Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

MIỀN BẮC VỚI CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ I & SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CNXH_3 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.28 KB, 10 trang )

MIỀN BẮC VỚI CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN
THỨ I & SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CNXH

Đoàn ngụy quyền Sài Gòn do Phạm Đăng Lâm làm Trưởng đoàn nhau.
Lập trường của ta luôn giữ vững hai vấn đề cơ bản: Mĩ phải công nhận
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt
Nam; Mĩ phải rút hết quân đội viễn chinh và quân chư hầu ra khỏi miền
Nam Việt Nam. Lập trường phía Mĩ đòi hai bên cùng rút quân ra khỏi
miền Nam Việt Nam. Cũng do vậy, Hội nghị diễn ra rất gay go, quyết liệt
và kéo dài, nhiều khi bị gián đoạn. Buộc phải thừa nhận Mặt trận dân
tộc giải phóng miền Nam Việt Nam dự cuộc hội nghị về vấn đề Việt
Nam ở Pari, đế quốc Mĩ đã phải chấp nhận sự thất bại bước đầu của
chủ trương "thương lượng trên thế mạnh", buộc phải công nhận sức
mạnh phong trào yêu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam mà Mặt
trận là : người đại diện. Đó là một thắng lợi to lớn, góp phần tạo thế
cho quân và dân ta đẩy mạnh tiến công trên mặt trận quân sự.

Từ ngày 22-2 đến ngày 30-3-1969, quân và dân miền Nam mở cuộc tiến
công đồng loạt vào hơn 400 mục tiêu của địch ở 36 thành phố, thị xã,
hơn 100 quận lị, thị trấn, 35 sở chỉ huy, 38 sân bay, 17 khu hậu cần lớn.
Sau 35 ngày đêm chiến đấu, quân và dân ta đã loại 104.000 tên địch,
trong đó có 52.000 tên Mĩ và hơn 4.000 lính chư hầu; tiêu diệt và tiêu
hao nặng 35 tiểu đoàn và đơn vị hỗn hợp tương đương tiểu đoàn; bắn
rơi và phá huỷ 1.600 máy bay các loại; phá huỷ 2.900 xe quân sự (có
1.440 xe tăng và xe bọc thép); bắn chìm và bắn cháy 275 tàu, xuồng
chiến đấu; thiêu huỷ và phá nổ 270 kho bom đạn, xăng dầu và phương
tiện chiến tranh .

Thắng lợi to lớn và toàn diện của nhân dân miền Nam trong những ngày
đầu xuân Kỉ Dậu (1969) đã giáng những đòn mãnh liệt vào chiến lược
"quét và giữ" của Abram, vào kế hoạch "bình định cấp tốc", làm cho


ngụy quân, ngụy quyền càng thêm rệu rã và ý chí xâm lược của Mĩ càng
bị lung lay.

Trong những tháng tiếp theo, từ tháng 4 đến tháng 8-1969, quân và
dân miền Nam liên tiếp giành thắng lợi ở nhiều nơi: Đánh bại cuộc hành
quân "Cái nêm Atlát" của hơn 10.000 quân Mĩ - ngụy vào vùng Thủ Dầu
Một (17 - 27-3-1969), loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.000 tên, phá huỷ
210 xe tăng, bắn rơi 12 máy bay; tiến công 22 vị trí địch, 4 chi khu quân
sự và nhiều đồn bốt tại Vĩnh Long (11 - 14- 4-1969), diệt 1.147 tên, bắn
rơi và phá huỷ 100 máy bay; mở chiến dịch Long Khánh (Đông Nam Bộ)
(5-5 - 20-6-1969) nhằm phá hoại kế hoạch "bình định cấp tốc" của địch
và đánh bại thêm một bước chiến lược "quét và giữ", loại khỏi vòng
chiến đấu 7.165 tên, bắn rơi 79 máy bay, phá huỷ 47 khẩu pháo 105 -
155 mm. Từ ngày 8 đến 26-5-1969, quân và dân Bắc Kon Tum dồn dập
tiến công địch trong khu vực sân bay Đắc Tô, sân bay Kon Tum, thị trấn
Tân Cảnh; vây hãm trại lực lượng đặc biệt Plây Cần, chặn đánh 12 tiểu
đoàn chủ lực ngụy ở vùng Tân Cảnh, loại khỏi vòng chiến đấu 3.000 tên,
bắn rơi và phá huỷ 68 máy bay, 71 xe quân sự Từ ngày 6 đến ngày 20-
6-1969, lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng Quảng Đà cùng một lúc
tiến công địch ở thành phố Đà Nẵng, các thị xã, thị trấn, huyện và nhiều
đồn bốt, đánh trúng các sân bay Nước Mặn, Xuân Thiều bến tàu quân
sự Đà Nẵng, Sơn Trà, đánh phá các căn cứ chỉ huy của sư đoàn lính thuỷ
đánh bộ Mĩ số 1 ở Sủng Mây, sở chỉ huy sư đoàn Amêricơn ở Kỉ Hà; loại
khỏi vòng chiến đấu 4.710 tên, phá huỷ 78 máy bay, 87 xe bọc thép, 23
đại bác Từ ngày 1-8 đến ngày 15-9-1969, quân và dân miền Nam tổ
chức tiến công địch ở gần 40 thành phố, thị xã, gần 60 sở chỉ huy từ cấp
trung đoàn trở lên, hơn 30 sân bay quân sự, nhiều bến tàu, khu hậu
cần; loại khỏi vòng chiến đấu hơn 65.000 địch (trong đó có 25,000 Mĩ
và chư hầu), bắn rơi 795 máy bay, phá huỷ 2.600 xe quân sự (1.450 xe
tăng và xe bọc thép), bắn chìm và bắn cháy 178 tàu, xuồng chiến đấu

