Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng chương trình quản lý bệnh nhân tại bệnh viện Nhi Đức Hải Phòng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 63 trang )


TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….

Báo cáo tốt nghiệp
Đề tài:


Xây dựng chương trình quản lý bệnh
nhân tại bệnh viện Nhi Đức Hải Phòng
1

MỤC LỤC
2

DANH MỤC BẢNG HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Bảng Tên Trang
1.1 Sơ đồ tổ chức hành chính bệnh viện 9
2.1 Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống 20
2.2 Sơ đồ phân rã chức năng 21
2.3 Ma trận phân tích thực thể chức năng 23
2.4 Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 24
2.5 Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 chức năng tiếp nhận bệnh nhân 24
2.6 Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 chức năng khám chữa bệnh 25
2.7 Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 chức năng viện phí 25
2.8 Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 chức năng thống kê 26
2.9 Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 chức năng tìm kiếm 26
2.10 Sơ đồ quan hệ thực thể 35
3

MỞ ĐẦU


Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin trong xã hội ngày một rộng rãi,
công nghệ thông tin có mặt trong hầu hết các lĩnh vực cuộc sống, đặc biệt nó là
một công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho công tác quản lý. Việc áp dụng công nghệ
thông tin cho công tác quản lý là một công việc hữu ích nhằm khắc phục được
các nhược điểm trong việc quản lý thủ công trước đây, trong khi những thông
tin quản lý rất đa dạng, phức tạp và luôn thay đổi theo thời gian.
Để củng cố kiến thức sau những năm học ở trường và bước đầu đưa ứng
dụng công nghệ thông tin vào trong lĩnh vực quản lý, em đã lựa chọn đề tài
“Xây dựng chương trình quản lý bệnh nhân tại bệnh viện Nhi Đức Hải
Phòng” làm nội dung đồ án tốt nghiệp. Việc xây dựng một chương trình quản lý
bệnh nhân nhằm giảm nhẹ công việc quản lý bệnh nhận tại bệnh viện.
4

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ BÀI TOÁN VÀ GIẢI PHÁP
1. Giới thiệu bệnh viện Nhi Đức Hải Phòng
Bệnh viện Trẻ em thành phố Hải Phòng được thành lập ngày 1 tháng 9 năm
1977, do một tổ chức phi Chính phủ của cộng hoà Liên Bang Đức tài trợ với
chức năng khám chữa bệnh cho trẻ em thành phố Hải Phòng và các tỉnh duyên
hải. Ngày đầu thành lập, bệnh viện có 100 giường bệnh và 247 cán bộ, công
chức. Đến nay, trong tổng số hơn 400 cán bộ, công chức của bệnh viện, có 1 phó
giáo sư, 2 tiến sĩ, 10 thạc sĩ, 51 bác sĩ chuyên khoa 1, 2 và 33 cử nhân điều
dưỡng. Nhờ có đội ngũ cán bộ vững vàng, bệnh viện đã tập trung phát triển khoa
học kỹ thuật. Từ 4 khoa lâm sàng và một đơn vị cận lâm sàng ban đầu, hiện
bệnh viện có 9 khoa nội, 3 khoa ngoại và 6 khoa cận lâm sàng.
Năm 2005, bệnh viện được Bộ Y tế và thành phố xếp hạng 1 với quy mô
350 giường. Hơn 30 năm qua, bệnh viện khám bệnh cho gần 3 triệu lượt trẻ em,
điều trị nội trú cho gần 363 nghìn trẻ em, thực hiện gần 4.000 ca phẫu
thuật/năm, trong đó có nhiều trường hợp được phẫu thuật miễn phí, đem lại sức
khỏe, niềm vui cho trẻ em và nhiều gia đình. Bệnh viện đã thực hiện và hoàn
thành một khối lượng lớn các chỉ tiêu khám chữa bệnh năm sau cao hơn năm

