Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

TỔNG QUÁT VĂN MINH, LỊCH SỬ VÀ TÔN GIÁO NƯỚC ẤN ĐỘ_4 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.07 KB, 7 trang )



TỔNG QUÁT VĂN MINH, LỊCH SỬ VÀ TÔN
GIÁO NƯỚC ẤN ĐỘ

Do vậy, đến những thế kỷ đầu công nguyên, đạo Bàlamôn chia thành
hai phái là phái thờ thần Siva và phái thờ thần Visnu. Để thống nhất
các phái đó, đạo Bàlamôn nêu ra quan niệm thần sáng tạo Brama,
thần phá hoại Siva và thần bảo vệ Visnu tuy là ba nhưng vốn là
một.Ngoài ra, nhiều loại động vật như voi, khỉ, và nhất là bò cũng là
những đối tượng sùng bái của đạo Bàlamôn.

Trong giáo lý của đạo Bàlamôn có một nội dung rất quan trọng, đó là
thuyết luân hồi. Đạo Bàlamôn giải thích rằng linh hồn của con người
là một bộ phận của Brama mà Brama là một tồn tại vĩnh hằng, cho
nên con người tuy có sống có chết, nhưng linh hồn thì còn mãi mãi
và sẽ luân hồi thì còn mãi mãi và sẽ luân hồi trong nhiều kiếp sinh
vật khác nhau. Những người giữ đúng luật lệ của tôn giáo và các quy
tắc mà thần đã định sẵn cho mình thì kiếp sau sẽ được đầu thai
thành người cao quý, trái lại thì sẽ càng khổ cực, thậm chí sẽ bị đầu
thai làm chó lợn và những động vật bẩn thỉu.Về mặt xã hội, đạo
Bàlamôn là công cụ đắc lực bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ.



Trước khi đạo Bàlamôn ra đời, trong quá trình tan rã của chế độ
công xã nguyên thủy của người Arya, chế độ đẳng cấp đã xuất hiện
rồi. Đó là chế độ chia cư dân tự do thành 4 đẳng cấp: Braman,
Ksatơrya, Vaisya, Suđra.Braman (Bàlamôn) là đẳng cấp của những
người làm nghề tôn giáo.Ksatơrya là đẳng cấp của các chiến sĩ.Vaisya
là đẳng cấp của những người bình dân làm các nghề như chăn nuôi,


làm ruộng, buôn bán, một số nghề thủ công.Suđra là đẳng cấp của
những người cùng khổ, vốn là con cháu của các bộ lạc bại trận,
không có tư liệu sản xuất.Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của chế độ
đẳng cấp là do sự phân hóa giai cấp, sự phân công về nghề nghiệp và
sự phân biệt về bộ tộc. Nhưng các tăng lữ Bàlamôn thì dùng uy lực
của thần linh để giải thích hiện tượng xã hội ấy. Ví dụ, luật Manu,
một bộ luật về tập quán được hoàn thành vào khoảng đầu công
nguyên chép:"Vì sự phồn vinh của cả thế giới, từ mồm, tay, đùi và
bàn chân của mình, ngài (thần Brama) đã tạo nên Braman, Ksatơrya,
Vaisya và Suđra".Trong 4 đẳng cấp ấy, đẳng cấp Bàlamôn có địa vị
cao nhất. Luật Manu viết: "Do sinh ra từ bộ phận cao quý nhất của
thân thể Brama, do sinh ra sớm nhất, do hiểu biết Vêđa, Bàlamôn có
quyền là chúa tể của tất cả các tạo vật ấy".Ngoài Bàlamôn, chỉ có hai
đẳng cấp Ksatơrya và Vaisya mới được trở thành tín đồ của đạo
Bàlamôn và cả ba đẳng cấp trên được quan niệm là những người
sinh hai lần; còn Suđra không được dự các buổi lễ tôn giáo và được
quan niệm là những người sinh một lần.



Đạo Bàlamôn đã truyền bá rộng rãi ở Ấn Độ trong nhiều thế kỷ. Đến
khoảng thế kỷ VI TCN, ở Ấn Độ xuất hiện một tôn giáo mới là đạo
Phật. Đạo Bàlamôn bị suy thoái trong một thời gian dài.

