Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu cấy ghép implant tức thì và đánh giá kết quả phục hình cố định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 65 trang )


1

BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TẠ TUẤN TÚ


NGHIÊN CỨU CẤY GHẫP IMPLANT TỨC THÌ VÀ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ PHỤC HèNH CỐ ĐỊNH





ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II









Hà Nội – 2010

2




BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TẠ TUẤN TÚ


NGHIÊN CỨU CẤY GHẫP IMPLANT TỨC THÌ VÀ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ PHỤC HèNH CỐ ĐỊNH


CHUYÊN NGÀNH: NHA KHOA
MÃ SỐ : 62.72.28.01


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BS CKII. NGUYỄN MẠNH HÀ



Hà Nội – 2010

3




ĐẶT VẤN ĐỀ
Răng miệng đảm nhiệm chức năng ăn nhai, phát âm và hình thái học cá
nhân, thể hiện nét thẩm mỹ, tâm lý, tình cảm, cá tính của từng người.
Khi bệnh nhân mất răng thì việc làm răng giả thay thế những răng đã mất có
ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy phục hình lại những răng đã mất không chỉ là một
môn khoa học mà nú cũn mang tính nghệ thuật nhằm bù đắp những thiếu hụt cả về
thể chất và tinh thần cho con người. Các nguyên nhân chính gây mất răng là bệnh
sâu răng và bệnh viêm quanh răng.Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng ở
miền Bắc của Nguyễn Văn Cỏt, khỏm 1597 người thỡ cú 665 người mất răng
chiếm tỷ lệ 41,6% trong đó lứa tuổi 35-44 có tỷ lệ mất răng là 27,27%, còn lứa tuổi
trên 65 tỷ lệ này là 95,21%[1] Theo Võ Thế Quang và cộng sự, tỷ lệ mất răng trong
cuộc điều tra 900 người cho cỏc vựng của Việt Nam năm 1990 như sau: Tỷ lệ mất
răng là 19% trong đó ở lứa tuổi 35-44 tỷ lệ này là 47,33%[1]. Tình trạng mất răng
đa dạng cũng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và phát âm với các mức
độ khác nhau, do đó việc phục hồi các răng bị mất là nhu cầu thiết yếu của bệnh
nhân, cũng như là một trong những nhiệm vụ chính của Bác Sĩ chuyên khoa răng
hàm mặt. Trong phục hình răng giả, răng cố định có rất nhiều ưu điểm so với phục
hỡnh tháo lăp[2].
Hàm giả tháo lắp gây vướng víu trong miệng, chức năng ăn nhai không cao,
giảm cảm giác ngon miệng khi ăn, trở ngại cho việc phát âm, cỏc múc có thể làm
hỏng các răng thật, xương sống hàm tiêu dần.

4

Cầu răng có chức năng ăn nhai gần như răng thật, nhưng phải mài răng kế
cận răng mất nhỏ đi, để bọc mão làm trụ cầu. Xương hàm nơi mất răng cũng tiêu
dần, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Ngày nay nhờ tiến bộ của công nghệ khoa học: Một trụ nhỏ bằng Titanium

được đưa vào xương hàm thay thế vị trí chân răng đã mất. Sau đó trụ này tích hợp
vào xương hàm, các bộ phận răng giả sẽ được gắn lờn đú để tao thành chiếc răng
hoàn chỉnh được gọi là Implant nha khoa. Implant nha khoa: Khắc phục được các
nhược điểm của hàm giả tháo lắp và cầu răng. Implant đạt được chức năng ăn nhai
tốt, không làm tổn thương các răng thật khác, ngăn chặn tình trạng tiêu xương, cảm
giác thoải mái như răng thật Implant có thể tồn tại suốt đời. Do Implant mới được
ứng dụng nên chưa có nghiên cứu nhiều về lâm sàng: nhằm đánh giá việc áp dụng
kỹ thuật cấy implant một thì vào huyệt ổ răng vừa nhổ răng để giảm số lần phẫu
thuật và giảm đau đớn cho bệnh nhõn. Vì vậy chúng tôi làm nghiên cứu này nhằm
đạt được 2 mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sang Xquang và đanh giá kết quả cấy ghép
Implant tức thì
2. Đánh giá kết quả phục hỡnh trờn Implant đó.







