Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TÌM HIỂU VỀ BỆNH VIÊM NÃO – VIÊM MÀNG NÃO docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.58 KB, 5 trang )

TÌM HIỂU VỀ BỆNH VIÊM NÃO –
VIÊM MÀNG NÃO




Bộ não của con người được bảo vệ trong hộp sọ. Nhằm bảo vệ tốt bộ não
không bị tổn thương do va chạm với xương sọ, bộ não được bao bọc bởi
màng não. Màng não bao gồm 3 lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài là:
màng nuôi, màng nhện và màng cứng. Khoảng trống giữa màng nuôi và
màng nhện có chứa đầy dịch lỏng, được gọi là dịch não tuỷ (DNT). Ngoài
tác dụng bảo vệ, DNT còn là môi trường chứa các chất dinh dưỡng cung
cấp cho tế bào thần kinh.



Brain: não bộ - Dura: màng cứng - Cerebrospinal fluid: dịch não tủy

Màng não không chỉ bảo vệ bộ não trước những chấn động cơ học mà
còn là tấm màng ngăn không cho các vi sinh vật (vi trùng, siêu vi, vi
nấm…) xâm nhập vào não. Khi các vi sinh vật có độc tính cao hay cơ thể
bị suy yếu, màng não sẽ bị tấn công làm xảy ra hiện tượng viêm, được gọi
là “viêm màng não” (VMN). Sau khi tấn công màng não gây ra VMN,
các loại siêu vi có thể tiếp tục tiến sâu vào trong não làm cho người bị
mắc bệnh viêm não. Trong khi đó, các loại vi trùng chỉ gây ra áp xe não.
Hay nói cách khác, vi trùng không gây ra viêm não, chỉ tạo thành những ổ
áp xe não.

Chẩn đoán VMN nói chung, được nghĩ đến ở một bệnh nhân có những
dấu hiệu của các hội chứng sau:


1- Hội chứng nhiễm trùng: sốt đôi khi kèm ớn lạnh, lạnh run, lừ đừ, uể
oải, chán ăn, môi khô, lưỡi dơ, đau nhức toàn thân.


Nhức đầu, uể oải, sốt

2- Hội chứng màng não: cổ gượng cứng (không thể cúi đầu xuống để
cằm đụng vào ngực); tam chứng màng não bao gồm ba dấu hiệu sau:
Nhức đầu (nhất là ở vùng đỉnh đầu và dọc sau gáy), nôn ói (ói vọt bất
chợt, không kiềm chế được, không liên quan đến việc ăn uống) và táo
bón. Ở trẻ em sẽ thấy rõ dấu hiệu vạch da màng não: vết ửng đỏ theo vết
vạch ở da bằng một vật không sắc cạnh (ví dụ như dùng móng tay vạch
nhẹ da vùng bụng).



Cổ gượng, đau sau gáy

3- Hội chứng não: rối loạn tri giác (lừ đừ’ li bì, hôn mê…hoặc bứt rứt,
vật vãa3m, co giật). Người bệnh có thể bị liệt các dây thần kinh sọ não
với các biểu hiện: liệt nửa người, lé mắt, sụp mi mắt.



Sợ ánh sáng, lơ mơ, li bì, ngủ gà

Nếu ở bệnh nhân chỉ có hội chứng não và kết quả xét nhiệm DNT trong
giới hạn bình thường thì bệnh nhân được chẩn đoán là viêm não. Tuy
nhiên , trên thực tế, siêu vi thường hay gây ra hiện tượng viêm ở cả màng
não và não, đây là những trường hợp được chẩn đoán là : ”Viêm não –

màng não”.

Trong trường hợp bị nhiễm não mô cầu, phần lớn các bệnh nhân còn có
dấu hiệu ngoài da là những đốm xuất huyết dưới da. Bởi vì trước khi xâm
nhập vào màng não gây viêm, não mô cầu vào máu, gây nhiễm não mô
cầu toàn thân. Các đốm xuất huyết dưới da, có dạng những mảng có rìa
không tròn đều giống như hình bản đồ, giúp cho chúng ta có hướng chẩn
đoán bệnh nhân bị VMN do não mô cầu. Tuy nhiên, chẩn đoán chỉ được
xác định chính xác sau khi xét nghiệm DNT. Sau khi nhuộm màu, soi
DNT cho thấy sự hiện diện của những vi trùng dạng hình cầu.

Con người là ổ chứa của Não mô cầu và một số các vi khuẩn khác gây
viêm màng não. Thông thường, các vi khuẩn này trú ẩn ở niêm mạc hầu
họng của người. Trong khi đó, người bị lây các siêu vi gây viêm não từ
chim và heo qua vật trung gian truyền bệnh là muỗi.

Bệnh nhiễm não mô cầu và VMN do não mô cầu lây lan qua đường tiếp
xúc trực tiếp: qua những giọt nước miếng nhỏ li ti từ mũi họng của người
mang vi khuẩn não mô cầu. Người ta ước tính có khoảng 25% người bị
nhiễm não mô cầu nhưng không bị VMN. Bệnh lưu hành ở khắp mọi nơi.
Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và ở lứ tuổi thanh niên., ở nam nhiều hơn nữ
và thường ở những nơi có nhiều người tập trung trong một diện tích chật
hẹp như doanh trại, nhà trọ, hồ bơi… (ví dụ như vụ dịch hồi tháng 2-3
vừa qua tại khu nhà trọ của công nhân ở quận Thủ đức - Tp. HCM).

Bệnh nhân VNM do vi trùng được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu
trung bình 10 ngày. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm (trong vòng 3
ngày kể từ khi khởi bệnh), bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn. Trong
trường hợp điều trị trễ bệnh nhân có thể bị các di chứng: liệt nửa người,
giảm sút trí tuệ… và thậm chí bị hôn mê sâu rồi tử vong.


Trong các trường hợp viêm não hay viêm não màng não, tức là bệnh do
siêu vi gây ra, chúng ta vẫn chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. Những bệnh
nhân viêm não, viêm não-màng não, được điều trị không đặc hiệu tức là
điều trị các triệu chứng (hạ sốt, thở Oxy hổ trợ, truyền dịch, cho ăn qua
ống thông dạ dày …).

Nói tóm lại, các bệnh viêm não – màng não đều là bệnh lý nhiễm trùng
cấp tính và nguy hiểm, phải được chẩn đoán và điều trị sớm tại các cơ sở
y tế nhằm giảm thiểu các biến chứng cũng như giữ tính mạng cho bệnh
nhân.

Hiện nay, để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật bản cũng như đối với một
số vi trùng gây viêm màng não, chúng ta đã có thuốc chích ngừa (thuốc
chích ngừa VMN do Hib, ngừa Phế cầu…). Bên cạnh đó, việc giữ gìn vệ
sinh môi trường, thông thoáng nơi ở luôn luôn là biện pháp phòng ngừa
hữu hiệu không chỉ dành riêng đối với bệnh viêm não – màng não.

Nhờ vào việc áp dụng tích cực các biện pháp phòng ngừa đặc hiệu (uống
kháng sinh phòng ngừa, chích ngừa) và không đặc hiệu (sát trùng, tẩy uế
nơi xảy ra dịch, giảm bớt sự tụ tập đông người tại khu xãy ra dịch…)
ngành y tế Tp. HCM phối hợp với chính quyền địa phương đã khống chế
được dịch bệnh nhiễm não mô cầu tại Thủ Đức.

×