Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA THEO “3 GIẢM 3 TĂNG” TẠI HUYỆN VŨNG LIÊM –TỈNH VĨNH LONG NĂM 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.09 KB, 103 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết
quả phân tích trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.













Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Tác giả


Mai Văn Thông

ii
ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Nhận xét và xác nhận của cán bộ hướng dẫn đề tài “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ
HÌNH SẢN XUẤT LÚA THEO “3 GIẢM 3 TĂNG” TẠI HUYỆN VŨNG LIÊM –


TỈNH VĨNH LONG NĂM 2012” do sinh viên Mai Văn Thông lớp Phát triển nông thôn
A
1
khóa 36 thực hiện với sự hướng dẫn của Thạc sĩ Lê Xuân Thái, thời gian thực hiện đề
tài từ tháng 11 – 2012 đến tháng 3 – 2013.
Ý kiến của cán bộ hướng dẫn:
















Th.S Lê Xuân Thái
Ngày……tháng… năm 2013
Cán bộ hướng dẫn

iii
ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp chứng nhận chấp thuận báo cáo về đề tài: “ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA THEO “3 GIẢM 3 TĂNG” TẠI
HUYỆN VŨNG LIÊM – TỈNH VĨNH LONG NĂM 2012” được thực hiện bởi sinh
viên Mai Văn Thông lớp Phát triển nông thôn A
1
khóa 36 – Viện nghiên cứu Phát triển
Đồng bằng sông Cửu Long – Trường Đại học Cần Thơ, thời gian thực hiện đề tài từ
tháng 11 – 2012 đến tháng 3 – 2013.



Báo cáo luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá mức:
Ý kiến hội đồng:










Cần Thơ, ngày … tháng… năm 2013



Ch
ủ tịch Hội đồng


Ngày ……tháng……năm 2013


iv
LỜI CẢM TẠ

Trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp tôi đã gặp không ít khó khăn, trở
ngại nhưng nhờ sự giúp đỡ của Ba mẹ, hướng dẫn của Thầy cô, động viên, chia sẻ của
bạn bè tôi đã vượt qua những khó khăn, trở ngại và hoàn thành nhiệm vụ học tập của
mình.
Qua luận văn này tôi chân thành cảm ơn:
Cha mẹ đã lo lắng, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Cảm ơn Thầy Lê Xuân Thái đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm giúp tôi hoàn
thành luận văn.
Cảm ơn Quý thầy cô Viện nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long đã truyền đạt
kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cảm ơn cô Thắm, chị Thúy, anh Nhu ở Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
huyện Vũng Liêm đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu trong thời gian thực hiện đề
tài.
Cảm ơn các cô chú, anh chị ở xã Trung Thành Tây, Trung Hiệp, Hiếu Nhơn, Tân An
Luông đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình phỏng vấn.
Cảm ơn các anh chị, bạn bè tại Viện nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.

Chân thành cảm ơn!
v

TIỂU SỬ BẢN THÂN



1.LÝ LỊCH BẢN THÂN
Họ và tên: Mai Văn Thông
Ngày sinh: 25-10-1991
Nơi sinh: Vũng Liêm – Vĩnh Long
Chỗ ở hiện tại: Ấp Hiếu Xuân Đông – xã Hiếu Thành – Vũng Liêm – Vĩnh Long.
Điện thoại: 0169.33.99.877
Email:
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Từ năm 1997 đến năm 2002 là học sinh trường tiểu học Hiếu Nhơn B.
Từ năm 2002 đến năm 2009 là học sinh trường cấp 2-3 Hiếu Nhơn.
Từ năm 2009 đến năm 2010 là sinh viên trường Cao đẳng cộng đồng Vĩnh Long.
Từ năm 2010 đến năm 2013 là sinh viên trường Đại học Cần Thơ, ngành Phát triển nông
thôn, Viện nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long.

vi
TÓM LƯỢC

Sản xuất lúa gạo vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Việc nâng cao
năng suất cũng như chất lượng lúa gạo trên cùng một đơn vị diện tích đang là yêu cầu tất
yếu hiện nay. Để làm được điều đó thì ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất được
xem là biện pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản
xuất còn gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho người nông
dân vẫn chưa mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất lúa. Xuất
phát từ thực trạng trên, đề tài: “Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất lúa theo “Ba
giảm, Ba tăng” tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long” nhằm thực hiện các mục tiêu:
(1) Đánh giá thực trạng sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu; (2) Đánh giá hiệu quả sản xuất
lúa theo mô hình “3 giảm 3 tăng” và những đóng góp của mô hình đến thu nhập nông hộ;
(3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ áp dụng và
không áp dụng mô hình; (4) Đề xuất giải pháp nhằm tăng lợi ích cho người sản xuất lúa.

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp điều tra nông hộ để thu
thập số liệu sơ cấp (61 hộ nông dân) ở huyện Vũng Liêm – Vĩnh Long; thu thập số liệu
thứ cấp từ những số liệu phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài. Sử dụng phương
pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích tương quan các yếu tố tác động lên lợi nhuận của
nông hộ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất trung bình trên năm của hộ không áp dụng mô
hình “3 giảm 3 tăng” là 6,67 tấn/ha và của nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” là
6,7 tấn/ha, không chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, lợi nhuận trên năm của một hecta của
nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” là 59,805 triệu đồng thấp hơn 9,68 triệu
đồng so với nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng”. Việc áp dụng mô hình “3 giảm 3
tăng” đã giúp nông dân giảm các chi phí thuốc bảo vệ thực vật: thuốc sâu, thuốc ốc, thuốc
cỏ và tăng giá lúa hàng hóa; nhưng làm tăng các chi phí làm đất, thu hoạch, phơi sấy và
thuê lao động của nông hộ. Thu nhập và lợi nhuận của nông dân áp dụng mô hình sản
xuất “3 giảm 3 tăng” cao hơn sản xuất của nông dân thông thường đã giúp nông hộ dễ
vay vốn sản xuất và lượng vốn vay được cao hơn. Nông hộ không áp dụng mô hình “3
giảm 3 tăng” có hiệu quả lao động trên lợi nhuận cao hơn nông hộ áp dụng mô hình “3
giảm 3 tăng”; cụ thể hiệu quả lao động tính theo lợi nhuận của nông hộ không áp dụng
mô hình “3 giảm 3 tăng” là 4,9 triệu đồng so với 3,7 triệu đồng của nông hộ áp dụng mô
hình “3 giảm 3 tăng”. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất lúa tại huyện Vũng Liêm – Vĩnh Long cần được quan tâm nhiều hơn trong
quá trình chuyển giao.

