Giáo án địa lý 12 - Bài 17: La o động và việc làm
I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu:
1. Kiến thức:
- Chững minh được nước ta có nguồn lao động dồi dào với
truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao
động được nâng lên.
- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta.
- Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội lớn,
tầm quan trọng của việc sử dụng lao động trong quá trình phát
triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề
và hướng giải quyết việc làm cho người lao động.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được các bảng số liệu thống kê.
- Xác lập mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm.
3. Thái độ:
- Quyết tâm học tập để trở thành người lao động có chuyên môn
nghiệp vụ.
II. phương tiện dạy học:
- Các bảng số liệu về lao động và nguồn lao động qua các năm ở
nước ta.
III. Hoạt động dạy và học:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?
Câu 2: Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp
lí? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong
thời gian vừa qua?
Khởi động: GV hỏi:
- Dân số nước ta có những đặc điểm gì?
2 đến 3 học sinh trả lời
GV nói: Dân số đông và tăng nhanh đã tạo cho nước ta có nguồn
lao động dồi dào. Vậy nguồn lao động của nước ta có những mặt
mạnh và hạn chế nào? Nước ta đã sử dụng nguồn lao động như thế
nào? Tại sao việc làm đang là vấn đề kinh tế- xã hội lớn ở nước
ta? Đó là những câu hỏi chúng ta cần trả lời trong bài học hôm
nay.
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và
học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu về
nguồn lao động của nước ta:
Hình thức: cặp hoặc cá nhân.
Bước 1: HS dựa vào bảng 17.1
SGK Địa lí 12 (bảng 22.1) SGK
Địa lí 12 nâng cao, vốn hiểu
biết, nêu những mặt mạnh và
hạn chế của nguồn lao động của
nước ta.
Bước 2: HS trình bày, GV giúp
HS chuẩn kiến thức.
Đặc biệt trong sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp.
1) Nguồn lao động:
* Mặt mạnh:
+ Nguồn lao động rất dồi dào
42,53 triệu người, chiếm 51,2%
dân số (năm 2005).
+ Mỗi năm tăng thêm trên 1
triệu lao động.
+ Người lao động cần cù, sáng
tạo, có kinh nghiệm sản xuất
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ cấu
lao động
Hình thức: Cá nhân hoặc theo
cặp.
Bước 1: HS căn cứ vào các
bảng số liệu trong SGK, trả lời
các câu hỏi sau:
- Căn cứ vào bảng 17.2 SGK
Địa lí 12, nhận xét cơ cấu lao
động theo khu vực kinh tế.
- Căn cứ vào bảng 17.3 SGK
Địa lí 12, nhận xét lao động
theo thành phần kinh tế.
- Căn cứ vào bảng 17.4 SGK
Địa lí 12, nhận xét cơ cấu lao
động theo thành thị, nông thôn
phong phú.
+ Chất lượng lao động ngày
càng nâng lên.
- Hạn chế:
+ Nhiều lao động chưa qua đào
tạo.
+ Lực lượng lao động có trình
độ cao còn ít.
2) Cơ cấu lao động:
a) Cơ cấu lao động theo ngành
kinh tế:
- Lao động trong ngành nông,
lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng
cao nhất.
- Xu hướng giảm tỉ trọng lao
động nông, lâm, ngư nghiệp;
tăng tỉ trọng lao động công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ,
nhưng còn chậm.
b) Cơ cấu lao động theo thành
phần kinh tế:
của nước ta.
Gợi ý: ở mỗi bảng, các em cần
nhận xét theo hai ý:
+ Loại chiếm tỉ trọng cao nhất,
thấp nhất.
+ Xu hướng thay đổi tỉ trọng
của mỗi loại.
Bước 2: HS trình bày kết quả.
Mỗi HS trình bày về một loại cơ
cấu, các HS khác bổ sung, GV
giúp HS chuẩn kiến thức.
?Nêu những hạn chế trong sử
dụng lao động ở nước ta?
Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề
việc làm và hướng giải quyết
việc làm:
- Phần lớn lao động làm ở khu
vực ngoài nhà nước.
- Tỉ trọng lao động khu vực
ngoài Nhà nước và khu vực Nhà
nước ít biến động, lao động khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài có
xu hướng tăng.
c) Cơ cấu lao động theo thành
thị, nông thôn
- Phần lớn lao động ở nông thôn.
- Tỉ trọng lao động nông thôn
đang giảm, khu vực thành thị
tăng.
* Hạn chế:
- Năng suất lao động thấp.
- Phần lớn lao động có thu nhập
thấp.
- Phân công lao động xã hội còn
chậm chuyển biến.
- Chưa sử dụng hết thời gian lao
động.
Hình thức: Cả lớp.
? Tại sao việc làm là vấn đề
kinh tế- xã hội lớn ở nước ta?
