẩy tài
chính không có tác dụng. Doanh nghiệp có thể gia tăng vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu để tài trợ
cho nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, tuỳ thuộc vào tỷ suất nợ hiện tại của doanh nghiệp
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 11 LỚP :11ĐHLTKT1A
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
PHẦN II
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH & DỊCH
VỤ HỘI AN
2. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Du lịch & Dịch vu Hội An
2.1 Quá trình hình thành và phát triển
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 12 LỚP :11ĐHLTKT1A
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
Công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Hội An là doanh nghiệp hạch toán độc lập hoạt động

sản xuất kinh doanh kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4000102418
được Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp lần đầu ngày 01 tháng 10 năm 2006,
đăng ký thay đổi ngày 12/11/2010.
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN
Tên giao dịch: HOIAN TOURIST SERVICE Co
Vốn điều lệ: 80.000.000.000 VND
Mã chứng khoán: HOT
Số lượng chứng khoán niêm yết: 8.000.000 Cổ phiếu
Đăng ký niêm yết tại: HOSE

Địa chỉ: 10 Trần Hưng Đạo – TP Hội An - Tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: (84) 510.3861522 – 510.3861248 – 510.391088. Fax : (84) 510.3911099
Website: www.hoiantourist.com
2.2. Chức năng và nhiệm vụ
Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh dịch vụ khách sạn ,dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi,
giải trí, thể thao dưới nước, dịch vụ lặn biển
Kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế, vận tải khách bằng ô tô, vận tải khách theo hợp đồng,
dịch vụ bán vé máy bay, kinh doanh bất động sản
2.3.Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An
Sơ đồ tổ chức của công ty:
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 13 LỚP :11ĐHLTKT1A
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁTHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN ĐIỀU HÀNH
CÔNG TY
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
H
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 14 LỚP :11ĐHLTKT1A
BỘ PHẬN
NHÂN SỰ


NGHIỆP
GIẶT HỘI
AN
TRUNG
TÂM LỮ
HÀNH HỘI
AN
KHU DU
LỊCH BIỂN
HỘI AN
KHÁCH
SẠN HỘI
AN
BỘ PHẬN
THỊ
TRƯỜNG
BỘ PHẬN
TÀI CHÍNH
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
a. sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ đối chiếu
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 15 LỚP :11ĐHLTKT1A
Kế toán trưởng
Phó phòng phụ trách
vốn vay tín dụng
Phó phòng phụ trách
Tổng hợp

Kế toán
công nợ
phải thu
Kế toán
công nợ
phải trả
Thủ
quỷ
Kế toán
kho
hàng
Kế toán
ngân
hàng
kế
toán
tiền
mặt
Kế toán
doanh
thu
Kế toán
các đơn vị trực thuộc
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
2.4.Phân tích các chỉ tiêu tại Công ty cổ phần Du lịch & Dịch vụ Hội An
2.4.1 Phân tích cấu trúc tài sản
Bảng 1 : Phân tích sự biến động tài sản tại công ty cô phần Du lịch – Dịch vụ Hội An
Chỉ tiêu 2010 2011 2011/2010
(+-, ) (+-,%)
1.Tổng tài sản 127.830.252.572 126.233.091.364 (-1.597.161.200) (-1.25%)