trước từ 116% đến 166%. Bệnh viện luôn hoàn thành suất sắc nhiệm vụ chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ em thành phố. Hàng năm Đảng bộ Bệnh viện Trẻ em
Hải Phòng luôn được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh, tiêu biểu.
Công đoàn và Đoàn thanh niên của Bệnh viện luôn được công nhận là vững
mạnh xuất sắc. Với những thành tích trên bệnh viện được Đảng, Nhà nước, Bộ
Y tế và thành phố tặng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Huân chương
lao động hạng Nhất của Nhà nước trao tặng nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày
thành lập (1/9/2007).
Các khoa chuyên môn của Bệnh viện Nhi Đức Hải Phòng.
- Khoa ngoại 1: tổng hợp
- Khoa ngoại 2: chấn thương, bỏng
- Khoa tiêu hoá
- Khoa hô hấp
- Khoa tim mạch
5

- Khoa sơ sinh
- Khoa giải phẫu bệnh
- Khoa y học dân tộc
- Khoa tự chọn nội
- Khoa truyền nhiễm
- Khoa phục hồi chức năng và vật lý trị liệu
- Khoa tai mũi họng, răng hàm mặt
- Khoa dược
- Khoa khám bệnh đa khoa
- Khoa xét nghiệm sinh hoá, huyết học
- Khoa gây mê hồi sức
- Khoa hồi sức cấp cứu
Bênh cạnh đó bệnh viện Nhi Đức Hải Phòng còn có 6 phòng ban chính:
- Phòng hành chính quản trị

- Phòng kế toán tổng hợp
- Phòng tổ chức cán bộ
- Phòng tài chính kế toán
- Phòng y tá điều dưỡng
- Phòng vật tư thiết bị y tế
6

1.1. Tổ chức hành chính của bệnh viện Nhi Đức
Sơ đồ tổ chức hành chính của bệnh viện Nhi Đức
Các phòng ban chức năng:
1.1.1. Ban giám đốc bệnh viện
Ban giám đốc bệnh viện, đứng đầu là giám đốc bệnh viện, chịu trách nhiệm
trực tiếp trước cấp trên về mọi hoạt động của bệnh viện.
7

1.1.2. Phòng hành chính quản trị
Phòng hành chính quản trị là phòng nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp
của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ hoạt
động hành chính trong bệnh viện.
1.1.3. Phòng tổ chức cán bộ
Phòng tổ chức cán bộ là phòng nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của
giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về tổ chức thực hiện các
công tác tổ chức cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ của bệnh viện
1.1.4. Phòng y tá (điều dưỡng)
Phòng y tá (điều dưỡng) của bệnh viện là phòng nghiệp vụ, chịu sự lãnh
đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về tổ
chức, điều hành và giám sát công tác chăm sóc người bệnh toàn diện.
1.1.5. Phòng kế toán tổng hợp
Phòng kế toán tổng hợp của bệnh viện là phòng nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo
trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về:

- Kế hoạch hoạt động của khoa, phòng.
- Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy chế bệnh viện.
- Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiệp vụ chuyên môn của bệnh viện.
1.1.6. Phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán của bệnh viện là phòng nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo
trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ
hoạt động tài chính kế toán của bệnh viện.
1.1.7. Phòng vật tư – thiết bị y tế
Phòng vật tư – thiết bị y tế của bệnh viện là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh
đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn
bộ công tác vật tư, thiết bị y tế trong viện.
8

1.1.8. Các khoa phòng
Mỗi khoa có một chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng đều phối hợp với nhau
để đảm bảo việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân.
1.1.9. Nhiệm vụ, trách nhiệm của bác sĩ, y tá
a. Bác sỹ trưởng khoa:
Bác sĩ trưởng khoa là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nghiệp
vụ chuyên môn của khoa, bố trí nhân lực trong khoa cho phù hợp với công việc.
Cụ thể là:
- Quản lý thông tin bác sĩ trong khoa
- Phân công bác sĩ điều trị cho các bệnh nhân
- Phân lịch trực cho các bác sĩ
- Xét duyệt các yêu cầu (hội chẩn, chuyển khoa, xuất viện …)
b. Bác sĩ:
Bác sĩ là những người có chuyên môn y học, họ có quyền khám bệnh và ra
y lệnh điều trị bệnh nhân. Cụ thể là:
- Xem thông tin bệnh nhân
- Xem danh sách bệnh nhân được phân công điều trị.

