Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Nội dung chuyên đềx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.62 KB, 86 trang )

Phần mở đầu
i.Lời mở đầu
Ngành du lịch trên thế giới đang ngày càng phát triển và trở thành một trong
những ngành công nghiệp hấp dẫn bậc nhất tại các quốc gia trên thế giới. Trong đó
du lịch biển luôn được 70% số lượng du khách ưu tiên cho chuyến đi nghỉ ngơi thư
giản của mình. Với các quốc gia lạnh giá quanh năm, thì việc được thả mình tắm
nắng trên một bãi biển tràn ngập ánh nắng, biển xanh, cát trắng như TP. Nha Trang
thì quả thật là thiên đường. Việt Nam là quốc gia có rất nhiều các tỉnh thành giáp với
biển Đông, một điều kiện thuận lợi và tiên quyết trong việc phát triển ngành du lịch
nghỉ biển. Việc khai thác tốt du lịch biển, đảo không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong
phát triển kinh tế xã hội mà còn là chiến lược đảm bảo an ninh quốc phòng của đất
nước.
Nha Trang là thành phố ven biển đã có những đóng góp rất lớn vào sự phát
triển du lịch quốc gia, được đánh giá là bãi biển đẹp nhất nước và đem lại nguồn thu
lớn cho GDP của tỉnh Khánh Hòa và của Việt Na. Vì vậy mà việc làm sao để du lịch
biển Nha Trang phát triển trở thành một ngành kinh tế quan trọng và bền vững, đảm
bảo nhu cầu của quốc gia nhưng vẫn giữ vững được những nét đẹp rạng rỡ cho con
cháu đời sau cùng được thụ hưởng. Đó là nhờ vào sự tâm huyết và trách nhiệm của
lãnh đạo thành phố nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung, đặc biệt là sự chung tay
đóng góp của mỗi công dân đang sống và làm việc tại Nha Trang,
ii.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Ngày nay, cả thế giới đang phải đối mặt với những vấn nạn liên quan đến môi
trường sống, tình trạng ô nhiễm, thiếu nguồn nước sạch, môi trường sống thu hẹp,
rừng cây bị tàn phá con người ngày càng phát triển, đổi lại là môi trường xanh ngày
càng mất đi.
Ngành công nghiệp du lịch từng được mệnh danh là ngành công nghiệp không
khói, ngành kinh doanh dịch vụ cung ứng cho các thượng đế và ít tạo ra chất thải
công nghiệp cho môi trường , tuy nhiên nó đang ngày càng đi xa khỏi những gì mà
chúng ta từng nghĩ. Ngày nay du lịch không còn được 100% số người hưởng ứng là
1
ngành công nghiệp không khói nữa vì những tác hại của nó đến với môi trường, du


lịch đã góp phần nhiều vào ô nhiễm không khí khi đi du khách di chuyển bằng các
phương tiện như máy bay, tàu xe, tàu thuyền du lịch….,sản xuất sản phẩm du lịch
cũng mang lại khí carbon khá cao! Đó là chưa kể tổn hại môi sinh do rác thải của
khách du lịch đưa vào thiên nhiên, phá hủy môi trường để làm các khu du lịch, săn
bắt thú...vv... Vậy làm sao để có thể phát triển một ngành du lịch sạch hơn, đảm bảo
các giá trị được bảo tồn nguyên vẹn cho các thế hệ mai sau. Đó là lý do mà đề tài du
lịch biển bền vững TP. Nha Trang được đưa ra nghiên cứu trong chuyên đề này.
iii.Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Bài nghiên cứu nhằm tìm hiểu về hoạt động du lịch biển tại thành phố Nha
Trang, phân tích thực trạng các giá trị du lịch đây và đưa ra các giải pháp để phát
triển bền vững du lịch biển Nha Trang.
iv.Ý nghĩa của nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học: đề tài hệ thống lại các thông tin có giá trị cho việc tìm hiểu,
phân tích quá trình hoạt động phát triển du lịch biển của thành phố Nha Trang, đưa ra
cái nhìn tổng quát hơn về sự tăng trưởng và phát triển của TP. Nha Trang.
Ý nghĩa thực tiễn: đưa ra các giải pháp và kiến nghị cá nhân để giúp cho Nha
Trang có thể vừa phát triển du lịch phục vụ nhu cầu của du khách, vừa bảo đảm tính
bền vững cho môi trường hoạt động du lịch biển Nha Trang.
v.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Sự phát triển du lịch biển tại thành phố Nha Trang trong những năm 2000-2012
vi.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập các dữ liệu thứ cấp:
Bài nghiên cứu thu thập các dữ liệu, thông tin về Đại Nam, các báo cáo về tình
hình hoạt động của khu du lịch Đại Nam để đưa ra cái nhìn tổng quát về hoạt động
kinh doanh của Đại Nam trong thời gian qua.
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
2
Lập bảng khảo sát mức độ hài lòng của du khách đối với một sản phẩm dịch
vụ nhỏ trong những sản phẩm du lịch biển của thành phố Nha Trang, đối tượng là
100 sinh viên đại học Công Nghiệp đã từng tham gia tour này để thu thập một vài dữ

liệu sơ cấp cần thiết cho việc nghiên cứu.
Phương pháp đánh giá tổng hợp
Dựa vào toàn bộ các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đã được thu thập, tác giả phân
tích thông tin, và đưa ra kết luận về tình hình hoạt động, cũng như đề ra giài pháp cho
du lịch biển Nha Trang.
3
Nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch biển bền vững
1.1. Du lịch biển
1.1.1. Tìm hiểu về du lịch
Khái niệm du lịch đã bắt đầu được biết đến từ trước Công nguyên, tuy nhiên
cho đến thế kỷ thứ 19, người ta mới bắt đầu biết đến du lịch một cách rộng rãi và rõ
ràng hơn, và người đã đặt nền móng đầu tiên cho ngành công nghiệp du lịch đó
chính là Thomas Cook. Thomas Cook (22/11/1808 - 18/7/1892, người Anh) được
lịch sử ngành du lịch vinh danh với tư cách là ông tổ của ngành lữ hành, người sáng
lập ra Thomas Cook Travel Inc - công ty du lịch lữ hành đầu tiên trên thế giới. Vào
năm 1841Thomas Cook tổ chức cho 570 người đi từ Leicester tới Longborough
bằng tàu hoả để tham gia một cuộc biểu tình chống uống rượu. Ông đã liên lạc với
hãng tàu hoả để có giá vé giảm đặc biệt, cung cấp thực phẩm và nước uống trên tàu,
tổ chức sắp xếp cho 570 người ở Longborough... - đó là những hoạt động thể hiện
bản chất của ngành lữ hành hiện đại.
Với tài năng và sự sáng tạo của mình, Thomas Cook đã biến du lịch trở thành
một ngành công nghiệp mới của thời đại. Hậu thế vẫn còn phải nghiêng mình thán
phục Thomas Cook, bởi ông là người đầu tiên nghĩ ra rất nhiều loại hình dịch vụ
chính của ngành lữ hành, mà đến tận ngày nay các loại hình này vẫn còn hoạt động
và sinh lời một cách hiệu quả.
Du lịch ngày càng phát triển, các loại hình du lịch không chỉ còn bó hẹp trong
một phạm vi, mà bắt đầu mở rộng với nhiều loại hình du lịch khác nhau và ngày
càng phức tạp hơn trong việc định nghĩa một cách chính xác về du lịch hiện đại. Tổ
chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp

Quốc cho rằng Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm
trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục
đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích
khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi
4
trường sống định cư; nhưng loại trừ các chuyến du hành mà có mục đích chính là
kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống
khác hẳn nơi định cư. Họ đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “ Du lịch
(tourism) là những hoạt động của người đi du hành đến và lưu trú tại nơi ngoài môi
trường thường xuyên của họ trong thời gian liên tục không quá 1 năm để nghỉ ngơi,
kinh doanh và các mục đích khác.”
Ở Việt Nam, du lịch được hình thành và phát triển đã hơn 40 năm, nhưng chỉ
mới thật sự diễn ra sôi động từ thập niên 90 gắn liền với chính sách mở cửa và hội
nhập của Đảng và Nhà Nước. Các khái niệm liên quan đến du lịch cũng đã được
Nhà nước quy định rõ trong các văn bản pháp luật được ban hành.
Theo Pháp lệnh Du lịch, 2/1999 do Quốc hội Việt Nam ban hành thì: “Du lịch
là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn
nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
Theo TS. Nguyễn Văn Hóa, trưởng khoa Thương mại – Du lịch Đại học Công
Nghiệp TP.HCM thì du lịch được định nghĩa như sau:“ Du lịch là tập hợp các mối
quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú
của các cá thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với thời gian không quá 1
năm với mục đích hòa bình, nơi đến cư trú không phải là nơi đến làm việc.”
Và còn rất nhiều những định nghĩa khác đang được các nhà nghiên cứu tìm
hiểu để đưa ra một định nghĩa chính xác hơn, phù hợp với sự phát triển của ngành
công nghiệp du lịch.
1.1.2. Du lịch biển
Việt Nam của chúng ta có bờ đường biển dài trên 3.260 km, hơn 1 triệu km2
diện tích mặt nước biển và trên 2773 đảo ven bờ cùng hàng loạt những bãi tắm cát
trắng, nước trong xanh trải dài ven biển, là những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy du

lịch biển, đảo của Việt Nam phát triển. Dọc theo bờ biển Việt Nam đã có khoảng 125
bãi biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch tiêu biểu như: Sầm Sơn (Thanh Hoá),
Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Tùng, Cửa
5
Việt (Quảng Trị), Thuận An, Lăng Cô (Huế), Nha Trang, Vũng Tàu... trên 30 bãi
biển được đầu tư, khai thác. Có thể thấy, du lịch biển, đảo đang trở thành một chiến
lược phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu
dài. Vậy thì chúng ta đã hiểu được gì về du lịch biển, mặc dù hiện nay du lịch biển
đảo của Việt Nam chiếm khoảng 70% trong hoạt động của ngành du lịch, nhưng
chưa có một khái niệm chính thức nào được đưa ra cho ngành du lịch đặc trưng này.
Từ một vài các định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu tạm hiểu “Du lịch biển là
các hoạt động di chuyển của con người ra khỏi nơi cư trú đến một địa điểm có tài
nguyên biển để thực hiện các mục đích của mình như tham quan, vui chơi, giải trí,
tại biển hay khám phá, , học hỏi về biển và sinh thái biển..., trong một khoảng thời
gian nhất định.”
1.2 Khái niệm cơ bản về du lịch bền vững
1.2.1 Sự cần thiết phát triển bền vững
Thế giới hiện đang đứng trước những thách thức rất lớn về môi trường sống.
Năm 2010, 30,6 tỷ tấn CO2 phát thải vào bầu khí quyển. Theo báo cáo mới nhất của
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tính riêng năm 2010, lượng phát thải nhà kính
trên toàn thế giới đã gia tăng ở mức kỷ lục, phủ bóng mờ lên niềm hy vọng về việc
duy trì sự nóng lên toàn cầu ở ngưỡng an toàn. Sự ấm lên toàn cầu làm tan băng ở
Bắc Cực, khiến mực nước biển toàn cầu dâng thêm tới 1,6 m trong thế kỷ này, đe
dọa nhiều vùng châu thổ và thành phố ven biển của Việt Nam. Theo các nhà khoa
học Australia dự báo, thì sự thay đổi khí hậu trong 100 năm tới sẽ khắc nghiệt hơn
nhiều so với dự đoán trước đây. Ngoài ra, các chất thải độc hại có thể gây ô nhiễm
môi trường trực tiếp như bay hơi hoá chất trong khí quyển hoặc có thể gây ô nhiễm
gián tiếp qua vận chuyển của gió hoặc bề mặt nước, không phải chỉ phụ thuộc vào
nơi đổ thải và tình trạng đất ở bên dưới. Theo danh sách đỏ 2011 được công bố mới
đây, động vật lưỡng cư là một trong những nhóm động vật chịu ảnh hưởng nặng

nhất do ô nhiễm từ môi trường. Thêm vào đó, tài nguyên của Trái Đất đã bị khai thác
quá mức. Với nhịp độ sử dụng nguồn tài nguyên như hiện nay, nhân loại phải cần 1
6
Trái Đất nữa mới có thể đáp ứng nhu cầu về đất đai cho nông nghiệp, rừng và chăn
nuôi. Nghiên cứu mới nhất của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP)
cho biết mỗi năm thế giới mất tới 13 triệu hécta rừng nhiệt đới, tương đương diện
tích của Hy Lạp.
Môi trường ô nhiễm, nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, con người đang
mất dần những nguồn sống tự nhiên, để lại cho con cháu một thế giới đầy ô nhiễm,
và sự đe dọa từ các dịch bệnh.Với tốc độ phát triển như hiện nay, chẳng bao lâu nữa,
chúng ta sẽ phải đối diện với sự diệt vong. Sự phát triển của xã hội văn minh được
đánh đổi bằng thiên nhiên sẽ không phải là một sự phát triển bền vững, bởi nó sẽ
hủy hoại sự sống của chúng ta trong tương lai.
1.2.2 Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là xu hướng tất yếu của toàn cầu, phát triển phải gắn với
bền vững vì nếu chỉ phát triển là chưa đủ. Phát triển bền vững là phát triển để cải
thiện nâng cao sức khỏe cộng đồng và phúc lợi xã hội. Phát triển bền vững là tạo sự
công bằng xã hội, công bằng giữa các thế hệ đi trước, đương đại và đi sau.
Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới(IUNC/80) đưa ra quan điểm “ phát triển
bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác của nguồn tài nguyên tái tạo và
không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các
kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn, đan xen nhau”.
Sự bền vững nói chung có ý nghĩa là sự hiện hữu của những điều kiện về sinh
thái học cần thiết để hỗ trợ cho cuộc sống của con người ở mức độ đặc trưng nào đó
về tình trạng vững mạnh cho những thế hệ mai sau. Nó bao gồm:
+ Không dùng những tài nguyên không có khả năng khôi phục nhanh, tốc độ
tìm ra những thay thế có khả năng khôi phục.
+ Không dùng những tài nguyên với khả năng khôi phục chậm hơn tốc độ
chúng có thể được bổ sung.
+ Không thải chất gây ô nhiễm nhanh hơn tốc độ bầu sinh quyển tự tiến triển