2.Giá trị còn lạiTSCĐ 71.457.401.163 60.446.818.755 (-11.010.582.412) (-15.4%)
3. N PTKH 10.114.191.743 23.670.494.672 13.556.302.939 134,03%
4. HTK 1.507.638.184 1.014.275.564 (-493.362.620) (-32,72%)
5. Tỷ trọngTSCĐ.(%) 55,9% 47,88% (-8,02%) (-14,34%)
6. Tỷ trọng PTKH 7,91% 18,75% 10,84% 137,04%
7. Tỷ trọng HTK 11,79% 0,80% (-10,99%) (-93,21%)
Dựa vào bảng phân tích số 1 ta thấy:
- Tỷ trọng tài sản cố định : năm 2010 là 55,9%, năm 2011 là 47,88%. Qua bảng phân
tích trên cho thấy giá trị tài sản cố định của công ty qua các năm là không lớn. Vì đây
là một công ty chủ yếu là kinh doanh thương mại dịch vụ nên tỷ trọng tài sản cố định
thường là thấp khác với doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên tình hình tài sản có sự biến
đổi qua các năm như sau : trong năm 2010 tỷ trọng tài sản cố định là55,9% , năm
2011 là 47,88%. Điều này cho thấy tỷ trọng tài sản cố định trong năm 2011 đã giảm
đi so với năm 2010, sự thay đổi trên là do trong năm 2011 tình hình tổng tài sản của
công ty giảm xuống so với năm 2010. Từ kết quả trên cho thấy sự thay đổi của tình
hình tài sản cố định là do công ty ít chú trọng trong khâu sản xuất.
- Tỷ trọng HTK: năm 2010 là 11,79%, năm 0,8%. Với tỷ trọng hàng tồn kho ở năm
2011 điều này cho thấy lượng hàng tồn kho đã giảm mạnh so với năm.
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 16 LỚP :11ĐHLTKT1A
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
Sở dĩ hàng tồn kho giảm tỷ trọng rất lớn qua các năm là do lượng hàng nhập vào
vừa đủ cho khâu sản xuất tiêu thụ, công ty lại dễ dàng trong việc tìm kiếm bạn hàng để giải
quyết đầu ra cho hàng hoá trong kho.
- Khoản phải thu khách hàng của công ty trong năm 2010 chiếm tỷ trọng 7,91% trong
tổng tài sản tăng so với năm 2011 tỷ trọng này là 18,75. Chứng tỏ trong năm 2011
công ty gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi vốn. Điều này sẽ góp phần tạo nên sự
thiếu hụt vốn lưu động của công ty.
Qua việc phân tích cấu trúc tài sản tại công ty cho thấy tỷ trọng nợ phải thu khách hàng là
chưa hợp lý. Vì vây công ty phải có biện pháp quản lý tình hình công nợ một cách chặt chẻ
hơn, có biện pháp thu hút khách hàng và đặc biệt là người tiêu dùng. Để giảm lượng hàng

tồn kho và qua đó có một kế hoạch dự trữ hàng tồn một cách hợp lý để tạo tính chủ
động trong việc quay vòng vốn. Đồng thời phải giảm khoản phải thu khách hàng như: chiếc
khấu bán hàng, ... để có thể tìm đầu ra dể dàng.
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 17 LỚP :11ĐHLTKT1A
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
2.4.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn tại công ty Cổ phân Du lịch – Dịch vụ Hội An
2.4.2.1. Phân tích tính tự chủ về tài chính
Số liệu dùng để phân tích tính tự chủ về tài chính được trình bày ở bảng sau:
Bảng 2
Bảng phân tích tính tự chủ về tài chính của công ty cổ phần Du lịch Hội An & công ty cổ
phần khách sạn Sài Gòn Tourane
CHỈ TIÊU
CTY CỔ PHẦN HỘI AN
CTY CỔ PHẦN KS SÀI GÒN
TOURANE
2010 2011 2010 2011
1. Nợ phải trả 18.998.388.148 12.894.360.290
11.045.326.939 11.304.083.891
2. Tổng tài sản 127.830.252.572 126.233.091.364
133.660.242.982 131.477.469.476
3. Vốn chủ sở hữu 108.831.864.427 113.338.731.074
93.196.230.128 81.462.641.703
4.Tỷ suất nợ 14,86% 10,21%
9,72% 8,59?%
5. Tỷ suất tự tài trợ 85,3% 89,78%
81,20% 61,95%
6. Tỷ suất nợ trên
VCSH 17,45% 11,37%
11,85% 13,87%
Dưạ vào bản số liệu trên ta thấy