- Xem lịch trực của bác sĩ
- Gửi yêu cầu và xem các kết quả xét nghiệm và chuẩn đoán hình ảnh
- Ra y lệnh
- Xem các báo cáo chăm sóc bệnh nhân
c. Y tá trưởng khoa:
Y tá trưởng khoa là người quản lý, tổ chức, kiểm tra, đôn đốc y tá thực hiện
các y lệnh của bác sĩ, lập kế hoạch phân công công việc cho các y tá. Cụ thể là:
- Phân công việc chăm sóc bệnh nhân cho các y tá.
- Phân công lịch trực cho các y tá
- Xem các báo cáo chăm sóc bệnh nhân
9

d. Y tá:
Y tá là người thực hiện các y lệnh của bác sỹ, cập nhật các thông tin kết
quả chăm sóc bệnh nhân. Cụ thể là:
- Xem danh sách bệnh nhân chăm sóc
- Xem lịch trực y tá
- Xem và thực hiện các y lệnh
- Cập nhật báo cáo chăm sóc bệnh nhân (báo cáo các triệu chứng bất
thường khi chăm sóc bệnh nhân)
e. Dược sĩ:
Dược sĩ là người có trách nhiệm quản lý các thông tin liên quan đến việc
bảo quản, xuất nhập thuốc, hóa chất và dụng cụ theo quy định
f. Kĩ thuật viên:.
Kỹ thuật viên là nhóm các kỹ sư, các chuyên viên kỹ thuật, công tác tại các
khoa khác nhau trong bệnh viện. Họ có thể tham gia vào việc nghiên cứu, làm
việc tại các phòng xét nghiệm, kiểm nghiệm, hoặc vận hành, quản lý một số
thiết bị y tế trong bệnh viện
g. Người quản trị:
Người quản trị là người chịu trách nhiệm duy trì, bảo dưỡng hệ thống, đảm

bảo hệ thống hoạt động ổn định, hiệu quả. Người quản trị được phép thực hiện
tất cả các quyền trong hệ thống dưới sự chỉ đạo, ủy quyền của ban giám đốc
bệnh viện.
1.2. Nhiệm vụ của bệnh viện
1.2.1. Khám bệnh, chữa bệnh
- Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa
bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách Nhà nước quy định.
- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà
nước.
1.2.2. Đào tạo cán bộ
10

Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế, các thành viên trong
bệnh viện phải mẫu mực thực hiện quy chế bệnh viện.
1.2.3. Nghiên cứu khoa học
Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng những
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe
người bệnh.
1.2.4. Chỉ đạo tuyến
Hệ thống các bệnh viện được tổ chức theo tuyến kỹ thuật, tuyến trên có
trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật tuyến dưới.
1.2.5. Phòng bệnh
Cùng với khám bệnh, chữa bệnh thì phòng bệnh là một nhiệm vụ quan
trọng của bệnh viện.
1.2.6. Hợp tác quốc tế
Các hoạt động hợp tác quốc tế của bệnh viện phải tuân theo đúng các quy
định của nhà nước.
1.2.7. Quản lý kinh tế trong bệnh viện
Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu, chi ngân sách
của bệnh viện từng bước tổ chức việc hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh

trong bệnh viện.
2. Đề xuất giải pháp
- Bệnh viện Nhi Đức là một trong những trung tâm khám chữa bệnh lớn
nhất dành cho trẻ em tại Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Môi trường bệnh viện
như một xã hội thu nhỏ, với rất nhiều quy trình và thủ tục giấy tờ phức tạp, với
nhiều nguồn lực cần quản lý hiệu quả như thuốc, viện phí, nhân lực, vật tư trang
thiết bị Việc tin học hoá quản lý bệnh viện là một nhu cầu tất yếu, chính vì vậy
em đã chọn đề tài “Xây dựng chương trình quản lý bệnh nhân tại bệnh viện Nhi
Đức Hải Phòng” làm đề tài tốt nghiệp. Tuy nhiên quá trình tin học hoá bệnh
viện cũng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng, khoa học, nhằm đảm bảo khả năng thành
công và đem lại hiệu quả cao nhất.
2.1. Mục đích
11

- Lãnh đạo giám sát hoạt động bệnh viện một cách toàn diện,
ngay tại bàn làm việc, theo thời gian thực. Không cần chờ báo cáo từ cấp dưới.
- Số liệu báo cáo chính xác, nhanh chóng.
- Chống tiêu cực ở bệnh viện.
- Tiết kiệm giấy tờ, công văn.
- Giúp y tá, bác sĩ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức. Với
ứng dụng tin học này y tá, bác sĩ sẽ chỉ phải viết tay những khoản cần thiết.
- Bênh nhân không còn phải làm các thủ tục nhập xuất, khám
chữa bệnh rườm rà.
2.2. Nhiệm vụ chương trình
- Hệ thống quản lý bệnh nhân có nhiệm vụ: Quản lý bệnh nhân
đã và đang điều trị tại bệnh viện cũng như các quá trình khám chữa bệnh của
bệnh nhân, quản lý việc thanh toán viện phí của bệnh nhân với bệnh viện.
Chương trình phải đáp ứng được:
- Cập nhật và quản lý các thông tin của bệnh nhân.
- Xem thông tin về bệnh nhân (bệnh, tình trạng diễn tiến bệnh…)

- Cho phép tìm kiếm theo một số tiêu chí riêng.
- In ấn phiếu nhập viện, xuất viện, phiếu thanh toán tiền (tạm thu,
thanh toán…)…
- Thống kê, tìm kiếm bệnh nhân theo từng thời gian.
12

3. Kết quả thu được
3.1. Quy trình quản lý bệnh nhân nội trú bệnh viện
Khi một bệnh nhân nhập viện, bệnh viện lưu những thông tin sau: Họ, tên,
giới tính, ngày sinh, địa chỉ, đối tượng…
- Bệnh nhân đến nơi tiếp nhận bệnh nhân (nơi cấp số) để xác lập việc khám
bệnh và được chỉ định một vị trí khám bệnh.
- Bệnh nhân được một bác sĩ khám bệnh.
- Sau khi khám xong bệnh nhân thuộc một trong hai loại: Điều trị ngoại trú
hay nội trú (nhập viện).
- Nếu bệnh nhân điều trị tại nhà thì bác sĩ cho một toa thuốc trên đó ghi đầy
đủ tên thuốc, số lượng và cách dùng. Nếu bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế thì đến
nơi cấp thuốc bảo hiểm y tế để nhận thuốc và trả một phần giá thuốc theo quy
định phần trăm trên thẻ bảo hiểm. Ngược lại, bệnh nhân phải trả tất cả chi phí
khám bệnh và tự mua thuốc.
- Nếu bệnh nhân phải nhập viện thì bác sĩ khám bệnh cấp cho bệnh nhân
giấy nhập viện, trên đó có ghi đầy đủ thông tin về bệnh nhân, căn bệnh dự đoán
và đưa đến khoa điều trị.
- Tại khoa điều trị, bệnh nhân sẽ được chuẩn đoán và lập một bệnh án chi
tiết. Trên bệnh án ghi đầy đủ thông tin về bệnh nhân và căn bệnh mà bệnh nhân
mắc phải. Quá trình điều trị bệnh được thể hiện đầy đủ trên bệnh án. Trong một
khoảng thời gian quy định tuỳ theo bệnh nhân, bệnh nhân được một bác sĩ
khám, cho một toa thuốc. Trên toa thuốc ghi tên thuốc, số lượng, cách dùng và
thực hiện y lệnh.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng các dịch vụ hỗ trợ khám

