Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

TỔNG QUÁT VĂN MINH, LỊCH SỬ VÀ TÔN GIÁO NƯỚC ẤN ĐỘ_3 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.13 KB, 6 trang )

TỔNG QUÁT VĂN MINH, LỊCH SỬ VÀ TÔN
GIÁO NƯỚC ẤN ĐỘ

Một công chúa góa chồng một hôm dạo chơi trong rừng gặp Rama
rồi đêm lòng yêu chàng. Bị từ chối quyết liệt, nàng công chúa ấy tức
giận nên bảo em trai mình là Ravan, vua nước Qủy ở đảo Lanca bắt
cóc Sita.Nhờ sự giúp đỡ của vua nước Vượn là Xugriva, Rama tổ
chức được một đội quân gồm toàn vượn và gấu. Theo lệnh của
Rama, một cái cầu được xây dựng nối liền lục địa với đảo Lanca.
Ngày nay, giữa Ấn Độ và Xri Lanca có những hòn đảo mà theo truyền
thuyết của cư dân địa phương, đó chính là dấu vết của cái cầu ấy. Với
đội quân vượn và gấu đó, Rama đánh bại vua nước Qủy và cứu được
Sita. Thời gian đi đày cũng hết, Rama trở về đất nước của mình và
lên làm vua.Chương cuối do người đời sau thêm vào kế tiếp rằng
mặc dầu Sita đã thắng được cuộc thử lửa, Rama vẫn nghĩ nàng không
giữ được trinh tiết với mình trong thời gian ở cung điện của Ravan,
nên Rama đã đày vợ vào rừng. Tại đây, Sita sinh được 2 đứa con trai
và gặp Vanmiki mà về sau trở thành tác giả của tập thơ. Lớn lên hai
đứa con ấy trở thành người đi hát rong và một hôm chúng đã hát cho
Rama nghe bản trường ca Ramayana. Rama nhận ra con mình, sai sứ
giả vào rừng đón Sita về cung. Sita được minh oan nhưng vẫn đau
khổ vì đã bị chồng nghi ngờ nên biến vào lòng đất, người mẹ trước
đây đã sinh ra nàng từ luống cày. Rama tiếp tục trị vì trong nhiều
năm nữa, nhân đân được sống yên vui, nhưng bản thân ông phải
sống trong cảnh buồn rầu và cô độc ".Hai bô sử thi Mahabharata và
Ramayana là những công trình sáng tác tập thể của nhân dân Ấn Độ
trong nhiều thế kỷ và là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ trong hai
ngàn năm nay. Cho đến nay, các nhà văn nghệ sĩ Ấn Độ thuộc các
ngành thơ, kịch, họa, điêu khắc vẫn tìm được ở trong hai tác phẩm
vĩ đại ấy nhiều đề tài và cảm hứng để sáng tác.Ngoài văn học tiếng
Xanxcrít ra, còn có những tác phẩm viết bằng các thứ ngôn ngữ khác,


trong đó trước hết cần phải kể đến những tác phẩm viết bằng tiếng
Pali về chủ đề Phật giáo.


