Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Quản lý nhà nước về cổ phần hóa theo hướng thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 196 trang )



LỜI CẢM ƠN
Được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các giảng viên Học viện Hành
chính, đặc biệt là của hai thầy hướng dẫn về nội dung và phương pháp nghiên
cứu khoa học, tác giả bản Luận án đã hoàn thành nghiên cứu đề tài: “Quản lý
nhà nước về cổ phần hóa theo hướng thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt
Nam hiện nay.”
Tác giả Luận án xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, các thầy, các cô tạ
i
Học viện Hành chính, khoa Sau đại học, khoa Quản lý nhà nước về kinh tế. Xin
trân trọng cảm ơn bạn bè đồng nghiệp ở Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung
ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển
nhà Hà Nội, Tổng Công ty Đầu tư phát triển Hạ tầng Đô thị, Tổng Công ty Vận
tải Hà Nội, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Tổng Công ty Du lịch Hà N
ội,
Tập đoàn Đầu tư phát triển nhà và Đô thị, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam,
Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông v.v. đã hỗ trợ và
tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập tại
Học viện và hoàn thành bản Luận án này.
Do điều kiện chủ quan và khách quan bản Luận án ch
ắc chắn còn những
thiếu sót. Tác giả Luận án rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để tiếp tục
hoàn thiện, nâng cao chất lượng vấn đề được lựa chọn nghiên cứu./.
Hà Nội, tháng 9 năm 2011
Tác giả luận án


Nguyễn Việt Xô









LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tư liệu
trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả
nghiên cứu của Luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học
nào.
Hà Nội, tháng 9 năm 2011
Tác giả luận án


Nguyễn Việt Xô


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

STT Tên bảng, sơ đồ, đồ thị Trang
H1 Bảng xếp hạng 10 công ty lớn nhất thế giới năm 2007 và 2008 27
H2 Bảng thống kê tốc độ tăng trưởng chung của các DNNN sau CPH 40
H3 Mô hình chuyển đổi của các DNNN sang TĐKT 54
H4 Mô hình tổ chức của một số tập đoàn kinh tế Việt Nam 100
H5
Sơ đồ tổ chức hình tháp và quy định về đầu tư của TĐKT NN và
các thành viên
110



CÁC TỪ VIẾT TẮT

QLNN Quản lý nhà nước
CPH Cổ phần hóa
CTCP Công ty cổ phần
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
ĐM&PTDN Đổi mới và phát triển doanh nghiệp
HĐQT Hội đồng quản trị
TTCK Thị trường chứng khoán
UBND Ủy ban nhân dân
TĐKT Tập đoàn kinh tế
WTO Tổ chức thương mại quốc tế
CTM Công ty mẹ
CTC Công ty con
TCT Tổng công ty
NN Nhà nước
XHCN Xã hội chủ ngh
ĩa
TCTNN Tổng công ty nhà nước
KH-CN Khoa học - công nghệ
BCVT Bưu chính viễn thông
CNTT Công nghệ thông tin
NĐ-CP Nghị định chính phủ
HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế

5
PHẦN MỞ ĐẦU 9
1. Lý do lựa chọn đề tài 9

2. Mục đích nghiên cứu của Luận án 10
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án. 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 11
5. Phương pháp nghiên cứu của Luận án 11
6. Những đóng góp mới của luận án: 12
7. Kết cấu của Luận án 13
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CỔ PHẦN HOÁ THEO
HƯỚNG THÀNH LẬP CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 18

1.1 TẬP ĐOÀN KINH TẾ 18
1.1.1 Khái niệm tập đoàn kinh tế 18
1.1.2. Vai trò của tập đoàn kinh tế 20
1.1.3. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế 21
1.1.4. Điều kiện hình thành tập đoàn kinh tế 36
1.2
CỔ PHẦN HÓA THEO HƯỚNG THÀNH LẬP CÁC TẬP ĐOÀN
KINH TẾ 38

1.2.1 Khái niệm cổ phần hóa theo hướng thành lập các tập đoàn kinh tế 38
1.2.2 Tính tất yếu khách quan của cổ phần hóa theo hướng thành lập các tập
đoàn kinh tế 38
1.2.3 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế 42
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng cổ phần hóa theo hướng thành lập các tập đoàn
kinh tế 48
1.3
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO HƯỚNG THÀNH LẬP CÁC TẬP
ĐOÀN KINH TẾ 50

1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về cổ phần hóa theo hướng hình thành

các tập đoàn kinh tế 50


6
1.3.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về cổ phần hóa theo hướng hình thành các tập
đoàn kinh tế 50
1.3.3. Những yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước về cổ phần hóa theo
hướng hình thành các tập đoàn kinh tế 55

1.3.4. Vai trò của quản lý nhà nước về cổ phần hóa theo hướng hình thành
các tập đoàn kinh tế 55

1.3.5. Nội dung quản lý nhà nước về cổ phần hóa theo hướng hình thành các
tập đoàn kinh tế 57

1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CỔ PHẦN HOÁ THEO
HƯỚNG THÀNH LẬP CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC 58

1.4.1. Trung Quốc. 58
1.4.2. Hàn Quốc 60
1.4.3. Các nước khu vực Đông Nam Á 62
1.4.4. Các nước đang chuyển đổi 63
1.4.5. Các nước phát triển trên thế giới 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 70

CHƯƠNG 2 73
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CỔ PHẦN HÓA THEO
HƯỚNG THÀNH LẬP CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY 73


2.1 THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ CỦA VIỆT NAM 73
2.1.1. Tiến trình cổ phần hoá từ năm 1992 đến 2005. 73
2.1.1.1. Giai đoạn thí điểm cổ phần hoá: Từ tháng 6/1992 đến tháng 5/1996
(thực hiện theo Quyết định số 202/CT) 73