phá huỷ 280 đại bác và súng cối hạng nặng .

Giữa lúc quân và dân hai miền đất nước đang giành nhiều thắng lợi
ngày càng to lớn, vào lúc 9 giờ 47 phút ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí
Minh, vị lãnh tụ vĩ đại vô cùng kính yêu của toàn thể dân tộc Việt Nam,
người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,
phong trào giải phóng dân tộc, từ trần.

Ngày 3-9-1969, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam
họp Hội nghị toàn thể khẩn cấp (Hội nghị lần thứ 17), ra Lời kêu gọi cán
bộ, đảng viên, chiến sĩ, đồng bào cả nước và kiều bào ở nước ngoài
"Triệu người như một hãy biến đau thương thành hành động cách
mạng, dũng cảm tiến lên, tiếp tục sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, thực hiện thắng lợi lí tưởng và hoài bão của Người; chấp hành
nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Trung ương Đảng và Chính phủ;
ra sức học tập tư tưởng và tác phong của Người" 2. Từ ngày 6 đến ngày
9- 9-1969, lễ viếng và truy điệu được cử hành trọng thể tại Quảng
trường Ba Đình lịch sử.

Ở miền Nam, mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, Uỷ ban Trung
ương Mặt trận dân tộc giải phóng, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng
hoà miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn lối cao cũng tổ chức lễ truy
điệu hết sức trọng thể. Không những ở vùng giải phóng, mà ngay trong
các vùng địch kiểm soát, đồng bào ta cũng tìm cách theo dõi tin về lễ
tang và tổ chức lễ truy điệu bằng nhiều hình thức khác nhau. Biến đau
thương thành hành động, quân và dân miền Nam tăng cường phối hợp
với lực lượng cách mạng hai nước bạn, tiếp tục tiến công và phản công
địch trên các chiến trường, lập nhiều chiến công. Từ đêm 10-2-1970,
cùng với quân giải phóng Lào, bộ đội ta tiến công vào khu vực Cánh
Đồng Chum – Xiêng Khoảng, nơi địch làm bàn đạp uy hiếp căn cứ cách

mạng Sầm Nưa. Đến ngày 21-2-1970, cuộc tiến công kết thúc thắng lợi:
Toàn bộ khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng được giải phóng,
6.000 tên địch (phần lớn là lực lượng đặc biệt) đã bị loại khỏi vòng
chiến đấu; bạn và ta thu, phá huỷ hàng ngàn vũ khí các loại, bắn rơi và
phá huỷ 42 máy bay 1. Đây là một đòn giáng mạnh vào đế quốc Mĩ và
tay sai, đập tan một cố gắng quân sự cao nhất của chúng trên một địa
bàn chiến lược quan trọng ở Lào, so sánh lực lượng tiếp tục chuyển
biến theo chiều hướng có lợi cho cách mạng Lào.