vii

MỤC LỤC

Nội dung Trang
LỜI CAM ĐOAN i
NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ii
NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG iii

LỜI CẢM TẠ iv
TIỂU SỬ BẢN THÂN v
TÓM LƯỢC vi
MỤC LỤC vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xi
DANH SÁCH BẢNG xi
DANH MỤC HÌNH xiiiv
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Không gian và thời gian 3
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.3 Nội dung nghiên cứu 3
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4
2.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH LONG 4
2.1.1 Vị trí địa lý 4
2.1.2 Khí hậu 5
2.1.3 Đặc điểm địa hình 5
2.1.4 Dân số 6
2.1.5 Tài nguyên thiên nhiên 6
2.1.5.1 Tài nguyên đất 6
2.1.5.2 Tài nguyên nước: 6
2.1.6 Tình hình kinh tế - xã hội 6
2.2 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VŨNG LIÊM 7
2.2.1 Điều kiện tự nhiên 7


viii
2.2.2 Điều kiện sản xuất nông nghiệp 7
2.3 CHƯƠNG TRÌNH “3 GIẢM 3 TĂNG” 8
2.3.1 Lịch sử của chương trình “ba giảm ba tăng” và nhận định của các nhà khoa học… 8
2.3.2 Cơ sở khoa học của “Ba giảm ba tăng”. 10
2.3.3 Cơ sở khoa học để tăng hiệu quả sản xuất 14
2.3.4 Tác động của chương trình “ba giảm ba tăng” tại Đồng bằng sông Cửu long 14
2.3.5 Những thành tựu đạt được khi áp dụng “ba giảm ba tăng” trong những năm gần đây
ở một số tỉnh ĐBSCL 15
2.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU GẦN ĐÂY LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 19
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN 21
3.2 PHƯƠNG PHÁP CHỌN VÙNG VÀ MẪU NGẪU NHIÊN 21
3.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 21
3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
4.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CỦA NÔNG HỘ TẠI VÙNG NGHIÊN CỨU 26
4.1.1 Độ tuổi chủ hộ 26
4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ 26
4.1.3 Số lao động tham gia sản xuất lúa 27
4.1.4 Đánh giá tài sản của nông hộ 27
4.1.5 Điều kiện tài chính và thông tin vay vốn của nông hộ không áp dụng và áp dụng mô
hình “3 giảm 3 tăng” 28
4.2 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG TRONG SẢN XUẤT LÚA 30
4.2.1 Số lần tập huấn kỹ thuật của nông dân canh tác lúa 30
4.2.2 Sự quan tâm của người nông dân trong áp dụng 3 giảm 3 tăng 31
4.2.3 Nguyện vọng của người nông dân khi tham gia áp dụng mô hình 32
4.2.4 Những hỗ trợ của chính quyền đối với nông dân 33
4.2.5 Hoạt động mua bán của nông hộ 34
4.2.6 Những thuận lợi trong sản xuất của người nông dân 35

4.2.7 Những khó khăn trong sản xuất của người nông dân 36
4.3 HIỆU QUẢ KỸ THUẬT – TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ KHÔNG ÁP DỤNG VÀ
ÁP DỤNG MÔ HÌNH “3 GIẢM 3 TĂNG” 37
4.3.1 Phân tích kỹ thuật canh tác của nông hộ không áp dụng và áp dụng mô hình “ba
giảm ba tăng” 37
4.3.1.1 Diện tích đất canh tác lúa 37
4.3.1.2 Cấp giống sử dụng 37
4.3.1.3 Tên giống sử dụng 38
4.3.1.4 Nguồn giống sử dụng 39
4.3.1.5 Lượng giống sử dụng 39
4.3.1.6 Mùa vụ gieo sạ 40
4.3.1.7 Lượng phân DAP sử dụng trong canh tác của nông hộ 41
4.3.1.8 Lượng phân Urea sử dụng trong canh tác của nông hộ 42

ix
4.3.1.9 Lượng phân Kali sử dụng trong canh tác của nông hộ 42
4.3.1.10 Lượng phân NPK sử dụng trong canh tác của nông hộ 43
4.3.1.11Lượng phân Lân sử dụng trong canh tác của nông hộ 43
4.3.1.12Lượng phân khác sử dụng trong canh tác của nông hộ 44
4.3.2 Hiệu quả tài chính của nông hộ không áp dụng và áp dụng mô hình “ba giảm ba
tăng”………………… …………………………………………………………………………44
4.3.2.1 So sánh hiệu quả sản xuất của nông hộ không áp dụng và áp dụng mô hình “ba
giảm ba tăng” vụ Đông Xuân. 44
4.3.2.2 So sánh hiệu quả sản xuất của nông hộ không áp dụng và áp dụng mô hình “ba
giảm ba tăng” vụ Hè Thu. 50
4.3.2.3 So sánh hiệu quả sản xuất của nông hộ không áp dụng và áp dụng mô hình “ba
giảm ba tăng” vụ Thu Đông 54
4.3.2.4 Các tiêu chí so sánh hiệu quả kinh tế trên năm của nhóm nông hộ không áp dụng
và áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng”. 588
4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA

NÔNG HỘ KHÔNG ÁP DỤNG VÀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH “3 GIẢM 3 TĂNG” 60
4.4.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân trồng lúa ở vụ Đông
Xuân …………………………………………………………………………… …………… 60
4.4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân trồng lúa vụ Hè Thu
……………………………………………………………………………………………61
4.4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân trồng lúa Thu
Đông…………………………………………………………………………………………… 63
4.4.4 Tác động của vốn vay đến lợi nhuận của nông hộ ………………….65
4.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG LỢI ÍCH CHO NGƯỜI SẢN XUẤT LÚA………….66
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
5.1 Kết luận 67
5.2 Kiến nghị 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO


x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



3G3T Ba giảm ba tăng
BVTV Bảo vệ thực vật
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
ha hecta
HQĐV Hiệu quả đồng vốn
HQLĐ Hiệu quả lao động