- Tỷ suất nợ của năm 2010 là 14,86%, năm 2011 là 10,21%.
Ta thấy tỷ suất nợ của công ty hầu như thay đổi đáng kể, tỷ suất nợ năm 2011 giảm
đi so với năm 2010 là 4,65% trong tổng cơ cấu tài sản nguyên nhân này là do tốc độ
tăng của tổng tài sản lớn hơn tốc độ tăng của nợ phải trả.
- Tỷ suất tự tài trợ: năm 2010 là 85,3%, năm 2011 là 89,78%. Nguồn vốn chủ sở hữu
của công ty liên tục tăng qua các năm là do bổ sung từ nguồn vốn quỹ một phần nữa
là do ngân sách nhà nước cấp, nhưng qua bản phân tích ta thấy tỷ suất tài trợ cho
nguồn vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu là rất cao và được giữ vững qua các năm.
- Nhìn chung, trong những năm qua dựa vào số liệu ở bản phân tích ta có thể khẳng
định rằng tính tự chủ về tài chính của công ty là cao và ổn định qua các năm hơn
công ty cổ phần khách sạn Sài Gòn Tourane.
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 18 LỚP :11ĐHLTKT1A
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
2.4.2.2 Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ tại công ty Cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An
Bảng 3 Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ
CHỈ TIÊU
2010 2011
2011/2010
(+-, ) (+-,%)
Nguồn vốn tạm thời
18.814.155.566 12.730.281.849 (-6.083.873.720) (-32,34%)
Nguồn vốn thường xuyên
109.016.097.006 113. 502.809.515 4.486.712.500 4,12%
Tổng tài sản
127.830.252.572 126.233.091.364 (-1.597.161.200) (-1,25%)
Vốn chủ sở hữu
108.831.864.424 113.338.731.074 4.506.866.660 4,14%
Tỷ suất NVTX
85,28% 89,91% 4,63% 5,43%
Tỷ suất NVTT

14,71% 10,08% (-4,63%) (-31,47%)
Tỷ suất VCSH/NVTX
99,83% 99,85% 0,02% 0,02%
Qua bản phân tích trên ta thấy:
- Tỷ suất NVTX năm 2010 là 85,28%, năm 2011 là 89,91%. Tỷ suất nguồn vốn
thường xuyên qua các năm có xu hướng tăng nhưng dẫn đến tỷ suất NVTX tăng lên qua
các năm, cụ thể là 85,28% năm 2010 và 89,91% năm 2011.
- Tỷ suất NVTT năm 2010 là 14,71%, năm 2011 là 10,08%. Điều này cho thấy
những khoản nợ ngắn hạn đã được công ty thanh toán dần qua các năm, tính ổn định của
công ty cao.
Đây cũng là một khó khăn trong công tác quản lý công nợ của công ty đòi hỏi công
tác quản lý phải có một chính sách vay nợ và sử dụng nguồn vốn ngắn hạn một cách hợp lý
để tránh tình trạng lãng phí nguồn vốn vay, mang lại hiệu quả kinh tế cao .
- Tỷ suất VCSH/ NVTX năm 2010 là 99,83%, năm 2011 là 99,85%.
Tỷ suất VCSH / NVTX có xu hướng tăng lên qua các năm cụ thể năm 2010 99,83%,
năm 2011 là 99,85%
Điều này cho ta thấy tính ổn định của công ty ngày càng cao.
2.4.2.3. Phân tích cân bằng tài chính tại công ty cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An
- Phân tích cân bằng tài chính dài hạn
Số liệu của các chỉ tiêu trên, được trình bày trong bảng sau:
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 19 LỚP :11ĐHLTKT1A
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
Bảng số 4 Bảng phân tích cân bằng tài chính dài hạn
Chỉ tiêu 2010 2011
1. Nguồn vốn thường xuyên 109.016.097.006 113.502.809.515
2.Tài sản dài hạn 92.176.065.614 76.712.302.235
3.Vốn lưu động ròng 16.840.031.392 36.790.507.280
4.Nhu cầu vốn lưu động ròng 9.438.905.111 22.510.791.187
5.Ngân quỹ ròng 7.401.126.281 14.279.716.093
- Vốn lưu động ròng năm 2010 là 16.840.031.392 tăng lên năm 2011 là 36.790.507.208

