CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU
CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC
(1965 - 1973)
Vì vậy, chúng buộc phải huỷ bỏ kế hoạch phản công, đồng thời rút phần
lớn lực lượng về chốt giữ những vùng chiến lược quan trọng chuẩn bị
đối phó với các cuộc tiến công của ta.
Biết trước sẽ có cuộc tiến công lớn của Quân Giải phóng, nhưng không
phán đoán được hướng tiến công, quy mô, hình thức của cuộc tiến công,
nên Mĩ -ngụy chưa có sự chuẩn bị gì cụ thể, mà chỉ ra lệnh báo động
trên toàn miền và huỷ bỏ lệnh ngừng bắn trong dịp Tết. Thực hiện chủ
trương của Trung ương Đảng, trong đêm 30 rạng 31-1-1968 (đêm giao
thừa Tết Mậu Thân), lúc địch có nhiều sơ hở và chủ quan nhất, chủ lực
Quân Giải phóng bất ngờ mở cuộc tập kích chiến lược vào 4 thành phố,
37 thị xã và hàng trăm thị trấn, 4 tư lệnh quân đoàn, hầu hết các bộ tư
lệnh sư đoàn, 30 sân bay và gần 100 cơ sở hậu cần. Từ đó, cuộc Tổng
tiến công (tức tổng công kích) và nổi dậy (không có nổi dậy đồng loạt,
hay tổng khởi nghĩa, như chủ trương đã đề ra) diễn ra qua ba đợt với quy
mô rộng lớn: Đợt 1 (30-l - 25-2), đợt 2 (4-5 - 18-6), đợt 3 (17-8 - 23-9-
1968).
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra ở hầu khắp các thành phố, thị
xã, thị trấn, các ấp chiến lược, các vùng nông thôn bị địch kiểm soát; ở
37 trong tổng số 44 tỉnh, thành, 4 trong tổng số 6 thành phố, 64 trong
tổng số 242 thị xã, thị trấn, quận lị. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy 1968, khí thế mạnh mẽ nhất ở hai thành phố lớn Sài Gòn và Huế.
Tại Sài Gòn, Quân Giải phóng tiến công đến tận các sào huyệt, các vị trí
quan trọng của địch: Toà Đại sứ Mĩ , Dinh Độc Lập, Bộ Tổng Tham
mưu ngụy, Bộ Tư lệnh biệt khu thủ đô, Tổng Nha cảnh sát, Đài phát
thanh Sài Gòn, Sân bay Tân Sơn Nhất, Sở chỉ huy các sư đoàn bộ binh
Mĩ số 1, 9, 25, 101 Phối hợp với các cuộc tiến công quân sư của lực
lượng vũ trang, hàng chục vạn quần chúng nội, ngoại thành nổi dậy
trừng trị bọn ác ôn ngoan cố, bọn mật vụ, phá thế kìm kẹp của địch,
giành quyền làm chủ. Tại Huế, sau 4 ngày tiến công (từ rạng sáng 31-l-
1968), quân và dân ta đã chiếm hầu hết các mục tiêu quan trọng của địch
như Dinh Tỉnh trưởng, Đồn Cảnh sát, Đài Phát thanh, Khách sạn Thuận
Hoá và Hương Giang, sân bay và làm chủ hoàn toàn thành phố trong
suất 25 ngày (từ 30-1 đến 25-2-1968).
Được sự hỗ trợ của các đòn tiến công quân sự, quần chúng trong thành
phố hăng hái làm nhiệm vụ dẫn đường cho bộ đội, đào hầm, xây chiến
luỹ, tiếp tế, cáng thương binh Các tổ chức quần chúng (Mặt trận thanh
niên Huế, Hội binh sĩ yêu nước li khai) ra đời. Chính quyền cách mạng
được thành lập ở nhiều khu vực trong thành phố. Hàng nghìn thanh niên
tình nguyện tham gia các đội du kích, tự vệ, các đội công tác.
Ở nhiều địa phương khác Kon Tum, Plâycu, Buôn Ma Thuột, Quảng Trị,
Biên Hoà, Bến Tre, Mĩ Tho ), các lực lượng vũ trang tiến công mạnh
mẽ, quần chúng nổi dậy, gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề.
