Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TRUNG QUỐC CÁC MỐC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH_3 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.13 KB, 5 trang )

TRUNG QUỐC DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG
KIẾN VÀ CÁC MỐC LỊCH SỬ HÌNH
THÀNH ĐẤT NƯỚC

Trần Thắng và Ngô Quảng vốn là những người nông dân nghèo, nhưng
để tranh thủ sự ủng hộ của đông đảo quần chúng, Trần Thắng giả xưng
là công tử Phù Tô, Ngô Quảng giả xưng là Hạng Yên, tướng cũ của
nước Sở, vì đó là những người vốn được nhân dân có thiện cảm.

Tin khởi nghiã truyền đi, nhân dân nổi dậy giết chết quan lại quận huyện
để hưởng ứng. Do đó lực lượng phát triển rất nhanh chóng. Từ hương
Ðại Trạch, nghiã quân tiến đến đất Trần. Tại đây , theo ý kiến của các bô
lão , kỳ mục và những người có tên tuổi, Trần Thắng tự xưng là Vua, lấy
hiệu là Trương Sở (nghiã là mở rộmh nước Sở) lập chính quyền mới ở
đất Trần. Ngay sau đó, Trần Thắng sai người dẫn quân đi chiêu hàng các
lực lượng nổi dậy ở đất Triệu,đất Ngụy, một mặt phái Ngô Quảng, Chu
Văn, Tống Lưu, cầm đầu 3 đạo quân chia làm 3 mũi tấn công quân Tần.

Trong 3 cánh quân tiến về phía Tây, lực lượng do Chu Văn chỉ huy là
đội quân mạnh nhất. Nhưng khi quân Chu Văn vừa tiến vào cửa Hàm
cốc, thì bị tướng Tần là Chương Hàm đánh bại, nên cuối cùng Chu Văn
phải đâm cổ tự tử.

Cánh quân do Ngô Quảng chỉ huy lúc đầu thu được một số thắng lợi,
nhưng khi đánh thành Huỳng Dương do sự cố thủ của quân Tần, nghiã
quân tấn công nhiều lần không hạ nổi. Trong tình thế ấy, Ðiền Tang
cùng một số tướng lĩnh khác cho rằng Ngô Quảng kiêu ngạo, không biết
binh quyền, bèn giả danh theo mệnh lệnh của Trần Thắng, giết chết Ngô
Quảng rồi đem đầu dâng cho Trần Thắng. Sau đó Diền Tang được
phong làm thượng tướng và trở thành kẻ chỉ huy của cánh quân nầy.
Ông bố trí một số quân ở lại Huỳnh Dương, còn mình mang quân đi về


hướng Tây để đánh quân Tần, nhưng cuối cùng toàn bộ cánh quân của
Ông bị Chương Hàm đánh bại.

Nhân đà thắng lợi ấy, Chương Hàm đánh thẳng vào căn cứ điạ củ quân
nông dân ở đất Trần. Trần Thắng bị thua phải bỏ chạy, cuói cùng bị tên
đánh xe phản bội giết chết để đầu hàng Tần. Còn Tống Lưu, người chỉ
huy cánh quân thứ 3, khi nghe tin Trần Thắng chết liền đầu hàng quân
Tần, nhưng vẫn bị giải về Hàm Dương cho xe xé xác.

Như vậy sau nửa năm đấu tranh, cuộc khởi nghiã Trấn Thắng- Ngô
Quảng đến đây bị thất bại. Tuy nhiên đó chỉ là kết thúc giai đoạn thứ
nhất, chứ không phải phong trào khởi nghiã chống Tần đã bị dập tắc.
Trái lại ngọn lửa đấu tranh do hai thủ lĩnh nông dân ấy nhóm lên đã
bùng cháy và ngày càng lan rộng khắp cả nước.