- Vốn lưu động ròng của công ty luôn dương và mang giá trị rất lớn chứng tỏ công đang ở
trong trạng thái cân bằng tài chính trong dài hạn. Ngoài ra nguồn vốn thường xuyên còn thừa
1 giá trị khá lớn sau khi đã tài trợ cho tài sản dài hạn và đầu tư dài hạn mà còn tài trợ cho nhu
cầu vốn lưu động tại đơn vị. Cân bằng tài chính được đánh giá là an toàn và bền vững.
Có được sự cân bằng tài chính như vậy là nỗ lực lớn trong thời gian qua, với độ an toàn cao
như vậy tạo điều kiện cho công ty phát triển ngày càng vững mạnh và thu hút sự đầu tư của các
tổ chức, cá nhân đầu tư vào công ty và có thể dễ dàng tận dụng được các nguồn vốn vay từ các
tổ chức tín dụng với mức lãi suất ưu đãi.
2.5 PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH & DỊCH VỤ HỘI AN
Bảng 5 phân tích ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 20 LỚP :11ĐHLTKT1A
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
Chỉ tiêu 2010 2011
Vốn chủ sở hữu bình quân 100,062,657,651
111,085,297,
749
Tổng tài sản bình quân 116,098,673,787 127,031,671,968
Lợi nhuận trước thuế 6,938,028,039 5,207,206,735
Chi phí lãi vay 15,000,000 30,000,000
Lợi nhuận sau thuế 5,203,521,029 3,905,405,051
1.Tỷ suất nợ 14,86% 10,21%
2.RE 0.060% 0.041%
3.ROE 0.052% 0.035%
4. Độ lớn Đòn bẩy tài chính 1,0022 1,0057
Để có thể đánh giá chính xác chính sách tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính như thế
nào thông qua việc phân tích chính sách tài trợ của công ty trong những năm qua cùng với việc
công ty đã khai thác triệt để hiệu ứng đồn bẩy tài chính hay chưa. Chúng ta phân tích thông qua
hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh doanh. Đối với hiệu quả kinh doanh thì việc phân tích để
thấy được sự tác động trung gian của nhân tố này.

Trong trường hợp này đòn bẩy tài chính gọi là đòn bẩy dương. Doanh nghiệp nên gia
tăng vay nợ để tài trợ cho nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu như doanh
nghiệp vẫn giữ được hiệu quả kinh doanh như cũ hoặc cao hơn.
+Trong năm 2010 thì hiệu quả kinh doanh của công ty là 0,06% và chiếm tỷ suất vay vốn
của doanh nghiệp là 14,86% so với tổng nguồn vốn. Trong khi đó, chi phí lãi vay chím tỷ lệ
rất nhỏ và đòn bẩy tài chính là tương đối thấp. Từ những nhân tố trên đã tác động rất lớn làm
cho hiệu quả kinh doanh của công ty trong năm 2010 đạt ở mức vừa phải . Với hiệu ứng đồn
bẩy tài chính là 1,0022 thì việc sử dụng vốn vay với một tỷ suất nợ thấp đã làm cho hiệu quả
kinh doanh của công ty trong năm là không như mong muốn. Từ những thành quả đạt dược
trong kinh doanh đã làm cho hiệu quả tài chính ở mức chấp nhận được.
+ Tuy nhiên đến năm 2011 hiệu quả kinh doanh có xu hướng giảm xuống, giảm đồng thời ở
các chỉ tiêu khác, cụ thể: Tỷ suất nợ là 10,21% giảm 4,65% so với năm 2010, hiệu quả kinh
doanh còn 0,41% và độ lớn đòn bẩy tài chính là 0,0057.
Điều này cho thấy doanh nghiệp cần xem xét chú trọng việc sử dụng các chỉ tiêu để tăng
hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả tài chính nhằm có những phương án tăng độ lớn
đòn bẩy tài chính hơn nửa để đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty.
2.6 - PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH ĐẾN RỦI RO TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY DU LỊCH & DỊCH VỤ HỘI AN
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 21 LỚP :11ĐHLTKT1A
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
Bảng 6 phân tích sự ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến rủi ro tài
chính của công ty cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An
Chỉ tiêu 2010 2011
Tỷ suất nợ 14,86% 10,21%
Lợi nhuận trước thuế 6,938,028,039 5,207,206,735
Chi phí lãi vay 15,000,000 30,000,000
Lợi nhuận trước thuế & lãi vay 6,953,028,039 5,237,206,735
Độ lớn đòn bẩy tài chính 1,0022 1,0057
+Trong năm 2010: Độ lớn của đồn bẩy tài chính là ở mức 0,0022 đồng thời trong năm công
ty đã duy trì một tỷ suất nợ thấp 14,86% trong khi đó hiệu quả kinh doanh của công ty là

