TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI
KỲ
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Học kỳ II Năm học 2010 – 2011
(Không được sử dụng tài liệu)
Môn: Thanh toán quốc tế Thời lượng: 60 phút
Mã đề: 1
Câu 1. Phương thức thanh toán là tín dụng chứng từ có giá trị thanh toán tại ngân hàng được chỉ định ở nước xuất khẩu,
hối phiếu được ký phát đòi tiền:
a. Applicant c. Nominated bank
b. beneficiary bank d. Issuing bank
Câu 2. Phương thức thanh toán là tín dụng chứng từ có giá trị thương lượng tại ngân hàng được chỉ định ở nước xuất
khẩu, hối phiếu được ký phát đòi tiền:
a. Applicant c. Nominated bank
b. beneficiary bank d. Issuing bank
Câu 3. Theo URC522,ICC, chứng từ thương mại là, ngoại trừ:
a. Hối phiếu c. B/L
b. C/O d. C/A
Câu 4. Theo URC 522, ICC, chứng từ tài chính là, ngoại trừ:
a. Bill of exchange c. Promissory note
b. Check d. C/O
Câu 5. Chọn phương thức thanh toán có độ an toàn cao đối với bên bán và mua
a. L/C c. D/P
b. D/A d. T/T
Câu 6. Thị trường đang thuộc về người xuất khẩu, chọn phương thức có lợi cho người xuất khẩu
a. L/C c. D/P
b. CAD d. T/T
Câu 7. Trong các loại hối phiếu sau, hối phiếu nào có thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu và trao tay :
a. Hối phiếu vô danh c. Hối phiếu theo lệnh
b. Hối phiếu đích danh d. Cả a, b, c
Câu 8. Theo UCP 600 và ISBP 681, L/C yêu cầu xuất trình hóa đơn gồm có 4 bản, người hưởng lợi xuất trình như thế
nào để phù hợp:
a. 1 gốc, 3 sao c. 3 gốc 1 sao
b. 2 gốc, 2 sao d. Ít nhất một bản gốc
Câu 9. Theo ISBP 681, chứng từ nào sau đây yêu cầu phải ghi ngày tháng mặc dù L/C không quy định:
a. B/L c. Raiway bill
b. Airway bills d. Cả a, b, c
Câu 10. Trong lưu thông hối phiếu, nghiệp vụ nào chuyển người hưởng lợi thành con nợ của tờ hối phiếu:
a. Endorsement c. Discount
b. Protest d. Acceptance
Câu 11. Trong nhờ thu D/P, người xuất khẩu mất quyền kiểm soát đối với hàng hóa khi :
a. Người nhập khẩu chấp nhận trả tiền hối phiếu c. Người nhập khẩu trả tiền hối phiếu
b. Hối phiếu được chiết khấu d. Hối phiếu được ngân hàng bảo lãnh
Câu 12. Trong nhờ thu D/A chỉ thị có ghi câu tiền lãi do người nhập khẩu chịu, người mua muốn có chứng từ đi nhận
hàng thì phải
1
a. Chấp nhận trả tiền hối phiếu c. Chiết khấu hối phiếu
b. Trả tiền hối phiếu d. Chấp nhận trả tiền hàng và tiền lãi
Câu 13. Với tư cách là nhà nhập khẩu, anh (chị) lựa chọn phương thức thanh toán có lợi nhất:
a. T/T trả trước c. L/C
b. D/A d. D/P
Câu 14. Theo UCP, xuất trình chứng từ phù hợp có nghĩa là bộ chứng từ phải :
a. Tuân thủ hợp đồng xuất nhập khẩu c. Tuân thủ UCP, ISBP
b. Tuân thủ các quy định L/C d. b và c
Câu 15. L/C thể hiện quan hiện tín dụng giữa người xuất khẩu và nhập khẩu là:
a. Stand by L/C c. Red clause L/C
b. Confirmed L/C d. Back to back L/C