B. Đạo Hinđu (Ấn Độ giáo)

Sau một thời gian hưng thịnh, đến khoảng thế kỷ VII, đạo Phật bị suy
sụp ở Ấn Độ. Nhân tình hình đó đạo Bàlamôn dần dần được phục
hưng, đến khoảng thế kỷ VIII, IX đạo Bàlamôn đã bổ sung thêm
nhiều yếu tố mới về đối tượng sùng bái, về kinh điển, về nghi thức tế

lễ Từ đó, đạo Bàlamôn được gọi là đạo Hinđu, trước đây ta hay gọi
là Ấn Độ giáo.

Đối tượng sùng bái của đạo chủ yếu của đạo Hinđu vẫn là ba thần
Brama, Siva và Visnu.Thần Brama được thể hiện bằng một hình
tượng có 4 đầu để chứng tỏ thần có thể nhìn thấu mọi nơi. Bốn tập
kinh Vêđa chính là được phát minh ra từ 4 cái miệng của thần
Brama.Thần Siva được thể hiện thành hình tượng có mắt thứ ba ở
trên trán, luôn luôn cầm một cái đinh ba Siva thường cưỡi bò hoặc
ngồi trên tấm da hổ, có những con rắn hổ mang quấn quanh cổ. Thần
Siva là thần phá hoại những thứ mà thần Brama sáng tạo ra, nhưng
Siva cũng có mặt sáng tạo. Sự sáng tạo ấy được thể hiện qua hình


tượng linga - yoni mà nhân dân Ấn Độ sùng bái.Liên quan đến thần
Siva có nữ thần Kali (còn gọi là nữ thần Pácvati), vợ của thần Siva và
thần Ganêxa, con trai của thần.Nữ thần Kali (Pavacti) được thể hiện
thành hình tượng một phụ nữ mặt đen, miệng há hoác, lưỡi lè ra. Nữ
thần cũng trang sức bằng những con rắn, đeo hoa tai bằng xác đàn
ông, chuỗi hạt là những sọ người, mặt và ngực bôi đầy máu. Thần có
4 tay, một tay cầm gươm, một tay cầm một đầu người, còn hai tay
nữa thì đưa ra để ban phúc lành. Trước kia có khi phải giết người để
tế thần Kali, về sau chỉ cúng bằng dê cái.Thần Ganêxa tuy có hình thù
kỳ dị đầu voi mình người nhưng đó là thần trí tuệ và thịnh
vượng.Thần Visnu được quan niệm là đã giáng trần 9 lần. Trong sáu
lần đầu, thần xuất hiện dưới dạng các động vật như cá, lợn rừng
Đến lần thứ 7, thần Visnu chính là Rama, nhân vật chính trong sử thi
Ramayana. Lần thứ 8, thần Visnu giáng thế thành thần Krisna. Thần
Krisna thường bênh vực kẻ nghèo, chữa bệnh cho người mù, người
điếc và làm cho người chết sống lại. Lần thứ 9, thần Visnu biến thành

Phật Thích ca. Đây là một biểu tượng chứng tỏ đạo Hinđu có tiếp thu
một số yếu tố của đạo Phật, đồng thời đây cũng là một thủ đoạn để
đạo Hinđu thu hút các tín đồ đạo Phật cải giáo theo đạo Hinđu. Đến
kiếp thứ 10 tức là lần giáng sinh cuối cùng, thần Visnu sẽ biến thành
thần Kali. Đó là vị thần sẽ hủy diệt thế giới cũ tội lỗi, tạo dựng thế
giới mới với đạo đức trong sáng.