IPM Quản lý dịch hại tổng hợp
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


xi
DANH SÁCH BẢNG

Bảng Tiêu đề Trang
2.1 Chiết tính số tiền tiết kiệm được khi thực hiện hoàn thành dự án "3 giảm 17
3 tăng" đến năm 2010
2.2 Diện tích sản xuất lúa vụ Hè Thu 2010 theo chương trình “ba giảm ba tăng” 19
của tỉnh Vĩnh Long.
4.1 Độ tuổi của chủ hộ canh tác lúa tại huyện Vũng Liêm – Vĩnh Long 26
4.2 Trình độ học vấn của chủ hộ canh tác lúa tại huyện Vũng Liêm – Vĩnh Long 26
4.3 Số lao động chính tham gia sản xuất lúa của nông hộ 27
4.4 Thông tin tổng tài sản nông hộ 28
4.5 Điều kiện tài chính và thông tin vay vốn nông hộ 29
4.6 Mục đích vay vốn của nông hộ 29
4.7 Nguồn vay vốn sản xuất của nông hộ trong và ngoài mô hình 30
4.8 Số lần tập huấn kỹ thuật của nông hộ 30
4.9 Người hướng dẫn áp dụng mô hình 3 giảm 3 tăng 31
4.10 Nguyên nhân quan tâm đến mô hình 3 giảm 3 tăng 32
4.11 Lý do nông dân tiếp tục áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” 32
4.12 Mong muốn của người nông dân khi áp dụng mô hình 33
4.13 Lý do mong muốn của nông dân trong quá trình áp dụng “3 giảm 3 tăng” 33
4.14 Hỗ trợ của chính quyền địa phương cho nông dân trồng lúa 34
4.15 Ảnh hưởng của mô hình “3 giảm 3 tăng” đến giá bán lúa 34
4.16 Hình thức bán lúa của nông hộ 35
4.17 Nơi tiêu thụ lúa hàng hóa của nông hộ 35
4.18 Lý do bán lúa của chủ hộ 35

4.19 Thuận lợi trong sản xuất của nông hộ 36
4.20 Khó khăn của nông hộ trong canh tác lúa 37
4.21 Diện tích đất sản xuất lúa 37
4.22 Cấp giống lúa được sử dụng trong sản xuất 38
4.23 Loại giống sử dụng trong canh tác lúa 39
4.24 Nguồn giống sử dụng trong sản xuất lúa 39
4.25 Lượng giống sử dụng của nông hộ 40

xii
4.26 Mùa vụ sản xuất trong năm của nông dân canh tác lúa 41
4.27 Lượng phân DAP bón trên ha của nông hộ trong canh tác lúa 42
4.28 Lượng phân Urea bón trên ha của nông hộ trong canh tác lúa 42
4.29 Lượng phân Kali bón trên ha của nông hộ trong canh tác lúa 43
4.30 Lượng phân NPK bón trên ha của nông hộ trong canh tác lúa 43
4.31 Lượng phân Lân bón trên ha của nông hộ trong canh tác lúa 44
4.32 Lượng phân Khác bón trên ha của nông hộ trong canh tác lúa 44
4.33 Chi phí sản xuất của nông hộ không áp dụng và áp dụng mô hình “3 giảm 48
3 tăng” vụ Đông Xuân.
4.34 Chi phí sản xuất của nông hộ không áp dụng và áp dụng mô hình “ba giảm 52
ba tăng” vụ Hè Thu
4.35 Chi phí sản xuất của nông hộ không áp dụng và áp dụng mô hình “ba giảm 57
ba tăng” vụ Thu Đông
4.36 Tiêu chí so sánh hiệu quả kinh tế trên năm của nhóm nông hộ không áp dụng và
áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” 60
4.37 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ sản xuất lúa vụ 61
Đông Xuân 61
4.38 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ sản xuất lúa Hè Thu 63
4.39 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ sản xuất lúa vụ 65
Thu Đông
4.40 Tác động của vốn vay đến lợi nhuận từ canh tác lúa của nông hộ 66





xiii
DANH MỤC HÌNH


Hình Tiêu đề Trang

Hình 2.1 Bản đồ hành chánh tỉnh Vĩnh Long 5

1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Sản xuất lúa gạo hiện vẫn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và
nông thôn Việt Nam. Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), diện tích trồng lúa khoảng
4 triệu hecta, chiếm 12% trên tổng diện tích trồng lúa của cả nước. Hằng năm ĐBSCL
cung cấp 20 triệu tấn lúa cho nền kinh tế, chiếm hơn 50% tổng sản lượng lúa và khoảng
90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu 7,105 triệu
tấn gạo, thu về 3,651 tỷ USD cho quốc gia, trong đó ĐBSCL đóng góp khoảng 90%
(Hiệp hội lương thực Việt Nam, 2012). Mặc dù mức đóng góp của người nông dân ở
ĐBSCL là lớn như vậy nhưng thu nhập của người nông dân vẫn còn rất thấp so với các
ngành kinh tế khác.
Cây lúa hiện vẫn là cây trồng chủ lực của ĐBSCL do là loại cây dễ trồng, phù hợp với
điều kiện khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng và gắn bó khá lâu đời đối với người nông dân ở
ĐBSCL. Vì vậy, ngành sản xuất lúa cần tiếp tục chú trọng phát triển theo hướng sản xuất
bền vững như sử dụng giống lúa chất lượng cao, phẩm chất tốt, quy trình sản xuất mới