2.1.1.2 Giai đoạn mở rộng cổ phần hoá: Từ tháng 5/1996 đến tháng 6/1998
(thực hiện theo Nghị định số 28/CP). 74

2.1.1.3. Giai đoạn đẩy mạnh cổ phần hoá: Từ tháng 6/1998 đến nay (năm
2004) (thực hiện theo Nghị định số 44/CP và số 64/CP) 74


7
2.2. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH
TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 79
2.2.1. Điều kiện cho việc hình thành tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 79

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CỔ PHẦN HOÁ THEO
HƯỚNG THÀNH LẬP CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 82

2.3.1. Thực trạng hệ thống các văn bản pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà
nước, Tổng công ty nhà nước thành tập đoàn kinh tế 82
2.3.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức. 85
2.3.2.1. Đội ngũ cán bộ của Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp Trung ương 85
2.3.2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ các tập đoàn kinh tế 88
2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý 91
2.3.3.1. Tổ
chức bộ máy của Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp. 92
2.3.3.2. Bộ máy tổ chức quản lý tập đoàn kinh tế 93
2.3.4. Quản lý tài chính công 103

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CỔ PHẦN
HOÁ THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ. 112
2.4.1. Đánh giá chung: 112
2.4.2. Đánh giá trên giác độ quản lý nhà nước về cổ phần hóa theo hướng hình
thành các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 114
2.4.2.1. Về thể chế, chính sách 114
2.4.2.2. Về Đội ngũ cán bộ công chức: 119
2.4.2.3. Về Bộ máy tổ chức quản lý: 122
2.4.2.4. Về Quản lý tài chính công: 123
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 123

CHƯƠNG 3 126
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CỔ
PHẤN HOÁ THEO HƯỚNG THÀNH LẬP CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở
VIỆT NAM 126


8
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CỔ PHÀN HÓA THEO
HƯỚNG THÀNH LẬP CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 128
3.1.1. Quan điểm phát triển Việt Nam đến 2020 129

3.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 131
3.1.2.1. Về cổ phần hoá theo hướng thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 136
3.1.3.2. Xu hướng phát triển các tập đoàn kinh tế Việt Nam: 144
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÓ TÍNH ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC THÀNH
LẬP CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ TỪ VIỆC CỔ PHẦN HÓA CÁC TỔNG
CÔNG TY NHÀ NƯỚC 149

3.3. CÁC GIẢI PHÁP CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CỔ PHẦN HÓA

THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM.150

3.3.1. Xây dựng và ban hành đồng bộ các chính sách và pháp luật về quản lý
nhà nước đối với cổ phần hóa theo hướng thành lập các tập đoàn kinh tế 151

3.3.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy. 164
3.3.3. Củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức 165
3.3.3.1. Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ quản lý tập đoàn kinh tế 166
3.3.3.2 Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ. 166
3.3.4. Những giải pháp đổi mới công cụ quản lý nhà nước 167
3.3.4.1. Về nâng cao tính tự chủ về vốn của các doanh nghiệp cổ phần hóa,
của các tập đoàn kinh tế. 167

3.3.4.2. Hoàn thiện chính sách tài chính, tiền tệ 169
3.3.4.3. Xác định cơ cấu quản lý đối với các công ty cổ phần trong các tập
đoàn kinh tế: 171

3.4. TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA GIÁM SÁT 173
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 175
KHUYẾN NGHỊ 176
KẾT LUẬN 185
TÀI LIỆU THAM KHẢO 188

9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm qua, thực tiễn của quá trình cổ phần hóa (CPH)
doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã khẳng định CPH DNNN là một giải
pháp cơ bản để tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả DNNN, đổi mới khu vực
kinh tế nhà nước (NN), góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đổi mới

DNNN, trong đó CPH là trọng tâm, đã được khẳng định là một bộ
phận của
công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Đổi mới DNNN từ nay trở đi không
còn chỉ là tái cơ cấu khu vực kinh tế NN mà còn thực hiện nhiệm vụ dẫn dắt
khu vực kinh tế NN làm nòng cốt trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế,
trở thành công cụ vật chất then chốt để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đồng thời
thự
c hiện nhiệm vụ định hướng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
(XHCN). Để thực hiện được những mục tiêu trên, nhất là trong bối cảnh số
lượng DNNN phải CPH còn nhiều, quy mô, tính chất của các DNNN phải
CPH phức tạp hơn trước nhiều, công cuộc CPH DNNN trong thời gian tới
phải hướng tới việc hình thành các Công ty cổ phần (CTCP) có vốn lớn đủ
sức cạnh tranh vớ
i các công ty và các tập đoàn kinh tế (TĐKT) nước ngoài,
việc CPH các tổng công ty (TCT) lớn (các TCT 90, 91) là xu hướng tất yếu
từ việc CPH các TCT này sẽ hình thành các TĐKT đủ mạnh để thực hiện
nhiệm vụ là những DN làm nòng cốt định hướng cho sự phát triển.
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách thực hiện việc
CPH DNNN cũng như việc hình thành các TĐKT của nước ta. Bối cảnh nền
kinh tế Việ
t Nam tham gia hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới là yêu cầu
khách quan của việc phải cơ cấu lại sâu rộng hơn nữa khu vực DNNN, tiến
tới xóa bỏ những bao cấp, đặc quyền của khu vực DNNN nhằm đáp ứng đòi
hỏi của việc mở cửa hơn nữa nền kinh tế, gia nhập WTO, thực thi các cam
kết quốc tế và khu vực. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho th
ấy việc CPH các
công ty và TCT lớn của NN là vấn đề rất khó khăn, việc thị trường chứng

