CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU
CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC
(1965 - 1973)
Trong lúc đế quốc Mĩ đang ồ ạt đưa thêm quân vào miền Nam chuẩn bị
cho cuộc phản công chiến lược lần thứ hai, Trung ương Đảng chủ trương
mở Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị ngay trong tháng 6-1966, tạo nên
hướng tiến công mới trên một địa bàn chiến lược trọng yếu, buộc địch
phải phân tán một bộ phận quan trọng quân chủ lực ra phía Bắc. Cùng
với những cuộc tiến công địch trên Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị
và các chiến trường khác, quân và dân ta trên toàn miền liên tiếp mở
hàng loạt cuộc phản công đánh bại các cuộc hành quân của địch.
Ba cuộc hành quân lớn "tìm diệt " và "bình định " của quân Mĩ đều bị
đánh tan, trong đó cuộc hành quân Gian xơn Xin bị thất bại nặng nề
nhất: Hơn 11.000 tên địch, hầu hết là Mĩ, bị loại khỏi vòng chiến đấu,
900 xe quân sự các loại bị phá huỷ (có 700 xe tăng và xe bọc thép
M.l13), 143 máy bay bị bắn rơi. Tính chung trong mùa khô 1966 - 1967,
trên toàn miền Nam, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng
170.000 địch; trong đó có 70.000 tên Mĩ, 5.000 quân chư hầu; bắn rơi và
phá huỷ 1.800 máy bay; phá huỷ 1.700 xe quân sự, 300 khẩu pháo, bắn
chìm và bắn cháy 100 tàu, xuồng chiến đấu .
Thắng lợi trên mặt trận quân sự của các lực lượng vũ trang cách mạng
đã tạo thế cho phong trào đấu tranh chính trị lan rộng trong các tầng lớp
nhân dân.
Ở hầu khắp các vùng nông thôn miền Nam, quần chúng nông dân, được
sự hỗ trợ của các lực lượng vũ trang, đã vùng lên đấu tranh chống ách
kìm kẹp, trừng trị bọn ác ôn, phá vỡ từng mảng lớn ấp chiến lược, làm
thất bại âm mưu "bình định ", giành dân của Mĩ - ngụy.
Trong hầu hết các thành thị miền Nam, giai cấp công nhân cùng các tầng
lớp lao động, học sinh, sinh viên, Phật tử, các binh sĩ ngụy nổi dậy đấu
tranh đòi lật đổ chính phủ bù nhìn Thiệu - Kì, đòi Mĩ rút quân về nước
và đòi các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống. Phong trào nổ ra
mạnh mẽ ở các thành phố, nhất là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng.
Tại Đà Nẵng, lợi dụng mâu thuẫn giữa các phe phái trong nội bộ ngụy
quyền, khi Nguyễn Cao Kì (Thủ tướng bù nhìn) cách chức Nguyễn
Chánh Thi (Tư lệnh Quân đoàn I), ngày 10-3- 1966, Đảng bộ địa
phương phát động quần chúng đứng lên đấu tranh chống Mĩ - ngụy.
Ngày 19-3-1966, Tổng hội sinh viên Huế cử người vào Đà Nẵng tổ chức
cuộc hội thảo về hai vấn đề: Tác hại của đồng đơm, bán nước hay cứu
nước, thu hút đông đảo sinh viên và học sinh Đà Nẵng tham gia.
Cùng thời gian trên, tại các thành phố Huế, Đà Nẵng và nhiều nơi khác
tổ chức yêu nước mang tên “lực lượng nhân dân tranh thủ cách mạng" ra
đời, có cơ sở của ta làm nòng cất, hoạt động công khai trong bộ phận
những người làm nghề lái xe, công chức và học sinh
Từ cuối tháng 3-1966 trở đi, phong trào đấu tranh của nhân dân Huế -
Đà Nẵng có bước chuyển biến mới. Nhiều cuộc tổng bãi công, bãi khoá,
bãi thị nổ ra đã làm tê liệt mọi hoạt động của địch trong thành phố. Đáng
chú ý là cuộc đấu tranh ngày 30-3- 1966 của 100.000 công nhân và các
tầng lớp lao động ở thành phố Đà Nẵng. Phối hợp với cuộc đấu tranh
của công nhân và nhân dân Đà Nẵng, nhân dân thành phố Huế đốt
Phòng thông tin Mĩ, phá Lãnh sự Mĩ và đốt phá nhà cửa của bọn tay sai.