sang vô hại.
Việc phát triển bền vững cũng phải tuân theo những nguyên tắc riêng, 4 nguyên
tắc của phát triển bền vững là: phát triển, lâu dài, công minh và đạo đức
7
- Phát triển
Nguyên tắc này phát triển để đạt mục tiêu chính yếu là thỏa mãn những nhu
cầu cơ bản của cộng đồng địa phương. Điều đó có nghĩa là để phát triển thì phải gắn
với xã hội, nếu không gắn với xã hội thì chỉ là tăng trưởng chứ không phát triển.
- Lâu dài – đảm bảo, bảo vệ nguồn sống lâu dài
Nguyên tắc này nhấn mạnh là “sự phát triển” và môi trường phải tương hợp,
giữ gìn, bảo vệ lâu dài những nguồn sống và tôn trọng sức chịu đựng của môi trường
sinh thái.
- Công minh
Nguyên tắc này đòi hỏi phải có sự hợp lý, sự cân bằng trong việc sử dụng
những nguồn tài nguyên tự nhiên nói chung, đảm bảo giữa hiện tại và tương lai.
- Đạo đức - không xâm phạm văn hóa, giá trị văn hóa, xã hội, đạo đức của các dân tộc.
Nguyên tắc này hỗ trợ phát triển bền vững, không làm thay đổi các giá trị, thái
độ và những hành vi. Thiết lập – đề ra các chính sách, kinh tế xã hội, môi trường, kể
cả các hành vi của người dân nói chung.
1.2.3 Du lịch bền vững
Du lịch thế giới đang ngày càng phát triển, và diện mạo đang ngày càng thay
đổi, đa dạng hơn, phức tạp hơn và cũng gây ảnh hưởng đến môi trường xuang quanh
nhiều hơn nếu nó không được không được kiểm soát, và thể hiện sự không tôn trọng
đối với môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội.“Tính bền vững của sự phát triển du
lịch được thừa nhận là tính chất để có các biện pháp phù hợp mang tính vĩnh cửu,
cân bằng và nhân bản hơn của xã hội.”
Phát triển bền vững là mục tiêu lâu dài đối với ngành du lịch, hướng đến tinh
thần trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên sau khi đã sử dụng thiên nhiên
để phục vụ cho lợi ích trước mắt của mình.
Một số các định nghĩa về du lịch bền vững như sau:

“Du lịch bền vững là đáp ứng các nhu cầu về du lịch hiện tại không làm tổn
hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Điều này được thực hiện
8
bằng cách điều chỉnh mức độ sử dụng tài nguyên du lịch trong giới hạn của khả năng
tái sinh là tăng trưởng tự nhiên của chúng”.
Hội đồng thế giới về tham quan và du lịch(WTTC), tổ chức Du lịch thế giới
(UNWTO) và Hội đồng về Trái đất(CT) năm 1999 đã đưa ra định nghĩa về du lịch
bền vững : “Là loại du lịch đáp ứng được nhu cầu hiện tại của du khách và của
những vùng đón tiếp, mà vẫn đảm bảo và cải thiện nguồn lực trong tương lai. Du
lịch bền vững dẫn tới một phương thức quản lý tất cả các nguồn lực, sao cho thỏa
mãn nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ mà vẫn giữ gìn được sự trọn vẹn của văn
hóa và môi trường sống.”
Việc phát triển du lịch bền vững phải đạt bốn mục đích chủ yếu là:
- Phát triển du lịch bền vững nhằm tối ưu hóa các lợi ích kinh tế xã hội.
- Phát triển du lịch bền vững là để bảo tồn môi trường tài nguyên thiên nhiên,
văn hóa xã hội và khai thác có hiệu quả các tài nguyên này.
- Phát triển du lịch bền vững là để bảo vệ các giá trị văn hóa bản địa truyền
thống và khai thác tốt các giá trị này.
- Phát triển du lịch bền vững đảm bảo chia sẻ lợi ích kinh tế một cách công
bằng cho cộng đồng dân cư và sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương trong
hoạt động du lịch.
1.2.4 Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch phải phù hợp với những nguyên tắc phát triển bền vững( theo
Cormin 1990) như sau:
- Phải theo những nguyên tắc cơ bản là tôn trọng văn hóa và môi trường của
khu vực tiếp nhận khách, kinh tế và lối sống truyền thống, thái độ bản địa, sự lãnh
đạo và mô hình chính trị.
- Phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương, hoạt động chỉ có thể thực
hiện được với sự chấp thuận và cung cấp của họ, có sự giám sát với mức độ nhất
định của địa phương.

9
- Đảm bảo tính công bằng, kể cả trong ý nghĩ. Chẳng hạn như ý kiến phân phối
hợp lý lợi tức và chi phí giữa nhà tổ chức du lịch với những người chủ và địa
phương không chỉ hiện tại mà cả tương lai.
- Được hoạch định và quản lý trong mối quan tâm đến công tác bảo vệ môi
trường tự nhiên cho thế hệ tương lai.
- Được hoạch định trong mối quan hệ thống nhất với các lĩnh vực kinh tế khác.
- Được đánh giá đặt trên nền tảng đang tiến triển, đánh giá những mặt tác động
và cho phép hành động nhằm ngăn chặn bất cứ những tác động tiêu cực nào.
Bản so sánh đặc trưng của phát triển du lịch bền vững và du lịch riêng lẻ, đại
chúng, kém bền vững:
Phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch riêng lẻ, du lịch đại
chúng, kém bền vững
- Dựa vào thị trường mục tiêu để sử
dụng và khai thác tài nguyên du lịch,
phát triển sản phẩm
- Tài nguyên du lịch được khai thác
nhưng vẫn được bảo tồn, môi trường
được bảo vệ và chất lượng được nâng
cao
- Làm hài lòng du khách, mang lại lợi
ích cho địa phương
- Giáo dục về môi trường cho cả nhân
viên, du khách và cộng đồng địa
phương
- Quản lý hoạt động du lịch và hoạt
động bền vững (môi trường) từ sự
phối hợp các ngành hữu quan, địa
phương và cộng đồng