Sau chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, lực lượng vũ trang
cách mạng Lào - Việt tiếp tục tiến công đuổi địch khỏi vùng Pắc Beng
(Uđômxay), Tây Bắc Lào, giải phóng một vùng đất rộng lớn dọc theo
sông Mê Công; kết hợp tiến công quân sự với vận động thu phục, quét
sạch lực lượng phỉ trong tỉnh Sầm Nưa và một phần tỉnh Luông
Phabang Đêm 28 rạng 29-4, nhằm đánh bại âm mưu của Mĩ định chia
cắt, bóp nghẹt cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam và chiến tranh
cách mạng Campuchia, bộ đội ta công lực lượng vũ trang cách mạng
Lào tiến thẳng vào Atôpơ, một căn cứ của phỉ và biệt kích chuyên đi
đánh phá vùng giải phóng và vùng ba biên giới. Ngày 1-5-1970, thị xã
Atôpơ và vùng phụ cận, với khoảng 1 vạn dân, được giải phóng. Thừa
thắng, quân ta tiếp tục tiến công giải phóng thị xã Xaravan và vùng phụ
cận (6-1970). Trên chiến trường Campuchia, Mĩ - ngụy cũng bị thất bại
nặng nề. Từ ngày 30-4 đến 30-6, với lực lượng khoảng 10 vạn quân (5
vạn Mĩ và 5 vạn quân ngụy Sài Gòn), chúng mở 23 cuộc hành quân đánh
sang Campuchia, trong phạm vi 6 tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia
(Takeo, Campốt, Kômpông Chàm, Xoài Riêng, Prây Veng, Ratanakiri).
Khi Mĩ - ngụy triển khai cuộc hành quân, Bộ Chính trị Trung ương Đảng
kịp thời chỉ thị cho Trung ương Cục miền Nam:

"Cần tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng và kế hoạch cùng các đồng

chí bạn đánh chiếm và mở rộng vùng giải phóng 7 tỉnh biên giới, từ biên
giới ta đến bờ sông Mê Công, đồng thời giúp bạn lập khu du kích ở Tây
Nam, Bắc và Tây Bắc. Bộ đội chủ lực ở biên giới không những có nhiệm
vụ tiếp tục đánh Mĩ - ngụy trên đất ta mà còn có nhiệm vụ tiến công
kiên quyết phối hợp với bạn tác chiến mở rộng mặt trận, mở rộng vùng
giải phóng phía sau trên đất Campuchia, đánh bại âm mưu của Mĩ " . Bộ
đội tình nguyện Việt Nam cùng với quân và dân Campuchia đã tiêu diệt
và làm bị thương 17.000 địch, phá huỷ 1.500 xe quân sự (750 xe tăng và
xe bọc thép), bắn rơi 20 máy bay, giải phóng hoàn toàn 5 tỉnh Đông Bắc
(Stung Treng, Ratanakin, Krachiê, Munđukiri, Prếch Vihia) và phần lớn
vùng nông thôn 10 tỉnh khác. Vùng giải phóng Campuchia đã hình thành
trên một khu vực rộng lớn với 61 quận trong tổng số 102 quận và
.4.545.000 dân trong tổng số 7.000.000 dân. Âm mưu của Mĩ định chia
rẽ cách mạng ba nước Đông Dương, cô lập cách mạng Việt Nam bị thất
bại. Cách mạng Campuchia có điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh
chóng.

Bị thất bại nặng nề, ngày 30-6-1970, đế quốc Mĩ phải tuyên bố rút quân
về miền Nam Việt Nam, chấm dứt cuộc hành quân xâm lược
Campuchia. Mặc dù vậy, đế quốc Mĩ chưa chịu từ bỏ âm mưu xâm lược
Campuchia, vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược "Khơme hoá chiến
tranh". Chúng để lại một bộ phận quân ngụy Sài Gòn làm chỗ dựa cho
quân ngụy Phnom Pênh để thực hiện "Khơme hoá chiến tranh". Cũng
do vậy, bộ đội tình nguyện Việt Nam cùng với quân và dân Campuchia
tiếp tục tiến công tiêu diệt địch.

Chiến thắng Cánh Đồng Chum và việc giải phóng Atôpơ, Xaravan ở Lào
cùng với việc giải phóng Đông Bắc Campuchia trong nửa đầu năm 1970
có ý nghĩa rất to lớn. Nó tạo nên một địa bàn chiến lược liên hoàn rộng
lớn, nối liền miền Bắc Việt Nam với Thượng Lào và Trung - Hạ Lào, với

miền Tây Trị Thiên, Tây Nguyên, Nam Bộ, Đông Bắc Campuchia, hình
thành một thế trận vững chắc chưa từng có cho cách mạng ba nước.
Trên thực tế, Đông Dương trở thành một chiến trường thống nhất. Đó
cũng là thất bại nặng nề của đế quốc Mĩ trong âm mưu "dùng người
Đông Dương đánh người Đông Dương".