Trong khi đó, trên nhiều vùng nông thôn, quần chúng nhân dân nổi dậy
với khí thế mạnh mẽ, phá vỡ hàng loạt ấp chiến lược, đập tan bộ máy
chính quyền và bộ máy kìm kẹp của địch, bức địch rút nhiều đồn bốt,
mở rộng vùng giải phóng.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã đánh trúng hầu hết các cơ quan đầu
não, các sở chỉ huy của Mĩ - ngụy - chư hầu, tiến công hàng loạt các căn
cứ, các tuyến phòng thủ, các hệ thống giao thông thuỷ, bộ, các kho tàng,
làm tê liệt mọi hoạt động liên lạc, vận chuyển của địch. Chỉ tính riêng
đợt 1 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy (30-l - 25-2), quân và dân ta đã
loại khỏi vòng chiến đấu 147.000 địch, trong đó có 43.000 lính Mĩ ; số
quân ngụy đào ngũ, rã ngũ là 200.000. Một khối lượng rất lớn vật chất
và phương tiện chiến tranh bị phá huỷ: 2.370 máy bay các loại, 230 tàu,
xuồng chiến đấu, 1.700 xe tăng và thiết giáp, hàng ngàn xe ô tô, 230 tàu,
xuồng chiến đấu, trên 200 kho xăng, gần 250 kho bom đạn
Từ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, nhiều lực lượng mới chống Mĩ
- ngụy xuất hiện, mặt trận đoàn kết dân tộc chống Mĩ được mở rộng. Tổ
chức "Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ”. Được sự hỗ trợ của
các đòn tiến công quân sự, quần chúng trong thành phố hăng hái làm
nhiệm vụ dẫn đường cho bộ đội, đào hầm, xây chiến luỹ, tiếp tế, cáng
thương binh Các tổ chức quấn chúng (Mặt trận thanh niên Huế, Hội
binh sĩ yêu nước li khai) ra dời. Chính quyền cách mạng được thành lập
ở nhiều khu vực trong thành phố. Hàng nghìn thanh niên tình nguyện
tham gia các đội du kích, tự vệ, các đội công tác. Ở nhiều địa phương
khác Kon Tum, Plâycu, Buôn Ma Thuột, Quảng Trị, Biên Hoà, Bến Tre,
Mĩ Tho ), các lực lượng vũ trang tiến công mạnh mẽ, quần chúng nổi
dậy, gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề.
Trong khi đó, trên nhiều vùng nông thôn, quần chúng nhân dân nổi dậy
với khí thế mạnh mẽ, phá vỡ hàng loạt ấp chiến lược, đập tan bộ máy
chính quyền và bộ máy kìm kẹp của địch, bức địch rút nhiều đồn bốt,
mở rộng vùng giải phóng.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã đánh trúng hầu hết các cơ quan đầu
não, các sở chỉ huy của Mĩ - ngụy - chư hầu, tiến công hàng loạt các căn
cứ, các tuyến phòng thủ, các hệ thống giao thông thuỷ, bộ, các kho tàng,
làm tê liệt mọi hoạt động liên lạc, vận chuyển của địch. Chỉ tính riêng
đợt 1 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy (30-1 - 25-2), quân và dân ta
đã loại khỏi vòng chiến đấu 147.000 địch, trong đó có 43.000 lính Mĩ ;
số quân ngụy đào ngũ, rã ngũ là 200.000. Một khối lượng rất lớn vật
chất và phương tiện chiến tranh bị phá huỷ: 2.370 máy bay các loại, 230
tàu, xuồng chiến đấu, 1.700 xe tăng và thiết giáp, hàng ngàn xe ô tô, 230
tàu, xuồng chiến đấu, trên 200 kho xăng, gần250 kho bom đạn
Từ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, nhiều lực lượng mới chống Mĩ
- ngụy xuất hiện, mặt trận đoàn kết dân tộc chống Mĩ được mở rộng. Tổ
chức "Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam "
đại diện cho các tầng lớp trí thức, tư sản dân tộc tiến bộ ở các thành thị
ra đời (20-4-1968), do Luật sư Trịnh Đình Thảo làm Chủ tịch, Kĩ sư
Lâm Văn Tết và Hoà thượng Thích Đôn Hậu làm Phó Chủ tịch. Cuộc
tập kích chiến lược Tết Mậu Thân 1968 - mở đầu cuộc Tổng tiến công
và nổi dậy - là đòn bất ngờ làm cho địch choáng váng. "Chiến tranh Việt
Nam có quá nhiều bất ngờ, nhưng không có bất ngờ nào làm người ta
phải sửng sốt nhiều hơn trận tiến công Tết. Đặc biệt nó lại diễn ra ngay
trong Sứ quán Mĩ ởSài Gòn, nơi từng nhiều lần tuyên bố rằng "tình hình
tồi tệ đã qua rồi" 2. Tờ Thời báo Mĩ số ra ngày 9-2-1968 gọi cuộc tập
kích này "chắc chắn là một hành động bất ngờ thần thánh, một lực lượng
địch tản mát và không ai thấy được, bị săn đuổi khắp nơi không lúc nào
ngừng, bỗng dưng xuất hiện và đồng loạt tiến công ở hàng trăm trận địa
trên khắp nước" 3. Nhưng do lực lượng địch còn đông (hơn 500.000
quân Mĩ và gần 1.000.000 quân ngụy), cơ sở ở thành thị còn mạnh,
chúng nhanh chóng tổ chức lại lực lượng phản công ta ở cả thành thị lẫn
nông thôn. Vì vậy, trong đợt 2 và 3 của cuộc tổng tiến công và nổi dậy,
yếu tố bất ngờ đối với địch không còn, lực lượng của ta gặp không ít khó
khăn và tổn thất. Thế và lực tiến công của ta yếu hẳn đi, cách mạng mất
dân, mất đất trước những cuộc phản kích điên cuồng của địch. Lực
lượng của ta phải rút ra khỏi thành phố trong khi nhiều vùng nông thôn
bị địch lấn chiếm. Chỗ đứng chân của ta bị thu hẹp và bị đẩy lùi ở nhiều
vùng rộng lớn.