- Chỉ dựa vào tài nguyên du lịch (tự
nhiên, văn hóa, nhân văn) để phát triển
sản phẩm du lịch, phát triển cơ sở hạ
tầng kinh tế và du lịch
- Dựa vào tài nguyên du lịch để lôi kéo
và để làm hài lòng du khách và mang
lại lợi ích cho doanh nghiệp và ngành
du lịch
- Phát triển các loại hình du lịch riêng
lẻ không mang tính bền vững
10
Đảm bảo thực hiện các nguyên tắc về phát triển bền vững sẽ mang đến nhiều
lợi ích cho tương lai, xã hội và cho bản thân chúng ta. Đây là những nguyên tắc rất
quan trọng mà chúng ta cần phải nắm vững để không mắc phải sai lầm trong quá
trình phát triển du lịch ở bất cứ một địa phương nào.
1.2.5 Cơ sở để đánh giá sự phát triển du lịch bền vững
Cơ sở để đánh giá sự phát triển bền vững là những tiêu chuẩn hoặc yếu tố đó
để đánh giá quá trình hoạt động, để so sánh về mặt không gian và thời gian ở phạm
vi vĩ mô hoặc vi mô của một chủ thể kinh tế - xã hội
Các tiêu chuẩn hoặc yếu tố dùng làm cơ sở để đánh giá sự phát triển bền vững
gồm: kinh tế, xã hội, con người và môi trường
- Tiêu chuẩn về kinh tế
Được xem là phát triển về mặt kinh tế là giá trị của GDP hoặc GNP, mức độ và
quy mô duy trì có khoản viện trợ từ các nước phát triển đối với các nước đang phát
triển sự công bằng trong mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Tiêu
chuẩn đánh giá là:
+ Mức tăng trưởng kinh tế do quá trình phát triển đem lại
+ Mức đóng góp cho phát triển kinh tế địa phương
+ Sự phát triển phù hợp với mục tiêu đề ra trong quy hoạch phát triển kinh
tế xã hội của quốc gia và địa phương…

- Tiêu chuẩn về xã hội con người
Nếu được đánh giá là phát triển bền vững thì đòi hỏi phải có sự công bằng về
quyền lợi xã hội thể hiện ở các chính sách xã hội như: chính sách giáo dục, chính
sách trợ cấp, chính sách thuế…nhằm tạo công ăn việc làm nâng cao trình độ dân trí,
11
thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, con người có thói quen và phong cách sống không
tác hại đến môi trường, xác lập những tập tục mới, nâng cao chất lượng cuộc sống…
Tiêu chuẩn đánh giá là:
+ Khai thác hợp lý các giá trị văn hóa.
+ Giáo dục và xây dựng kế hoạch phục hồi và phát triển văn hóa truyền
thống của dân tộc.
- Tiêu chuẩn về môi trường
Cùng với 2 tiêu chuẩn trên, đánh giá sự phát triển bền vững về môi truờng thể
hiện ở: ý thức bảo vệ cảnh quan và môi trường của mỗi người dân trong xã hội,
nguồn vốn mà xã hội dành cho việc bảo vệ môi trường, sự kiểm soát của chính
quyền về mặt kinh tế xã hội có tác động đến môi trường, chất lượng của các thành
phần thuộc về môi trường như sinh thái, không khí, nước, đất….Tiêu chuẩn đánh giá
là :
+ Mức độ khai thác và bảo vệ tài nguyên
+ Sức chứa của khu vực phát triển, mật độ phát triển cho phép
+ Quản lý môi trường của những hoạt động phát triển, quản lý chất thải
+ Bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái bằng việc giáo dục nâng cao nhận
thức tôn trọng, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái cho các địa phương tham gia vào hoạt
động phát triển
Các tiêu chuẩn dùng làm cơ sở để đánh giá sự phát triển bền vững ở trên có ý
nghĩa quan trọng giúp cho việc định lượng và định tính được những hoạt động phát
triển của quốc gia, địa phương và từng doanh nghiệp như:
+ Giúp các nhà hoạch định chiến lược và đề ra chính sách xác định nhiệm vụ
mục tiêu phát triển bền vững
12

+ Đưa ra các quyết định, chương trình hoạt động để đạt được nhiệm vụ và mục
tiêu phát triển bền vững.
Dựa vào các tiêu chuẩn trên chúng ta rút ra được một số các tiêu chuẩn chính
yếu để đánh giá sự phát triển bền vững của một địa điểm du lịch bao gồm:
+ Số lượng các khu du kịch, điểm du lịch được bảo vệ và tôn tạo
+ Áp lực lên môi trường tại các điểm du lịch
+ Tác động xã hội từ điểm du lịch
+ Quá trình thực hiện quy hoạch
+ Sự hài lòng của du khách và cộng đồng địa phương
+ Mức độ đóng góp của du lịch vào sự phát triển của kinh tế địa phương
+ Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch theo hướng phát triển bền vững
+ Tuyên truyền quảng bá để nâng cao nhận thức của du khách và dân cư địa
phương về phát triển du lịch bền vững…
1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của các nước
Nhiều quốc gia đã xác định phát triển du lịch bền vững là xu hướng phát triển
nhanh chóng trong tương lai. Phát triển du lịch bền vững cần phải gắn liền với lợi
ích kinh tế và xã hội, biểu hiện là phải tối ưu hóa thu nhập cho nhà nước và tối ưu
hóa thu nhập cho cộng đồng, giúp phát triển kinh tế xã hội một cách hợp lý.
Chính phủ tăng thu nhập từ lợi nhuận của các hoạt động du lịch bằng việc ban
hành các chính sách chế độ như: phí báo thuế người sử dụng, chính sách thuế, các
chương trình tài trợ... Cộng đồng địa phương có thu nhập bằng việc: thuê người dân
13
địa phương làm các nghề dịch vụ liên quan đến du lịch, khuyến khích sản xuất và sử
dụng các sản phẩm do địa phương sản xuất thu nhập từ hoạt động du lịch.
Điển hình như vườn quốc gia KHAO YAI, Bangkok – Thái Lan. Chính phủ có
thể giảm thuế hoặc miễn thuế trong một thời gian nhất định. Giao đất cho tư nhân
với mục đích du lịch dưới sự quản lý của nhà nước, với điều kiện là phải duy trì
trạng thái tự nhiên. Giảm thuế cho các khu đất được dùng cho các dự án du lịch sinh
thái bảo tồn, miễn thuế và thuế hàng hóa, được vay các khoản với lãi suất thấp.
Có nhiều dẫn chứng về sự thành công của phát triển du lịch bền vững với sự

