Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

TỔNG QUÁT VĂN MINH, LỊCH SỬ VÀ TÔN GIÁO NƯỚC ẤN ĐỘ_5 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.11 KB, 6 trang )

TỔNG QUÁT VĂN MINH, LỊCH SỬ VÀ TÔN
GIÁO NƯỚC ẤN ĐỘ

Nhìn từ xa, tất cả cảnh vật của lăng in lung linh trên mặt nước hồ
xanh biếc, trông lại càng kỳ diệu.Về nghệ thuật tạo hình, vì đạo Phật,
trong thời kỳ đầu phản đối việc thờ thần tượng và hình ảnh nên
nghệ thuật tạc tượng bị hạn chế trong một thời gian dài. Mãi đến khi
phái Phật giáo Đại thừa ra đời, chủ trương đó mới thay đổi, do vậy,
từ thế kỷ I về sau, tượng Phật mới được tạo nên ngày một nhiều,
trong đó tiêu biểu nhất là pho tượng bằng đá ở Ganđara.Ngoài tượng
Phật còn có các tượng thần đạo Hinđu như tượng thần Visnu, thần
Siva v.v Các tượng thần đạo Hinđu thường được thể hiện dưới hình
tượng nhiều đầu nhiều mặt nhiều tay và nhiều khi có hình thù rất
đáng sợ.Nói chung nghệ thuật tạo hình Ấn Độ phần lớn nhằm vào
chủ đề tôn giáo, nhưng vì bắt nguồn từ cuộc sống thực tế nên tính
hiện thực vẫn thể hiện rất rõ rệt, ví dụ tượng nhiều tay nhiều đầu là
phỏng theo tư thế của các đội múa trong đền chùa và cung đình.

4. Khoa học tự nhiên

Mặc dầu áp lực của tôn giáo rất mạnh nhưng do nhu cầu của cuộc
sống hàng ngày, nhân dân Ấn Độ đã có nhiều phát minh quan trọng
về một số môn khoa học tự nhiên như thiên văn, toán học, vật lý, y
dược học

·Thiên văn

Từ rất sớm, người Ấn Độ đã biết chia một năm làm 12 tháng, mỗi
tháng 30 ngày, mỗi ngày 30 giờ, cứ năm năm thì thêm 1 tháng
nhuận. Các nhà thiên văn học Ấn Độ cổ đại đã biết được quả đất và
mặt trăng đều hình cầu, biết được quỹ đạo của mặt trăng và tính


được các kỳ trăng tròn, trăng khuyết. Họ còn phân biệt được 5 hành
tinh Hỏa, Thủy, Mộc, Kim, Thổ; biết được một số chòm sao và sự vận
hành của các ngôi sao chính.Tác phẩm thiên văn học cổ nhất của Ấn
Độ là quyển Xitđanta (Siddhantas) ra đời vào khoảng thế kỷ V TCN.


·Toán học

Người Ấn Độ có một phát minh tưởng rất bình thường nhưng kỳ
thực là một phát minh vô cùng quan trọng, đó là việc sáng tạo ra 10
chữ số mà ngày nay được dùng rộng rãi trên thế giới.Vào thế kỷ VIII,
người Arập nhờ dịch tác phẩm Sidd hantas mà học tập được chữ số
Ấn Độ. Từ Arập, hệ thống chữ số này được truyền sang châu Âu, do
đó những chữ số này thường bị gọi lầm là chữ số Arập.Tư liệu sớm
nhất về các chữ số này là các bia đá của Axôca khắc từ thế kỷ III TCN.
Tuy nhiên con số 0 được thấy sớm nhất trong một tài liệu Arập năm
873, sau đó 3 năm mới thấy trong tài liệu Ấn Độ. Mặc dầu vậy, người
ta vẫn cho rằng, số 0 cũng do người Ấn Độ sáng tạo.Nhận được về
tầm quan trọng của hệ thống chữ số này, cũng như tính chất vĩ đại
việc phát minh ra hệ thống chữ số, nhà bác học Pháp Laplaxơ
(Laplace, 1749-1827) viết:"Chính nhờ Ấn Độ mà chúng ta học được
phương pháp tài tình chỉ dùng có mười chữ mà viết được đủ các số,
mỗi chữ vừa có một trị số tuyệt đối, vừa có một trị số tùy theo vị trí
của nó. ý đó tế nhị mà quan trọng, ngày nay chúng ta cho là đơn giản
quá nên không thấy được công lao của người Ấn Độ. Nhưng chính
nhờ nó đơn giản mà làm toán mới hóa ra hết sức dễ dàng và hệ
thống số học đáng được kể là sáng kiến ích lợi nhất. Nếu có nghĩ
rằng hai vị thiên tài bậc nhất thời cổ đại là Acsimét và Apôlôniốt
(Apollonios) mà cũng không phát minh được hệ thống đó thì mới
nhận định nổi sáng kiến của người Ấn Độ tài tình đến như thế

nào".Đến thế kỷ VI, người Ấn Độ đã tính được một cách chính xác số
 là 3,1416; đồng thời còn phát minh ra đại số học và về sau cũng đã
truyền sang Arập.Về hình học, người Ấn Độ cổ đại đã biết tính diện
tích hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác và hình đa giác. Người
Ấn Độ cũng đã biết được quan hệ giữa các cạnh của tam giác vuông.