·Những tác phẩm của Caliđaxa

Caliđaxa là nhà thơ và nhà soạn kịch lớn nhất thời Gupta (thế kỷ V).
Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là vở kịch Sơcuntla.Vở kịch
Sơcuntla vốn phỏng theo một câu chuyện dân gian chép trong sử thi
Mahabharata, nhưng đã được tác giả cải biên và thêm nhiều tình tiết.
Nội dung của vở kịch miêu tả câu chuyện tình duyên giữa nàng
Sơcuntla và vua Đusơnta, trải qua nhiều éo le trắc trở, cuối cùng hai
người được đoàn tụ và được hạnh phúc đời đời.Tuy là một nhà soạn
kịch cung đình, lại chịu ảnh hưởng của đạo Bàlamôn, nhưng Caliđaxa
đã thể hiện trong tác phẩm của mình tư tưởng tự do, chống lại lễ
giáo khắt khe, lên án bản chất giả dối, lừa gạt, không chung thủy của
giai cấp thống trị và trên chừng mực nhất định đã chống quan niệm
về đẳng cấp.Sơcuntla và Caliđaxa là niềm tự hào của nhân dân Ấn
Độ. Suốt 15 thế kỷ nay, Sơcuntla đã trở thành nguồn cảm hứng,
nguồn đề tài của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau của Ấn Độ như
kịch, điện ảnh, họa, nhạc, vũ v.v Không những ở Ấn Độ mà đối với
thế giới, tác phẩm Sơcuntla cũng có một tiếng vang rất lớn.Gớt nhà
đại văn hào Đức đã không tiếc lời ca ngợi:"Nếu muốn có một tiếng
ôm ấp được cả hoa mùa xuân và trái mùa thu,Một tiếng làm đắm say
nuôi dưỡng và thỏa mãn được tâm hồn.Nếu muốn có một tiếng bao
gồm được cả trời đất,Thì tôi gọi: Sơcuntla.Tiếng đó nói lên tất
cả.Ngày nay Caliđaxa được xếp vào loại các nhà văn lớn của thế giới
và năm 1957 ông đã được Hội đồng hòa bình thế giới tổ chức kỷ
niệm.



·Các tác phẩm văn học viết bằng các phương ngữ

Từ cuối thế kỷ X về sau, ngoài văn học tiếng Xanxcrít đã xuất hiện
nhiều tác phẩm văn học viết bằng các loại phương ngữ khác
nhau.Vào thế kỷ XIII, nhà thơ Tichcala đã dịch 15 chương trong bộ
sử thi Mahabharata ra tiếng Têlugu, làm cho nền văn học cổ điển
càng được phổ cập rộng rãi.Đến thế kỷ XVI, XVII, dưới triều Môgôn,
có một số nhà thơ đã sáng tác bằng tiếng Ba Tư. Tuy nhiên phong
phú nhất vẫn là nền văn học bằng tiếng Inđi và các loại ngôn ngữ địa
phương khác. Thiên trường ca Ramayana do Tunxi Đát viết bằng
tiếng Inđi là một tác phẩm nổi tiếng được nhân dân rất ưa thích Tập
thơ Xuốc của nhà thơ mù Xuốc Đát viết bằng một loại phương ngữ
khác trong tiếng Inđi mà chủ đề chính là chủ nghĩa anh hùng và tình
yêu cũng là một tác phẩm có giá trị.Những bài ca du dương, gợi cảm
ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Ấn Độ của ca sĩ kiêm nhà thơ Tanxen
cũng rất nổi tiếng. Ngoài ra, trong thời kỳ này còn có nhiều nhà thơ
khác.Đặc trưng chung của nền thi ca giai đoạn này là dùng ngôn ngữ
dân gian chứ không dùng ngôn ngữ cung đình, đồng thời còn sử
dụng nhiều chất liệu trong văn học dân gian, phản ánh được tâm tư
nguyện vọng của quần chúng nên được nhân dân rất thích thú.

3. Nghệ thuật

Thời cổ chung đại, Ấn Độ đã có một nền nghệ thuật phong phú đặc
sắc bao gồm nhiều mặt, trong đó nổi bật nhất là các ngành kiến trúc,
điêu khắc. Thời Harappa, nhà cửa chỉ mới xây bằng gạch, đến thời
vương triều Môrya, nghệ thuật kiến trúc đá mới bắt đầu phát triển
mà các công trình tiêu biểu là cung điện, chùa, tháp, trụ đá Axôca đã
xây cho mình một tòa hoàng cung rất lộng lẫy. Cung điện chính là