tham gia của cộng đồng, có thể dẫn chứng kinh nghiệm của các nước như:
Chính phủ Uganda cho phép chính quyền tại khu vực sinh thái rừng Budongo
lập quỹ phát triển cộng đồng nhằm giúp người dân bản địa có cơ hội hưởng lợi từ dự
án phát triển này. Các hạng mục công trình khu vực do người địa phương đảm nhận,
sử dụng nguyên vật liệu của địa phương. Dự án có chương trình giáo dục môi
trường, đặc biệt là giáo dục trẻ em. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công của
dự án là có sự kết hợp – liên kết chặt chẽ với chính phủ và cộng đồng địa phương
quyết định sự phát triển của dự án.
Khu bảo tồn Annapurna ở Nerpal, để giảm thiểu sự tác động tiêu cực của du
lịch đến hệ sinh thái rừng. Chính phủ Nepal đã trợ giúp khu bảo tồn xây dựng nhiều
vườn ươm thực vật phục vụ cho các chương trình trồng mới và trồng lại rừng và có
các quy chế chấm dứt sự suy thoái rừng. Người dân địa phương tham gia các chương
trình đào tạo về lâm nghiệp và được hưởng các quyền lợi đặc biệt từ tài nguyên rừng
nếu họ cam kết và bảo vệ tốt rừng.
Người dân Rio Blanco (Ecuador) đã thành lập ủy ban cộng đồng. Khi du khách
đến cần việc nấu nướng, dọn dẹp, biểu diễn văn hóa thì ủy ban giáo dục cho mọi
người dân. Từ đó mọi người dân điều có suy nghĩ tích cực về du lịch sinh thái bền
vững và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống....
1.4. Bài học từ sự phát triển du lich biển không bền vững tại Việt Nam
14
Du lịch biển có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch Việt Nam và ngày
càng phát triển với tư cách là một trong những ngành kinh tế biển chủ yếu. Trong
quá trình phát triển, hoạt động du lịch biển hiện đang đứng trước nhiều vấn đề về
môi trường như sự suy giảm các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học, ô nhiễm nước
biển...
Môi trường ven biển và vùng nước ven biển trực tiếp chịu ảnh hưởng tác động
của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở những khu vực có hoạt động
công nghiệp, cảng biển, phát triển đô thị tập trung; các vùng cửa sông - nơi các chất
thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt ở vùng thượng lưu theo các dòng sông
đổ ra biển... là những nguồn gây ô nhiễm, làm xuống cấp chất lượng môi trường, ảnh

hưởng đến hoạt động và sự phát triển du lịch biển bền vững.
Kết quả khảo sát môi trường tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch vùng
ven biển năm 2007 cho thấy:
+ Ở nhiều khu vực như vùng biển ven bờ cửa Lực (Quảng Ninh), cảng
Thuận An (Thừa Thiên Huế), cảng Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, dọc tuyến hàng
hải Hải Phòng - Đà Nẵng... chỉ số nhiễm đo trong nước đã vượt quá tiêu chuẩn cho
phép (TCCP), trong một số trường hợp lên tới 0,2 mg/1ít - 0,3mg/1ít. Điều này ảnh
hưởng đến chất lượng các bãi tắm, hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm du
lịch biển Việt Nam.
+ Hàm lượng kim loại nặng ở nhiều khu vực cũng vượt quá giới hạn cho
phép. Ví dụ: hàm lượng đồng (Cu) ở khu vực Hạ Long, vùng cửa Nam Triệu và
quanh bán đảo Đồ Sơn phổ biến trong khoảng 0,080 – 0,086 mg/1ít; ở khu vực Huế,
Đà Nẵng ở trong khoảng 0,076 - 0,081 mg/1ít, vượt quá giới hạn cho phép là 0,02
mg/1ít.
+ Hàm lượng các vật chất lơ lửng do các hoạt động công nghiệp, khai thác
than... đặc biệt nổi cộm ở Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng... ở Hạ Long, dưới tác
động của hoạt động khai thác than, môi trường không khí tại nhiều nơi đã vượt quá
xa chỉ tiêu cho phép về nồng độ bụi. Những khu vực gần các mỏ khai thác than từ
Hòn Gai đến Cửa Ông nồng độ đạt 3.000 - 6.000 hạt/cm
3
, vượt quá giới hạn cho
phép từ 30 – 500 lần.
15
Tình trạng xói lở bờ biển ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của các khu du lịch
ven biển. Nhiều khu du lịch ở miền Trung, điền hình là khu du lịch Thuận An (Thừa
Thiên – Huế) khu du lịch Phan Thiết - Mũi Né (Bình Thuận)... và trên một số đảo
ven bờ như Phú Quốc... đã và đang chịu ảnh hưởng của tình trạng này. Cá biệt như
khu du lịch Thuận An, bãi biển đã bị sạt lở nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động
tắm biển và xây dựng các công trình du lịch.
Hiện nay chúng ta cũng đang phải đối mặt với tình trạng xói mòn bờ biển

nghiêm trọng ở bãi tắm cửa Tùng, chỉ trong vòng 1 tháng biển đã xâm thực vào bờ
đến 100m, nguyên nhân được xác định ban đầu là do việc xây dựng cảng cá, hút cát
biển lên bờ, khiến cho bờ biển sụt lún, trồi, lõm, nước biển theo thủy triều đã cuốn
cát biển ra xa và bồi tụ ngay cửa biển, các công trình đê chắn nước biển tràn vào đã
làm mất cảnh quan bãi tắm khiến cho khách du lịch ngày càng thưa thớt.
Tình trạng suy giảm rừng ven biển và trên các đảo: Trong tình trạng chung về
suy giảm rừng ở khu vực ven biển và hải đảo ven bờ Việt Nam, tài nguyên sinh vật
trong những năm gần đây cũng giảm sút đáng kể kéo theo sự suy giảm về tính đa
dạng sinh học. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên là do đời sống
của người dân vùng ven biển còn thấp, vì vậy dẫn đến việc khai thác cạn kiệt tài
nguyên sinh vật, ảnh hưởng đến môi trường khu vực. Trong xu thế đó, nhiều hệ sinh
thái có giá trị du lịch như hệ sinh thái san hô, cỏ biển; hệ sinh thái rừng ngập mặn;
hệ sinh thái đầm phá; hệ sinh thái biển - đảo... bị ảnh hưởng và suy giảm.
Tóm lại, môi trường du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam đã có những dấu
hiệu đáng lo ngại, đặc biệt ở các khu vực trọng điểm du lịch như Hạ Long - Cát Bà -
Đồ Sơn, Huế - Đà Nẵng, Vũng Tàu... ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển bền
vững ở Việt Nam.
Hoạt động vận chuyển khách, vui chơi giải trí trên biển bằng các phương tiện
động cơ cũng góp phần làm ô nhiễm dầu vùng nước biển ven bờ, tăng khả năng sự
cố tràn dầu do va chạm giữa các phương tiện. Kết quả nghiên cứu về ô nhiễm dầu
nước biển ở một số khu du lịch biển lớn như Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu... cho
thấy ở nhiều khu vực chỉ số này đã vượt TCCP là 0,03mg/1. Mặc dù hiện nay,
nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do hoạt động vận tải biển, khai thác vận
chuyển dầu.
16
- Ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên: Do thiếu cân nhắc trong quy hoạch và
thực hiện quy hoạch du lịch, nhiều cảnh quan đặc sắc, hệ sinh thái nhạy cảm, đặc
biệt ở vùng ven biển, hải đảo và ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia bị
thay đổi hoặc suy giảm cùng với việc phát triển các khu du lịch mới. Điều này có thể
nhận thấy qua sự phát triển các khu du lịch trên đảo Cát Bà, khu Hùng Thắng, đảo