5


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giải phẫu xương hàm
1.1.1 Giải phẫu xương hàm dưới.
* Mặt ngoài








Hình 1.1: Mặt ngoài - xương hàm dưới
- Ở giữa và dưới nhô ra là lồi cằm (protuberantia mentalis).
- Dọc theo đường giữa nơi hai mảnh thân xương dính vào nhau là khớp dính
xương hàm dưới (symphysis mandibulae).
- Phía trước giữa vào ổ răng và khớp dính xương hàm dưới có một lỗ hõm
gọi là hố răng cửa (fossa incisiva), nơi cơ nâng môi dưới bám vào, hố này nằm

6

ngay dưới chân răng cửa dưới [25]. Điểm giải phẫu này có ý nghĩa quan trọng khi
cấy Implant ở vùng này.
- Hai bờn có hai đường chéo (linea obliqua) chạy chếch lên trên và ra sau,
trên đường chéo ngang mức với răng hàm nhỏ thứ hai có lỗ cằm là nơi thoát ra của
động mạch và thần kinh hàm dưới. Trước khi thoát ra ở lỗ cằm, ống răng dưới có
thể có một đoạn vòng. Đoạn vòng này có thể chạy ra trước hoặc xuống dưới. Theo
các nghiên cứu khác nhau, đoạn vòng này có thể dài từ 1-7mm phụ thuộc vào kích
thước xương hàm dưới [14],[40],[44]. Cần phải chú ý là trên phim Panorex kích
thước đoạn vòng này thường chỉ bằng một nửa so với kích thước giải phẫu thật sự
của nó (13).
- Thường chỉ có một lỗ cằm ở mỗi bên, tuy nhiên có thể gặp 2-3 lỗ cằm ở
mỗi bên trên một số bệnh nhân. Vị trí của lỗ cằm thường gặp ở giữa bờ trên và
dưới của cành ngang xương hàm dưới, đôi khi có thể gặp ở 1/3 dưới.
- Kích thước của ống răng dưới trung bình là từ 2-2.4 mm[37)
* Mặt trong








7


Hình 1.2 Mặt trong xương hàm dưới
- Ở giữa có bốn mấu nhỏ gọi là gai cằm (spina mentalis), hai mấu trên là nơi
bám của cơ cằm lưỡi, hai mấu dưới là nơi bám của cơ cằm móng.
- Hai bên có đường hàm móng (linea mylohyoidea) chạy chếch lên trên và ra
sau là nơi bám của cơ hàm móng.
- Trên đường hàm móng có hố dưới lưỡi (Fossa sublingualis) là nơi chứa
tuyến nước bọt dưới lưỡi.
- Dưới đường hàm móng có hố dưới hàm (fossa submandubularis) là nơi
chứa tuyến nước bọt dưới hàm.
1.1.2 Giải phẫu xương hàm trên
* Thân xương hàm trên
Thân xương hàm trờn cú 4 mặt
-Mặt ổ mắt
Mặt ổ mắt nhẵn, hình tam giỏc,tạo thành phần lớn nền ổ mắt. Phía sau có
rãnh dưới ổ mắt, rãnh này liên tiếp với ống dưới ổ mắt, nơi có dây thần kinh dưới ổ
mắt đi qua.
- Mặt trước