bệnh như: Xét nghiệm, X quang, siêu âm,… Việc sử dụng cũng theo chỉ định
của bác sĩ khám chữa bệnh. Mỗi dịch vụ có giá tiền riêng.
- Thanh toán viện phí: Trong quá trình điều trị, bệnh viện yêu cầu bệnh
nhân thanh toán viện phí một lần với bệnh nhân khám chữa bệnh tự nguyện
(bằng cách bệnh nhân sẽ đóng một số tiền tạm ứng theo quy định của bệnh
13

viện), sau khi xuất viện nhân viên sẽ căn cứ vào số tiền tạm ứng trên sẽ tính để
biết được bệnh nhân đã thanh toán đầy đủ tiền viện phí chưa. Nếu bệnh nhân có
thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ đóng phần trăm viện phí theo bảo hiểm bao gồm tiền
thuốc và các dịch vụ hỗ trợ chữa trị và khám bệnh. Khi xuất viện, bệnh nhân
thanh toán toàn bộ số viện phí còn lại.
Trong quá trình điều trị, nếu có bệnh nhân trốn viện, không thanh toán viện
phí, bệnh viện lưu lại tất cả các thông tin về bệnh nhân trốn viện và trình ban
lãnh đạo biết để xem xét giải quyết.
3.2. Trình tự, thủ tục khám chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi
3.2.1. Quy định về tuyến điều trị
Tuyến điều trị khám, chữa bệnh không phải trả tiền cho trẻ em dưới sáu
tuổi tại bệnh viện thực hiện theo quy định cụ thể sau:
a) Bệnh viên có nhiệm vụ thực hiện khám, chữa bệnh bước đầu cho trẻ em
dưới sáu tuổi.
b) Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn, bệnh viện sẽ thực hiện
chuyển bệnh nhân lên tuyến bệnh viện Trung ương.
c) Căn cứ vào tổ chức của hệ thống y tế ở địa phương của bệnh nhân, Giám
đốc Sở Y tế quyết định cho bệnh nhân trẻ em được khám, chữa bệnh ban đầu mà
không cần giấy giới thiệu chuyển viện.
3.2.2. Thủ tục khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi
a) Trẻ em dưới sáu tuổi khi khám, chữa bệnh phải xuất trình thẻ khám
bệnh, chữa bệnh; trường hợp chưa được cấp thẻ thì phải xuất trình giấy khai
sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc giấy chứng nhận của Uỷ ban nhân dân cấp

phường (nơi sinh) nơi người giám hộ trẻ em cư trú (sau đây gọi chung là thẻ
khám bệnh, chữa bệnh).
b) Ngoài việc xuất trình thẻ khám bệnh, chữa bệnh của trẻ em, gia đình trẻ
em phải xuất trình thủ tục chuyển viện, gồm giấy giới thiệu chuyển viện và tóm
tắt bệnh án của cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu.
14

c) Trong trường hợp cấp cứu, trẻ em được khám và điều trị không phải trả
tiền. Gia đình trẻ em có trách nhiệm xuất trình thẻ khám bệnh, chữa bệnh của trẻ
em trước khi trẻ em xuất viện.
3.2.3. Trách nhiệm của bệnh viện:
- Tạo điều kiện, đảm bảo quyền lợi cho trẻ em đi khám
- Tùy theo tình trạng bệnh của trẻ, nếu xét thấy cần phải điều trị nội trú thì
làm thủ tục để điều trị nội trú, hoặc ngược lại.
- Kiểm tra thẻ khám chữa bệnh của trẻ, với trẻ ở xa, gia đình không mang
theo giấy tờ thì tùy theo tình trạng bệnh của trẻ giám đốc sẽ xem xét quyết định
trẻ được khám, chữa bệnh cho trẻ không phải mất tiền.
- Đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu khám chữa bệnh của trẻ dưới 6 tuổi.
- Theo dõi và tổng hợp các hoạt động khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi
và báo cáo theo từng quý.
15