Câu 16. Hợp đồng và L/C theo điều kiện FOB (Incoterms 2010), ngày giao hàng là:
a. Ngày phát hành hóa đơn thương mại c. Ngày phát hành B/L
b. Ngày phát hành hối phiếu d. Ngày xếp hàng lên tàu trên B/L
Câu 17. Chọn phương thức thanh toán thường sử dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hiện nay
a. D/P. c. Nhờ thu trơn
b. D/A. d. T/T
Câu 18. Các câu nào sau đây anh (chị) nhất định phải tu chỉnh khi nhận và kiểm tra L/C do người nhập khẩu mở:
a. Hóa đơn: 4 bản, có xác nhận của người mua c. C/O : 4 bản
b. B/L: Toàn bộ bản gốc d. Packing list : 4 bản
Câu 19. Chứng từ nào không được xem là chứng từ vận tải (theo ISBP 681)
a. B/L c. Delivery order
b. Rail way bill d. Airway bill
Câu 20. Chọn loại L/C ràng buộc nghĩa vụ giao hàng và thanh toán của các bên trong thương mại quốc tế:
a. Reciprocal L/C c. Back to back L/C
b. Transferable L/C d. Red clause L/C
Câu 21. L/C có nội dung và hình thức tương tự bao lãnh thư của ngân hàng là:
a. Comfirmed L/C c. Reciprocal L/C
b. Transferable L/C d. Stand by L/C
Câu 22. Theo UCP 600, những chứng từ nào sau đây phải được phát hành bởi người thụ hưởng nếu chúng không được
quy định khác trong thư tín dụng?.
a. Hóa đơn thương mại b. C/O c. C/A d. AWB
Câu 23. Nếu một thư tín dụng yêu cầu vận đơn đường biển thể hiện cảng đi là cảng Hamburg, cảng dỡ hàng là cảng Tp.
Hồ Chí Minh. Vận đơn thể hiện nơi nhận là M, tương tự như cảng đi Hamburg, cảng dỡ hàng là Singapore và nơi đến
cuối cùng là cảng Tp. Hồ Chí Minh. Câu nào sau đây là đúng?.
a. Vận đơn là không phù hợp do cảng dỡ hàng không đúng quy định.
b. Vận đơn được chấp nhận.
c. Vận đơn là không phù hợp do đây là vận đơn dành cho vận chuyển hàng đa phương thức.
d. Vận đơn là không phù hợp do nó thể hiện địa điểm nhận hàng không đúng quy định của thư tín dụng.
Câu 24. Theo UCP 600, khi người thụ hưởng đầu tiên của L/C chuyển nhượng khi xuất trình Hối phiếu (Draft) và Hoá
đơn thương mại (Invoice) không thành công để thay thế dựa trên yêu cầu ban đầu, Ngân hàng chuyển nhượng có quyền:
a. Liên hệ với ngân hàng phát hành để xin chỉ thị.
b. Liên hệ với người thụ hưởng đầu tiên một lần nữa và chờ chỉ thị.
c. Lập một hối phiếu và Hoá đơn thương mại đại diện cho người thụ hưởng đầu tiên để thay thế.
d. Chờ Hối phiếu và Hoá đơn thương mại của người thụ hưởng thứ 2 gởi đến ngân hàng phát hành.
Câu 25.Theo UCP 600, một chứng từ không được quy định trong L/C, ngân hàng sẽ xử lý :
a. Không xem xét đến c. Không xem xét và gửi trả lại cho người xuất trình
b. Kiểm tra bình thường d. a, b, c đều đúng
2
Câu 26. Một L/C quy định cách thực hiện: bằng hối phiếu trả ngay ký phát cho ngân hàng mở. Cách thực hiện của L/C
đó là:
a. Chấp nhận c. Trả chậm sau một thời hạn quy định.
b. Thanh toán trả ngay. d. Bằng thương lượng.