Tuần Châu (Hạ Long)...
- Đa dạng sinh học bị đe dọa do nhiều loài sinh vật, trong đó có cả những loài
sinh vật hoang dã quý hiếm như san hô, đồi mồi... bị săn bắt phục vụ nhu cầu ẩm
thực, đồ lưu niệm, buôn bán mẫu vật của khách du lịch. Ngoài ra chu trình sống (di
trú, kiếm ăn, mùa giao phối sinh sản) của động vật hoang dã ở các khu bảo tồn thiên
nhiên, vườn quốc gia cũng bị tác động do lượng khách tập trung đông.
*Nguồn dẫn: Sách quản trị du lịch bền vững và du lịch sinh thái(TS. Nguyễn Văn
Hóa)
17
Chương II: Tìm hiểu chung về Thành phố Nha Trang
2.1. Khái quát về thành phố Nha Trang
Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,
khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành
phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người
Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang. Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt
Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Đây là một trong
8 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam. Nha Trang được mệnh danh là hòn ngọc
của biển Đông, Viên ngọc xanh vì giá trị thiên nhiên, sắc đẹp cũng như khí hậu của
nó.
2.1.1. Lịch sử hình thành
Từ 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang vẫn là một vùng đất còn hoang vu và
nhiều thú dữ thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh. Chỉ qua hai thập
niên đầu thế kỷ XX, bộ mặt Nha Trang đã thay đổi nhanh chóng. Với Nghị định
ngày 30 tháng 8 năm 1924 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang trở thành
một thị trấn (centre urbain). Thị trấn Nha Trang hình thành từ các làng cổ: Xương
Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải.
Thời Pháp thuộc, Nha Trang được coi là tỉnh lỵ (chef lieu) của tỉnh Khánh Hòa.
Các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa như Tòa Công sứ, Giám binh,
Nha Thương chánh, Bưu điện… đều đặt tại Nha Trang. Tuy nhiên, các cơ quan Nam
triều như dinh quan Tuần vũ, Án sát (coi về hành chánh, tư pháp), Lãnh binh (coi

việc trật tự trị an) vẫn đóng ở Thành Diên Khánh (cách Nha Trang 10km về phía Tây
Nam).
18
Đến Nghị định ngày 7 tháng 5 năm 1937 của Toàn quyền Đông Dương, Nha
Trang được nâng lên thị xã (commune). Lúc mới thành lập, thị xã Nha Trang có 5
phường: Xương Huân là phường đệ nhất, Phương Câu là phường đệ nhị, Vạn Thạnh
là phường đệ tam, Phương Sài là phường đệ tứ, Phước Hải là phường đệ ngũ.
Ngày 27 tháng 1 năm 1958, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Nghị định
18-BNV bãi bỏ quy chế thị xã, chia Nha Trang thành 2 xã là Nha Trang Đông và
Nha Trang Tây thuộc quận Vĩnh Xương.
Ngày 22 tháng 10 năm 1970, sắc lệnh số 132-SL/NV của chính quyền Việt
Nam Cộng hoa lấy 2 xã Nha Trang Đông, Nha Trang Tây và các xã Vĩnh Hải, Vĩnh
Phước, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên, các ấp Phước Hải (xã Vĩnh Thái), Vĩnh Điềm
Hạ (xã Vĩnh Hiệp), Ngọc Thảo, Ngọc Hội, Lư Cấm (xã Vĩnh Ngọc) thuộc quận Vĩnh
Xương cùng các hải đảo Hòn Lớn, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Miễu, Hòn Tằm tái lập
thị xã Nha Trang, tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa. Thị xã Nha Trang chia làm 2 quận: quận 1
và quận 2. Quận 1 gồm các xã Nha Trang Đông, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, các ấp Ngọc
Thảo, Ngọc Hội và Lư Cấm thuộc xã Vĩnh Ngọc, ấp Vĩnh Điềm Hạ thuộc xã Vĩnh
Hiệp; Quận 2 gồm các xã Nha Trang Tây, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên (kể cả các đảo
Hòn Tre, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Tằm), ấp Phước Hải của xã Vĩnh Thái.
Tiếp đó, nghị định số 357-ĐUHC/NC/NĐ ngày 5 tháng 6 năm 1971 chia thị xã
Nha Trang thành 11 khu phố: quận 1 có các khu phố Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Ngọc
Hiệp, Vạn Thạnh, Duy Tân; Quận 2 có các khu phố Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường,
Phương Sài, Tân Phước, Tân Lập, Phước Hải. Đến Nghị định số 553-
BNV/HCĐP/NV ngày 22 tháng 8 năm 1972 đổi các khu phố thành phường. Nghị
định số 444-BNV/HCĐP/26.X ngày 3 tháng 9 năm 1974 sáp nhập các đảo Hòn Một,
Hòn Cậu, Hòn Đụn, Hòn Chóp Vung, Hòn Đỏ vào phường Vĩnh Hải (quận 1) và
Hòn Ngọc vào phường Vĩnh Nguyên (quận 2) thị xã Nha Trang.
Ngày 2 tháng 4 năm 1975, Quân giải phóng tiếp quản Nha Trang. Ngày 6 tháng
4 năm 1975, Ủy ban Quân quản Khánh Hòa chia Nha Trang thành 3 đơn vị hành

chính: quận 1, quận 2 và quận Vĩnh Xương. Tháng 9 năm 1975, hợp nhất hai quận:
quận 1 và quận 2 thành thị xã Nha Trang.
Ngày 30 tháng 3 năm 1977, theo quyết định số 391-CP/QĐ củaHội đồng
Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thị xã Nha Trang được nâng
lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh Phú Khánh (bao gồm hai
tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hiện nay). Phần đất 7 xã của huyện Vĩnh Xương cũ
trước đây là Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lương, Vĩnh Trung, Vĩnh
Thạnh, Vĩnh Phương được cắt ra khỏi huyện Khánh Xương sáp nhập vào Nha
Trang.
Quyết định số 54-BT ngày 27 tháng 3 năm 1978 thành lập xã Phước Đồng
thuộc Nha Trang. Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tái lập tỉnh Khánh Hòa từ tỉnh Phú
Khánh cũ, Nha Trang là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa. Ngày 22 tháng 4 năm 1999, Thủ
tướng Chính phủ ban hành quyết định số 106/1999 công nhận Nha Trang là đô
thị loại 2. Ngày 22/4/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết
định công nhận TP. Nha Trang là đô thị loại 1.
2.1.2. Vị trí địa lý, địa hình
Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km², dân số
392.279 (2009). Phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm,
phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp Biển Đông.
Địa hình Nha Trang khá phức tạp có độ cao trải dài từ 0 đến 900 m so với mặt
nước biển được chia thành 3 vùng địa hình. Vùng đồng bằng duyên hải và ven sông
Cái có diện tích khoảng 81,3 km², chiếm 32,33% diện tích toàn thành phố; vùng
chuyển tiếp và các đồi thấp có độ dốc từ 3 đến 15 chủ yếu nằm ở phía Tây và⁰ ⁰
Đông Nam hoặc trên các đảo nhỏ chiếm 36,24% diện tích, vùng núi có địa hình dốc
trên 15 phân bố ở hai đầu Bắc-Nam thành phố, trên đảo⁰ Hòn Tre và một số đảo đá
chiếm 31,43% diện tích toàn thành phố.
Nha Trang nằm ở phía Đông Đồng bằng Diên Khánh - Nha Trang. Một đồng
bằng được bồi lấp bởi sông Cái Nha Trang có diện tích gần 300 km², địa hình đồng
bằng bị phân hóa mạnh:
 Phần phía Tây dọc sông Chò từ Khánh Bình đến Diên Đồng bị bóc mòn, độ cao