nhằm nâng cao giá trị lợi nhuận cho người nông dân.
Bên cạnh những thuận lợi từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, ngành sản xuất lúa gạo
cũng đang đối phó với nhiều bất lợi như: suy thoái môi trường do lạm dụng phân bón,
thuốc trừ sâu; sản xuất nhỏ lẻ, phân tán gây khó khăn trong áp dụng các biện pháp khoa
học kỹ thuật tiên tiến vào đồng ruộng, nhất là cơ giới hóa nên chất lượng các mặt hàng
nông sản thực phẩm còn thấp, giá thành sản xuất cao, thiếu sức cạnh tranh, không khuyến
khích người nông dân mở rộng sản xuất; tập quán canh tác khác nhau nên phương thức
sản xuất có nhiều hạn chế, hiệu quả kinh tế trong sản xuất chưa cao, dẫn đến thu nhập của
người nông dân thấp.
Nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong phát triển nền nông nghiệp Việt Nam, đặc
biệt là trong sản xuất lúa gạo, các bộ ngành cùng với các nhà khoa học đã có nhiều dự án,
đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học – kỹ thuật đưa vào sản xuất lúa như: chương trình
quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), bón phân theo bảng so màu lá lúa, ruộng lúa bờ hoa,
trong đó, tiêu biểu là mô hình “3 giảm 3 tăng”. Đây là chương trình đã được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập và xây dựng nhằm đưa vào sản xuất
lúa, góp phần hạ chi phí sản xuất, qua đó giúp tăng thu nhập và lợi nhuận cho người nông
dân. Từ năm 2003 đến nay, chương trình đã áp dụng hầu hết ở các tỉnh ĐBSCL nhằm
giúp bà con nông dân tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo, tăng hiệu quả kinh tế
2

và giảm chi phí trong khâu gieo sạ, phun xịt và bón phân. Huyện Vũng Liêm là 1 trong 8
huyện, thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Long hiện sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm trên 70%
trong tổng cơ cấu, huyện luôn chú trọng hiệu quả sản xuất, đa dạng canh tác và đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành. Nhờ đó, nông nghiệp Vũng Liêm hôm nay rất đa dạng
về loại hình sản xuất, dần hình thành vùng nguyên liệu để tạo đầu ra ổn định, góp phần
nâng cao đời sống nhân dân. Diện tích lúa của huyện hiện còn khoảng 41.533,70 ha năm
2011, tăng 451,6 ha so với năm 2010. Tuy nhiên, để đảm bảo được số lượng lương thực
cũng như nâng cao chất lượng lúa nông sản huyện đã áp dụng nhiều biện pháp khoa học
kỹ thuật vào sản xuất lúa mà tiêu biểu là chương trình “3 giảm 3 tăng”. Chương trình này
nhằm giúp nông dân cải thiện tập quán canh tác cũ kỹ như: lượng giống sử dụng cao, bón

thừa phân đạm, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Qua đó, làm giảm chi phí
sản xuất, tăng lợi nhuận cho người nông dân. Tuy nhiên, để thấy được hiệu quả kỹ thuật
và kinh tế từ mô hình nhằm khuyến khích người nông dân mạnh dạn áp dụng vào sản
xuất, đề tài “Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất lúa theo “Ba giảm, Ba tăng” tại
huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long” nhằm củng cố các thông tin cho việc ra quyết định
hợp lý trong sản xuất lúa để tăng hiệu quả sản xuất, qua đó tăng thu nhập nông hộ.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích tình hình sản xuất lúa theo mô hình “3 giảm 3 tăng” nhằm đưa ra những giải
pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sản xuất cho những nông hộ sản xuất theo mô hình tại
vùng nghiên cứu và qua đó góp phần làm tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá hiện trạng sản xuất lúa của nông hộ áp dụng và không áp dụng theo mô hình “3
giảm 3 tăng” tại huyện Vũng Liêm – Vĩnh Long.
Phân tích và so sánh hiệu quả kỹ thuật – tài chính của nông hộ sản xuất lúa trong và ngoài
mô hình.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ áp dụng và không
áp dụng mô hình.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu.



3

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nhằm đạt được các mục tiêu nêu trên, đề tài nghiên cứu sẽ được thực hiện thông qua một
số câu hỏi sau:
 Thực trạng sản xuất lúa hiện nay như thế nào?
 Hiệu quả về kinh tế, xã hội từ việc áp dụng sản xuất theo mô hình và không theo mô
hình tại vùng nghiên cứu?

 Những thuận lợi và khó khăn mà người nông dân gặp phải?
 Nguyện vọng của người nông dân trong sản xuất lúa hiện nay?
 Phải làm gì để người nông dân mạnh dạn áp dụng các ứng dụng khoa học kỹ thuật
mới vào sản xuất lúa?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian và thời gian
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá
hiệu quả mô hình “3 giảm 3 tăng” trong sản xuất lúa tại 61 hộ nông dân tại huyện Vũng
Liêm – tỉnh Vĩnh Long.
Thời gian thực hiện đề tài là từ tháng 11/2012 đến tháng 2/2013
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào những người nông dân sản xuất
lúa theo mô hình và không theo mô hình tại huyện Vũng Liêm – tỉnh Vĩnh Long.
1.4.3 Nội dung nghiên cứu
Thu thập số liệu về tình hình sản xuất lúa hiện nay tại vùng nghiên cứu. Từ đó, phân tích
doanh thu, chi phí, lợi nhuận, những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất lúa của người
nông dân tại vùng nghiên cứu. Tìm ra giải pháp cụ thể nhằm định hướng sản xuất bền
vững tăng thu nhập cho người nông dân từ nghề trồng lúa.





4

Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH LONG
2.1.1 Vị trí địa lý
Vĩnh Long là một trong 13 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long; nằm giữa 2 con sông

Tiền và sông Hậu, giới hạn từ 9
0
54’48” đến 10
0
19’48” vĩ độ Bắc và từ 105
0
41’18” đến
106
0
17’03” kinh độ Đông; nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc
và cách thành phố Cần Thơ 40 km về phía Nam; ; Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh;
Phía Tây Nam giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng
Tháp; Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
Diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Long khoảng 1.479,128 km
2
, bằng 0,4% diện tích cả
nước. Vĩnh Long gồm có 7 huyện và 1 thành phố. Vĩnh Long có hệ thống sông ngòi
chằng chịt, cù lao nhiều, phù sa màu mỡ, rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.