8



Hình 1.3: Xương hàm trên
Mặt trước ngăn cách với mặt ổ mắt bởi bờ dưới ổ mắt. Ở dưới bờ này có lỗ
dưới ổ mắt ,là nơi dây thần kinh dưới ổ mắt thoát ra. Ngang mức răng nanh ở phía
trên chân răng có hố nanh. Đây là điểm giải phẫu cần lưu ý khi cấy Implant ở vùng
này. Phía trong của mặt trước có khuyết mũi, dưới khuyết mũi có gai mũi trước.
- Mặt thái dương
Phía sau lồi lên là lồi củ hàm trên. Trên lồi củ có 4-5 lỗ để dây thần kinh huyệt
răng đi qua.
- Mặt mũi
Ở mặt này có rãnh lệ đi từ ổ mắt xuống. Phía trước rãnh lệ có mào xoăn,
phía sau có xoang hàm trên.
* Mỏm trán
Chạy lên trên để khớp với xương trán.
* Mỏm gò má

9

Tương ứng với đỉnh của thân xương, hình tháp, phía trên có một diện gồ ghề
để khớp với xương gò má.
* Mỏm khẩu cái
Là một mỏm nằm ngang, tách ra từ phần dưới mặt mũi của thân xương hàm
trên và cùng với mỏm khẩu cái của xương bên đối diện tạo thành vòm miệng.
Mỏm khẩu cái có hai mặt, mặt trên là nền ổ mũi và mặt dưới là vòm miệng.
Ở đường giữa phía trước vòm miệng có lỗ răng cửa và ống răng cửa, nơi
động mạch khẩu cái trước và thần kinh bướm khẩu cái đi qua. Chiều dài của ống
răng cửa dao động từ 8-26mm, trục của nó nghiêng từ 57-89,5
0
so với mặt phẳng
Franfort[31]. Nếu xương hàm trên bị tiêu nhiều thì lỗ răng cửa có thể nằm ngay
trên mào sống hàm [18]. Đây là điểm giải phẫu cần lưu ý khi cấy Implant.

* Mỏm huyệt răng
Mỏm huyệt răng quay xuống dưới, trên mỏm có những lỗ huyệt ổ răng. Sau
khi nhổ răng một thời gian thỡ cỏc lỗ huyệt ổ răng được xương lấp đầy, mỏm huyệt
răng khi đó được gọi là mào sống hàm. Mào sống hàm ở vùng răng số 5,6 và 7 rất
gần với sàn xoang hàm trên và phải đặc biệt lưu ý khi cấy Implant ở vùng này.
Xoang hàm trên được phủ bởi lớp niêm mạc dày khoảng 0,3-0,8mm [33]. Thể tích
xoang hàm trên dao động từ 9,4-20cm
3
, trung bình là 14,75cm
3
[8],[28
1.2 Mất răng và hậu quả [1],[3]
1.2.1 Nguyờn nhân mất răng
* Nguyên nhân:
+ Biến chứng của bệnh lý tủy do sâu răng
+ Biến chứng của bệnh viêm quanh răng

10

+ Chấn thương
+ Các bệnh lý của xương hàm
+ Thiếu răng bẩm sinh
1.2.2 Hậu quả mất răng:
+ Tại chỗ:
- Có thể xẩy ra tiêu xương ổ răng tại nơi mất răng
- Xụ lệch các răng, trồi răng đối diện
- Thay đổi đường cong Spee, đường cong Wilson và mặt phẳng cắn
- Giảm kích thước dọc cắn khít
- Các rối loạn khớp cắn
+ Toàn thân

- Ảnh hưởng đến hô hấp và phát âm
- Ảnh hưởng đến tiêu hóa
- Ảnh hưởng tới thẩm mỹ
- Ảnh hưởng tới tâm sinh lý bệnh nhân
1.3 Phương pháp phục hình thay thế răng mất
1.3.1 Hàm giả tháo lắp:
- Đặc điểm chung của hàm giả loại này là: lực nhai truyền trực tiếp vào
xương qua niêm mạc hoặc truyền theo đường hỗn hợp vừa qua niêm mạc vào
xương và vừa qua tổ chức quanh răng của các răng còn lại và xương.