tuyệt đối khoảng 10–20 m
 Phần phía Đông là địa hình tích tụ độ cao tuyệt đối dưới 10m, bề mặt địa hình
bị phân cắt mạnh bởi các dòng chảy.
2.1.3. Sông ngòi, khí hậu vịnh Nha Trang
Thành phố có nhiều sông suối tập trung ở 2 hệ thống sông chính là sông Cái
Nha Trang và sông Quán Trường.
Sông Cái Nha Trang (còn có tên gọi là sông Phú Lộc, sông Cù) có chiều dài
75 km, bắt nguồn từ đỉnh Chư Tgo cao 1.475 m, chảy qua các huyện Khánh
Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn (Đại Cù Huân).
Đoạn hạ lưu thuộc địa phận Nha Trang có chiều dài khoảng 10 km. Sông là nguồn
cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất công-nông nghiệp, du lịch-dịch vụ và sinh hoạt
dân cư cho thành phố và các huyện lân cận.
Sông Quán Trường (hay Quán Tường) là 1 hệ thống sông nhỏ có chiều dài
khoảng 15 km, chảy qua địa phận các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Phước
Đồng và 3 phường Phước Long, Phước Hải, Vĩnh Trường rồi đổ ra Cửa Bé. Sông
chia thành 2 nhánh: nhánh phía Đông (nhánh chính) có chiều dài 9 km và nhánh phía
Tây (còn gọi là sông Tắc) dài 6 km.
Thủy triều vùng biển Nha Trang thuộc dạng nhật triều không đều, biên độ trung
bình lớn nhất từ 1,4 - 3,4 m. Độ mặn biến thiên theo mùa từ 1 - 3,6%.
Nha Trang có khí hậu nhiệt đới xavan chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương.
Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm là 26,3 C. Có mùa⁰
đông ít lạnh và mùa khô kéo dài .Mùa mưa lệch về mùa đông bắt đầu từ tháng 9 và
kết thúc vào tháng 12 dương lịch, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm
(1.025 mm). Khoảng 10 đến 20% số năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, 8 hoặc kết
thúc sớm vào tháng 11. So với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Nha Trang là
vùng có điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi để khai thác du lịch hầu như quanh
năm. Những đặc trưng chủ yếu của khí hậu Nha Trang là: nhiệt độ ôn hòa quanh
năm (25 C - 26 C), tổng tích ôn lớn (> 9.5000C), sự phân mùa khá rõ rệt (mùa mưa⁰ ⁰
và mùa khô) và ít bị ảnh hưởng của bão.
Mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8, đây là thời điểm mà du lịch Nha Trang có

điều kiện thuận lợi nhất để phát triển các hoạt động du lịch tại thành phố. Mùa mưa
chủ yếu tập trung từ tháng 9 đến tháng 12. Không giống như thành phố Sài Gòn,
Nha Trang trong mùa mưa thường trải dài cả ngày, mưa lất phất nguyên ngày và hầu
như ít có nắng, cho nên, vào mùa này du lịch Nha Trang thường vắng khách du lịch.
2.1.4. Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Sản xuất nông, lâm nghiệp không phải là thế mạnh của thành phố, chủ yếu tập
trung tại 6 xã phía Tây. Ngành nông nghiệp đang trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi theo hướng tập trung trồng hoa, cây cảnh, rau thực phẩm cao cấp tạo được
hàng hóa phục vụ cho tiêu thụ của dân cư và du khách, đồng thời cải thiện môi
trường và trang trí cảnh quan đô thị. Công tác bảo vệ rừng cũng được thực hiện hiệu
quả. Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng hiện nay là 2332,7 ha, vào thời điểm cuối
năm 2010 độ che phủ rừng của thành phố đạt 9,2%. Thảm thực vật rừng Nha Trang
đang được phục hồi xanh trở lại, góp phần tạo phong cảnh Nha Trang xanh sạch đẹp.
Đặc biệt là dự án trồng phục hồi cây Dó trầm, loài cây đặc sản của Khánh Hòa.
Ngược lại, khai thác Thủy sản có xu hướng rất phát triển nhằm phục vụ cho các
ngành công nghiệp chế biến và du lịch, ngư dân tập trung chủ yếu ở các phường
Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Vĩnh Thọ và 2 xã Phước Đồng, Vĩnh Lương. Tổng sản
lượng thủy sản năm 2010 đạt 38926 tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 38621 tấn,
tăng bình quân 6,4% mỗi năm. Khai thác và đánh bắt xa bờ được khuyến khích đầu
tư phát triển. Toàn thành phố hiện có 2.893 tàu thuyền với tổng công suất 166.000
CV, trong đó tàu thuyền có công suất lớn (≥ 90CV) đủ điều kiện khai thác xa bờ là
480 chiếc với 85.000 CV. Tuy nhiên tàu nhỏ khai thác ven bờ (≤ 20CV) vẫn còn
chiếm tỷ lệ khá cao với gần 1.500 chiếc.
Diện tích nuôi trồng thủy sản có chiều hướng giảm do thực hiện các dự án di dời
lồng bè ra khỏi Vịnh Nha Trang để tập trung phát triển Du lịch. Sản lượng tôm nuôi
năm 2012 đạt 295 tấn. Nghề nuôi cá lồng trên biển bước đầu góp phần tăng thu nhập
cho ngư dân.
Nghề đăng - một nghề truyền thống của ngư dân Nha Trang có sản lượng hàng
năm đạt 200-250 tấn, trong đó cá thu xuất khẩu chiếm khoảng 60%. Thành phố đã
hoàn thành dự án quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản vịnh Nha Trang tại 5 khu