một tòa nhà ba tầng và được trang sức bằng những tác phẩm điêu
khắc rất đẹp.Tháp, tiếng Xanxcrít là stupa, tiếng Pali và thupo, là
công trình kiến trúc dùng để bảo tồn các i vật của Phật. Trong số các
tháp còn dữ đến ngày nay, điển hình nhất là tháp Xansi (Sanchi) ở
Trung Ấn, xây từ thế kỷ III TCN. Tháp này xây bằng gạch, hình nửa
quả cầu, cao hơn 16m, xung quanh có lan can và bốn cửa lớn. Lan
can và cửa đều làm bằng đá và được trạm trổ rất đẹp.Trụ đá cũng là
một loại công trình kiến trúc dùng để thờ Phật. Những trụ đá này
trung bình cao 15m nặng 50 tấn, trên đó trạm một hoặc nhiều con sư
tử và các hình trang trí khác. Các sắc lệnh của Axôca thường được
khắc trên các trụ đá đó. Trong số các trụ đá còn lại, nổi tiếng nhất là
trụ đá ở Xácna (Sarnath). Trên đỉnh trụ đá này có chạm hình 4 con
sư tử chụm đuôi vào nhau, mặt nhìn ra 4 hướng trong tư thế tự vệ.
Dưới sư tử, có hình bánh xe luân hồi. Hình tượng này nay được vẽ
thành quốc huy của nước Ấn Độ.Trong số các chùa đền của các tôn
giáo như Bàlamôn, đạo phật, đạo Jain, chùa hay là một loại công
trình đặc biệt của Ấn Độ thời cổ trung đại, thường là những công
trình nghệ thuật kết hợp kiến trúc với điêu khắc, hội họa. Tiêu biểu
cho loại công trình này là những gian chùa hang ở Ajanta được kiến
tạo từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ VIII sau CN. Phương pháp kiến tạo
chùa này là khoét sâu vào vách núi đá, có nhiều cột chống và được
trang trí bằng nhiều bức trạm tinh vi và những tranh bích họa rất
đẹp. Dãy chùa hang Ajanta gồm tất cả 29 gian (trong đó có gian hình
vuông, mỗi chiều 20m) dùng để làm nơi thờ Phật, nơi giảng kinh và
nơi ở của các nhà sư.Ngoài chùa Ajanta, dãy chùa hang Enlôra ở
Trung Ấn kiến tạo vào thế kỷ VIII cũng là một công trình tuyệt
mỹ.Dãy chùa này dài khoảng 2km, bao gồm chùa Phật giáo, chùa đạo
Hinđu và chùa đạo Jain.Ở Ấn Độ còn có những ngôi chùa lớn xây
bằng gạch và đá. Đặc biệt, ở chùa Tanjo có một ngọn tháp xây hình
Kim tự tháp, gồm 14 tầng, cao 61m, xây dựng từ thế kỷ XI. Đó cũng là

một công trình kiến trúc nổi tiếng.Đến thời Xuntan Đêli và thời
Môngôn, cùng với việc đạo Hồi trở thành quốc giáo, ở Ấn Độ đã xuất
hiện những công kiến trúc mới xây dựng theo kiểu Trung á và Tây á.
Đó là những nhà thờ Hồi giáo, cung điện, lăng mộ mà đặc điểm
chung của lối kiến trúc này là mái tròn cửa vòm, có tháp nhọn. Có khi
các công trình này còn kết hợp với phong cách truyền thống của Ấn
Độ như xây theo lối có bao lơn lộ thiên, có cột chống thanh
thoát Công trình tiêu biểu nhất của thời Môgôn là lăng TajMahan
được xây dựng vào thế kỷ XVII. Lăng này là kết tinh tài nghệ của các
kiến trúc sư và thợ thủ công nhiều nước: Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý,
v,.v Toàn bộ ngôi lăng xây bằng đá cẩm thạch trắng. Chính điện, gác
chuông, tháp, sân đều bố trí rất hài hòa, bên trong bên ngoài đều
trạm trổ.

×