11

+ Ưu điểm: đơn giản,dễ chế tạo,chi phí thấp,dễ vệ sinh.
+ Nhược điểm: độ bền kém, vướng vớu,khụng khôi phục hoàn toàn sức nhai
đã mất và mất nhiều thời gian để làm quen.
1.3.2 Phục hình cố định:
Để làm cầu răng các răng còn lại cạnh vùng răng mất phải còn tốt và trên
những răng đó sẽ được làm chụp để mang răng giả thay thế răng đã mất.
+ Ưu điểm: thẩm mỹ, vệ sinh và độ bền tốt, khôi phục sức nhai tốt.
+ Nhược điểm: cần có các phương tiện chuyên dụng và tay nghề của kỹ thuật
viên, phải mài răng cạnh răng đã mất, không làm được nếu răng đã mất nằm ở cuối
cung hàm (không còn giới hạn xa).
1.4 Cấy ghép Implant:
1.4.1 Lịch sử Implant:
Implant nha khoa là cấy ghép trụ kim loại vào xương hàm và răng giả trên
trụ đó.
Implant nha khoa thời kỳ đầu làm bằng đá, ngà voi, được tìm thấy ở người
Trung Quốc và người Hy lạp cổ trước công nguyên.
Đầu thế kỷ 20 Implant nha khoa làm bằng kim loại được làm từ vàng, chì,
Iridium, Tantalum, kim loại không rỉ và hợp kim của cobalt.

Năm 1978 Hội nghị Implant nha khoa Quốc tế được Viện sức khỏe Quốc gia
và trường Đại học Harvard tổ chức với tiêu đề ‘‘Implant nha khoa lợi ích và tác
hại’’ nú đó đánh dấu một bước ngoặt. Các số liệu trước đây về Implant nha khoa
đã được thu nhập và phân tích các bảng thống kê và tuổi thọ trung bình.
Năm 1982 tại Toromto, Branemr đã công bố các quan điểm cơ bản và khả
năng tích hợp xương của Implant sử dụng bằng vít Titanium hai thì. Đó là bằng

12

chứng khoa học xác đáng phá vỡ các quan điểm sai lầm trong 10-20 năm trước đó.
Với thực tế tích hợp xương tốt, Implant nha khoa dạng chân răng càng trở thành
dạng thiết kế nổi bật nhất ngày nay đang được sử dụng thành công(4).
1.4.2 Các loại và cấu tạo Implant
*Các loại Implant
- Implant dưới màng xương(superiosteal implant)
Implant loại này nằm ngay trên xương, dưới màng xương và niêm mạc, loại
này rất phức tạp phải mổ bộc lộ xương lấy dấu gửi Labo làm Implant sau dó phẫu
thuật lần 2 rồi đặt Implant.

Hình 1.4: Implant dưới màng xương
- Implant xuyên xương:
Implant loại này xuyên từ vỏ xương bên này đến vỏ xương bên kia. Ưu điểm rất
chắc chắn nhưng kỹ thuật phức tạp ít áp dụng.


13


Hình 1.5: Implant xuyên xương
- Implant trong xương (blade implant)

+ Implant dạng lưỡi dao:
Phần nằm trong xương của Implant này có dạng giống như lưỡi dao, nú cú
ưu điểm là có thể áp dụng cho những vùng xương mỏng.(H1.6)
+ Impalnt hình chân răng: Đây là implant được sử dụng phổ biến nhất cú cỏc
loại như sau:
+ Implant không xoắn (Prerf-fit Implant): Implant loại này không có ren trên bề
mặt(H 1.7)


14

Hình 1.6 : Implant dạng lưỡi dao Hinh 1.7: Implant không ren xoắn
+ Implant có ren xoắn (Scren Impalnt)
Đường xoắn ốc giúp tăng diện tích bề mặt giúp dễ đặt Implant, tạo sự vững
ổn ban đầu, giúp phân phối lực đến xương xung quanh và rút ngắn thời gian điều
trị.(H1.8)