Hình 2.1: Bản đồ hành chánh tỉnh Vĩnh Long
5

2.1.2 Khí hậu
Vĩnh Long nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, chia làm 2

mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 10.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25
0
C đến 27
0
C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 và
tháng 5 (34,5 – 37,6
0
C), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 (19,2 –
24,3
0
C). Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng trong 1 ngày là 7,5 giờ. Tổng số
giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.700 – 2.800 giờ. Độ ẩm không khí bình quân 74
– 83%. Độ ẩm không khí cao nhất là vào tháng 9 và tháng 10 đạt giá trị trung bình 86 –
87%, thấp nhất vào tháng 3 đạt giá trị khoảng 75 – 79%.
Lượng mưa bình quân hàng năm của tỉnh khá lớn, khoảng 1.400 – 1.500 mm/năm. Số
ngày mưa bình quân 100 – 115 ngày/năm. Lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến
tháng 11, tháng 9 đến tháng 10 có lượng mưa nhiều nhất, tháng 1 đến tháng 3 có lượng
mưa thấp nhất.
2.1.3 Đặc điểm địa hình
Vĩnh Long nằm kẹp giữa hai nhánh sông Tiền và sông Hậu nên địa hình của tỉnh có địa
thế trải rộng, tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc vào Nam, cao dần về hai hướng các
con sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các con sông rạch lớn, thấp trũng ở
giữa, tạo thành địa hình dạng lòng máng. Phân cấp địa hình tỉnh có thể chia ra 3 cấp như
sau:
- Vùng có cao trình từ 1,0 đến 2,0m, có diện tích khoảng 29.934,21 ha (chiếm 22,74%
diện tích) ở ven các con như: sông Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven các con sông
rạch lớn cũng như những vùng đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò cao của huyện
Vũng Liêm, Trà Ôn.

- Vùng có cao trình từ 0,8 đến 1,2m, có diện tích khoảng 60.384,93 ha (chiếm 45,86%
diện tích), phân bố ven sông Tiền, sông Hậu và các sông rạch lớn.
- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4 – 0,8m, có diện tích khoảng 39.875,71 (chiếm 30,28%
diện tích). Đây là vùng chuyên canh lúa của tỉnh (chiếm 80% diện tích đất canh tác lúa).
- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m, có diện tích khoảng 1.481,15 ha (chiếm 1,12% diện
tích). Có địa hình thấp trũng, ngập sâu; chỉ thích hợp trồng lúa 2 vụ/năm với điều kiện
thực hiện tốt công tác thủy lợi nội đồng.

6

2.1.4 Dân số
Theo số liệu thống kê dân số trung bình tỉnh Vĩnh Long năm 2011 là 1.028.600 người,
giảm 3.394 người so với năm 2010, xếp thứ 10 trong tổng số 13 tỉnh thuộc ĐBSCL. Mật
độ dân số trung bình là 687 người/km
2
, đứng hàng thứ 2 ở ĐBSCL sau thành phố Cần
Thơ, gấp 1,6 lần mật độ trung bình của ĐBSCL và 2,6 lần mật độ trung bình của cả nước.
2.1.5 Tài nguyên thiên nhiên
2.1.5.1 Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 1/1/2010, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh có
147.912,7 ha được chia ra 5 loại đất sử dụng như sau (tỉnh không có đất lâm nghiệp): Đất
nông nghiệp 116.180,6 ha, chiếm 78,6%; Đất chuyên canh 9.163,9 ha, chiếm 6,2%; Đất ở
nông thôn 5.502,3 ha, chiếm 3,7%; Đất ở đô thị 656,8 ha, chiếm 0,44%; Đất chưa sử
dụng, 105,3 ha, chiếm 0,07%.
2.1.5.2 Tài nguyên nước:
Với 91 sông, kênh, rạch trên địa bàn nguồn nước mặt của tỉnh Vĩnh Long được phân bổ
đều khắp trong tỉnh. Ba con sông lớn cung cấp nước cho hệ thống kênh rạch này là:
- Sông Cổ Chiên nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, có chiều rộng từ 800-2500m, sâu từ 20-
40m với khả năng tải nước cực đại lên tới 12.000-19.000m³/s.
- Sông Hậu chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, song song với sông Cổ Chiên, chạy

dọc theo phía Tây Nam của Tỉnh, sông có chiều rộng từ 1500-3000m, sâu từ 15-30m, khả
năng tải nước cực đại lên tới 20.000 - 32.000m³/s.
- Sông Mang Thít : gồm 1 phần kênh thiên nhiên, 1 phần kênh đào nối từ sông Cổ Chiên
tại Quới An sang sông Hậu tại Trà Ôn, sông dài 47 km, có bề rộng trung bình từ 110-
150m, lưu lượng cực đại chảy ra và vào tại 2 cửa sông như sau: Phía sông Cổ Chiên:
1500-1600m³/s; Phía sông Hậu: 525 - 650m³/s
2.1.6 Tình hình kinh tế - xã hội
Trong 9 tháng đầu năm 2012 mặc dù còn nền kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn
trong phát triển, nhưng vẫn tiếp tục ổn định và có những chuyển biến tích cực. Tổng diện
tích trồng lúa cả năm đạt 185.830 ha, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2011; năng suất lúa
bình quân cả năm ước đạt 5,79 tấn/ha; sản lượng lúa cả năm ước đạt 1.075.726 tấn, vượt
4% kế hoạch. Toàn tỉnh có 41.389 ha màu và 47.659 ha cây lâu năm với sản lượng thu
hoạch 472.000 tấn/năm.
7