Câu 27. Người thụ hưởng L/C dự định chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ trị giá của L/C cho nhà cung cấp cuối
cùng, thư tín dụng đáp ứng yêu cầu đó của người thụ hưởng là:
a. L/C có điều khoản đỏ c. L/C có điều khoản chuyển giao
b. L/C có điều khoản phân chia được d. L/C có thể chuyển nhượng
Câu 28. Một L/C yêu cầu Giấy chứng nhận Giám định hàng hoá do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Theo UCP 600,
các ngân hàng có thể chấp nhận một giấy chứng nhận giám định hàng hoá do các tổ chức cấp, ngoại trừ:
a. Người mở xin mở L/C c. Người thụ hưởng L/C.
b. Tổ chức giám định SGS d. Nhà cung ứng
Câu 29. Một thư tín dụng yêu cầu như sau “(1) 100 tấn lúa mì, (2) 1130 đôi giày”, giao hàng từng phần không cho
phép. Hoá đơn thương mại thể hiện thông tin nào không được chấp nhận theo UCP 600 và các điều khoản của L/C?.
a. (1) 95 tấn lúa mì (2) 96 đôi giày. c. (1) 105 tấn lúa mì (2) 1130 đôi giày.
b (1) 106 tấn lúa mì (2) 100 đôi giày. d. (1) 100 tấn lúa mì (2) 95 đôi giày.
Câu 30. Trước khi thông báo thư tín dụng đến người thụ hưởng, Ngân hàng thông báo có trách nhiệm:
a. Đọc dịch và giải thích nội dung của L/C
b. Kiểm tra và xác định tính chân thật của L/C.
c. Kiểm tra tính hợp lý các điều kiện của L/C
d. Kiểm tra tính khả thi của L/C.
Câu 31. Chứng từ nào không chuyển nhượng được:
a. Hối phiếu c. Invoice
b. Chứng từ bảo hiểm d. Chứng từ vận tải
Câu 32. Chọn L/C có thể dùng thay thế cho L/C có thể chuyển nhượng được:
a. L/C xác nhận c. L/C giáp lưng
b. L/C dự phòng d. L/C có điều khoản đỏ
Câu 33. Loại L/C không được quy định trong UCP 600:
a. Revocable L/C c. Irrevocable L/C
b. Confirmed L/C d. Back to back L/C
Câu 34. Chọn phương thức thanh toán có lợi nhất cho người xuất khẩu
a. L/C, at sight c. D/A
b. D/P d. Cả a, b, c
Câu 35. LC yêu cầu phiếu đóng gói. Theo ISBP 681, Những chứng từ nào sau đây là chấp nhận được?
(a) Packing List with packing information (c) Packing Note with packing information
(b) Packing List without packing information (d) Packing and Weight List with packing information
Câu 36. L/C quy định cách thực hiện là: Thương lượng tại ngân hàng X, trong khi đó ngân hàng mở L/C là Y, Ngân
hàng thông báo là Z, hối phiếu sẽ được ký phát đòi tiền
a. X bank c. Z bank
b. Y bank d. Cả a, b, c đều đúng
Câu 37. Theo ISBP 681, chứng từ nào sau đây yêu cầu phải ghi ngày tháng mặc dù L/C không quy định:
a. Certificate of insurance c. C/O
b. C/A d. cả a, b, c đều đúng
Câu 38. Một L/C yêu cầu hối phiếu của người hưởng lợi được ký phát có ghi thời hạn thanh toán như sau: “60 ngày kể
từ ngày ký phát vận đơn”, ngày ký phát vận đơn là 12/7/2007. Cách ghi thời hạn thanh toán trên hối phiếu nào là được
chấp nhận theo ISBP 681:
a. “60 days after BL date” c. “60 days after 12 July 2007”
b. “60 days after shipment date” d. Cả a, b và c
Câu 39. Thời gian giao hàng trên L/C ghi là giữa tháng 6 năm 2011, theo UCP600 và ISBP681 thì thời gian này là
a. Ngày 14,15, 16 tháng 6 năm 2011 c. Ngày 11 đến 20 thang 6 năm 2011
b. Ngày 10 đến 20 tháng 6 năm 2011 d. Ngày 15 đến 20 tháng 6 năm 2011
3
Câu 40. Trong phương thức thanh toán nhờ thu, ngân hàng của nhà xuất khẩu có thể là ngân hàng nào sau đây:
a. Sending bank c. Presenting bank
b. Remitting bank d. Collecting bank
Câu 41. Nếu bản chỉ thị nhờ thu nói rõ không bỏ phí, người trả tiền từ chối thanh toán phí thì ngân hàng xuất trình sẽ:
a. Không giao các chứng từ
b. Giao chứng từ theo yêu cầu của người nhập khẩu
c. Hỏi ý kiến ngân hàng nhờ thu
d. Hỏi ý kiến người ủy thác thu
Câu 42. Phát biểu nào sau đây về B/L là đúng ?