Hình 1.8: Implant có ren xoắn Hinh 1.9: Implant hình trụ

Hình 1.10: Implant hình chóp Hình 1.14:Mini Implant
+ Mini Implant:
Là Implant dưới 3mm thường dùng cho bệnh nhân không đủ cấy Implant
lớn, dùng trong chỉnh nha, dùng trong răng gắn tạm.(H 1.14)



15

1.4.2.1 Cấu tạo của Implant và răng giả trên Implant. (H 1.15)
Được chia làm 3 phần :



Hình 1.15: Cấu tạo Implant

- Thân Implant (Fixture)
Thân Implant là phần được cấy vào trong xương thay thế chân răng đã mất.
Thân Impalnt có nhiều hình dạng khác nhau thường là hình trụ hoặc hình chóp. Có
thể có ren hoặc không có ren.



16

- Cùi giả (Abutment)
Cùi giả là phần nối dài của Implant, nơi chụp răng giả sẽ được gắn liền. Cùi
giả có thể được đúc liền với Implant hoặc với thân Implant bằng vít. Nếu làm răng
giả loại bằng vớt trờn Implant thỡ cựi răng giả sẽ nằm trong chụp răng hoặc liền
khối với chụp răng.
- Chụp răng giả:
Chụp răng giả là phần thay thế chân răng đã mất. Chụp răng giả có thể được
gắn với cùi giả bằng ciment hay bằng vít vào thân Implant.
* Implant 1 thì và Implant 2 thì (H 1.16)
Implant 1 thì (one stage): Implant loại này được lắp ốc liền thương (Healing
Screw) ngay sau khi cấy, nên không phải làm phẫu thuật thì thứ 2 để bộc lộ
Implant.
Implant 1 thì phải chịu tải sớm. Implant loại này có thể làm răng gắn tạm
ngay sau khi cấy và cho chịu tải sớm.
Implant 2 thì (two stage): Implant loại này sẽ được vùi trong xương ngay sau
khi cấy và được bộc lộ sau 3 tháng.



17


Phẫu thuật hai thì Phẫu thuật một thì
Hình 1.16 : Loại Implant theo phẫu thuật
1.4 .3 Vật liệu làm Implant.
- Vật liệu sinh học thường dùng để làm implant là kim loại và hợp kim .
+ Tiatanium thương mại nguyên chất (Commercially pure: grade 1,2,3,4. Tỷ
lệ carbon và iron tăng dần)
+ Titanium kim loại: Grade 5 titanium, Ti-6Hl-4V titanium _ aluminum_
vanadium .
Là những vật liệu thường sử dụng để cấy implant trong xương
Loại ( grade ) 1 : 195 N / mm2
Loại ( grade ) 4 : 460 N / mm2
Loại ( grade ) 5 : 900 N / mm2
Loại 1,2,3,4 : tỷ lệ carbon cao nếu kích thước implant nhỏ rất dễ gẫy .
- Bề mặt implant :
+ Được Eching (tẩy acide )

18

+ Thổi cát, mục đích để tôn độ nhám để cải thiện việc tích hợp xương .
- Vật liệu cùi giả :
Thông thường cùi giả (abument) được chế thạo bằng titanium, vàng, sứ…
1.5 Vật liệu ghép xương:
Vật liệu ghép có tính tạo xương chứa các thành phần có khả năng tạo xương
và sửa chữa xương một cách tự nhiên. Các tế bào xương có thể tạo xương ngay cả
khi nó được đặt trong mô mềm hoặc các tế bào này kích thích sự phát triển xương
nhanh hơn khi nó được đặt trong xương.

