Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ TÔN GIÁO VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG CNXH_1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.95 KB, 8 trang )

QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ TÔN GIÁO VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG CNXH

Tất cả các nhà triết học trước chủ nghĩa Mác, kể cả những nhà duy vật,
đều là những người theo chủ nghĩa duy tâm trong quan niệm về đời sống
xã hội, vì họ mới dừng lại ở chỗ xác nhận một sự thật là: khác với tự
nhiên - nơi mà những lực lượng vô tri vô giác đang hoạt động, thì trong
xã hội, con người lại là một trong những thực thể có ý thức, có khả năng
tự kiểm soát các hoạt động của riêng mình. Từ đó mà họ đều cho rằng:
xã hội vận hành theo một cách riêng của nó, hoặc theo ý chí của một thế
lực siêu tự nhiên có nhân tính ( như Đức Chúa ) hay không có nhân tính
( như Ý niệm tuyệt đối ), hoặc theo ý chí chủ quan của chính loài người.
Xuất phát từ cái nhìn duy tâm đó, tôn giáo - một hình thái ý thức xã hội,
đã ra đời và vẫn có cơ sở để phát triển trong suốt chiều dài lịch sử nhân
loại, từ cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ cho đến tận bây giờ. Vậy đâu
là nguyên nhân cho sức sống dai dẳng của tôn giáo trong xã hội ? Và
trong xã hội xã hội chủ nghĩa, liệu có còn tồn tại tôn giáo ? Chủ nghĩa
Mác - Lênin có quan điểm như thế nào về việc giải quyết vấn đề này ?

Tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này là một vấn đề hết sức phức tạp.

Trong tác phẩm Những nguyên lý của Đảng Cộng sản ( năm 1847 ),
trước câu hỏi: " Nó ( tức tổ chức cộng sản trong chủ nghĩa xã hội ) sẽ có
thái độ như thế nào đối với các tôn giáo hiện đương tồn tại ?", Ăngghen
viết: " Vẫn giữ lại " (1), tức là vẫn giữ nguyên những quan điểm trước
đây của Người về vấn đề này trong bản sơ thảo Cương lĩnh của Liên
đoàn những người Cộng sản - nhưng tác phẩm này đến nay đã không
còn nữa. Chính sự thiếu xót này là một khó khăn trong việc nghiên cứu
các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo và giải quyết vấn
đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội.


Nhưng cũng chính từ đó mà vấn đề này trở thành một mảng rất được các
học giả xã hội chủ nghĩa quan tâm nghiên cứu. Bởi vậy, trong bài viết
này tôi xin trình bày đề tài: " Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về
giải quyết vấn đề tôn giáo trong Chủ nghĩa xã hội ".

1. Tôn giáo dưới cái nhìn của chủ nghĩa Mác - Lênin:

Tôn giáo là gì ? Và tôn giáo xuất hiện từ đâu ?

Tác phẩm Chống Duyhrinh chính là nơi Ăngghen đã đưa ra những nhận
định quan trọng vào loại bậc nhất của những người cộng sản về vấn đề
tôn giáo. Trong tác phẩm này, Người đã đưa ra định nghĩa về tôn giáo, là
" sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực
lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản
ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực
lượng siêu trần thế " (2).

Còn Mác trong tác phẩm Góp phần phê phán Triết học pháp quyền của
Hêghen cũng đã khẳng định rằng " con người sáng tạo ra tôn giáo " (3).

Quay lại với lý luận nhận thức của Lênin : " từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con
đường biện chứng để nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại
khách quan "(4), ta có thể nhận thấy rằng, tôn giáo là kết quả từ một sự
phản ánh của thế giới tự nhiên vào bộ não con người một cách sai lầm
hoặc là một sự phản ánh không toàn diện thế giới khách quan, khiến con
người hiểu sai hoặc không hiểu hết các hiện tượng trong tự nhiên. Cùng
với những hạn chế mang tính chất thời đại bắt nguồn từ một nền khoa
học còn rất thô sơ, mang nặng tính cảm tính, những phản ánh không
đúng đắn này của nhận thức đã tạo nên những rào cản giữa con người và

sự thật khách quan của thế giới tự nhiên, dẫn đến việc con người không
thể trả lời được các câu hỏi về tự nhiên bí ẩn, và kết quả cuối cùng là
khiến con người phải tìm đến tôn giáo.