Ngành công nghiệp đạt giá trị sản xuất trên 5.142 tỷ đồng, tăng gần 15% so với cùng kỳ
năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dung đạt 18.757 tỷ đồng,
tăng hơn 20%. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên 306 triệu USD, đạt hơn 78,5% kế hoạch
năm. Tổng thu ngân sách trong 9 tháng đạt trên 1.818 tỷ đồng, tổng chi ngân sách đạt
2.675 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đến cuối tháng 9 đạt 24.203 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn huy động đạt 12.400 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển 6.498 tỷ đồng,
đạt gần 65% kế hoạch. Khối lượng xây dựng cơ bản trong 9 tháng thực hiện gần 1.230 tỷ
đồng, đạt gần 75% kế hoạch. Các hoạt động văn hóa – xã hội tiếp tục có nhiều chuyển
biến tích cực. Tình hình an ninh – chính trị , trật tự an toàn xã hội được ổn định và giữ
vững.
2.2 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VŨNG LIÊM
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
Vũng Liêm là một huyện nông thôn ở ĐBSCL, là một trong 7 huyện – thị của tỉnh Vĩnh
Long, nằm giữa 02 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, cách thành phố Vĩnh Long 35 km và
cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km. Phía Bắc giáp sông Mang Thít, ngăn cách với

huyện Mang Thít và huyện Tam Bình; Nam giáp sông Càng Long của tỉnh Trà Vinh; Tây
giáp huyện Trà Ôn cùng tỉnh; Đông giáp sông Cổ Chiên, ngăn cách với tỉnh Bến Tre.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Vũng Liêm là 294,43 km
2
.
2.2.2 Điều kiện sản xuất nông nghiệp
Về trồng trọt:
 Cây lúa: Thực hiện ổn định sản xuất 3 vụ trên năm, mở rộng diện tích trồng lúa có
năng suất, chất lượng cao theo mô hình cánh đồng mẫu ở xã Hiếu Phụng, Trung Hiếu,
Hiếu Nhơn, đảm bảo xuống giống đồng bộ, đúng lịch thời vụ ở từng khu vực. Tổng diện
tích gieo trồng lúa cả năm 41.200 ha, năng suất bình quân 6 tấn/ ha, sản lượng lúa
247.846 tấn. Chia ra từng vụ như sau:
- Vụ Đông Xuân: diện tích 13.800 ha, năng suất 6,8 tấn/ha, sản lượng 93.404 tấn.
- Vụ Hè Thu: diện tích 13.700 ha, năng suất 5,9 tấn/ha, sản lượng 80.443 tấn.
- Vụ Thu Đông: diện tích 13.700ha, năng suất 5,4 tấn/ha, sản lượng 73.999 tấn.
 Cây màu-cây lác.
- Diện tích gieo trồng rau màu các loại là 2.500 ha (trong đó diện tích luân canh lúa –
màu 1.000 ha) bao gồm các loại màu lương thực, màu thực phẩm, dưa hấu và rau đậu các
loại.
8

- Cây lác: vận động nông dân trồng mới 20 ha, nâng tổng diện tích lác 472,7 ha để tạo
nguồn nguyên liệu cho phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề se lõi lác mới
hình thành, tiếp tục liên kết các doanh nghiệp tìm đầu ra cho sản phẩm, giúp nông dân an
tâm sản xuất.
 Kinh tế vườn: Tập huấn hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân chăm sóc, thâm canh tăng
năng suất, chất lượng diện tích vườn cây ăn trái hiện có, tập trung cho một số loại cây
trồng như: dừa, xoài, sầu riêng, ca cao, tiếp tục cải tạo vườn kém hiệu quả giai đoạn
2012-2015. Khuyến cáo nông dân quan tâm đầu tư chăm sóc để nâng cao giá trị kinh tế
vườn, gắn với thực hiện dự án trồng cây ca cao năm 2013 diện tích 100 ha, số lượng

40.000 cây, sản lượng trái ca cao thu mua khoảng 250 tấn.
 Sản xuất nấm rơm: Tiếp tục vận động nông dân tận dụng hết lượng rơm từ trồng lúa
để ủ nấm rơm ở những nơi có điều kiện góp phần tăng thu nhập cho nông dân, giải quyết
lao động nhàn rỗi ở nông thôn, nâng cao hiệu quả các tổ hợp tác trồng nấm rơm gắn với
sơ chế tại chỗ, diện tích 3.500 ha.
Về chăn nuôi: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng nuôi
tập trung quy mô lớn, nuôi trang trại, gắn phát triển chăn nuôi với việc tiêm phòng (bệnh
lở mồm long móng trên đàn gia súc, bệnh tai xanh trên đàn heo, cúm gia cầm) và đảm
bảo môi trường sinh thái. Tăng cường hơn nửa công tác kiểm tra vận chuyển, mua bán,
giết mổ gia súc, quản lý nuôi gia cầm. Năm 2013, giữ ổn định đàn bò ở mức 23.000 con
(bò lai sind hướng thịt đạt 80%), đàn heo đạt 80.000 con (heo nái chiếm 16% tổng đàn),
chất lượng nạc hóa chiếm 97%, đàn gia cầm 1.000.000 con (đàn gà 40%, đàn vịt 60%).
Về thuỷ sản: Vận động nhân dân tận dụng diện tích mặt nước ao, mương, bãi bồi, ruộng
lúa để nuôi nhữ thuỷ sản góp phần tăng giá trị sản xuất, tăng thu nhập. Tổng diện tích
nuôi nhữ thuỷ sản 2.000 ha (chia ra: nuôi VAC 1.810 ha, cá ruộng lúa 50 ha, nuôi cá tra
xuất khẩu 140 ha), sản lượng thuỷ sản 16.000 tấn (trong đó sản lượng cá tra 14.000 tấn).
2.3 CHƯƠNG TRÌNH “3 GIẢM 3 TĂNG”
2.3.1 Lịch sử của chương trình “ba giảm ba tăng” và nhận định của các nhà khoa
học
Biện pháp “ba giảm ba tăng ra đời dựa trên sự kế thừa chương trình quản lý dịch hại tổng
hợp trên cây lúa (IBM). Giải pháp này được 3 nhà khoa học Việt Nam là TS. Phạm Sỹ
Tân, TS. Phạm Văn Dư, Ths. Nguyễn Hữu Tuân đưa ra tại hội nghị quốc tế về “Quản lý
dinh dưỡng và sâu bệnh cho hệ thống thâm canh lúa” được tổ chức tại Viện nghiên cứu
lúa quốc tế (IRRI) từ ngày 20 – 22 tháng 5 năm 2002. Trong cuộc hội thảo 3 nhà khoa
9

