Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

GÃY XƯƠNG CẲNG CHÂN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.22 KB, 7 trang )

GÃY XƯƠNG CẲNG CHÂN

Chú ý:
Đối với cẳng chân: Gãy 1 xương→biến dạng không đáng kể.
Nếu biện dạng nhiều → gãy 2 xương trở lên.
XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ GÃY:
- Gãy kín hay hở.
- Đơn giản hay phức tạp.
- Vị trí gãy + xương gãy.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA GÃY 2 XƯƠNG CẲNG CHÂN
- Đau chói ở ổ gãy, chân biến dạng.
- Sờ được đầu xương gãy do bờ trước và bờ trong của xương chày nằm ở dưới da.
- Tiếng lạo xạo rõ.
- Cử động bất thường.
Khi gãy xương lớn:
- Choáng.
- Chèn ép khoang.
- Tắc mạch do mỡ.
CHÈN ÉP KHOANG:
- Bình thường: áp lực trong khoang: 0 mmHg.
- Chèn ép khoang xảy ra trong trường hợp tăng V trong khoang mà khoang không
giãn ra được
 tăng áp lực trong khoang ( có thể lên đến 30mmHg).
- Áp lực càng tăng → ép khoang càng dữ dội → hoại tử cơ.
Triệu chứng của chèn ép khoang:
- Đau:
 Dữ dội có thể dẫn đến choáng.
 Đau tănglên lúc vận động, khi ép mạnh vào khoang vì lúc vận động, cơ gồng
lên  tăng áp lực.
- Dị cảm đầu chi: tê như kiến bò.
- Đầu chi nhợt nhạt, lạnh hơn so với bên đối diện.


- Thời gian vi tuần hoàn giảm.
- Vận động mất.
- Nếu chèn ép khoang sâu →bắp chân căng cứng ( khoang trước và sau sâu
hay bị chèp ép nhất).
- Mạch mu chân hoặc mạch chày sau (-).
HỘI CHỨNG VOLKMAN: khi chèn ép khoang gây hoại tử cơ.
- Đau dữ dội.
- Mất cảm giác.
- Đầu chi nhợt nhạt.
- Thời gian vi tuần giảm.
- Vận động ( -).
- Mạch mu chân, chày sau (-).
CẬN LÂM SÀNG:
- Siêu âm: phù nề cơ.
- Siêu âm doppler: thấy được tình trạng tưới máu chi thông qua tình trạng động
mạch,
tĩnh mạch.
- Đo áp lực khoang: phương pháp Whiteside.
KẾT LUẬN:
- Chẩn đoán xác định CEK khi áp lực khoang >30mmHg. Nhưng thật chất chỉ số
này chỉ mang tính chất tương đối nên tin cậy nhât vẫn là lâm sàng.
Tốt nhất nên can thiệp những giờ đầu của hội chứng Volkman.
ĐIỀU TRỊ:
- Kê cao chân để máu về tim dễ dàng hơn.
- Dùng thuốc chống phù nề: NSAIDs, corticoid.
- Kháng sinh,
- Bất động ổ gãy :
+ Kéo liên tục.
+ Nẹp bột.
+ Khung cố định ngoài.

Lưu ý:
- Nẹp bột có thể gây chèn ép vì thể không sử dụng. Kéo liên tục vừa bất động được
xương
vừa giảm được phù nề nên được sử dụng nhiều hơn.
- Phải theo dõi 15 -30 phút nếu triệu chứng CEK không giảm mà càng tăng lên thì
phải giải
phóng khoang kết hợp bất động ổ gãy.
Bất động ổ gãy có thể dùng:
- Khung cố định ngoài:
- Đinh nội tủy.
Theo dõi 15 ngày nếu bệnh nhân không có di chứng gì của CEK thì đóng ổ mổ và
ghép da.
Một số lưu ý khác:
- Gãy ở vị trí càng cao  CEK càng nặng.
o Vì 1/3 trên , 1/3 giữa nhiều cơ.
o Các mạch máu dễ bị viêm tắc.
o Thường là xương xốp nên dễ chảy máu.
- Gãy xương mác dễ gây tổn thương thần kinh mác.
+Thần kinh mác: Mác nông: cơ mác.
Mác sâu: cơ duỗi các ngón chân.
Cách chia xương:
- Nhìn vào giữa( khu vực tủy xương): 1/3 giữa là đoạn hẹp nhất, đều nhất.
- Sau khi đã xác định 1/3 giữa rồi thì trên và dưới sẽ là 1/3 trên, 1/3 dưới.
Ý nghĩa của việc chia xương:
- 1/3 trên và 1/3 giữa : có thể nẹp bằng Kuntscher( đinh nội tủy).
- Còn 1/3 dưới thì không.
Xử trí xương mác:
- Vì xương mác chỉ có giá trị trong nhảy và xoay chân nên xương mác gãy thì
không
cần can thiệp.

- nó sẽ tự lành do có khối cơ cứng bao bọc xung quanh.
- Sử trí xương mác sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi của xương chày.
- Khi tổn thương 8cm cuối xương mác  nên phối hợp can thiệp với xương chày.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×