Phong trào đấu tranh của nhân dân Huế và Đà Nẵng có ảnh hưởng lớn
đến các tầng lớp nhân dân, nhất là công nhân ở Sài Gòn và nhiều thành
phố, thị xã khác.
Tại Sài Gòn, ngày 21-6-1966, khoảng 7.000 công nhân trên các công
trường xây dựng sân bay Biên Hoà, Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn tổ
chức bãi công chống chủ hãng. Đến ngày 24-6, số lượng công nhân tham
gia đấu tranh lên tới 15.000 người, chiếm gần 50% tổng số công nhân
của hãng này. Cuộc đấu tranh của công nhân Sài Gòn đã làm tê liệt hơn
10 công trình xây dựng quân sự Mĩ ở miền Nam. Trước khí thế đấu
tranh mạnh mẽ của công nhân, ngày 27-6- 1966, Đại sứ Mĩ Ca bết Lốt,
Tướng Oetmolen và chủ hãng RMK - BRJ phải chấp nhận giải quyết
một phần yêu sách của công nhân, trong đó có yêu sách tăng lương.
Đầu tháng 1-1968, khoảng 3.500 công nhân nhà máy điện và nước thành
phố Sài Gòn bãi công phản đối ngụy quyền Thiệu - Kì cắt giảm lương;
đồng thời đòi tăng lương cho công nhân. Cuộc bãi công của công nhân
nhà máy điện đã làm cho nhiều ngành sản xuất phải ngừng hoạt động vì
thiếu điện. Ngụy quyền Sài Gòn một mặt bắt giam một số công nhân,
một mặt cho quân đội chiếm nhà máy điện, nước, hòng dập tắt phong
trào, nhưng công nhân vẫn tiếp tục bãi công. Hưởng ứng cuộc đấu tranh
của công nhân điện, nước, ngày 12-1-1968, công nhân cảng Sài Gòn tổ
chức bãi công. Ngày 13-1-1968, ngụy quyền Sài Gòn ra lệnh cho cảnh
sát dùng áp lực bắt công nhân điện, nước và công nhân bốc vác phải trở
lại làm việc; nhưng công nhân kiên quyết chống lệnh, tiếp tục bãi công.
Phong trào càng lan rộng. Ngày 15-1- 1968, khoảng 5.700 công nhân lái
xe, công nhân nhà máy dệt và nhiều nhà máy khác ở Sài Gòn đấu tranh
ủng hộ cuộc bãi công của công nhân điện, nước. Tính đến ngày 16-1-
1968, ở thành phố Sài Gòn đã có 17.000 công nhân thuộc nhiều ngành
tham gia đấu tranh.
Trước tình hình đó, ngụy quyền Sài Gòn phải nhượng bộ, chấp nhận
tăng 12% lương cho công nhân kể từ tháng 9-1967. Phong trào đấu tranh
chính trị của nhân dân miền Nam trong những năm 1965 - 1968 không
chỉ nhằm vào ngụy quân, ngụy quyền, mà còn trực tiếp chĩa vào quân
viễn chinh Mĩ và quân chư hầu. Ngày 20-1-1967, ở Quảng Ngài, có gần
40.000 người kẻo về thị xã và các thị trấn, tố cáo tội ác của lính Mĩ và
lính Phê Chung Hi; gần 10.000 người chặn xe bọc thép Mĩ trên Đường
số 1, đòi Mĩ rút quân về nước. Tại căn cứ Chu Lai, hàng vạn người kẻo
đến đấu tranh trực diện với lính Phê Chung Hi, đòi chúng chấm dứt các
hành động tội ác, đòi bồi thường những thiệt hại do chúng gây ra.