10
khoán (TTCK) bị sụt giảm làm cho tính thanh khoản và định giá của các

công ty và TCT lớn khi tham gia thị trường là vấn đề đang gây cản trở to lớn
cho việc thực hiện lộ trình cổ phần hoá, các TĐKT của nước ta mới thành
lập đã gặp nhiều khó khăn về vốn khi TTCK là kênh cung cấp tài chính cho
các tập đoàn đang khó khăn, do vậy việc NN thực hiện các chủ trương, chính
sách kích cầu cho TTCK để thúc đẩy việc CPH các công ty lớ
n và các TCT
NN hình thành một thị trường vốn lớn cho việc hình thành các TĐKT ở
nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn nữa việc Vinashin mất
khả năng trả nợ buộc chính phủ phải cơ cấu lại, vấn đề quản lý các TĐKT và
việc CPH theo hướng thành lập các TĐKT là điều cấp thiết cả lý luận và
thực tiễn.
Tác giả là cán bộ nhiều n
ăm công tác quản lý ở các doanh nghiệp nhà
nước, đã tiếp cận nhiều với thực tế và có những kinh nghiệm nhất định về
quản lý nhà nước các doanh nghiệp nhà nước, nên chọn vấn đề “ Quản lý
nhà nước về Cổ phần hóa theo hướng thành lập các Tập đoàn kinh tế ở
Việt Nam hiện nay” làm đề tài Luận án tiến sỹ quản lý hành chính công.
Việc nghiên cứu đề tài giải quyết
được những vấn đề lý luận và thực tiễn
bức xúc đặt ra hiện nay ở nước ta, phù hợp với chuyên ngành quản lý hành
chính công, và hơn nữa cho phép tác giả kết hợp lý thuyết trong học tập,
nghiên cứu với hoạt động thực tiễn của bản thân.
2. Mục đích nghiên cứu của Luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là đóng góp xây dựng hệ thống cơ
sở lý luậ
n về QLNN đối với CPH các DN và quá trình hình thành các
TĐKT. Trên cơ sở đó phân tích thực trạng QLNN đối với CPH theo hướng
thành lập các TĐKT hiện nay, đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước
(QLNN) đối với CPH theo hướng thành lập các TĐKT đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ mới của đất nước trong thời kỳ hội nhập sâu rộng.




11
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
- Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận có liên quan đến nội dung và
phương pháp QLNN đối với CPH theo hướng thành lập các TĐKT ở nước ta.
- Phân tích thực trạng QLNN về CPH theo hướng thành lập các TĐKT.
- Đề xuất những giải pháp QLNN về CPH theo hướng hình thành các
TĐKT mạnh ở Việt Nam đáp ứng trọng trách dẫn dắt nền kinh tế và hội
nhập.
4. Đố
i tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
- Đối tượng nghiên cứu của Luận án:
Quá trình CPH các DNNN, QLNN đối với CPH theo hướng hình
thành các TĐKT trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về CPH và việc hình thành các TĐKT, QLNN đối
với CPH theo hướng hình thành các tập đoàn kinh tế này ở tầm vĩ mô. Chỉ
nghiên cứu hình thành các TĐKT nhà nước. Phạm vi nghiên cứu xét trong
toàn quốc từ sau n
ăm 2001. Đề tài tập trung vào các chủ trương, chính sách,
cũng như các giải pháp ở tầm vĩ mô về QLNN đối với CPH theo hướng hình
thành các TĐKT. Đề tài sẽ không chủ yếu nghiên cứu quản lý cụ thể trong
nội bộ một tập đoàn (quản lý ở tầm vi mô).
5. Phương pháp nghiên cứu của Luận án
Phương pháp luận: Phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử, trên cơ sở
nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta.

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp tổng hợp: Để hệ thống hoá các tài liệu, số liệu thứ cấp
phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lý luận, góp phần phân tích thực trạng cổ
phần hoá, quá trình hình thành các TĐKT ở nước ta trong giai đoạn hiệ
n nay
và xác định chủ trương chính sách của Đảng và NN các định hướng phát
triển các TĐKT trong thời kỳ hội nhập của Việt Nam.

12
- Phương pháp phi thực nghiệm: Phương pháp thu thập thông tin
được thực hiện bởi những quan sát, khảo sát thực tế, từ các công ty thực hiện
CPH cũng như các TĐKT đã hình thành trong giai đoạn hiện nay nhằm thu
thập các thông tin sơ cấp góp phần phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến tiến trình CPH và quá trình hình thành các TĐKT ở Việt Nam.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp
và nghiên cứu các báo cáo chuyên đề để
thu thập các ý kiến từ phía các
chuyên gia trong lĩnh vực CPH và hình thành các TĐKT trên thế giới và
nước ta nhằm góp phần phân tích và nhận định chính xác đầy đủ hơn về thực
trạng, nguyên nhân làm chậm tiến trình CPH và việc hình thành các TĐKT ở
Việt Nam.
- Phương pháp so sánh, phân tích: Để có những nhận định xác đáng
và khách quan ngoài việc so sánh, phân tích tình hình CPH từ năm 1992 đến
nay, Luận án còn phân tích các số liệu, dữ liệu để so sánh tiến trình CPH của
nước ta với một s
ố nước như Trung Quốc, Hunggari và việc hình thành các
TĐKT ở một số nước có điều kiện gần giống với Việt Nam.
- Phương pháp khái quát hoá: Quá trình CPH để hình thành các
TĐKT chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan cũng như khách quan;
đồng thời cũng biểu hiện thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau; tuy nhiên Luận

án chỉ khái quát hoá một số nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu biểu hiện cơ bản
làm ti
ền đề cho việc đánh giá tiến trình CPH theo hướng thành lập các
TĐKT ở Việt Nam và khẳng định cổ phần hóa theo hướng thành lập các
TĐKT là khách quan.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về CPH theo hướng hình
thành các TĐKT ở Việt Nam; đưa ra quan niệm về CPH theo hướng thành
lập các TĐKT; khẳng định sự cần thiết khách quan nhà nước quản lý CPH
theo h
ướng hình thành các TĐKT ở Việt Nam; xây dựng một cách hệ thống
các nội dung QLNN về CPH theo hướng hình thành các TĐKT ở Việt Nam