Ngoài các vị thần nói trên, các loài động vật như khỉ, bò, rắn, hổ, cá
sấu, chim công, vẹt, chuột v.v cũng là các thần đạo Hinđu, trong đó
được tôn sùng hơn cả là thần khỉ và thần bò.Thần khỉ Hanuman sở dĩ
được tôn thờ vì có công giúp Rama (tức là Visnu) giết được quỷ
Ravan để đưa Sita trở về quê hương. Vì vậy thần Hanuman được coi
là thần Sức Mạnh và thần Trung thành. Để cúng thần Hanuman
người theo đạo Hinđu ăn chay vào ngày thứ ba hàng tuần. Hình thức
ăn chay là ban ngày chỉ uống nước, tối mới được ăn.Thần bò
Kamđênu được thần Krisna (kiếp thứ 8 của Visnu) chăn dắt, suốt đời
đi theo Krisna. Thần Kamđênu được quan niệm là do thần Brama tạo
ra đồng thời với đẳng cấp Bàlamôn và được coi là mẹ của hầu hết các
thần. Vì vậy, cho đến nay, bò được coi là một con vật thiêng liêng. Tín
đồ đạo Hinđu không những kiêng ăn thịt bò mà còn không dùng
những đồ dùng làm bằng da bò.Đạo Hinđu cũng chia thành hai phái
là phái thờ thần Visnu và phái thờ thần Siva.Mỗi buổi sáng, tín đồ
phái Visnu dùng son vẽ lên trán, còn tín đồ phái Siva thì bôi lên lông
mày một vạch ngang bằng than phân bò cái hoặc đeo ở tay, ở cổ cái
linga. Tuy nhiên hai phái đó vẫn đoàn kết với nhau và có khi cùng
cúng tế trong một ngôi đền.

Đạo Hinđu cũng chú trọng thuyết luân hồi, cho rằng con người sau

khi chết, linh hồn sẽ đầu thai nhiều lần. Mỗi lần đầu thai như vậy con
người sẽ sung sướng hơn hay khổ cực hơn kiếp trước là tuỳ thuộc


vào những việc làm của kiếp trước tức là quả báo (Karma).Kinh
thánh của đạo Hinđu, ngoài các tập Vêđa và Upanisát còn có
Mahabharata, Bhagavad Gita, Ramayana và Purana.Mahabharata,
Bhagavad Gita và Ramayana là những tập trường ca, còn Purana là
tập truyện cổ nói về sự sáng tạo, sự biến chuyển và sự hủy diệt của
thế giới.Sau khi phục hưng, đạo Hinđu được các vương công Ấn Độ
hết sức ủng hộ, do đó đã xây dựng nhiều ngôi chùa nguy nga và ban
cấp cho rất nhiều ruộng đất, có khi lên đến hàng nghìn làng.Trong
các chùa ấy đã tạc rất nhiều tượng thần để thờ. Các tượng thần đạo
Hinđu thường có hình thù kỳ dị đáng sợ như nhiều đầu, nhiều mắt,
nhiều tay Trong các chùa lớn có tới hàng nghìn tu sĩ Bàlamôn và
hàng nghìn vũ nữ.Khi tế lễ, các tu sĩ thường xoa dầu, xức nước hoa
cho tượng, dùng thịt dê cùng các thức ăn uống khác để cúng thần.
Trong khi cử hành lễ cúng, các thầy tu đọc kinh, còn các vũ nữ thì
múa những điệu múa tôn giáo.

Về tục lệ, đạo Hinđu cũng hết sức coi trọng sự phân chia đẳng cấp.
Đến thời kỳ này, do sự phát triển của các ngành nghề, trên cơ sở 4
đẳng cấp cũ (varna) đã xuất hiện rất nhiều đẳng cấp nhỏ mới gọi là
jati.Những đẳng cấp nhỏ này cũng có sự phân biệt về địa vị xã hội rất
khắt khe, đóng kín về mọi mặt và đời đời cha truyền con nối. Đặc
biệt đạo Hinđu hết sức khinh bỉ và ghê tởm tầng lớp lao động nghèo
khổ phải làm các nghề bị coi là hèn hạ như quét rác, đồ tể, đao phủ,


đốt than, đánh cá v.v Những người làm các nghề đó bị coi là những

người ô uế, không thể tiếp xúc được. Nếu những người sạch sẽ nhỡ
đụng chạm vào họ thì phải tẩy uế. Nếu nhiễm uế nhẹ thì chỉ cần vẩy
nước thánh là được; nếu nặng thì phải rửa bằng nước tiểu bò, thậm
chí phải uống một thứ nước gồm 5 chất của bò cái: sữa lỏng, sữa đặc,
bơ, nước tiểu và phân.

×