Thắng lợi của phong trào đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị đã tạo
điều kiện thuận lợi cho nhân dân miền Nam mở rộng quyền làm chủ ở
các vùng nông thôn và ven đô thị. Uy tín và ảnh hưởng của Mặt trận dân
tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày càng được nâng cao và mở
rộng không chỉ ở trong nước, mà cả trên trường quốc tế. Tính đến cuối
năm 1967, Mặt trận đã có các cơ quan thường trực ở các nước: Liên Xô,
Cu Ba, Hunggari, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Ba Lan, Tiệp
Khắc, Trung Quốc, Campuchia, Cộng hoà Ả Rập Thống nhất, Angiêri,
Inđônêxia. Cương lĩnh chính trị của Mặt trận đã được 41 chính phủ, 12
tổ chức quốc tế và 5 tổ chức khu vực lên tiếng ủng hộ. Nhân dân thế giới
cũng ngày càng bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ sự nghiệp kháng chiến
chống Mĩ , cứu nước của nhân dân ta. Hội nghị nhân dân Á - Phi – Mĩ
Latinh (1-1966) tại Lahabana (Cu Ba) lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh
của nhân dân Việt Nam, coi đoàn kết với Việt Nam và việc bảo vệ sự
nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam là nhiệm vụ trung tâm của
cách mạng các nước Á - Phi – Mĩ La - tinh. Trong khi đó, đế quốc Mĩ và
tay sai ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế.
Theo sáng kiến của nhà bác học Anh Béctơrăng Rútxen, Toà án quốc tế
xét xử tội ác chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam và Đông Dương được thành
lập vào giữa năm 1967. Qua hai phiên toà tổ chức trong năm 1967, tội ác
chiến tranh của Mĩ được phanh phui trước nhân dân thế giới. Nước Mĩ
đứng trước nhiều khó khăn. Kinh tế, tài chính ngày càng giảm sút. Tổng
thống Mĩ Giônxơn phải thú nhận: ". Suốt mùa thu năm 1967 và mùa
xuân 1968, chúng ta phải đấu tranh với một trong những cuộc khủng
hoảng tài chính nghiêm trọng nhất kém những năm qua ".
Nội bộ giới cầm quyền Mĩ bị chia rẽ sâu sắc Phong trào phản đối chiến
tranh Việt Nam trong các tầng lớp nhân dân Mĩ trở nên mạnh mẽ, rộng
lớn và đến tháng 12 phát triển trên quy mô cả nước, với "Tuần lễ đòi
chấm dứt chiến tranh, chấm dứt quân dịch ". về phía cách mạng miền
Nam, sự kết hợp chặt chẽ cuộc đấu tranh trên ba mặt trận quân sự, chính
trị và ngoại giao 2 đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quân và dân
ta tiếp tục tiến lên giành nhiều thắng lợi to lớn. Trên cơ sở đó, đặc biệt là
sau thắng lợi mùa khô lần thứ hai (1966 - 1967), Hội nghị Bộ Chính trị
(12-1967) và Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 14
(1-1968) đi đến một quyết định lịch sử: Chuyển cuộc chiến tranh cách
mạng miền Nam sang một thời kì mới - thời kì giành thắng lợi quyết
định. Nghị quyết Trung ương Đảng chỉ rõ: "Nhiệm vụ trọng đại và cấp
bách của ta là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên
một bước phát triển cao nhất, bằng phương pháp tổng công kích tổng
khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định" .
Về phía Mĩ - ngụy, sau thất bại nặng nề trong cuộc phản công chiến lược
mùa khô lần thứ hai (1966 - 1967), chúng tăng quân viễn chinh lên
525.000 người, đưa tổng số quân Mĩ , ngụy và chư hầu lên tới 1 200.000
người. Trên cơ sở đó, chúng mở tiếp cuộc phản công chiến lược mùa
khô lần thứ ba (Đông – Xuân 1967 - 1968) vào miền Đông Nam Bộ, mở
đầu bằng cuộc hành quân mang tên "Hòn đá vàng " (8-12-1967) của Sư
đoàn 25 quân viễn chinh Mĩ đánh vào Kon Tum, Chiến khu C. Vừa bắt
đầu triển khai cuộc phản công thì địch phát hiện quân ta đang di chuyển
lớn vào các hướng quan trọng trên chiến trường miền Nam.