·Vật lý học

Các nhà khoa học kiêm triết học Ấn Độ đã nêu ra thuyết nguyên tử.
Người sáng lập trường phái triết học Vaisêsica là Canađa cho rằng
vạn vật do các nguyên tử tạo nên, nhưng vật chất sở dĩ khác nhau là
do mỗi loại có một thứ nguyên tử khác với loại khác. Còn các nhà
triết học đạo Giainơ (Jain) thì cho rằng nguyên tử nào cũng như
nhau, chỉ có các tổ hợp khác nhau mà thôi.Người Ấn Độ cổ đại cũng
đã biết được sức hút của quả đất. Sách Siddhantas viết vào thế kỷ V
TCN đã ghi rằng: " Quả đất, do trọng lực của nó, hút tất cả mọi vật về
nó".

·Y dược học

Ấn Độ cổ đại có những thành tựu rất lớn và sớm hơn nhiều so với
các nước khác. Trong các tập Vêđa đã kể ra rất nhiều thứ bệnh và
ngay từ thời bấy giờ, các thầy thuốc Ấn Độ đã biết dùng phẫu thuật
để chữa bệnh. Từ thế kỷ VI, V TCN, người Ấn Độ đã biết cách chắp
xương sọ, cắt màng mắt, mổ bụng lấy thai, lấy sỏi thận v.v Những
thày thuốc nổi tiếng trong thời cổ đại là Xusruta (Sushruta),
Saraca.Xusruta sống vào thế kỷ V TCN. Ông vừa là thày thuốc vừa là
thày giáo dạy ở trường Y khoa Bênarét. Ông viết một quyển sách
bằng tiếng Xanxcrít về phương pháp khám bệnh và chữa bệnh, trong
đó mô tả rất kỹ về các môn giải phẫu, sản khoa, cách nuôi trẻ Mặc

dầu bị các tu sĩ Bàlamôn phản đối, ông chủ trương phải mổ tử thi để
nghiên cứu và thực tập. Chính ông là người đầu tiên đã lột một
miếng da trên thân thể để đắp vào vành tai bị cắt đứt.Saraca sống
vào thế kỷ II, là ngự y của vua Canisca thuộc vương triều Cusan. Tác
phẩm của ông có nhan đề là Xamhita (Samhita) là một quyển sách y
học từ sớm đã được dịch ra tiếng Arập, sau đó còn được dịch ra
nhiều thứ tiếng khác trên thế giới và đến nay vẫn còn giá trị tham
khảo. Trong tác phẩm ấy, ông xác định bổn phận của người thầy
thuốc là trị bệnh thì đừng nghĩ đến mình, đừng vì lợi mà chỉ nên nghĩ
đến nhiệm vụ cứu nhân độ thế.Các tập Vêđa cũng là những tác phẩm
dược học cổ nhất, trong đó đã nêu ra hàng trăm loại thuốc thảo mộc.
Song song với sự phát triển sớm của thuật giải phẫu, người Ấn Độ đã
biết chế thuốc tê cho bệnh nhân uống để giảm đau khi mổ.Ngoài các
ngành nói trê, người Ấn Độ còn nhiều hiểu biết về các môn Hóa học,
Sinh học, Nông học do đó đã phục vụ đắc lực cho các lĩnh vực khoa
học khác và các nghề thủ công như luyện thép, nhuộm, thuộc da v.v

5. Tôn giáo

Ấn Độ là nơi sản sinh ra rất nhiều tôn giáo, trong đó quan trọng nhất
là đạo Bàlamôn về sau là đạo Hinđu và đạo Phật. Ngoài ra còn có một
số tôn giáo khác như đạo Jain, đạo Xích.

· Đạo Bàlamôn - Đạo Hinđu

A. Đạo Bàlamôn

Trong thời kỳ đầu của thời Vêđa, quan niệm tín ngưỡng của người
Ấn Độ còn mang nhiều dấu vết của thời nguyên thủy. Họ tin rằng vạn
vật đều có linh hồn nên họ sùng bái rất nhiều thư, sùng bái các hiện

tượng tự nhiên, người chết và nhiều loại động vật Đến những thế
kỷ đầu của thiên kỷ I TCN, do sự phát triển của xã hội có giai cấp và
do sự không bình đẳng về đẳng cấp ngày càng sâu sắc, từ các hình
thức tín ngưỡng dân gian dần dần đã tập hợp thành một tôn giáo lớn
gọi là đạo Bàlamôn.

Như vậy, đạo Bàlamôn là một tôn giáo không có người sáng lập,
không có tổ chức giáo hội chặt chẽ.Đạo Bàlamôn là một tôn giáo đa
thần trong đó cao nhất là thần Brama. Đó là vị thần sáng tạo thế giới.
Tuy vậy, có nơi cho thần Siva, vị thần phá hoại là thần cao nhất; có
nơi lại cho thần Visnu, thần bảo vệ, thần ánh sáng, thần bốn mùa,
thần làm cho nước sông Hằng dâng lên và làm cho mưa tưới cho
ruộng đồng tươi tốt là vị thần cao nhất.

×