13
hiện nay (về thể chế, về tổ chức bộ máy, về đội ngũ cán bộ công chức, về
giám sát, kiểm tra )
6.2. Luận án đã làm rõ sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản lý
của nhà nước đối với quá trình CPH theo hướng hình thành các TĐKT; phản
ánh được bản chất, đặc điểm và hình thức biểu hiện của các tập đoàn kinh tế
nói chung, tập đoàn kinh tế Việ
t Nam nói riêng. Từ đó phát hiện và phân tích
sâu sắc những tồn tại bất cập, hạn chế trong cơ chế, chính sách, khuôn khổ
pháp luật cho việc hình thành các TĐKT như: địa vị pháp lý; chế độ tài
chính; mô hình quản lý cũng như các mối quan hệ, quyền hạn, trách nhiệm,
nghĩa vụ các thành viên trong tập đoàn.
6.3. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của quá trình CPH
theo hướng hình thành các TĐKT. Luận án đề xuất các giải pháp hoàn thi
ện
QLNN về cổ phần hóa theo hướng thành lập các TĐKT ở Việt Nam hiện
nay. Bao gồm: (a) Triệt để tách biệt chức năng thực hiện các quyền chủ sở

hữu với chức năng quản lý hành chính NN theo quy định của Luật doanh
nghiệp; (b) Tăng cường cơ chế giám sát và tổ chức thực hiện giám sát của
các cơ quan QLNN về sử dụng vốn, tài sản NN đối với tập
đoàn, TCT; (c)
Xây dựng một hệ thống tiêu chí an toàn về mặt tài chính trong hoạt động sản
xuất - kinh doanh để làm cơ sở cho giám sát, QLNN tại các tập đoàn, TCT;
(d) Phân công, phân cấp rõ trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ
sở hữu NN đối với tập đoàn, TCT. (d.1.)Xác định đầy đủ vai trò và trách
nhiệm của các bộ, ban, ngành, UBND trong quản lý, giám sát việc sử dụng
vốn, tài sản tại các tập đoàn, TCT.
7. K
ết cấu của Luận án
Ngoài các phần lời cảm ơn, mục lục, lời nói đầu, các ký hiệu viết tắt,
kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, Luận án gồm 187 trang, bố cục thành
3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về cổ phần hoá theo
hướng thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.

14
Chương 2: Thực trạng về quản lý nhà nước theo hướng thành lập các
tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm thực hiện quản lý nhà
nước về cổ phần hoá theo hướng thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.


15
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Việc CPH DNNN là trọng tâm của quá trình đổi mới DN, đây là vấn
đề hết sức quan trọng là cơ sở cơ bản cho quá trình hình thành các TĐKT và
là vấn đề hết sức cần thiết ở tất cả các quốc gia. Vì vậy trên thế giới cũng

như ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.
Tình hình nghiên cứu trong Học viện Hành chính quốc gia:
- Mô hình TĐ
KT trong CNH-HĐH (2002) tác giả Vũ Huy Từ (chủ
biên), NXB Chính trị quốc gia. Trong công trình này tác giả khẳng định quá
trình CNH-HĐH đất nước đòi hỏi nền kinh tế phải có các TĐKT, phải xây
dựng được các TĐKT.
- Luận văn: Đổi mới quản lý đối với TCT NN theo hướng hình thành
các TĐKT của tác giả Nguyễn Thị Ngân, Học viện hành chính quốc gia
(2004). Tác giả luận văn đã chỉ ra tính tất yếu khách quan đổi m
ới QLNN
đối với Tổng CT 90-91, theo hướng sẽ chuyển các TCT NN sang mô hình
CTM-CTC và hình thành các TĐKT.
- Luận văn: Tăng cường QLNN nhằm thúc đẩy các TCT NN sang
hoạt động theo mô hình CTM - CTC của tác giả Lê Cao Thế, Học viện hành
chính quốc gia (2006)
- Hội thảo: “QLNN đối với các TĐKT ở Việt Nam” do Viện Nghiên
cứu phát triển kinh tế xã hội tổ chức. Trong đó tác giả luận án có bài tham
luận: “Bàn về vấn đề tích tụ và tập trung vốn đ
iều kiện hình thành các TĐKT
ở Việt Nam”. (3/2010)
- Tọa đàm với chủ đề: “Các biện pháp nâng cao hiệu quả nền kinh tế
NN từ việc hình thành các TĐKT ” do Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Hà Nội
tổ chức và tác giả luận án chủ trì. (2010)
- Luận án tiến sỹ: " CPH các doanh nghiệp nhà nước là tiền đề thiết
lập nền kinh tế thị trường Việt Nam" ( năm 2001) tác giả Trịnh Thị Thu
Hươ
ng.