Do những thất bại nặng nề trên chiến trường ba nước trong năm 1970,
đế quốc Mĩ và tay sai ngày càng rơi vào thế sa lầy trong cuộc chiến
tranh. Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, đế quốc Mĩ tiếp
tục lao vào cuộc phiêu lưu quân sự mới, hi vọng nhờ đó thoát khỏi tình
hình bế tắc. Đầu tháng 2-1971, với lực lượng 45.000 quân, Mĩ - ngụy
mở cuộc hành quân chiến lược lớn mang tên "Lam Sơn - 719" đánh lên
khu vực biên giới Đường 9 - Nam Lào. Đây là cuộc hành quân điển hình
của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh".

Thông qua cuộc hành quân này, Mĩ - ngụy nhằm mục đích:

- Phá hành lang chiến lược của ta, "bóp nghẹt từ cuống họng" đường
chi viện vào Nam.

- Tập dượt quân ngụy Sài Gòn trong việc thực hiện công thức "bộ binh
ngụy + hoả lực Mĩ" của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" bằng
cách đưa quân ngụy đối chọi với quân chủ lực của ta tại một chiến
trường rừng núi tiếp giáp với miền Bắc Việt Nam.

- Lập một phòng tuyến ngăn chặn cắt đôi Đông Dương, tạo cho chúng
một thế mạnh ở miền Nam, uy hiếp miền Bắc, hỗ trợ cho "chiến tranh
đặc biệt tăng cường" ở Lào và "Khơ me hoá chiến tranh" ở Campuchia.

Trước âm mưu và hành động của địch, chủ trương của Đảng ta là: tập

trung lực lượng, kiên quyết tiêu diệt thật nhiều sinh lực và phương tiện
chiến tranh của Mĩ - ngụy, bảo vệ bằng được con đường chi viện cho
các tiền tuyến, phối hợp với các chiến trường, với nhân dân các nước
Lào và Campuchia, đập tan hành động phiêu lưu quân sự của đế quốc
Mĩ, tiến lên giành toàn
thắng cho chiến dịch.

Do nắm đúng ý đồ, dự đoán đúng kế hoạch hành quân của địch, nên
chúng ta đã chuẩn bị một kế hoạch tác chiến chu đáo. Nhờ đó, sau hơn
40 ngày đêm chiến đấu (8-2 - 23-3-1971), quân và dân hai nước việt
Nam và Lào đập tan cuộc hành quân của địch, tiêu diệt và bắt 23.000
tên, bắn rơi và phá huỷ gần 500 máy bay

Thắng lợi trên Mặt trận Đường 9 - Nam Lào có ý nghĩa chiến lược to
lớn, mở ra khả năng hiện thực đánh bại chiến lược "Việt Nam hoá chiến
tranh", làm sa sút nghiêm trọng tinh thần chiến đấu của binh sĩ Mĩ -
ngụy. Thắng lợi này cũng bảo vệ được tuyến "Đường mòn Hồ Chí Minh
" cùng với toàn bộ hành lang chiến lược của ta.

Cùng với Mặt trận Đường 9 - Nam Lào, trên chiến trường hai nước bạn,
Mĩ - ngụy cũng liên tục bị tiến công và phản công. Ở Thượng Lào, ngày
13-2-1971, quân và dân Lào tiến công Long Chẹng - căn cứ biệt kích của
CIA và Vàng Pao; ở Hạ Lào, ngày 10-3, lực lượng cách mạng đuổi địch
rút chạy khỏi đông nam cao nguyên Bôlôven; sau đó đánh thẳng vào
Pắc Soòng, Bản
Nhích, giải phóng hoàn toàn cao nguyên Bôlôven ( 15-5 - 11-6- 1971).

Trên chiến trường Campuchia, lực lượng cách mạng áp sát Phnôm
Pênh, tiến công sân bay Pôchentông, phá huỷ nhiều máy bay địch.
Thắng lợi lớn nhất là chiến dịch phản công Đường số 7, đánh bại hoàn

toàn cuộc hành quân "Toàn thắng 1-71" của 23.000 quân ngụy Sài Gòn
dưới sự yểm trợ của không quân Mĩ vào vùng giải phóng Đông Bắc
Campuchia (4-2 - 4-3-1971).

×