học này đã giới thiệu một đề tài mới có liên quan đến sản xuất lúa, đó là đề tài “ba giảm
ba tăng”. Đề tài thể hiện tính phù hợp trong canh tác lúa ở giai đoạn hiện tại là sự phát
triển của dịch hại ngày càng tăng và việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm
môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đề tài đã được chủ nhiệm dự án IRRI

chấp nhận và cấp kinh phí triển khai tại Việt Nam, cụ thể là năm 2003, được sự hỗ trợ về
tài chính và kỹ thuật của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI), Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn đã triển khai thí điểm chương trình sản xuất lúa “3 giảm - 3 tăng” tại Cần
Thơ, An Giang.
Theo Nguyễn Đăng Nghĩa (2010), thì Ba giảm trong sản xuất lúa “ba giảm ba tăng” tức
là phải:
 Giảm lượng giống gieo sạ.
Hiện nay đa số nông dân đều sử dụng với lượng giống cao hơn hơn 150kg/ha. Gieo sạ với
lượng giống cao như thế trước tiên sẽ làm tăng chi phí tiền giống, thứ hai sẽ làm tăng mật
độ số cây lúa trên ruộng, việc tăng mật độ này kéo theo hậu quả là dễ phát sinh sâu bệnh,
hao tốn thêm số lần phun xịt thuốc. Đồng thời do nhiều cây lúa trên ruộng thì thêm tốn
chất dinh dưỡng nhiều hơn, phải bón thêm.
_
Giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh.
Thuốc BVTV đa số đều là những độc chất, việc sử dụng nhiều sẽ đem lại nguy cơ có hại
cho con người, cho gia cầm, gia súc, cho các động vật thủy sinh và cho môi trường nước
và đất.
 Giảm lượng phân đạm.
Trong canh tác lúa nông dân thường bón phân Urea (N) với số lượng cao hơn các phân
còn lại như Kali hay Lân, vì khi bón nhiều phân N thì lúa phát triển tốt. Nhưng nếu bón
thừa phân N so với nhu cầu của cây lúa sẽ làm cho cây lúa mất cân đối về dinh dưỡng dễ
bị sâu bệnh tấn công, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2008), cho rằng để góp phần thực hiện tốt cuộc vận động ba
giảm trong sản xuất lúa hiện nay, trong mỗi yêu cầu giảm được chọn một biện pháp then
chốt.
 Biện pháp thứ nhất: Gieo cấy theo lịch thời vụ, thời vụ gieo trồng có ảnh hưởng rất
lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa và sự phát sinh tác hại của sâu bệnh. Đối
với rầy nâu và bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá ngày nay, việc gieo cấy theo thời vụ hướng
dẫn được xác định là biện pháp phòng trừ có hiệu quả nhất. Việc này có ý nghĩa cực kỳ to
lớn, góp phần chủ yếu làm giảm lượng thuốc trừ sâu sử dụng.

10
 Biện pháp thứ hai: Sạ theo hàng bằng máy, với lượng giống giảm xuống tối đa chỉ còn
khoảng 120kg/ha, nếu sạ bằng tay rất khó đều, tốn công cấy dặm. Nếu sạ bằng máy thì có
thể giảm lượng hạt xuống thấp hơn mà vẫn đảm bảo mật độ đồng đều, năng suất vẫn cao,
cùng với nhiều lợi ích khác.
 Biện pháp thứ ba: Bón phân hỗn hợp NPK, để góp phần giảm lượng phân đạm sử
dụng và tăng hiệu quả của phân bón nói chung nên sử dụng phân hỗn hợp NPK có nhiều
ưu điểm hơn cả. Chủng loại phân hỗn hợp NPK hiện nay rất phong phú đa dạng, đáp ứng
từng nhu cầu từng cây và từng giai đoạn sinh trưởng. Đối với cây lúa có các loại NPK
chuyên dùng cho từng giai đoạn, sinh trưởng ở từng vùng Bắc và Nam.
Giống lúa góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất. Theo báo cáo của
IRRI, nếu sử dụng giống không thích hợp có thể làm giảm năng suất từ 20–40%. Chưa kể
phần giảm phẩm chất làm cho thu nhập kém hoặc không có giá trị xuất khẩu. Trong khi
đó các huyện vùng sâu, vùng xa nông dân rất khó tiếp cận giống mới hoặc nếu có thì phải
chịu chi phí dịch vụ và vận chuyển, đều này làm cho nông dân e ngại khi chi phí mua
giống lại khá cao. Từ đó nông dân lại sử dụng giống lúa thịt để canh tác (Nguyễn Công
Thành, 2008).
2.3.2 Cơ sở khoa học của “Ba giảm ba tăng”.
 Cơ sở để giảm lượng giống gieo trên đơn vị diện tích.
Hiện nay nông dân thường sử dụng 20 – 22 kg/công (1.000 m
2
), để có cơ sở giảm lượng
giống gieo tính theo lý thuyết sau:
Gieo sạ với lượng giống 12kg/công = 12.000 gam/công tính được bông lúa/m
2
và năng
suất khi thu hoạch.
Trọng lượng bình quân của 1.000 hạt lúa nặng 23 gam tức là 0,023gam/hạt.
Vậy số hạt lúa được gieo trên một m
2

sẽ là: 12.000 gam/1.000m
2
/0,023gam = 520 hạt/m
2

(làm tròn số).
Giả sử khi gieo chỉ có 80% số hạt nảy mầm thì sẽ có: 520 hạt x 80% = 420 cây/m
2
(làm
tròn số), tiếp tục giả sử cây lúa không đẻ nhánh ta sẻ có 420 bông/ m
2
khi thu hoạch.
Năng suất được tính theo công thức:
NS/m
2
= số bông/m
2
x số hạt chắc/bông x trọng lượng hạt.
NS/m
2
= 420 bông x 100 hạt x 70% x 0,023gam = 676,2gam = 0,68 kg/m
2
.
11
Vậy năng suất/công = 1.000m
2
x 0,68kg/m
2
= 680kg/công (6,8 tấn/ha). Qua nghiên cứu
các nhà khoa học cho biết đối với lúa gieo để có năng suất cao cần có số bông/m