16

Tình hình nghiên cứu ngoài Học viện Hành chính:
- "Thành lập và quản lý các TĐKT ở Việt Nam" (1996) tác giả
Nguyễn Đình Phan, NXB Chính trị quốc gia.
- "Thận trọng với việc thành lập các tập đoàn kinh tế" Thủ tướng Võ
Văn Kiệt.
- "Tập đoàn kinh tế Việt Nam - hiện trạng và xu hướng phát triển"
Viện Nghiên cứu kinh tế Việt Nam.
- "Thực trạng hoạt động của các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt
Nam và định hướng phát triển".
Còn nhiều bài báo, tạp chí cũng như các công trình nghiên cứu về đề
tài về CPH, về
TĐKT, về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước, về quản
lý nhà nước các TĐKT, quản lý nhà nước các tổng công ty nhà nước, các
công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước, công ty TNHH nhà nước một
thành viên , nhưng các công trình và đề tài đó chưa có đề tài nào nghiên
cứu đầy đủ, toàn diện và hệ thống về QLNN đối với CPH theo hướng hình
thành các TĐKT, từ lý luận và thực tiễn phù hợp với điều kiệ
n Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
Tình hình nghiên cứu của bản thân nghiên cứu sinh: Ngoài các bài
báo nghiên cứu khoa học và tham luận hội thảo khoa học nêu trên, tác giả
còn tham gia và chủ trì nhiều đề tài, chuyên đề, đề án cấp Thành phố và của
cơ quan như: Đề án thành lập các TCT Du Lịch, TCT Vận tải Hà Nội, TCT
Đầu tư và Phát triển hạ tầng, TCT Thuơng mại Hà Nội và Thành lập các
Khối DN Hà Nội
Tất cả các công trình nghiên cứu trước đ
ây đều nghiên cứu trên các
giác độ: Cổ phần hóa DNNN, sự hình thành nền kinh tế thị trường Việt Nam
từ CPH, sự chuyển đổi các TCT NN sang mô hình CTM-CTC, các TĐKT
VN, QLNN các nội dung đó, QLNN đối với CPH, QLNN đối với các

TĐKT, QLNN quá trình chuyển đổi xắp xếp các DNNN, QLNN nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN, QLNN quá trình chuyển TCT 90-91 sang Mô

17
hình CTM-CTC và TĐKT Nhưng kết nối quá trình CPH DN để hình thành
các TĐKT NN thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách
hệ thống và nhất là tiếp cận trên giác độ quản lý nhà nước.
Quản lý nhà nước đối với cổ phần hoá theo hướng hình thành các tập
đoàn kinh tế là quá trình đổi mới một cách toàn diện luật pháp, chính sách và
cách thức tác động vĩ mô của chính phủ đối với cổ phần hoá và quá trình
hình thành các tập đoàn kinh tế nhằ
m đạt được các định huớng và mục tiêu
phát triển của nền kinh tế.
Quá trình cải cách hệ thống quản lý nhà nước về doanh nghiệp đã
được triển khai mạnh mẽ ở các nước trên thế giới từ cuối những năm 70 và
đầu những năm 80. Đến nay, Chính phủ đã nhận thấy sự cần thiết phải đổi
mới việc quản lý đối với doanh nghiệp. Lý do quan trọ
ng nhất của việc này
là do sự can thiệp quá mức nhiều khi phi kinh tế có tính chất hành chính của
Chính phủ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp làm cho
chúng mất quyền chủ động sáng tạo, tạo tâm lý trông chờ ỷ lại vào Nhà
nước, thủ tiêu cơ chế cạnh tranh trong doanh nghiệp, dẫn đến hệ thống
doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả và kìm hãm sự phát triển nền kinh tế
quốc dân. Sự c
ần thiết phải đổi mới QLNN về doanh nghiệp là cấp thiết, ở
các quốc gia khác nhau, do yếu tố lịch sử, do những điều kiện về chính trị -
kinh tế - xã hội, nhận thức, quan niệm về xây dựng và phát triển nền kinh tế
là khác nhau, do đó, việc đổi mới quản lý nhà nước trong khu vực doanh
nghiệp ở từng nước, trong từng thời kỳ cũng khác nhau, và có những lý do
cụ th

ể khác nhau.
Ở Việt Nam, QLNN đối với DNNN đã được Đảng và Nhà nước chú
ý quan tâm trong quá trình đổi mới, việc thực hiện cổ phần hoá và sự cần
thiết phải hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh đã được Nhà nước đặt biệt
quan tâm.


18
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CỔ PHẦN HOÁ
THEO HƯỚNG THÀNH LẬP CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1 TẬP ĐOÀN KINH TẾ

1.1.1 Khái niệm tập đoàn kinh tế
Tập đoàn kinh tế nhà nước, trên đây gọi tắt là tập đoàn kinh tế cho
phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Theo Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 của Chính phủ
về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà
nước, TĐKT nhà nước được định nghĩa như sau: “T
ập đoàn kinh tế nhà
nước là nhóm công ty có quy mô lớn liên kết dưới hình thức công ty mẹ -
công ty con và các hình thức khác, tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gắn bó
chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các
dịch vụ kinh doanh khác”[38].
Có nhiều quan niệm khác nhau về TĐKT. Nhưng theo cách chung
nhất, TĐKT có thể được hiểu là một cơ cấu sở hữu, tổ chức và kinh doanh
đa dạng, có quy mô lớn. Nó vừ
a có chức năng sản xuất, vừa có chức năng
liên kết nhằm tăng cường khả năng tích tụ, tập trung cao các nguồn lực ban
đầu (vốn, sức lao động, công nghệ…) để tăng khả năng cạnh tranh trên thị

trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Theo các tác giả của cuốn sách “Thành
lập và quản lý các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam” được xuất bản năm
1996, “Tập
đoàn kinh tế là pháp nhân kinh tế do Nhà nước thành lập gồm
nhiều doanh nghiệp thành viên có quan hệ với nhau về sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ và tài chính trên quy mô lớn”. Từ điển Thương mại Anh - Pháp -
Việt định nghĩa tập đoàn kinh tế (group) là thực thể kinh tế gồm một công ty
“mẹ” và các công ty khác mà nó kiểm soát hay tham gia trong đó. Mỗi công
ty trong đó có thể kiểm soát hoặc tham gia vào các công ty khác nữa. Theo
tác giả Phan Quang Trung (trong báo cáo chuyên đề về tập đoàn kinh tế):
“T
ập đoàn kinh tế là một thực thể kinh tế thực hiện sự liên kết giữa các đơn

19
vị thành viên là các doanh nghiệp có quan hệ với nhau về công nghệ và lợi
ích kinh tế”.
Tính tất yếu khách quan và mục đích của việc hình thành các tập
đoàn kinh tế: Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập mạnh
mẽ vào nền kinh tế quốc tế một cách toàn diện và bình đẳng. Chúng ta đang
từng bước gỡ bỏ hàng rào về hành chính, thuế quan… Các DN của Việt
Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh bình
đẳng với các TĐKT (tập đoàn kinh
tế) đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới đặc biệt là sau khi chúng ta gia nhập
tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Thực tế, kinh nghiệm các nước cho
thấy những TĐKT mạnh ở cả khối kinh tế NN và kinh tế tư nhân sẽ là “đội
quân chủ lực” đảm bảo quá trình hội nhập thành công. Sự phát triển các
TĐKT là tất yếu của quá trình h
ợp tác phát triển các loại hình DN, các mối
quan hệ hợp tác đầu tư trên cơ sở nhu cầu phát triển thị trường và hội nhập
kinh tế quốc tế.