rất thấp 0,06% đã kéo theo hiệu quả tài chính dừng ở mức 0,052% .Điều này cho thấy trong
năm 2010 bộ phận quản lý tài chính phân bố cơ cấu vốn chưa hiệu quả và hợp lý với tỷ
suất nợ nêu trên thì rủi ro tài chính của công ty là tương đối cao.
+Trong năm 2011 hiệu quả kinh doanh trong năm là giảm mạnh còn 0,041% từ đó
đã làm cho hiệu quả tài chính giảm mạnh trong còn 0,035% , trong khi đó độ lớn của đồn
bẩy tài chính là thấp (1,0057) rủi ro tài chính giảm và mức độ oan toàn cao.
Từ những phân tích trên cho thấy tình hình tài chính tại công ty trong những năm
qua là không tốt. Ngày càng không phát huy được hiệu quả của tài chính, là do sự giảm
suốt của hiệu quả kinh doanh mà cụ thể là công ty đã không có nhưng chính sách sử dụng
nợ có hiệu quả, cũng như khâu hàng tồn kho chưa được chú trọng dẫn đến hiệu quả kinh
doanh chưa được tốt.
PHẦN III
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG , NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 22 LỚP :11ĐHLTKT1A
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
3 - Đánh giá chung về cấu trúc tài chính hiện tại của công ty
Với một tỷ suất tự tài trợ khá cao và có xu hướng gia tăng qua các năm, đặc biệt vào năm
2011 tỷ suất tự tài trợ của công ty rất cao (89,78%). Cùng với tỷ suất tự tài trợ cao thì tỷ
suất nguồn vốn thường xuyên của công ty cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn 89,91% vào
năm 2011. Điều này có thể nói rằng, công ty có tính tự chủ rất cao trong việc sử dụng
nguồn vốn, ít phụ thuộc vào bên ngoài. Đồng thời, với tính tự chủ cao thì nguồn vốn của
công ty cũng rất ổn định, ít chịu áp lực thanh toán trong ngắn hạn. Nguồn vốn thường
xuyên của công ty có giá trị lớn nhưng giá trị TSCĐ&ĐTDH lại tương đối thấp. Từ đó đã
làm cho cân bằng tài chính dài hạn của đơn vị trong những năm qua rất an toàn. Tuy nhiên
cân bằng tài chính ngắn hạn của đơn vị lại có xu hướng ngày càng kém an toàn. Điều này là
do công ty đã duy trì một chính tín dụng rộng rãi, dự trữ hàng tồn kho quá lớn, chưa tận
dụng tốt các khoản tín dụng từ nhà cung cấp.
Việc duy trì một cấu trúc tài chính có tính tự chủ rất cao và tính ổn định lớn đã làm hạn
chế tác dụng của hiệu ứng đòn bẩy tài chính trong việc khuyếch đại làm gia tăng hiệu quả
tài chính của công ty.

3.1 Quản trị hàng tồn kho chặt chẽ
Việc quản lý hàng tồn kho một cách chặt chẻ đối với một công ty có quy mô lớn về
du lịch là một công tác rất khó khăn buột các nhà quản lý phải đưa ra một chính sách hợp
lý và chặt chẽ.
Thực trạng tại công ty cho thấy công tác quản lý tại công ty phải có một kế hoạch nhập
hàng hoá một cách hợp lý để vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vừa giảm thiểu
lượng hàng tồn kho xuống, đây cũng chính là nguyên nhân tác động mạnh nhất làm cho
vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng từ đó làm cho nhu cầu vốn lưu động tại công ty tăng lên.
Đối với thực trạng tại công ty cho thấy khó có thể áp dụng để xác lập một mô hình đặt
hàng tối ưu bởi vì nhu cầu khách hàng là không ổn định và công ty không áp dụng phương
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 23 LỚP :11ĐHLTKT1A
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
thức nhập hàng hoá khi đã bán hết hàng. Chính vì thế, để giải quyết lượng hàng tồn kho thì
công ty nên thực hiện chính sách tín dụng khách hàng được trình bày ở phần trên.
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần Du lịch
– Dịch vụ Hội An
Mục tiêu của phân tích tài chính là phản ánh tình hình tài chính của công ty làm cơ sở cho
các quyết định và giúp lập kế hoạch tài chính cho tương lai. Tuy nhiên, với những nội dung
như hiện tại, phân tích tài chính của công ty chưa thể đạt đến mục tiêu đó. Vì vậy, giải pháp
đưa ra gồm:
3.2.1. Lập và tổ chức công tác phân tích tài chính tại công ty
Công tác phân tích tài chính của công ty đã được triển khai nhưng chưa được thực hiện một
cách có bài bản, dựa trên một hệ thống cơ sở lý luận vững chắc, phương pháp phân tích hoàn
chỉnh. Điều này gây khó khăn cho các cơ quan Nhà Nước nói chung và cho các nhà quản lý
doanh nghiệp nói riêng trong việc đưa ra các quyết định quản lý phù hợp. Vì vậy để khắc phục
những hạn chế đó, công ty nên thực hiện phân tích theo một quy trình hoàn chỉnh với đầy đủ
nội dung phân tích, phương pháp và thông tin sử dụng, đảm bảo tốt chất lượng nhân sự cho
công tác phân tích.
3.2.2. Nâng cao trình độ cán bộ phân tích
Chất lượng phân tích tài chính phụ thuộc rất nhiều vào trình độ cán bộ thực hiện công tác