- Xương tự thân ( Autograft ).
- Xương đồng loại (Allograft ).
- Xương dị loai (Xenograft).
- Xương tổng hợp (Alloplasts).
1.5.1- Xương tự thân ( Autograft ) .(H 1.17)

Hình1.17: Xương tự thân


19

- Trong miệng: Cằm, ngành ngang, góc hàm, lồi xương hàm trên và dưới, lồi củ
hàm trên.
- Ngoài miệng: Mào chậu, xương chầy, xương sườn, xương sọ
- Ưu điểm:
+ Tính sinh xương kích thích tạo xương, dẫn tạo xương.
+ Tạo xương nhanh trong trường hợp làm tăng thể tích xương lớn .
- Bất lợi:
+ Có 2 vị trí phẫu thuật
+ Đau nhiều
1.5.2 Xương đồng loại, đồng chủng (Allograft).(H1.18)


Hình 1.18 xương đồng chủng
- Từ tử thi, đoạn chi
- Xét nghiệm an toàn HBV, ACV, HIV,
- Xương tươi hoặc xương khô (khử khoáng hoặc không khử khoáng )
- Thuận lợi :

20


+ Không cần vị trí phẫu thuật thứ 2.
+ Giảm thời gian
+Số lượng dồi dào
- Bất lợi :
+ Mụ ghép xương có thể có tính kháng nguyên đưa đến phản ứng miễn dịch
của mô chủ.
1.5.3 Xương dị loại / dị chủng ( Xennograft )
- Nguyên gốc xương bò, xương heo, san hô,
- Xử lý và xét nghiệm để đảm bảo không mang mầm bệnh
- Tính dẫn tạo xương
a - Hydroxy Apatide : ( (OH
- Noss ; Bio-oss
- Pepgen P- 15
b - Calcium Carbonate
- Interpore 200
- Biocoral
1.5.4- Xương tổng hợp ( Alloplasts )
Tính tạo xương ( osteoconduction )
+ TCP ( tricalcium phosphate )
+ HA ( Hydroxy de Apatide ) hoặc kết hợp cả 2 loại .

21


1.6 Màng ngăn sinh học
- Tiêu chuẩn:
+ Tương hợp sinh học
+ Ổn định
+ Duy trì khoảng trống

+ Ngăn chặn xâm lấn của biểu mô liên kết
- Các loại màng
+ Màng không tiêu
+ Màng tiêu
1.6.1 Màng không tiêu
+ Màng Cellulose
+ Eptfe: Expended polytetrafluoroethylene
+ Micro: Texlured PTFE
+ PTFE : Ra cố khung Tital
+ Lưới Tital
+ Đế cao su
- Ưu điểm: Kiểm soát được thời gian chức năng mài.
- Nhược điểm: Phẫu thuật lần hai để lấy màng.
1.6.2 Màng tự tiêu:
+ Collagen: RCM, Biomend,Ossix, Bioguide

22

+ PLAC (Polylatic Acid) : PGA (Plyglycolic acid)
+ Acellular dermel allograft, Surelerm, Alloderm
+ Laminar bone membrame.
- Ưu điểm :
+ Không cần lấy ra.
+ Có tính cầm máu, hóa ứng động.
+ Không kiểm soát được thời gian hoạt động chức năng.
1.7 Phân loại xương và quá trình tích hợp xương.
1.7.1 Phân loại xương:
Xương được chia làm 4 loại: D1, D2, D3, D4. Hounsfield (HU) là chỉ số dung
đánh giá độ cứng chắc của khối vật chất. Chỉ số HU của không khí là -1000 HU,
ngà răng là 1000 HU, nước là 0 HU. Theo chỉ số HU xương hàm được chia 4 cấp

độ.
+ D1 lớn hơn 1250 HU
+ D2 850 HU
+ D3 350 HU
+ D4 150 HU
Chỉ số HU tốt nhất để cấy ghép Impant là giữa D2 và D3 là từ 350 – 1250
HU. D1 và D4 vẫn có thể cấy ghép Implant được như chỉ số D4 cho thấy xương
loóng nờn bác sĩ điều trị Implant phải là người có kinh nghiệm. Chỉ số D1 cho thấy
xương rất đặc ít mạch máu nuôi dưỡng nên thời gian lành thương lâu.(H1.19)