a. Do người chuyên chở hoặc đại diện cấp c. Là biên lai nhận hàng của người chuyên chở
b. Là chứng từ sở hữu hàng hóa d. Cả a, b và c
Câu 43. Nếu bản chỉ thị nhờ thu quy định cụ thể rằng mọi lệ phí và chi phí nhờ thu là do người trả tiền chịu và người
này lại từ chối thanh toán thì ngân hàng xuất trình có thể:
a. Không giao chứng từ cho người trả tiền.
b. Giao các chứng từ khi được thanh toán hay khi được chấp nhận thanh toán hoặc khi các điều kiện khác được
thực hiện nếu là cần thiết.
c. Hỏi ý kiến ngân hàng nhờ thu
d. Hỏi ý kiến ngân hàng thu hộ
Câu 44. Anh (Chị) là nhà xuất khẩu, hợp đồng có giá trị lớn, tình hình chính trị xã hội ở nước nhập khẩu không ổn định
lựa chọn L/C thích hợp cho thương vụ:
a. Transfer L/C c. Stand by L/C
b. Confirmed L/C d. Reciprocal L/C
Câu 45. Thương vụ mua bán qua trung gian, nhưng L/C ban đầu không có chữ “transfer”, anh chị chọn L/C phù hợp:
a. Reciprocal L/C c. Back to back L/C
b. Transferable L/C d. Confirmed L/C
Câu 46. Điều khoản nào của UCP 600, ICC quy định về vận đơn đường biển
a. Điều 19 b. Điều 20 c.Điều 21 d. Điều 22
Câu 47. Theo UCP600, ICC, ngân hàng phát hành bị ràng buộc không thể hủy bỏ bởi các sửa đổi L/C kể từ khi:
a. Sửa đổi đã thông báo tới người hưởng lợi c. Khi sửa đổi được chấp nhận bởi người hưởng lợi
b. Khi ngân hàng mở L/C phát hành sửa đổi d. Khi người hưởng lợi chấp nhận sửa đổi.
Câu 48. Ngân hàng sẽ coi lại chứng từ gốc bất kỳ chứng từ nào nhìn bề nào có:
a. Chữ ký của người phát hành chứng từ, trừ khi chứng từ chỉ ra bản thân nó không phải là chứng từ gốc.
b. Dấu hiệu của người phát hành chứng từ, trừ khi chứng từ chỉ ra bản thân nó không phải là chứng từ gốc.
c. Nhãn gốc thực của người phát hành chứng từ, trừ khi chứng từ chỉ ra bản thân nó không phải là chứng từ gốc.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 49. Đối với người hưởng lợi L/C, khi nào tu chỉnh L/C xem là có giá trị ràng buộc:
a. Khi tu chỉnh được phát hành
b. Khi Ngân hàng thông báo tu chỉnh đến người hưởng lợi
c. Khi tu chỉnh gửi đến tay người hưởng lợi
d. Khi người hưởng lợi có văn bản chấp nhận
Câu 50. Nhà xuất khẩu Việt Nam có L/C không hủy ngang do nhà nhập khẩu nước ngoài mở, nhưng không có hàng để
giao, nhà xuất khẩu này mua hàng của một nhà cung ứng ở Malasia để giao cho người nhập khẩu, loại L/C thích hợp
nhất cho thương vụ này là:
a. Reciprocal L/C c. Back to back L/C
b. Transferable L/C d. Irrevocale L/C
----Hết----
TRƯỞNG BỘ MÔN DUYỆT GIẢNG VIÊN RA ĐỀ
4