Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1888)_4 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.38 KB, 8 trang )

CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ
CHIẾN - CHỦ HÒA VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG
ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP
XÂM LƯỢC (1858 – 1888)

Chiếm xong 3 tỉnh miền Đông, Pháp mở rộng đánh chiếm ba tỉnh miền
Tây Nam Kỳ. Sáng ngày 20/6/1867, Pháp cho quân dàn trận trước thành
Vĩnh Long đưa tối hậu thư đòi Phan Thanh Giản nộp thành. Kết quả là
Phan Thanh Giản nộp thành Vĩnh Long cho Pháp và còn ra lệnh cho các
quan cầm đồn 2 tỉnh còn lại ở miền Tây cũng phải nộp thành theo lệnh
của Pháp ngày 24/6/1867 mà không có sự chống cự nào.

Lấy xong 3 tỉnh miền Tây, thực dân Pháp cho người ra Huế báo sự việc
đã rồi. Triều đình không hề phản ứng, mà chỉ xin đổi 3 tỉnh miền Tây
mới mất để lấy lại tỉnh Biên Hoà nhưng không được Pháp chấp nhận.
Còn Phan Thanh Giản thì uống thuốc độc tự vẫn vì lo sợ trách nhiệm với
triều đình.

Nhưng tại sao Phan Thanh Giản lại nộp thành nhanh như vậy? Sự thật
thì khi giao nộp thành cho Pháp ông không chỉ hành động theo ý mình
mà đã làm đúng ý Viện Cơ mật của triều đình. Như vậy, nguyên nhân để
mất thành của Phan Thanh Giản là một phần bị chi phối bởi tư tưởng
chủ hoà của triều đình, không có một đường lối minh bạch cho tình thế
nước ta lúc đó.

Trong thời kỳ này, phe chủ hoà với sự hậu thuẫn của Tự Đức vẫn đang
chiếm ưu thế. Về phía phe chủ chiến dưới sự lãnh đạo của Tôn Thất
Thuyết đang bí mật bố trí trận địa kinh thành Huế để chuẩn bị ngày đối
phó với giặc Pháp.

Sau khi để mất ba tỉnh miền Tây, phong trào kháng chiến trong nhân


dân nổ ra mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh do Trương Quyền,
Phan Tam, Phan Ngũ, Nguyễn Trung Trực.v.v. lãnh đạo. Các phong trào
này kết thành cao trào chống Pháp, nhưng tất cả các cuộc kháng chiến
đều bị thất bại do chính sách đàn áp đẫm máu của triều đình Huế. Điều
này chứng tỏ lúc này triều đình hoàn toàn đối lập với nhân dân không
đoàn kết thống nhất cùng nhân dân chống giặc ngoại xâm.

Chiếm xong Nam Kỳ, thực dân Pháp thực hiện âm mưu chiếm cả Bắc Kỳ
và Trung Kỳ. Ngày 5/11/1873, đội tàu chiến của Gácniê ra tới Hà Nội.
Trần Đình Túc được cử ra Bắc bố cáo cấm nhân dân buôn bán giao thiệp
với người Pháp, vạch rõ trách nhiệm của Gácniê ra Bắc chỉ là xử lý và
đuổi tên Đuypuy, việc xong là phải rút lui.

Ngày 20/11/1873, Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Nguyễn Tri
Phương trực tiếp chỉ huy cuộc chiến đấu và hy sinh anh dũng. Hà Nội bị
Pháp chiếm. Do tình hình cấp bách, triều đình cử quân ra Bắc nhưng xu
hướng chủ yếu vẫn là điều đình thương thuyết.

Mặc dù thành Hà Nội bị giặc chiếm, quan quân triều đình tan rã nhanh
chóng, nhân dân Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì cuộc chiến đấu. Tiêu biểu là
cuộc phối hợp chiến đấu của quân triều đình do Hoàng Tá Viêm lãnh
đạo với quân Cờ đen thiện chiến của Lưu Phúc Vĩnh đã làm nên chiến
thắng Cầu Giấy lần thứ nhất ngày 21/12/1873. Kết quả là Gácniê tử
trận, thành Hà Nội được trả lại triều đình Huế.