Khi nghe tin Trần Thắng chết, để tranh thủ sự ủng hộ rộng rải của quần
chúng, Hạng Lương lập một đứa cháu của Sở Hoài Vương lúc bấy giờ
đang đi chăn dê lên làm vua và cũng gọi là Sở Hoài Vương. Chẳng bao
lâu Hạng Lương bị Chương Hàm đánh bại. Thừa thắng Chương Hàm
vượt Hoàng Hà đánh thành Cự Lộc ở đất Triệu, Hoài Vương cử Hạng
Vũ đi giải vây cho thành Cự Lộc, đồng thời cử Lưu Bang tiến quân đánh
đất Tần.

Tại đất Triệu, Hạng vũ đã nhanh chóng đánh tan quân Tần, Chương
Hàm phải đầu hàng, do đó uy danh của Hạng Vũ trở nên lừng lẫy. Còn
Lưu Bang khi vào đến Hàm dương thì vua Tần là Tử Anh xin hàng. Lưu
Bang tuyên bố xóa bỏ luật pháp hà khắc của nhà Tần.

Khi nghe tin Lưu Bang làm chủ đưộc kinh đô của Tần, Hạng Vũ sợ Lưu
Bang chiếm mất đất Tần cũ, bèn vội vàng kéo quân vào Hàm Dương,

giết Tử Anh đã đầu hàng, đốt cung thất, thu của cải châu báu.

Thế là sau 15 năm kể từ khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi hoàng đế, nhà
Tần đã bị diệt vong.

II - NHÀ HÁN

1- Cuộc chiến tranh Hán - Sở & sự thành lập triều Tây Hán (206
B.C - 8 A.D)

Sau khi lật đổ nhà Tần, Hạng Vũ tôn Sở Hoài Vương lên làm hoàng đế,
hiệu là Nghiã Ðế, còn mình thì tự xưng là Tây sở bá vương, đồng thời
tiến hành phong đất phong vương cho các tướng lĩnh, thành lập 18 nước
chư hầu.

Trước đó Sở Hoài Vương có nói rằng, ai vào được Quan Trung ( tức đất
Tần cũ), thì được phong vương ở đó. Lưu Bang vào trước tiên nhưng
Hạng Vũ không thực hiện lời hứa của Sở Hoài Vương, đem vùng nầy
phong cho 3 hàng tướng của quân Tần là Chương Hàm, Tư mã Hân và
Ðổng Ế, lập thành 3 vương quốc, còn Lưu Bang chỉ được phong làm
Hán vương ở Hán trung , Ba Thục.

Lưu Bang giả vờ ngoan ngoãn kéo quân đến đất phong của mình, nhưng
khi Hạng Vũ vừa đem quân về phía Ðông, thì Lưu Bang liền tiến quân
lên phía bắc, đánh bại Chương Hàm, Tư mã Hân và Ðổng Ế, và chiếm
được toàn bộ vùng Quan Trung.

Tiếp đó, nhân khi Hạng Vũ đem quân đánh Tề, Lưu Bang lại tiến sang
phía đông, chiếm một số vương quốc rồi dẫn đại quân đi đánh Sở. Cuộc
chiến tranh Hán - Sở chính thức bùng nổ.


Lúc đầu Lưu Bang bị thất bại nhiều lần, tuy nhiên về sau so sánh lực
lượng dần dần có lợi cho Hán, nên cò thể giằng co với Sở. Ðến năm 202
B.C, nhận thấy lực lượng của mình hơn hẵn đối phương, Lưu Bang chủ
động tấn công Sở, và cuối cùng trong trận Cai hạ, Hạng Vũ bị thua nên
nhảy xuống sông Ô Giang tự tử.

Sau khi đánh bại được Hạng Vũ, Lưu Bang lên làm vua , hiệu là Hán
Cao Tổ (206 - 195 B.C) đóng đô ở Lạc Dương, sau dời về Trường an.

2- Những cuộc đấu tranh trong nội bộ triều Tây Hán :

Khi nhà Hán mới thành lập, Hán Cao tổ bắt tay ngay vào chỉnh đốn mọi
việc để củng cố ngai vàng của mình.

Ðối với nhân dân, Cao tổ chú ý đến việc khôi phục và phát triển nông
nghiệp, khuyến khích dân trở về quê cũ làm ăn, trả tự do cho những
người vì nghèo phải bán mình làm nô tỳ,

×