23


Hình 1.19: Phân loại xương
- D1: Chủ yếu là xương vỏ đồng nhất.
Thuận lợi: - Chịu lực tốt
- Chỉ cần Implant ngắn
Bất lợi: - Ít mạch máu, nguồn cung cấp máu lệ thuộc vào màng xương.
- Khó khoan, dễ tạo nhiệt, dễ gây chấn thương cơ học
(Chú ý: D1 đứng đầu trong thất bại do phẫu thuật)
- D2: Xương vỏ dầy, xương bè đặc
Thuận lợi: - Cho việc đặt Implant.
- Nguồn cung cấp cho máu tốt.
- D3: Xương vỏ mỏng, xương bè lỏng lẻo.
Thuận lợi: - Việc khoan xương dễ dàng.
- Nguồn cung cấp máu rất tốt.

24

Dùng kỹ thuật ép xương (Comperess) giúp gia tăng sự ổn định ban đầu.

- D4: Xương vỏ rất mỏng, xương bè lỏng lẻo
- Cần Implant lớn và dài.
- Cấy Implant dưới màng não.
- Nhiều Implant cầu nối các Implant (Dùng kỹ thuật ép xương)
1.7.2 Quá trình tích hợp xương:
Implant là vật liệu sinh học, có sự tiếp xúc trực tiếp của xương lên bề mặt,
Implant không bị lung lay và nếu cấu trúc lỗ rỗ đó có hình thái vào kích cỡ phù
hợp thì Implant sẽ đạt được sự ổn định tốt khi mô xung quanh phát triển vào bề
mặt rỗ. Hiệu quả bề mặt rỗ là có tác dụng gắn chắc về mặt sinh học, sự bám chắc
của Implant có bề mặt rỗ phụ thuộc vào sự phát triển xương lên bề mặt của nó, còn
sự bỏm dớnh của các Implant không có bề mặt rỗ là nhờ xương bám trực tiếp sẽ
không được khỏe.
Cấu trúc bề mặt rỗ có nhiều loại khác nhau: Rỗ không đều, có loại sợi lưới,
loại có hạt lưu, bề mặt xương lưu tốt nhất là các hố lõm phải đủ rỗng cho xương
phát triển cỡ khoảng (50-400àm).
Quá trình tích hợp xương:
Lúc đầu giữa xương và bề mặt Implant có một lớp máu. Máu đông lại tạo ra
các sợi fibrirogen tạo ra lớp xơ, các tạo cốt bào sẽ di chuyển vào lớp sẻ và hoạt
động tạo thành lắng đọng canxi và tạo ra xương. (Sẹo xương) (H1.20)

25


A B C D
Hình 1.20: Hiện tượng sinh học và quá trình tích hơp xương
A: Tiêu tạo hốc trong xương,cú ren giữ Implant cứng chắc khi cấy và ổn
định trong suốt thời gian lành thương ban đầu. 1: Tiếp xúc giữa implant và xương;
2: Tụ máu trong khoang kín tạo bởi implant và xương; 3: Vùng xương bị tổn
thương do nhiệt độ và sang chấn cơ học; 4: Vùng xương không bị tổn thương; 5:
Implant.

B: Thời kỳ lành thương không chịu lực. 6: cục máu đông chuyển thành
xương mới nhờ quá trình tao sẹo xương; 7: Vùng xương bị tổn thương lành lại nhờ
tái tạo mạch máu, khử khoáng và tỏi khoỏng.
C: Sau giai đoạn lành thương, mô xương tiếp xúc chặt lên bề mặt implant; 8:
Vùng xương sửa chữa do đáp ứng với lực nhai.
D: Implant bị thất bại. 9: Mô lien kết khụng khoỏng húa xung quanh
implant.

×