Trong khi chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đang làm nức lòng nhân
dân ta thì triều đình Huế lại bỏ lỡ cơ hội đánh Pháp, không dám hiệu
triệu quan quân thừa thắng xông lên. Triều đình ra lệnh cho Hoàng Tá
Viêm lui binh về Sơn Tây vì sợ quân Pháp trả thù. Kết quả là một điều
ước được ký ngày 15/3/1874 tại Sài Gòn với những điều khoản rất có

hại cho ta. Triều đình Huế chính thức thừa nhận chính quyền của Pháp
ở cả 6 tỉnh Nam Kỳ, nền ngoại giao Việt Nam lệ thuộc Pháp. Phần đất
còn lại bị Pháp chi phối cả nội trị và ngoại giao.

Không thực hiện được đầy đủ âm mưu xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất,
thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị tiến công ra Hà Nội lần thứ hai vào năm
1882. Lấy cớ triều đình Pháp vi phạm hiệp ước 1874, chính phủ Pháp
tăng cường quân đội cho Bắc kỳ. Chủ chương của thực dân Pháp lúc
này là sự suy yếu của triều đình Huế để dùng lực lượng quân sự làm áp
lực buộc phải công nhận nền bảo hộ Pháp trong cả nước.

Chủ trương của triều đình Huế lần này cũng không khác gì lần trước.
Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu một mặt tích cực tổ chức phòng thủ, mặt
khác cấp báo về Huế, xin tăng viện. Kết quả là triều đình không tán
thành, cho phòng thủ như vậy là không phải lúc, địch sẽ lấy cớ gây sự
thêm.

Sau khi chiếm thành Hà Nội lần thứ 2, thừa cơ triều đình Huế tự hãm
mình trong thế bị động, thương thuyết, quân Pháp mở rộng đánh
chiếm nhiều tỉnh vùng đồng bằng. Nhưng ngay từ ngày đầu đánh
chiếm, quân Pháp gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ của quân dân Hà
Nội và khắp nơi ở Bắc Kỳ. Tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần thứ 2
(19/5/1883). Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2 làm cho quân dân cả nước
vô cùng phấn khởi, sẵn sàng xông lên tiêu diệt địch. Nghĩa quân các nơi
quy tụ ngày càng đông dưới ngọn cờ chống Pháp của các quan lại chủ
chiến. Trong khi đó triều đình Huế vẫn tiếp tục hãm mình trong thế bị
động thương thuyết, hạ lệnh triệt hết quân để tỏ rõ tín nghĩa với quân
Pháp và với hoà ước Giáp Tuất (1874).

Về phía Pháp, lợi dụng thời cơ thuận lợi nên đã đẩy mạnh ý đồ xâm

chiếm toàn bộ nước ta. Giữa tháng 7/1883 Pháp tiến hành họp bàn kế
hoạch đánh lên Huế. Muốn đánh Huế phải lấy pháo đài Thuận An.

Thái độ và hành động của nhà Nguyễn đã thể hiện rõ sự suy yếu, mất
lòng dân nhưng lại luôn ý thức đến quyền lợi của giai cấp mình. Do suy
yếu mà sợ giặc mà mất lòng dân nên sợ cả dân. Có điều là sợ Pháp thì
Nhà nước Nguyễn bắt tay hoà hoãn Pháp đi đến đầu hàng Pháp, phản
bội quyền lợi dân tộc. Còn sợ dân thì nhà Nguyễn chống lại dân, từ bỏ
vai trò lãnh đạo, bỏ rơi thậm chí ngăn cản, phá hoại phong trào đấu
tranh chống Pháp của nhân dân.

Giữa lúc thực dân Pháp chuẩn bị âm mưu đánh Huế thì ngày 17/7/1883
vua Tự Đức băng hà sau 35 năm trị vì. Triều đình Huế đang đứng trước
một thách thức mới: nội bộ rơi vào tình trạng lục đục, chia rẽ trong vấn
đề tôn vương do Tự Đức không có con. Tình hình này đã tạo thêm cơ
hội thuận lợi cho Pháp.

Vậy, trong quá trình cầm quyền Tự Đức là người đứng đầu chèo lái con
thuyền dân tộc chống chọi với cơn bão táp xâm lược của thực dân
Pháp. Nhưng tàu nhỏ, sóng lớn nên con thuyền đó đã bị chìm, nhưng
nhân dân thì không chìm giống nó mà vẫn hiên ngang bất khuất trước
thách thức kẻ thù. Trong suốt thời gian cầm quyền, Tự Đức là người
đứng đầu phe chủ hoà trong nội bộ Huế nên đã hoàn toàn lấn áp phái
chủ chiến. Hành động của ông không ngoài gì khác là luôn tự hãm mình
trong thế bị động thương thuyết với Pháp để chuộc lại đất sau khi đã
cắt nhượng cho Pháp trong mỗi lần thua cũng như thắng. Kết quả là đã
đẩy nước ta ngày càng lệ thuộc vào Pháp.