Những hạn chế trên bắt nguồn từ tư tưởng chủ quan, nóng vội, đánh giá
cao lực lượng ta, đánh giá thấp lực lượng địch, muốn giành thắng lợi
lớn, kết thúc chiến tranh nhanh. Trong quá trình chỉ đạo cuộc Tổng tiến
công, chúng ta còn cứng nhắc, không chủ động kịp thời điều chỉnh kế
hoạch rút khỏi thành phố sau đợt 1, về giữ nông thôn của ta để bảo toàn
và củng cố lực lượng Mặc dù có những hạn chế, thiếu sót, nhưng cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là một đòn giáng
mạnh vào Mĩ - ngụy, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước, làm lung lay tận gốc ý chí xâm lược của quân viễn chinh
Mĩ , buộc chúng phải xuống thang chiến tranh. Trong cuốn sách "Giải
phẫu một cuộc chiến tranh", nhà sử học Mĩ Gabrien Côncô đánh giá:
"Tết Mậu Thân là sự kiện quan trọng nhất của cuộc chiến tranh. Đối
phương đã đạt được các mục tiêu chiến lược mà họ đề ra" . Tổng thống
Mĩ Giônxơn cũng phải thừa nhận đó " là một đòn choáng váng đối với
tất cả chúng ta ở mức độ này hoặc mức độ khác. Chúng ta đã biết sắp có
một hành động phô trương lực lượng; nó ồ ạt hơn mức chúng ta dự
đoán Nhưng chúng ta không nghĩ là họ tiến công nhiều mục tiêu đến
như vậy " .
Ngay sau đợt 1 của cuộc tổng tiến công, ngày 30-3-1968, Tướng
Oétmolen đến Sài Gòn phổ biến chủ trương của Chính phủ Mĩ : - Bỏ
chiến lược hai gọng kìm "tìm diệt " và "bình định", thay bằng chiến lược
"quét và giữ". Chiến lược này do Tướng Abram đề ra và được Chính
phủ Mĩ chấp nhận. Theo các nhà chiến lược Mĩ , đây là một chiến lược
phòng ngự có "chiều sâu ". Giữ" là giữ các thành thị, các căn cứ quân sự,
các đường giao thông và các vị trí chiến lược quan trọng, giữ cho quân
Mĩ không bị thiệt hại nặng; giữ cho ngụy quân, ngụy quyền không bị tan
rã, sụp đổ; "quét" là một biện pháp để "giữ".
- Quân đội Nam Việt Nam (quân ngụy) sẽ thay dần quân đội Mĩ trên
toàn chiến trường và giữ vai trò chính. Tính chất chiến tranh ở Việt Nam
sẽ nặng về chống du kích, hành quân quy mô lớn sẽ giảm.
Thực chất đó là chủ trương "phi Mĩ hoá " chiến tranh thay cho "Mĩ hoá"
chiến tranh (tức "chiến tranh cục bộ "). Ngày 31- 3-1968, Giônxơn tuyên
bố không ra tranh cử tổng thống nhiệm kì thứ hai; đồng thời thông báo
quyết định hạn chế hoạt động của Mĩ ở Việt Nam, rút dần quân Mĩ về
nước; ra lệnh ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra.
Giới cầm quyền Mĩ cũng phải cử phái đoàn do Hariman cầm đầu, sang
Pari (Pháp) đàm phán với đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà. Phiên họp đầu tiên giữa đại diện hai bên Chính phủ bắt đầu từ ngày
13-5-1968. Bộ trưởng Xuân Thuỷ phát biểu trước, nhấn mạnh mục đích
cuộc nói chuyện này là "để xác định với phía Mĩ việc Mĩ chấm dứt
không điều kiện ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và sau đó nói chuyện về những vấn
đề khác liên quan đến hai bên".
Hội nghị hai bên ở Pari sau nhiều phiên họp trong năm 1968 tuy chưa
giải quyết được vấn đề gì cơ bản, nhưng đã mở dầu cho thời kì ta tiến
công địch trực tiếp về ngoại giao trên bàn hội nghị, là một diễn đàn rất
quan trọng để ta vạch trần bộ mặt xâm lược tàn bạo và ngoan cố của đế
quốc Mĩ .
Với chủ trương "phi Mĩ hoá " chiến tranh của Giônxơn, trên thực tế, đế
quốc Mĩ đã phải chấp nhận sự thất bại hoàn toàn của chiến lược "chiến
tranh cục bộ" ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt
Nam.