Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1888)_3 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.03 KB, 9 trang )

CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ
CHIẾN - CHỦ HÒA VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG
ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP
XÂM LƯỢC (1858 – 1888)

Tuy thế giặc mạnh nhưng quan quân một lòng đánh giặc thì thực dân
Pháp cũng không phải là đáng lo ngại. Đối lập với đường lối của phe chủ
hoà, phe chủ chiến đã lường trước được âm mưu của thực dân Pháp.
Đó là nhu cầu mở rộng thuộc địa chứ không chỉ đơn giản là truyền đạo
và thông thương. Chủ trương này xem ra đúng đắn, hợp lòng dân
nhưng đa số đình thần không nghe theo. Bởi họ đã sớm mang tư tưởng
sợ giặc và chủ hoà. Cuối cùng, khi tiếng súng của giặc đã nổ bên tai mà
triều đình vẫn còn bận tranh cãi nghị luận lung tung, người đánh, kẻ
hoà, trên dưới không nhất trí, đánh hoà không ngã ngũ, do đó dẫn đến
lúng túng bị động trước những đợt tấn công của thực dân Pháp.

Cơ sở và chỗ dựa của phái chủ chiến là các lực lượng chống Pháp trong
nhân dân. Còn chỗ dựa của phái chủ hoà là thực dân Pháp, vì thế mâu
thuẫn, xung đột giữa hai phe thường xuyên xảy ra. Trong khi phái chủ
hoà ngày càng gắn bó với thực dân Pháp, nhất nhất làm theo mệnh
lệnh của chúng thì phái chủ chiến cũng tìm cách đối phó.

Về đường lối, phe chủ hoà chủ chương mềm dẻo, đàm phán để đấu
tranh với địch, còn phe chủ chiến thì sử dụng bạo lực, chiến tranh để
tiêu diệt địch. Hai chủ chương này hoàn toàn đối lập nhau và cuối cùng
đều đi đến thất bại.

2.2. Sự phân hoá sâu sắc và cuộc đấu tranh giữa hai phe chủ chiến và
chủ hoà

Khi thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược Việt Nam, nội bộ triều


đình Huế đã sớm bị phân hoá. Trong suốt quá trình Pháp xâm lược Việt
Nam, hai phe này mâu thuẫn sâu sắc với nhau, tìm cách loại bỏ nhau.
Cuối cùng công cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp kết thúc và
phe chủ hoà đã giành được thắng lợi. Từ đó, phe chủ hoà câu kết chặt
chẽ và bắt tay với Pháp cùng chia sẻ quyền lợi.

2.2.1. Giai đoạn 1858 – 1883 từ khi Pháp bắt đầu xâm lược đến khi Tự
Đức mất (17/7/1883)

Từ chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã kéo tới cửa
biển Đà Nẵng. Kế hoạch của địch là đánh nhanh thắng nhanh để chiếm
lấy Đà Nẵng làm căn cứ bàn đạp tấn công nội địa, tiêu diệt sinh lực của
triều đình Huế tại đây, rồi vượt đèo Hải Vân đánh lên Huế bóp chết
kháng chiến của phong kiến triều Nguyễn tại chỗ và buộc phải đầu
hàng.

Mờ sáng ngày 1/9/1858, Pháp đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Triều đình
Huế vội phái quân tới tăng cường cho lực lượng phòng thủ. Nguyễn Tri
Phương được cử làm tổng chỉ huy tại mặt trận Quảng Nam để lo việc
chống giặc. Nhưng ông không chủ động tiến công giặc mà chỉ án binh
bất động, chủ chương bao vây địch ngoài mé biển, nếu địch đánh vào
mới chống lại.

Còn về phía Pháp lúc này, trên mặt trận duy nhất sát cạnh kinh thành
Huế chỉ có 3000 quân chính quy. Điều này đủ nói lên sự thiếu hụt quân
số của thực dân Pháp. Hơn nữa khó khăn của chúng ngày càng tăng lên
do không hợp khí hậu nên binh linh địch bị ốm đau và chết khá nhiều.

Trước những khó khăn của giặc Pháp, ta thấy cơ hội phòng thủ và tấn
công địch trên mặt trận Đà Nẵng không phải là ít. Nhưng triều đình đã

bỏ mất thời cơ thuận lợi để chiến thắng quân thù.

Trong nội bộ triều đình Huế lúc này các ý kiến vẫn còn bàn cãi, chưa ngã
ngũ. Phe chủ chiến chủ trương trước sau tấn công địch. Nhưng người
đứng đầu Tự Đức lúc này lại do dự, hoang mang, thiếu đường lối rõ
ràng nên dẫn tới việc chỉ đạo chiến trường chưa triệt để và mang nặng
tư tưởng cầm cự bị động.