Trong suốt giai đoạn đầu của thời kỳ công xã nguyên thuỷ, tôn giáo vẫn
chưa tồn tại, mà chỉ đến cuối thời kỳ này, và sang thời kỳ cổ đại thì
những tôn giáo đầu tiên mới bắt đầu hình thành. Đó là do chỉ đến thời kỳ
này con người mới có đủ những tri thức để xây dựng, hoàn thiện hệ
thống kinh sách và tín điều, mà quan trọng nhất là việc xuât hiện chữ
viết để ghi chép kinh sách.

Khi xem xét những tôn giáo xuất hiện trong thời kỳ này, ta nhận thấy
chúng mang nhiều đặc điểm xuất phát từ những tín ngưỡng rất sơ khai.
Tôn giáo của người Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp - La Mã hay Giéc-
manh , đều là những tôn giáo đa thần ( polytheism ) mang màu sắc tín
ngưỡng " vạn vật hữu linh " ; các thần thánh đều đại diện cho những lực
lượng thiên nhiên, và " những lực lượng thiên nhiên ấy đã được nhân
cách hoá một cách hết sức nhiều vẻ và hết sức hỗn tạp" (5). Là đại diện
cho những lực lượng tự nhiên chi phối đời sống con người, thần thánh
của các tôn giáo chi phối đời sống con người. Và bắt nguồn từ đó, những
lực lượng chỉ mang tính tự nhiên đã dần mang tính xã hội. Và bắt nguồn
từ đó, tôn giáo mang tính giai cấp.

Tính xã hội của tôn giáo:

Trong Góp phần phê phán Triết học pháp quyền của Hêghen , Mác viết:
" Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện
thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo
là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không
có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có

tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân " (6). Nhận định này đã
toát lên đầy đủ tính xã hội của tôn giáo. Nó là sự đền bù lại cho sự nghèo
nàn của hiện thực xã hội - với những nghèo nàn của tri thức để lý giải
thế giới, tôn giáo lấp đầy vào đó bằng những huyền thoại: thế giới được
tạo thành ra sao ? mây, gió, sấm, chớp sự thực là thế nào ? và với
những sự nghèo nàn trong đời sống do sự thấp kém của trình độ khoa
học kỹ thuật cùng sự bất công, bạo ngược của xã hội đương thời, tôn
giáo như một liều thuốc an thần xoa dịu những vết đau của con người.
Lời khẳng định " Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân " quả thực là
hoàn toàn chính xác.

Tính giai cấp của tôn giáo:

Những lực lượng thuộc tầng lớp trên của xã hội, có địa vị, có tiền của và
có tri thức hơn, đã biết lợi dụng tôn giáo để bảo vệ và củng cố quyền lợi
của mình, đồng thời cũng không ngừng tác động làm tôn giáo ngày càng
phát triển và hoàn thiện hơn. Một thực tế lịch sử là: kinh sách và những
tín điều tôn giáo chỉ có thể được hoàn thiện và lưu truyền dưới dạng văn
bản bởi những cá nhân thuộc tầng lớp trên trong xã hội. Do đó, cả bằng
nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan mà tư tưởng của tầng lớp này dần
trở thành nền tảng chủ yếu cho các tôn giáo. Một sự kiện quan trọng có
thể lấy làm minh chứng cho sự tác động của tầng lớp quý tộc tới tôn
giáo, đó chính là sự kiện " Công đồng Nicaea " : hoàng đế La mã là
Constantine đã triệu tập hội nghị tất cả các giám mục Kitô giáo tại
Nicaea ( Thổ Nhĩ Kỳ ) năm 325 để biên soạn bộ Kinh Thánh Tân Ước
như chúng ta thấy ngày nay, mà mục đích chính là để thống nhất các chi
nhánh của Kitô giáo, đưa tôn giáo này trở thành công cụ để mê hoặc
nhân dân, củng cố quyền lực của bản thân hoàng đế (7).