TĐKT (tập đoàn kinh tế) là một tổ hợp các DN (doanh nghiệp) gồm
CTM (công ty mẹ), các CTC (công ty con ) và các DN liên kết khác. CTM là
hạt nhân của TĐKT, là đầu mối liên kết các DN thành viên, DN liên kết với
nhau, nắm quyền kiểm soát, chi phối các quyết sách, chiến lược phát triển
nhân s
ự, chi phối hoạt động của các thành viên. Bản thân tập đoàn không có
tư cách pháp nhân chỉ CTM, CTC, các DN liên kết mới có tư cách pháp
nhân. Các tập đoàn có thể hoạt động trong một hay nhiều lĩnh vực khác
nhau. Các DN thành viên và các DN liên kết có quan hệ với nhau về vốn,
đầu tư, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết
khác xuất phát từ lợi ích của các DN tham gia liên kết.
Do quá trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới nên việc
tổ chức sắp xếp các DN nhỏ, manh mún thành những DN lớn để đủ khả năng
đối tác cũng như cạnh tranh với DN nước ngoài, tăng cường vị trí của DN
NN trong việc bảo đảm vai trò chủ đạo, dẫn dắt các DN thuộc các thành
phần kinh tế khác hoạt động theo định hướng XHCN, và các tập đoàn hoạt

20
động có hiệu quả sẽ làm nòng cốt trong nền kinh tế XHCN. Do nền kinh tế
hội nhập sẽ phải chấp nhận cạnh tranh, cạnh tranh tất yếu dẫn đến tích tụ và
tập trung vốn vì vậy tất yếu sẽ hình thành DN lớn, các TĐKT thực sự vững
mạnh có đầy đủ các phẩm chất thương mại và thị trường.
Song khác với các TĐKT thế giới, hầu hết đề
u đi từ các các công ty
nhỏ, hoạt động rất hiệu quả, tích tụ vốn và phát triển quy mô dần trở thành
các tập đoàn khổng lồ, các TĐKT Việt Nam được thành lập dựa trên các
TCT có quy mô chưa lớn, yếu kém trong quản lý, đang trong quá trình xóa
bỏ bao cấp, độc quyền, các vị trí chủ chốt chưa được bổ nhiệm theo hướng
đặt mục tiêu kinh tế là quan trọng nhất, không dựa trên năng lực quản tr


kinh doanh. Vì vậy các TĐKT hiện nay vẫn chưa khẳng định và phát huy
được vai trò của mình trong việc ổn định nền kinh tế còn non trẻ nước ta mà
vẫn còn trông chờ vào sự bảo hộ của Chính phủ.
Tuy nhiên việc thành lập các TĐKT vẫn phải tiến hành và có vai trò
then chốt trong nền kinh tế NN, nó sẽ là công cụ điều tiết thị trường, đảm
bảo sự ổn định của nền kinh tế, th
ể hiện vai trò năng lực của hoạt động quản
lý các TĐKT của NN.
Về bản chất chúng ta nhận thấy rằng loại hình CTCP nói chung và
TĐKT nói riêng là một loại hình DN quan trọng có vai trò to lớn trong kinh
tế thị trường, là hình thức hợp tác rộng rãi và chặt chẽ, có hiệu quả. Thúc
đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế là điều kiện huy động mạnh mẽ
các nguồn lực cho sự phát triển b
ền vững nền kinh tế quốc dân. Vì vậy,
Đảng và NN cần có chính sách, biện pháp bảo đảm cho các DN sau cổ phần
hoá, các TĐKT có điều kiện thuận lợi để phát triển, nâng cao năng lực cạnh
tranh và hiệu quả hoạt động của DN.
1.1.2. Vai trò của tập đoàn kinh tế
a.Tập trung và huy động các nguồn lực hình thành nhóm công ty có
quy mô lớn trong các ngành, lĩnh vực then chốt, cần phát triển, nâng cao khả
năng cạnh tranh và hội nh
ập kinh tế quốc tế.

21
b. Giữ vai trò đảm bảo các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân,
ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực
khác và toàn bộ nền kinh tế.
c. Thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị gia tăng, phát triển các thành
phần kinh tế khác.
d. Tăng cường quản lý, giám sát có hiệu quả đối với vốn, tài sản nhà