2
từ 380
– 400 bông và có số hạt chắc bình quân trên một bông 70 – 80 hạt.
NS/công = 380 bông/m
2
x 70 hạt chắc x 0,023gam/hạt x 1.000m
2
= 6,12tấn/ha.
NS/công = 380 bông/m
2
x 80 hạt chắc x 0,023gam/hạt x 1.000m
2
= 7tấn/ha.
NS/công = 400 bông/m
2
x 70 hạt chắc x 0,023gam/hạt x 1.000m
2
= 6,44tấn/ha.
NS/công = 400 bông/m
2
x 80 hạt chắc x 0,023gam/hạt x 1.000m
2
= 7,36tấn/ha.
Như vậy, có cơ sở để giảm lượng giống gieo sạ nhưng năng suất vẫn cao. Theo Sở NN và
PTNT tỉnh Quảng Bình (2008), để giảm lượng giống gieo sạ trên đơn vị diện tích ta cần
chú ý một số vấn đề sau:
 Sử dụng hạt giống chất lượng cao, độ thuần cao, sạch sâu bệnh, tỷ lệ nảy mầm tốt.
 Trước lúc ngâm ủ làm sạch tạp chất, phơi lại nắng nhẹ để tăng sức nảy mầm cho hạt
giống.
 Ngâm ủ phải đúng kỹ thuật.

 Gieo đều và đúng kỹ thuật theo thời vụ.
Nhìn chung, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn tạp quán gieo sạ với lượng
giống khá cao, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu không cần thiết. Tập quán này
có nguồn gốc từ nhận thức của họ bởi vì họ tin rằng càng đầu tư cao, sạ lượng giống lớn,
bón nhiều phân, phun nhiều thuốc trừ sâu sẽ đạt năng suất khá. Trong khi kết quả nghiên
cứu đã chính minh cây lúa thừa đạm sẽ thu hút nhiều loại dịch hại đến cư trú, đẻ trứng,
vòng đời dài hơn (Lu và ctv, 2004).
Theo Nguyễn Văn Luật và ctv (1998, và 1999), từ năm 1995 Viện Lúa Đồng bằng sông
Cửu Long đã nghiên cứu các thí nghiệm về mật độ sạ, cách gieo sạ đã chứng minh rằng,
sạ theo hàng với mật độ 50kg, 75kg và 125kg/ha cho kết quả là năng suất không khác biệt
ý nghĩa, trong khi sạ lan ở mật độ 100kg/ha thì cho năng suất cao hơn sạ lan mật độ
200kg/ha (cao hơn 20-23%). So với sạ lan, sạ theo hàng tiết kiệm được hơn 100kg/ha
giống, tăng năng suất từ 0,5 – 1 tấn/ha, giảm thuốc trừ sâu bệnh, giảm chuột phá, dễ phân
biệt lúa cỏ, giảm ngã đỗ, giảm tỷ lệ lép, thuận lợi đi lại chăm sóc và dễ nuôi cá trong
ruộng lúa hơn.
Trần Thị Ngọc Huân và ctv (1999), đã phân tích tương quan giữa năng suất và thành
phần năng suất lúa được gieo sạ ở các mật độ từ 50kg, 100kg, 150kg, và 200kg/ha trong
vụ Đông Xuân và Hè Thu đã chứng minh rằng, số bông/m
2
gia tăng khi mật độ sạ tăng
12
trong khi số hạt chắc trên bông giảm, đây là mối quan hệ bù trừ giữa hai đặc tính trên: số
hạt chắc/bông có ảnh hưởng trực tiếp và tương quan thuận với năng suất, bù trừ cho việc
giảm số bông/m
2
.
Nguyễn Văn Luật (2001) cho rằng, lượng giống gieo sạ vẫn còn có thể giảm được nữa
nếu điều kiện canh tác tốt hơn, và chương trình “ba giảm ba tăng” là một gói kỹ thuật mở
để tùy địa phương, tùy điều kiện sản xuất của từng hộ mà áp dụng sao cho phù hợp.
Giảm lượng thuốc BVTV

Hậu quả của việc dùng không đúng thuốc BVTV không những gây thiệt hại về kinh tế
mà còn gây nguy hại cho môi trường sinh thái, tạo sự bùng phát dịch hại còn nặng hơn
(Huân,2006).
Để giảm lượng thuốc BVTV chúng ta phải hiểu và thực hiện được hai vấn đề sau:
 Trên đồng ruộng có các loại thiên địch tồn tại và cùng phát triển với sâu hại, chúng sử
dụng sâu hại làm thức ăn nên giữ cho mật độ sâu hại tồn tại dưới mức gây thiệt hại
đến năng suất cây trồng.
 Trong từng giai đoạn sinh trưởng nhất định của cây lúa, cây lúa có khả năng đền bù lại
thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Nếu sử dụng cả hai yếu tố trên đỡ phải sử dụng nhiều
thuốc trừ bệnh.
Không phun thuốc khi biết rằng thiên địch đang có mặt trên đồng ruộng với số lượng
(mật độ) đủ để hạn chế, tiêu diệt sâu hại. Không cần phun thuốc nếu biết rằng thời kỳ
sinh trưởng của lúa có khả năng bù đắp lại được những thiệt hại do sâu bệnh gây ra mà
không ảnh hưởng đến năng suất.
Để hạn chế thuốc trừ sâu bệnh chúng ta cần áp dụng biện pháp kỹ thuật IPM trong suốt
quá trình sinh trưởng của cây. Sử dụng các giống kháng sâu bệnh để giảm lượng thuốc.
Không nên sử dụng thuốc trừ sâu đối với vụ Đông Xuân từ sau khi sạ đến 40 - 45 ngày,
đối với lúa Hè Thu từ sau khi sạ 20 - 25 ngày. Bón phân cân đối, hợp lý giúp cây trồng
sinh trưởng thuận lợi.
Giảm lượng phân đạm (bón theo nhu cầu sinh trưởng của cây)
Đầu tư phân bón cho lúa là cần thiết để tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên trong sản xuất
không phải lúc nào nông dân cũng bón đạm (N) cân đối cho lúa. Nhiều nơi nông dân bón
quá nhiều phân đạm, sinh ra thừa và lãng phí, có nơi lại bón quá nhiều hoặc không đủ nên
không tăng được năng suất của giống.

×