Để tổng kết về quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề tôn giáo,

em xin trích theo Từ điển Triết học như sau: " Tôn giáo là sự phản ánh
hư ảo trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài thống trị họ
trong cuộc sống hàng ngày, sự phản ánh trong đó các lực lượng trần thế
mang hình thức các lực lượng siêu phàm. Chủ nghĩa Mác coi tôn giáo là
một hiện tượng xã hội chế định và vì vậy là một hiện tượng nhất thời
trong lịch sử. Trong suốt một thời kỳ lịch sử lâu dài của loài người,
người ta không hề biết đến một tôn giáo nào cả. Tôn giáo xuất hiện trong
một giai đoạn nhất định của chế độ công xã nguyên thuỷ với tư cách là
sự phản ánh tình trạng bất lực của con người trước các lực lượng khủng
khiếp và bí ẩn của tự nhiên " (8).

2. Nguyên nhân tồn tại tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội

Như đã nói ở trên, tôn giáo là một hiện tượng chỉ tồn tại trong một giai
đoạn nhất định của lịch sử xã hội, từ đầu thời công xã nguyên thuỷ trở
về trước là chưa có, và đến thời kỳ cộng sản chủ nghĩa cũng sẽ không
tồn tại tôn giáo. Nhưng trong lòng xã hội xã hội chủ nghĩa vẫn sẽ tồn tại
tôn giáo. Tại sao vậy ?
Xuất phát từ bản chất mang cả hai phương diện xã hội và giai cấp như
đã trình bày ở trên, tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
cũng như trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa xã hội vẫn sẽ tồn tại, bởi nó
vẫn chưa mất hết những giá trị tích cực cũng như vẫn còn có những nền
tảng để tiếp tục tồn tại.

Những nguyên nhân khách quan:

Tôn giáo trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa vẫn tồn tại vì nền tảng của nó là
những câu hỏi về thế giới vẫn chưa thể có được đầy đủ tất cả các câu trả
lời xác đáng. Khoa học hiện nay đang tiến nhanh như vũ bão, nhưng
khoa học càng phát triển thì nhân loại càng nhận ra rằng những kiến thức

của mình về thế giới là quá nhỏ, và còn quá nhiều vấn đề cần phải giải
quyết và tìm hiểu. Do đó, những bí ẩn của thế giới không thể được giái
quyết một cách nhanh chóng trong một thời gian ngắn; tức là những cơ
sở về nhận thức và tâm lý của tôn giáo vẫn còn có thể tồn tại trong lòng
xã hội xã hội chủ nghĩa.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như giai đoạn đầu của
chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa vẫn chưa thể phủ định
hoàn toàn nền kinh tế thị trường nhiều thành phần; nên trong xã hội vẫn
tồn tại những giai cấp, tầng lớp khác nhau, vẫn tồn tại sự phân biệt về
địa vị và quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Do đó áp bức, bất
công, sự ngẫu nghiên, may rủi vẫn tồn tại, và vẫn kéo theo niềm tin
vào một đấng siêu nhiên nào đó đang định đoạt số phận con người.

Những nguyên nhân mang tính chủ quan:

Tôn giáo đã tồn tại trong xã hội suốt hàng ngàn năm, và đã ăn sâu bám
chặt vào nếp sống, nếp nghĩ của con người. Bởi vậy không dễ dàng gì có
thể ngay trong một thời gian ngắn mà loại bỏ tôn giáo ra khỏi đời sống
xã hội.

Các nguyên tắc của tôn giáo có thể vẫn có những giá trị nhất định trong
xã hội chủ nghĩa, như nguyên tắc yêu thương, nhân đạo, nhân ái của đạo
Phật hay đạo Kitô. Và trên cơ sở đó, " nhà nước xã hội chủ nghĩa làm
cho người có đạo hiểu rằng, niềm tin tôn giáo chân chính không đối lập
với chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa, và chủ nghĩa xã hội đang hiện
thực hoá lý tưởng của chủ nghĩa nhân đạo trong cuộc sống của mỗi
người dân " (9).


×