Sau năm tháng bị sa lầy trên mặt trận Đà Nẵng, tháng 2/1859 Pháp
chuyển hướng tấn công Gia Định. Âm mưu của địch lần này kéo vào Gia
Định so với lúc đánh Đà Nẵng có nhiều điểm khác. Chúng muốn cắt đứt
đường tiếp tế của triều đình Huế, đánh Sài Gòn xong sẽ theo đường
sông Cửu Long ngược lên đánh chiếm luôn Cao Miên.

Trước sức tấn công mạnh mẽ của địch, bọn quan lại triều đình chịu
trách nhiệm ở đây đã không có những hành động cứng rắn kịp thời để
bóp chết ngay từ đầu ý chí xâm lăng của địch. Quân triều đình chỉ chống
đỡ vài trận, rồi bỏ thành chạy dài. Trấn thủ thành Gia Định là Võ Duy
Ninh thắt cổ tự vẫn để trốn tránh trách nhiệm, mở đầu cho một chuỗi
tự sát của những bầy tôi bất lực dưới một triều đình phong kiến đã suy
tàn.

Như vậy, từ thất bại ở Đà Nẵng đến Gia Định ta nhận thấy quan quân
nhà Nguyễn đều mang nặng tư tưởng thất bại chủ nghĩa nên sớm đầu
hàng địch.

Trong khi thực dân Pháp đang đánh chiếm Gia Định thì triều đình Huế
vẫn còn đang nghị luận. Phe chủ chiến và chủ hoà đều có lập trường
riêng để bảo vệ chính kiến của mình. Nhưng Tự Đức đã nghiêng về phe
chủ hoà. Còn phe chủ chiến vẫn theo đường lối cứng rắn. Do có chỗ

dựa vững chắc là quần chúng nhân dân nên phe chủ hoà và Tự Đức
không thể loại trừ phe chủ chiến.

Sau khi chiếm được Gia Định, quân Pháp lo sợ vấp phải sức chiến đấu
quyết liệt của nghĩa quân nên chúng không dám đóng quân trên bộ mà
phải rút xuống tàu giữa sông rộng. Trong khi đó, tướng lĩnh triều đình
vẫn ngồi yên mà không hành động. Lúc này, phần lớn quân Pháp đã tiếp
viện cho số quân đang bị khốn đốn ở Đà Nẵng nên phải dàn mỏng lực
lượng trên một phòng tuyến dài hơn mười cây số. Đây là một thời cơ
thuận lợi để tiến công địch nhưng triều đình vẫn hay biết gì.

Nguyễn Tri Phương từ lúc vào làm Tổng đốc quân vụ đại thần phụ trách
mặt trận Gia Định (tháng 3/1860) cũng chỉ biết đôn đốc quân dân hết
đào hầm lại đắp luỹ để bao vây địch mé ngoài, thực hiện triệt để chiến
thuật án binh bất động. Quân triều đình tuyệt nhiên không hề có một
lần nào chủ động tiến công địch.

Tai hại hơn nữa, chính tình trạng trên dưới ý kiến không thống nhất, nội
bộ giai cấp phong kiến phân hoá phức tạp nên triều đình đã bỏ lỡ nhiều
dịp nghị hào với Pháp với những điều kiện nghị hoà có lợi cho ta.

Lần thứ nhất khi vừa đánh Đà Nẵng xong (từ 1859 - 1860), Pháp muốn
nghị hoà. Các điều khoản chúng đưa ra như hai nước Pháp – Nam giao
hảo lâu dài, khoan sá những người cộng tác với Pháp, không truy nã
người theo đạo và thả giáo sĩ, tự do thông thương, tự do giảng đạo và
đặc biệt là điều khoản cuối cùng ký hoà ước xong là Pháp lập tức rút
chiến thuyền khỏi Gia Định, xét ra không phải là quá đáng.

Trong tình hình đo, thái độ đúng đắn của triều đình là phải tranh thủ
thời cơ hoà hoãn để xây dựng kháng chiến về sau. Nhưng triều đình

không nhận ra cơ hội hoà hoãn nên đã bỏ lỡ. Kết quả là cuộc điều đình
bị thất bại. Chính thái độ đánh không ra đánh, hoà không ra hoà này
của triều đình Huế kéo dài đã có lợi cho Pháp.

Lần thứ hai, sau khi kết thúc chiến sự ở Trung Quốc, điều ước Bắc Kinh
được ký kết (7/2/1861) đã giải quyết những khó khăn, lúng túng của
Pháp, chúng dồn toàn bộ lực lượng mở rộng cuộc chiến tranh, xâm lược
Việt Nam. Sau khi đã chiếm được Gia Định, Pháp âm mưu chiếm lấy
Nam Kỳ. Quân Pháp với vũ khí và trang bị hiện đại nên hành động
nhanh. Ngày 23/3/1862, chúng chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ:
Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

Dựa trên thắng lợi quân sự, Pháp buộc triều đình ký hiệp ước đầu hàng.
Để cứu vãn quyền lợi giai cấp triều đình Huế vội vã ký hàng ước ngày
5/6/1862 nhượng đứt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và đảo Côn Lôn cho
giặc Pháp.