nước đầu tư tại các doanh nghiệp trong tập đoàn.
e. Tạo cơ sở
để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật về TĐKT.
Mục tiêu thành lập các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam: thành lập các
tập đoàn kinh tế Nhà nước ở nước ta là cần thiết, là một tất yếu trong tiến
trình đổi mới kinh tế, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, mở cửa với thế giớ
i bên ngoài, chủ động và tích cực đẩy
mạnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ trương của
Đảng và quyết sách của Nhà nước về việc xây dựng các tập đoàn kinh tế
Nhà nước thành các tập đoàn mạnh, làm nòng cốt của kinh tế Nhà nước, tạo
ra sức mạnh vật chất - kinh tế để kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạ
o dẫn
dắt sự phát triển kinh tế ở nước ta được thực tiễn xác nhận là một chủ trương
đúng, một quyết sách kịp thời.
1.1.3. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế
Các TĐKT trên thế giới và Việt Nam có những đặc điểm chủ yếu sau:
a. Có quy mô lớn về vốn, lao động, doanh thu và phạm vi hoạt động.
TĐKT là một mô hình tiêu biểu về sự
tích tụ và tập trung vốn, tạo
thành sức mạnh và hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. TĐKT là tổ chức kinh tế có
khả năng phát triển cao về lực lượng sản xuất, tiềm lực lớn về tài chính, đặc
biệt có khă năng phát huy sức mạnh nguồn nhân lực bằng những động lực và
biện pháp thiết thực, tạo khả năng cạnh tranh vượt trội so với các doanh
nghiệp riêng lẻ.
Yếu tố rất quan trọng đối với tập đoàn đó là lao động. Lực lượng lao
động trong tập đoàn không chỉ lớn về số lượng, mà còn phải mạnh về chất
lượng. Lực lượng lao động trong các tập đoàn kinh tế được tuyển chọn, đào

22

tạo, đánh giá, sử dụng, đãi ngộ và đào thải theo những tiêu chuẩn và các quy
trình nghiêm ngặt.
Phạm vi hoạt động của các tập đoàn kinh tế rất rộng, không chỉ trong
một quốc gia, mà còn mang tính toàn cầu. Với chiến lược cạnh tranh, chiếm
lĩnh và khai thác thị trường, các tập đoàn kinh tế mở rộng quy mô bằng việc
cắm nhánh ra nước ngoài, tăng cường hợp tác, liên kết và phân công lao động
quốc t
ế. Vì vậy, ngày nay các tập đoàn lớn có hàng trăm, hàng nghìn cơ sở
hoạt động trên thế giới.
b. Hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực.
Việc lựa chọn lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn hoạt động có lợi nhuận
cao là đòi hỏi cấp thiết của các tập đoàn kinh tế bên cạnh việc duy trì lĩnh
vực, ngành nghề về địa bàn truyền thống. Lịch sử
đã chứng minh, ban đầu
hầu hết các tập đoàn kinh tế xuất phát từ sở hữu nhà nước thuộc các lĩnh vực
sản xuất và thương mại, sau đó chúng có xu hướng mở rộng tư nhân hoá và
dần chuyển sang các lĩnh vực khác như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,
nghiên cứu khoa học…Xu hướng chung là các tổ chức tài chính, ngân hàng
và nghiên cứu khoa học ngày càng được các tập đoàn chú trọng vì nó là đòn
bẩy tạo lên sự phát triể
n của tập đoàn. Mục đích hoạt động đa ngành, đa lĩnh
vực của các tập đoàn kinh tế là phân tán rủi ro, mạo hiểm vào các ngành, các
lĩnh vực và các địa bàn khác nhau, giúp cho hoạt động của tập đoàn luôn
được bảo toàn và hiệu quả cao, đồng thời tận dụng được cơ sở vật chất,
nguồn nhân lực.
c. Đa dạng về cơ cấu tổ chức và s
ở hữu.
Ban đầu phần lớn các TĐKT đều thuộc sở hữu nhà nước, hoạt động
trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như điện, thép, dầu hoả, sản
xuất vũ khí… sau đó, do tính kém hiệu quả, các TĐKTNN được chuyển dần

sang mô hình tư nhân hoá, cổ phần hóa.
Các tập đoàn đều có nhiều thành viên là các công ty, xí nghiệp và chi
nhánh tham gia với nhiều công ty lớn làm trụ cột và ngườ
i đứng đầu (hoặc tổ
chức đứng đầu) công ty đó thường nắm giữ một số cổ phiếu (hoặc tài sản)

23
lớn nhất trong tập đoàn, chi phối các quyết định quan trọng trong tập đoàn.
Tổ chức đứng đầu đó có thể là một công ty tài chính hoặc ngân hàng lớn để
huy động và đầu tư cho các công ty thành viên theo các dự án phát triển,
đồng thời giữ vai trò chi phối, kiểm soát các công ty thành viên.
Về sở hữu, các TĐKT hầu hết là đa sở hữu. Công ty mẹ thông
thường là CTCP. Các CTC có thể là cổ phần, có thể một chủ sở
hữu của
CTM hoặc dưới dạng khác.
Các tập đoàn thành viên có thể phối hợp với nhau theo kiểu liên kết
dọc hoặc liên kết ngang, hoặc chỉ giới hạn trong một chuyên ngành nào đó.
Trong cơ cấu tổ chức, các tập đoàn đều thực hiện quản lý theo đa khối
(Multidivision Form hay M - Form). Mô hình tổ chức M – Form là kết quả
của hoạt động của tập đoàn trong quá trình mở rộng, đa d
ạng hoá về quy mô,
sản phẩm và thị trường.
d. Các TĐKT thường có trung tâm nghiên cứu khoa học và triển khai
công nghệ (R & D Centre). Trung tâm này có các công ty “con” nằm trong
các công ty thành viên của tập đoàn. Các trung tâm nghiên cứu của tập đoàn
có vai trò phát triển và định hướng các công nghệ, các lĩnh vực, các sản
phẩm cần đầu tư, phát triển trong thời gian tới đối với tập đoàn. Mặt khác,
các trung tâm này còn là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho tập đoàn.
e. T
ĐKT được tổ chức, quản lý, hoạt động theo thứ bậc rõ ràng và

được điều hành tập trung.
Các vấn đề quan trọng, chiến lược được điều hành bởi công ty mẹ.
Mối liên hệ giữa công ty mẹ và các công ty thành viên được thông qua các
nguyên tắc: lợi thế cổ phần, lợi thế công nghệ và lợi thế nguồn nhân lực.
Đặc điểm của các TĐKT trên thế giới và tại Việt Nam.
Trên thế giới:
Khi chưa thống nhất về khái niệm, mô hình và các tiêu chí của
TĐKT, đặc điểm của chúng sẽ là căn cứ nhằm làm rõ mô hình kinh doanh
này. Đặc điểm của các TĐKT có thể khắc họa trên những nội dung sau:

24
Thứ nhất, quan hệ sở hữu hỗn hợp:
Khi nhìn nhận về TĐKT từ phía chủ sở hữu, ta sẽ không có tiêu chí
cụ thể để nhận diện hay phân loại TĐKT mà chúng thường hoạt động và tồn
tại ở nhiều hình thức khác nhau: sở hữu NN, gia đình, cổ phần … Trên thế
giới hiện nay vẫn tồn tại mô hình tập đoàn thuộc sở hữu NN hoặc NN chiếm
sở hữu áp đảo như Tập đoàn Petronas (Malaixia), Temasek (Singapore), BP
(Anh), Credit Lyonnais (Pháp)…. Nhìn chung, hầu hết các TĐKT trên thế
giới là sở hữu hỗn hợp. Tính chất đa sở hữu của các tập đoàn trên thế giới
hiện nay phản ánh quá trình phát triển của mô hình kinh doanh với hình thức
TĐKT khi mà qui mô sản xuất lớn đòi hỏi lượng vốn khổng lồ.
Thứ hai, liên kết vốn mang tính phổ biến, chi phối các liên kết khác:
Đặc trưng nổi bật nhất của các TĐKT là hình thức liên kết và sự thôn
tính các chủ thể nhỏ tạo thành một tập thể các cá thể lớn hơn, trong đó liên
kết về vốn mang tính phổ biến hơn cả. Trong các tập đoàn sự liên kết có thể
giữa những đơn vị cùng ngành, giữa những ngành khác nhau thì là liên kết
đa ngành. Cụ thể hơn, liên kết cùng ngành là sự phối hợp, hợp tác g
ắn bó
giữa những DN cùng ngành, lĩnh vực trên một số nội dung nhất định nhằm
tăng qui mô hoạt động, giảm chi phí, mở rộng năng lực sản xuất… Liên kết

đa ngành là sự hợp tác giữa các DN thuộc các ngành khác nhau nhằm bổ
sung, hỗ trợ lẫn nhau cho quá trình sản xuất hay phát triển những sản phẩm
mới cần tới sự hợp tác đa ngành. Việc liên kết đa ngành là sự thiế
t lập mối
quan hệ tương hỗ giữa nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhằm bổ sung, phát huy
những lợi thế, hoàn thiện qui trình sản xuất hay nâng cao năng lực trong
từng khâu của qui trình … tạo ra những quy trình sản xuất ngày càng hoàn
thiện từ khâu nghiên cứu triển khai đến sản xuất, phân phối.
Tương ứng với từng mối quan hệ liên kết là những cấp độ khác nhau,
có thể là liên kết chặt ch
ẽ lâu bền hay chỉ mang tính thời vụ nhất định tuỳ
thuộc lĩnh vực liên kết và mục đích của các bên tham gia. Trong các mối
quan hệ liên kết thì mối liên kết về vốn giữa CTM và các CTC là quan hệ
mang tính chất nền tảng của TĐKT. Các đối tượng tham gia liên kết do xuất

25
phát từ nhu cầu tự thân là chính, chiến lược chung của tập đoàn tạo ra những
tiền đề cho các liên kết kinh tế nhưng mối liên kết khó có thể thực hiện bằng
những quyết định hành chính. Điều ràng buộc các mối liên kết này chủ yếu
thể hiện ở tính lợi ích mà mỗi bên đem lại cho nhau. Tùy thuộc vào tính chất
liên kết của các mối quan hệ hoặc mức độ đóng góp c
ủa từng bên mà quyền
hạn sẽ được thống nhất phân chia. Nếu giữa các công ty hợp tác góp vốn,
góp công nghệ hay CTM đầu tư, góp vốn ở các CTC thì quyền hạn và trách
nhiệm được qui định bởi tỷ lệ vốn góp của từng bên. Bên cạnh đó, với nguồn
vốn khổng lồ các TĐKT còn thường xuyên có mối liên kết với các DN khác
thông qua vốn góp của CTM với tỷ lệ chưa đủ mức chi ph
ối (cổ đông thông
thường) hoặc tạo những liên kết ngoài vốn với các DN độc lập, tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh như gia công, phân phối …

Thứ ba, có qui mô lớn về vốn, doanh thu, lao động:
Mỗi TĐKT đều có qui mô riêng, tuỳ thuộc ngành nghề, lĩnh vực kinh
doanh, thời điểm khác nhau và quốc gia khác nhau. Nói đến TĐKT là người
ta nghĩ tới ngay một khối các công ty kinh doanh hợp tác, liên kết với qui
mô vốn lớn, mặc dù không có tiêu chí đánh giá qui mô v
ốn, doanh thu, lao
động, nhưng đôi khi giá trị thị trường của các TĐKTcó khi lớn hơn cả tổng
sản phẩm quốc nội của một quốc gia. Cụ thể:
- Tập đoàn Wal-Mart có tổng số 2.055.000 nhân viên. Tổng tài sản
của Wal-Mart là 163,514 tỷ USD.
- Tập đoàn Exxon Mobil có 107.100 nhân viên. Tổng tài sản của
Exxon trong là 242,082 tỷ USD.
- Tập đoàn này Royal Dutch Shell có 104.400 nhân viên, Tổng tài
sản của Shell đạt con số 269,470 tỷ USD.
- Tập đoàn BP có 97.600 nhân viên. Tổ
ng tài sản của BP tính đến
cuối năm là 236,076 tỷ USD.
- Tập đoàn Toyota có 316.121 nhân viên. Tổng tài sản của Toyota là
326,099 tỷ USD.

×