3.2.4. Một số biểu mẫu, hoá đơn
Sở Y tế Hải Phòng MS:09/BV-01
Bệnh viện trẻ em Số vào viện
PHIẾU CHĂM SÓC
Khoa (y tá điều dưỡng ghi) Phiếu số
- Họ tên người bệnh: Tuổi .Nam/Nữ
- Số giường buồng chuẩn
đoán

Ngày
Giờ
phút Theo dõi diễn biến Thực hiện y lệnh/chăm sóc Ký tên
Sở Y tế Hải Phòng MS:09/BV-01
Bệnh viện trẻ em Số vào viện
PHIẾU XÉT NGHIỆM……….
Họ và tên người bệnh: Tuổi
Địa chỉ
Khoa Buồng Giường
Chẩn đoán
Y êu cầu xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm

Ngày tháng năm Hải phòng, ngày tháng năm
Bác sĩ điều trị KTV xét nghiệm
16

Sở Y tế Hải Phòng MS:09/BV-01
Bệnh viện trẻ em Số vào viện
PHIẾU XUẤT VIỆN
Họ và tên người bệnh: Tuổi
Nghề nghiệp Địa chỉ
Đã điều trị tại khoa từ đến
Về bệnh
Ph
ương pháp điều trị tại
khoa



Tình trạng xuất
viện


Cần tiếp tục điều
trị


Đề
nghị


Hải phòng, ngày tháng năm
Chủ nhiệm khoa
17

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
QUẢN LÝ BỆNH NHÂN NỘI TRÚ
1. Phân tích thiết kế các chức năng của hệ thống
1.1 Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống
Các tác nhân: Lãnh đạo, Bệnh nhân
18

1.2. Sơ đồ phân rã chức năng
Nhóm dần các chức năng từ dưới lên trên:
Các chức năng chi tiết Nhóm lần 1 Nhóm lần 2
Thông tin hành chính
Tiếp nhận
bệnh nhân
Quản lý

Bệnh nhân
Khám
Cấp số
Cung cấp dịch vụ Khám chữa
Điều trị
Yêu cầu thanh toán
Viện phí
Bảo hiểm y tế
Thanh toán
Thống kê bệnh nhân nội trú
Thống kê BN đã xuất viện
Tìm kiếm bệnh nhân
Tìm kiếm
Tìm kiếm đơn thuốc
Tìm kiếm dịch vụ chữa bệnh
Sơ đồ phân rã chức năng
19

1.3. Mô tả tóm tắt chức năng
- Tiếp nhận bệnh nhân
Thông tin hành chính: Khi bệnh nhân đến bệnh viện thì phải khai báo các
thông tin cá nhân cho bác sĩ ghi vào sổ theo dõi bệnh nhân.
Khám nhập viện: Bác sĩ sẽ khám và chẩn đoán bệnh ban đầu của bệnh
nhân, nếu bệnh nặng bệnh nhân cần nhập viện điều trị thì sẽ yêu cầu bệnh nhân
nhập viện, nếu bệnh nhẹ thì cho bệnh nhân điều trị ngoại trú.
Cấp số: Bệnh nhân được đưa tới khoa điều trị.
- Khám chữa bệnh
Cung cấp dịch vụ: Bệnh nhân có quyền yêu cầu các dịch vụ khám chữa
bệnh chất lượng cao hoặc theo ý riêng của bệnh nhân sau khi tham khảo ý kiến
bác sĩ hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ.