2.2.2. Giai đoạn 1883 – 1888 từ sau khi Dục Đúc lên ngôi đến khi lãnh tụ
phong trào Cần Vương bị bắt


Chớp thời cơ thuận lợi, triều đình Huế đang rối ren khi vua Tự Đức qua
đời, Pháp đánh thẳng vào Huế buộc triều đình đầu hàng. Sáng ngày
18/8/1883, hạm đội Pháp do đô đốc Courbet (Cuốc bê) chỉ huy tiến vào
cửa biển Thuận An đưa tối hậu thư buộc triều đình dao tất cả các pháo
đài phòng thủ bờ biển cho chúng. Quân ta kháng cự quyết liệt. Cuộc
đấu pháo kéo dài 3 ngày liền. Tối chiều ngày 20/8, quân Pháp mới đổ
bộ lên được Thuận An. Được tin Thuận An mất vào tay Pháp, triều đình
vội xin đình chiến. Phụ chính đại thần Trần Tiễn Thành đến tìm giám
mục Caspard (Cố Lộc) làm trung gian để điều đình. Harmand (Hác
măng) đòi các đồn phải giải giới từ cửa Thuận An lên Huế. Sau đó
Harmand đi ngay Huế buộc triều đình ký vào bảng điều ước đã được
thảo sẵn gồm 27 khoản rất nặng. ở ngôi vua lúc này là Hiệp Hoà.

Công việc của Viện Cơ mật hầu như chỉ do hai đại thần Nguyễn Văn
Tường, Tôn Thất Thuyết đảm nhận (phái chủ chiến), phụ chính Trần
Tiễn Thành (phái chủ hoà) vì hai chân đau buốt khó đi lại nên xin miễn
không phải vào chầu. Mọi việc của Viện Cơ mật đều do hai phụ chính
(phe chủ chiến) quyết định. Hai ông này chủ trương lấy tấn công làm
phòng thủ ở cửa Thuận An

Khi Thuận An thất thủ, vua liền ngả hoàn toàn theo phái chủ hoà vì lo sợ
giặc. Lúc này trong các quan của Viện Cơ mật và Bộ binh, người chiếm
ưu thế lại chính là Trần Tiễn Thành và bên cạnh ông ta còn có một
người mang nặng tư tưởng chủ hoà khác ấy là Thượng thư bộ lại
Nguyễn Trọng Hợp, người mới được Hiệp Hoà bổ sung vào Viện Cơ
mật.

Hiệp ước Harmand được kí kết ngày 25/8/1883. Theo điều ước này,
Nam triều chính thức công nhận chịu quyền bảo hộ của nước Pháp,

công việc ngoại giao do công sứ Pháp chủ trương, nước Pháp đặt một
chức công sứ ở Huế, một chức Khâm sứ. Vua và các đại quan cai trị dân
như cũ. Khoản 5 của hiệp ước định rằng: Nam triều phải cho thi hành
việc đình chỉ mọi hoạt động quân sự, gọi các quan ở Bắc Kỳ về làm việc
như cũ. Thuế thương chính nước Pháp thu, nước Pháp còn giữ việc
ngoại giao của nước Nam.

Xứ bộ Nam triều đề nghị nhượng cả xứ Bắc kỳ, từ tỉnh Ninh Bình ra bắc
cho nước Pháp thuộc địa để lại cho nước Nam từ tỉnh Thanh Hoá cho
đến hết tỉnh Bình Thuận tự chủ như cũ. Harmand không nghe buộc
Nam Triều phải chấp nhận ký hoà ước.

Điều ước Harmand được ký kết chứng tỏ triều đình không còn sức
kháng cự. Hiệp ước là một nỗi đau xót nhục nhã nhất trong các hoà ước
thừa nhận sự bảo hộ của Pháp. Sau khi hiệp ước được ký kết triều đình
cử Nguyễn Trọng Hợp khâm sai đại thần ra Bắc Kỳ nhận lại các tỉnh,
thành, triệt bãi các quan thứ, hiểu dụ nhân dân để thi hành thoả thuận
với Pháp.

Trong khi phe chủ hoà sớm kí hoà ước bắt tay với Pháp thì phe chủ
chiến vẫn ra sức hoạt động, chuẩn bị lực lượng để chờ ngày sống mái
với kẻ thù.

×