ĐẠI CƯƠNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN
523. Thuốc y học cổ truyền có nguồn gốc cấu tạo từ:
A. Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa
B. Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ
@C. Thiên khí, địa khí
D. Thực vật, động vật
E. Khoáng chất, động vật, thực vật
524. Thuốc y học cổ truyền điều trị được bệnh là do bẩm thụ đặc
@A. Thiên khí
B. Toàn khí
C. Tà khí
D. Chính khí
E. Dương khí
525. Mục đích nào sau đây KHÔNG phải là mục đích bào chế của thuốc y học
cổ truyền:
A. Giảm tác dụng phụ
B. Thay đổi tính năng dược vật
C. Giảm độc
@D. Dễ hấp thu
E. Dễ bảo quản và dự trữ
526. Phương pháp thủy hỏa hợp chế là:
A. Nung
@B. Tôi
C. Tẩm
D. Sấy
E. Chích
527. Các phương pháp hỏa chế (bào chế thuốc bằng lửa) là:
A. Nung, lùi, tẩm, rửa, chưng, sao
B. Nung, sao, ngâm, chưng, lùi, chích
@C. Nung, bào, lùi, sao, sấy, chích
D. Nung, thủy phi, tôi, sấy, ngâm, sao
E. Nung, lùi, ngâm, nấu, tôi, bào.
528. Những thuốc có tứ khí ấm nóng thường là:
@A. Dương dược, có công năng ôn trung tán hàn
B. Âm dược, có công năng thanh nhiệt tả hỏa
C. Dương dược, có công năng thanh nhiệt tả hỏa
D. Ấm nóng, có công năng ôn trung tán hàn
E. Âm dược, có tính thăng phù
529. Những thuốc có ngũ vị thuộc dương thường có vị:
@A. Cay, ngọt
B. Cay, chua
C. Ngọt, mặn
D. Chua, đắng
E. Cay, đắng
530. Những thuốc có vị cay thường có tính năng:
A. Bổ dưỡng, thu liễm
B. Tán hành, tả hạ
C. Nhuận dưỡng, cố sáp
@D. Tán hành, nhuận dưỡng
E. Tả hạ, hòa hoãn
531. Những thuốc có tính thăng phù thường có tính năng:
A. Tả hạ và phát tán
@B. Thăng dương và phát tán
C. Lợi thủy và giáng nghịch
D. Tả hỏa và lợi thủy
E. Thăng dương và lợi thủy
532. Những thuốc khi sao với nước gừng thường có tính:
A. Thăng
@B. Phù
C. Giáng
D. Trầm
E. Hòa hoãn
533. Những thuốc có vị đắng thường có tính năng:
A. Bổ dưỡng, thu liễm, táo thấp.
B. Tán hành, tả hạ, giáng nghịch
C. Nhuận dưỡng, cố sáp
D. Tán hành, nhuận dưỡng
@E. Tả hạ, táo thấp, giáng nghịch
534. Những vị thuốc thuộc âm dược thường có tính năng dược vật:
A. Mát, ngọt, trầm giáng
B. Lạnh, mặn, thăng phù
@C. Mát, đắng, trầm giáng
D. Mát, chua, thăng phù
E. Lạnh, cay, trầm giáng
535. Bệnh nhân bị nôn mửa, ho suyển nên dùng thuốc có tính
A. Trầm
B. Phù
C. Thăng
@D. Giáng
E. Hòa hoãn
536. Thuốc có tính thăng phù thường có công năng:
A. Hành khí, lợi niệu
B. Bình can, giáng nghịch
C. Tả hỏa, tiềm dương
D. Nhuận tràng, thẩm thấp
@E. Phát hãn, thăng dương
537. Vị thuốc sinh địa được bào chế thành thục địa có sự khác nhau về:
A. Thăng phù và quy kinh
B. Ngũ vị và trầm giáng
C. Bổ tả và thăng phù
D. Quy kinh và trầm giáng
@E. Bổ tả và tứ khí
538. Những vị thuốc thu liễm mồ hôi thường có vị chua và tính thăng phù.
A. Đúng
@B. Sai
539. Quy kinh là tác dụng chọn lọc chủ yếu của thuốc đối với một hoặc nhiều
kinh lạc, tạng phủ nào đó của cơ thể.
@A. Đúng
B. Sai
540. Người ta bào chế vị bán hạ với nước sinh khương để làm mất hoặc giảm
tính ngứa của bán hạ. Mục đích bào chế đó là