Về phía địch mặc dù đánh thắng và chiếm đất nhưng chúng nhận thấy
sớm nghị hoà ngày nào hay ngày ấy. Thực tế trên chiến trường Nam Kỳ,
Pháp không đủ binh lực để chiếm rộng ra và bình định các nơi đã chiếm
được. Dư luận nước Pháp lúc đó đối với việc xâm lược Việt Nam vẫn
chưa nhất trí.

Cuộc nghị hoà đã được tiến hành rất nhanh chóng. Hoà ước được ký
kết tại Sài Gòn giữa Bôna – đại diện cho chính phủ Pháp với hai phái
viên triều đình là Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp. Hai người này là
lực lượng mang tư tưởng chủ hoà nên đã nhanh chóng đáp ứng những
yêu cầu của Pháp. Với điều ước Nhâm Tuất (5/6/1862), triều đình Huế
không những đã mở lối thoát khỏi tình trạng bế tắc cho phép mà còn
tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp giữ vững những vùng đất đã chiếm ở

miền Đông Nam Kỳ, mở rộng xâm lược miền Tây Nam Kỳ. Mặt khác, với
điều ước Nhâm Tuất triều đình Huế đã thoả hiệp và bắt tay với thực
dân Pháp đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Bắc Kỳ và Trung
Kỳ, tạo thêm khó khăn nặng nề cho phong trào kháng chiến của nhân
dân.

Trong lúc triều đình Huế hoang mang dao động, ký hàng ước thì phong
trào đấu tranh của quần chúng vẫn diễn ra sôi nổi. Trong năm 1862,
phong trào chống Pháp dâng cao ở hầu hết các nơi, nhất là ở các tỉnh
Định Tường và Gia Định. Điển hình có các cuộc nổi dậy của Trương
Định, Đỗ Trinh Thoại, Nguyễn Thông, Phạm Văn Đạt, Hồ Huân Nghiệp,
Võ Duy Dương…, đặc biệt là cuộc nổi dậy của Trương Định dưới ngọn
cờ Bình Tây đại nguyên soái. Nghĩa quân đã phối hợp với Nguyễn Tri
Phương tại mặt trận Gia Định gây cho địch nhiều khó khăn và tổn thất.

Qua sự phân tích trên, ta thấy cơ hội cho nhân dân ta chống Pháp là có.
Chính triều đình Huế đã bỏ lỡ cơ hội đó. Họ đã rũ bỏ trách nhiệm với
dân tộc.

Về phía phe chủ chiến vẫn một mặt tích cực đấu tranh trong triều đình.
Mặt khác ra sức ủng hộ và hậu thuẫn cho phong trào đấu tranh của
nhân dân. Còn Tự Đức vốn mang nặng tư tưởng chủ hoà nên đã làm
ngơ trước mọi cơ hội kháng chiến của nhân dân ta.

Sau khi hoà ước được kí kết, triều đình Huế lại mắc thêm sai lầm nữa.
Họ không chủ động tấn công nhằm ngăn chặn bước tiến của quân Pháp
mà lại mải mê thoả hiệp để chuộc đất. Tháng 8/1862, triều đình Huế cử
phái bộ Phan Thanh Giản cầm đầu sang Pháp với nhiệm vụ xin sửa lại
hoà ước 1862 và chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Xu hướng chung
của đình thần là nhượng bộ nên chỉ thị cho phái bộ rất mơ hồ: “… phần

lớn nên theo sở nguyện của họ. Ý muốn của Phan Thanh Giản trong
chuyến này là “hoà nghị đã thành, có thể ung dung mà đưa nước nhà
đến cõi phú cường”” [8; 26].

Theo đó, mục tiêu của Phan Thanh Giản là nhượng bộ để nước không
mất rồi tranh thủ thời cơ mà chấn chỉnh nước nhà, tăng cường tiềm lực
quốc gia để đấu tranh với Pháp. Phải thừa nhận rằng đây là một ý kiến
không phải không có lý nhưng âm mưu của giặc Pháp là lớn và sâu,
chúng đâu để cho triều đình thực hiện được ý nguyện canh tân đất
nước, làm cho dân giàu nước mạnh để rồi chống lại chúng.
Kết quả chuyến đi của Phan Thanh Giản là nhà Nguyễn không những
không chuộc được đất mà còn bị Pháp gây sức ép với những điều khoản
nặng nề hơn năm 1862.

×