(Nguồn lao động dồi dào, mỗi
năm tăng thêm hơn 1 triệu lao
động trong điều kiện kinh tế
chưa phát triển, gây ra nhiều
hậu quả: thất nghiệp, tệ nạn
xã hội, khó nâng cao mức
sống )
? Đọc SGK mục 3, hãy:
- So sánh vấn đề việc làm ở
nông thôn và thành thị. Tại sao
có sự khác nhau đó?
- Địa phương em đã đưa những
chính sách gì để giải quyết việc
làm?
Một HS trả lời, các HS khác
nhận xét, bổ sung.
GV chuẩn kiến thức.
3) Vấn đề việc làm và hướng
giải quyết việc làm:
a) Vấn đề việc làm:
- Việc làm là một vấn đề kinh tế-
xã hội lớn.
- Năm 2005. Cả nước có 2,1%
lao động thất nghiệp và 8,1% lao
động thiếu việc làm ở thành thị
tỉ lệ thất nghiệp cao (5,3%).
- Mỗi năm nước ta giải quyết
được gần 1 triệu việc làm mới.
b) Hướng giải quyết việc làm:
- Phân bố lại dân cư và nguồn
lao động.
- Thực hiện tốt chính sách dân
số, sức khỏe sinh sản.
- Thực hiện đa dạng hóa các
hoạt động sản xuất (Nghề truyền
thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp ), chú ý thích đáng
đến hoạt động của các ngành
dịch vụ.
- Tăng cường hợp tác liên kết để
thu hút vốn đầu tư nước ngoài,
mở rộng sản xuất hàng xuất
khẩu.
- Mở rộng, đa dạng các laọi hình
đào tạo các cấp, các ngành nghề,
nâng cao chất lượng đội ngũ lao
động để họ có thể tự tạo những
công việc hoặc tham gia vào các
đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận
lợi hơn.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
IV. Đánh giá:
1. Trắc nghiệm:
Câu 1: ý nào không phải là mặt mạnh của người lao động nước ta?
A. Người lao động cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản
xuất.
B. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
C. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao còn ít so với
yêu cầu.
D. Số lao động có chuyên môn kỹ thuật ngày càng tăng.
* Căn cứ vào bảng 17.2 SGK Địa lí 12 chọn ý đúng trong các câu
sau:
Câu 2: Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế của
nước ta đang thay đổi theo hướng nào?
A. Giảm tỉ trọng lao động ở khu vực III, tăng tỉ trọng lao động ở
khu vực I và II.
B. Giảm tỉ trọng ở khu vực II, tăng tỉ trọng lao động khu vực I và
III.
C. Giảm tỉ trọng ở khu vực I, tăng tỉ trọng lao động khu vực II và
III.
D. Giảm tỉ trọng lao động của khu vực I và II, tăng tỉ trọng lao
động khu vực III .
Câu 3: Sự phân công lao động theo ngành ở nước ta:
A. Còn chậm chuyển biến C. Thay đổi rất nhanh.
B. Thay đổi khá nhanh. D. Thay đổi nhanh chậm tùy
giai đoạn.
* Căn cứ vào bảng 17.3 SGK Địa lí 12 chọn ý đúng trong các câu
sau:
Câu 4: Khu vực sử dụng nhiều lao động nhất nước ta là:
A. Kinh tế Nhà nước. C. Kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài.
B. Kinh tế ngoài Nhà nước. D. cả 2 ý A và B.
Câu 5: Từ năm 2000 đến năm 2005, tỉ trọng lao động của thành
phần kinh tế nào liên tục tăng?
A. Khu vực Nhà nước. C. Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài.
B. Khu vực ngoài Nhà nước. D. Khu vực Nhà nước và ngoài
Nhà nước.
Câu 6: Mỗi năm nước ta đã tạo khoảng 1 triệu việc làm mới là nhờ:
A. Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất, dịch
vụ.
B. Người nông dân tích cực tìm kiếm việc làm khi nhàn rỗi.
C. Nhà nước đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
D. Sự phát triển quy mô của các đô thị.
Câu 7: Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ngày càng tăng ở
nông thôn do nguyên nhân nào?
A. Nhiều người ra thành phố kiếm việc làm.
B. Đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn.
C. Giảm tỉ lệ sinh.
D. Mở rộng diện tích đất trồng trọt.
Câu 8: Hiện nay nước ta mỗi năm tăng thêm bao nhiêu lao động?
A. Gần 1 triệu lao động. C. Gần 1,5 triệu lao động.
B. Hơn 1 triệu lao động. D. Hơn 1,5 triệu lao động.
V. Hoạt động nối tiếp:
Dựa vào bảng 17.3 SGK Địa lí 12:
a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu lao động có việc làm phân
theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000- 2005.
b) Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét và giải thích.
Làm câu hỏi 1, 2 trong SGK.