vực: Bích Đầm ( Hòn Tre), Đầm Bấy( Hòn Tre), Vũng Ngán( Hòn Tre), Hòn
Một và Hòn Miễu.
2.1.5. Thương mại - Du lịch - Dịch vụ
Thương mại- Dịch vụ- Du lịch là ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng tạo
động lực phát triển đô thị và mang lại vị thế quan trọng cho Nha Trang. Đặc biệt các
hoạt động du lịch, văn hóa, vui chơi giải trí phát triển đa dạng, phong phú, nhờ đó
Nha Trang thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan
-nghỉ dưỡng.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2010 ước đạt 9350 tỷ đồng, tăng 20,54% so
năm 2009. Hoạt động thương mại tư nhân phát triển mạnh, tạo nên một thị trường
cạnh tranh. Xu hướng kinh doanh hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa
hàng tiện lợi...phát triển nhanh.
Việc coi trọng khách hàng, phong cách phục vụ văn minh, lịch sự ngày càng
được chú trọng hơn. Các khu thương mại trên các tuyến phố chính được đầu tư xây
dựng tạo nên bộ mặt đô thị và thu hút nhiều khách đến mua sắm. Một số tuyến phố
chuyên doanh bước đầu được hình thành như phố xe máy- điện lạnh (đường Quang
Trung), phố trang trí nội thất (đường Thống Nhất), phố thời trang (đường Phan Chu
Trinh, Lý Thánh Tôn), phố dịch vụ ăn uống- khách sạn (Trần Phú, Biệt Thự, Trần
Quang Khải, Hùng Vường, Nguyễn Thiện Thuật...), Tài Chính-Ngân Hàng (Yersin,
Lê Thành Phương)...Nha Trang hiện có 24 chợ, trong đó 3 chợ loại I, 2 chợ loại II,
18 chợ loại III và một số siêu thị, trung tâm thương mại lớn như Nha Trang
Center, Fahasa,Maximark, Metro và các hệ thống cửa hàng tiện lợi như A-
Mart, Thế giới di động... Mặc dù hiện nay nhiều loại hình mua bán hiện đại, tiện ích
ra đời nhưng các chợ truyền thống vẫn là nơi thu hút đông đảo người dân và du
khách đến tham quan, mua sắm đặc biệt là chợ Đầm. Trong ngành Du lịch, toàn
thành phố hiện có 455 khách sạn, với tổng số gần 10.000 phòng. Năm 2011, Nha
Trang đón hơn 2 triệu lượt khách du lịch (tăng 18,54% so với năm 2010), trong đó
hơn 440.000 lượt khách quốc tế (tăng 13,5%), số ngày lưu trú bình quân của du
khách là 2,09 ngày/khách; tổng doanh thu du lịch và dịch vụ ước đạt 2.142,9 tỷ
đồng (tăng 20,28%)…Ngành du lịch cũng thu hút khoảng gần 9.000 lao động trực

tiếp.
Về Xuất khẩu, năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố đạt
424 triệu USD với khoảng 50 loại sản phẩm xuất đến trên 100 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, may mặc, thủ công mỹ
nghệ... trong đó thủy sản là mặt hàng đóng góp giá trị xuất khẩu lớn, năm 2010 đạt
khoảng 215 triệu USD, chiếm 50,7% tổng kim ngạch.
2.1.6. Công nghiệp
Công nghiệp cũng là một ngành kinh tế quan trọng của thành phố. Năm 2011,
Nha Trang có 1.694 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó doanh nghiệp
nhà nước là 12 cơ sở, tập thể 06 cơ sở , tư nhân hỗn hợp 400 cơ sở, cá thể 1.269 cơ
sở và 9 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp đạt
7.546 tỷ đồng, tăng 10,16%, năm 2011 tăng 9,5% so năm 2010 đạt 8.107 tỷ đồng .
Tuy Nha Trang là thành phố chủ yếu phát triển về du lịch và dịch vụ, giá trị sản xuất
công nghiệp của riêng thành phố vẫn cao hơn giá trị công nghiệp toàn tỉnh của nhiều
tỉnh lớn trong cùng khu vực Đồng bằng duyên hải miền Trung như Thừa Thiên Huế,
Bình Định, Bình Thuận..Cơ cấu công nghiệp chủ yếu là các ngành chế biến thực
phẩm,thuốc lá, dệt may, đóng tàu .... Một số sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất
khẩu duy trì được tốc độ tăng cao như thủy sản đông lạnh, dệt may, nước mắm, hàng
mỹ nghệ. Chế biến thủy sản là ngành công nghiệp thế mạnh của Nha Trang, tạo ra
nhiều việc làm và đạt kim ngạch xuất khẩu cao. Trên địa bàn thành phố có 35 xưởng
chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó 18 xưởng chế biến đông lạnh, 3 phân xưởng
chế biến đồ hộp và 13 cơ sở chế biến thủy sản khô.
Các cơ sở sản xuất chế biến thủy sản này là một trong những nguyên nhân gây
nên tình trạng ô nhiễm trầm trọng tại một số khu vực ven sông trước đây, các nước
thải ô nhiễm được đổ thẳng ra sông đã làm giảm giá trị sinh thái cửa biển, ảnh
hưởng đến đa dạng sinh vật vịnh Nha Trang.
2.2 Tài nguyên du lịch Nha Trang
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với Biển
Đông về hướng đông, vì vậy mà nó có bờ biển dài hơn 200 km với gần 200 hòn đảo
lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như vịnh Vân Phong, Nha Trang, vịnh Cam

Ranh... với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26⁰C, có hơn 300 ngày nắng trong
năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nên dịch vụ -
du lịch là ngành phát triển nhất ở Khánh Hòa với số du khách hơn 1,6 triệu lượt vào
năm 2009.
Anh về Bình Định thăm cha
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em
Khánh Hòa là xứ trầm hương
Non cao, biển rộng, người thương đi về
Nha Trang là tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa, là vịnh biển được CLB vịnh biển thế
giới công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới. TP. Nha Trang được thiên
nhiên ưu ái với rất nhiều tài nguyên phong phú, gồm hệ thống các biển đảo, hệ sinh
thái đặc sắc, đa dạng, , bản sắc văn hóa vùng biển đặc trưng, con người thân thiện,
chất phác, thật thà, cảnh quan rừng núi và biển hòa hợp với nhau, tạo nên một vùng
vịnh có khí hậu ôn hòa, sóng yên, biển lặng rất thích hợp cho việc phát triển ngành
du lịch.
2.2.1. Tài nguyên thiên thiên Vịnh Nha Trang
2.2.1.1 Hệ thống biển đảo trong vịnh Nha Trang
Vịnh Nha Trang là thành viên của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới từ
tháng 6-2003. Cùng với vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang là vịnh thứ hai của Việt Nam
được tôn vinh là vịnh đẹp thế giới.
Là vịnh biển lớn thứ 2 của tỉnh Khánh Hòa (sau vịnh Vân Phong), Vịnh Nha
Trang là một quần thể du lịch hấp dẫn nhiều du khách gần xa. Vịnh Nha Trang có

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×