Điều trị: Trong quá trình điều trị, bệnh án của bệnh nhân sẽ được cập nhật
thường xuyên.
- Viện phí
Yêu cầu thanh toán: Khi bệnh nhân đã khỏi bệnh hoặc chuyển viện thì bệnh
viện yêu cầu bệnh nhân thanh toán tiền viện phí.
Bảo hiểm y tế: Nếu bệnh nhân có thẻ bao hiểm y tế hoặc dưới 6 tuổi thì đến
Bảo hiểm y tế để được miễn giảm theo quy định.
Thanh toán: Bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế sẽ phải thanh toán trực
tiếp viện phí với bệnh viện.
- Báo cáo, thống kê: Lãnh đạo sẽ yêu cầu thống kê theo các tiêu chí riêng
như thống kê bệnh nhân, theo khoa, theo phường, xã
- Tìm kiếm: Lãnh đạo và bệnh nhân (người nhà bệnh nhân) sẽ được yêu
cầu tìm kiếm bệnh nhân theo tiêu chí riêng như tìm theo mã bệnh nhân, tìm theo
tên
20

2. Ma trận phân tích thực thể chức năng
Các thực thể
a. Hồ sơ bệnh nhân
b. Hồ sơ bệnh án
c. Phiếu khám bệnh vào viện
d. Phiếu nhập viện
e. Phiếu xét nghiệm
f. Đơn thuốc
g. Phiếu thanh toán viện phí
h. Phiếu xuất/chuyển viện
Các chức năng a b c d e f g h
1. Tiếp nhận bệnh nhân C C C
2. Khám chữa R U C C C
3. Thanh toán viện phí R R C

4. Thống kê R
5. Tìm kiếm R R R R
21

4. Biểu đồ luồng dữ liệu các mức
4.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0
4.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 cho chức năng Tiếp nhận bệnh nhân
22

4.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 cho chức năng Khám chữa bệnh
4.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 cho chức năng Viện phí
23

4.5. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 cho chức năng Thống kê
4.6 Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 cho chức năng Tìm kiếm
24

5. Các thực thể và thuộc tính
5.1. Các thực thể
Để đưa ra mô hình các thực thể em dựa vào các mẫu sau:
- Hồ sơ bệnh án: là nơi lưu giữ tất cả các thông tin về bệnh nhân
từ lúc vào khoa điều trị đến lúc ra viện.
- Các phiếu, mẫu biểu của bệnh viện.
Hồ sơ bệnh nhân: Mã bệnh nhân, họ tên, giới tính, ngày sinh, đối tượng, số
bảo hiểm, thời gian hiệu lực thẻ bảo hiểm y tế, thời gian nhập viện, tình trạng
nhập viện.
Hồ sơ bệnh án: Mã hồ sơ bệnh án, mã bệnh nhân, khoa, phòng, giưòng,
thời gian vào khoa, quá trình bệnh lý, tiểu sử bệnh, chẩn đoán, hướng điều trị,
chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, bác sĩ điều trị.
Phiếu xét nghiệm: Mã xét nghiệm, mã bệnh nhân, tên xét nghiệm, yêu cầu,

kết quả điều trị, bác sĩ xét nghiệm.
Phiếu khám bệnh vào viện: Mã phiếu, mã bệnh nhân, thời gian khám, triệu
chứng, yêu cầu, chẩn đoán, hưóng giải quyết, bác sĩ khám bệnh…
Phiếu xuất viện: mã phiếu xuất, mã bệnh nhân, khoa, thời gian bắt đầu điều
trị, thời gian kết thúc điều trị, bệnh, phương pháp điều trị, tình trạng xuất viện,
cần tiếp tục điều trị, đề nghị.
Đơn thuốc: Mã đơn thuốc, mã bệnh nhân, thời gian, bác sĩ, bênh, thuốc,
cách dùng, y lệnh.
Phiếu thanh toán: Mã bệnh nhân, thời gian, chi phí khám bệnh, chi phí dịch
vụ, chi phí thuốc, chi phí khác, người nộp, xác nhận khoa, kế toán, giám đốc.
25

×