phân tích tài chính. Hiện nay, các nhân viên phòng tài chính - kế toán hầu như đều tốt nghiệp
đại học, có kiến thức khá vững chắc về kế toán. Mặc dù vậy, với nhhững thay đổi mang tính
chất thường xuyên của hệ thống kế toán, pháp luật Việt Nam, trước mắt công ty cần có kế
hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ kế toán để nâng cao chất lượng kết quả phân tích tài
chính.
Công ty nên tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ kế toán bằng cách mời
các chuyên gia có kinh nghiệm đến giảng dạy hoặc cử nhân viên tham gia các lớp học về kế
toán do Bộ Tài Chính mở.
Hơn nữa, trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường cạnh
tranh gay gắt, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất
lượng quản lý. Chính vì vậy, tầm quan trọng của phân tích tài chính ngày càng được khẳmg
định và đòi hỏi doanh nghiệp phải có một đội ngũ cán bộ phân tích tài chính giỏi về chuyên
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 24 LỚP :11ĐHLTKT1A
Đề án cá nhân GVHD : Th.S Hồ Phước Dũng
môn, hiểu biết sâu rộng về đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, về môi trường
kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính của Nhà nước, chính sách thuế, những xu hướng biến
động của nền kinh tế trong Nước và Quốc tế.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra hiện nay là công ty Cổ phần Du lịch Hội An cũng như nhiều
công ty khác không có cán bộ chuyên trách về phân tích tài chính, công việc này do các nhân
viên phòng Tài chính - Kế toán thực hiện, mà cũng chỉ mới thực hiện dưới hình thức thuyết
minh báo cáo tài chính, không đủ cơ sở để đánh giá toàn diện tình hình tài chính của công ty.
Vì thế, về lâu dài, công ty bên cạnh việc cử nhân viên đi bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm cũng
cần phải tuyển thêm một người chuyên trách phân tích tài chính của công ty, để đào tạo chỉ
thực hiện công tác phân tích tài chính của công ty.
Công ty cũng cần tổ chức hướng dẫn, cập nhật cho các cán bộ quản lý nói chung và cán bộ
phân tích nói riêng về việc áp dụng các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực sản xuất
kinh doanh của công ty mới được ban hành.
3.2.3. Hoàn thiện phương pháp phân tích
Phân tích tài chính doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc đưa ra các chỉ
tiêu phân tích tài chính, rồi sau đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình

tài chính của doanh nghiệp, mà yêu cầu đặt ra là phải chỉ ra rõ nguyên nhân nào
gây ra tình hình tài chính đó. Trên cơ sở đó, tư vấn cho ban lãnh đạo đề ra mục
tiêu, kế hoạch và phương hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay, Công ty cũng như các chủ thể kinh tế khác đang hoạt động kinh
doanh tại Việt Nam, mới chỉ áp dụng 2 phương pháp phân tích là phương pháp
phân tích tỷ số và phương pháp so sánh do vậy không thể đáp ứng được yêu cầu
đề ra. Để tháo gỡ những vướng mắc trên Công ty nên nhanh chóng đưa phương
pháp phân tích Dupont vào áp dụng trong công tác phân tích tài chính. Khi sử
dụng phương pháp tài chính Dupont, các cán bộ phân tích tài chính của công ty
sẽ xác định được chính xác các nguyên nhân căn bản dẫn đến các hiện tượng
tốt, xấu trong hoạt động của công ty.
SVTH : Hoàng Lệ Phương Trang 25 LỚP :11ĐHLTKT1A

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×