Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

VIỆT NAM TRONG HƠN MỘT NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (9/1945 - 12/1946)_5 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.74 KB, 15 trang )

VIỆT NAM TRONG HƠN MỘT NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM (9/1945 - 12/1946)

Ngày 27-3-1946, quân Pháp ngang nhiên chiếm đóng trụ sở Bộ Tài
chính của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở Hà Nội; đồng thời cho xe chạy
khắp các phố, gây xô xát và cướp bóc tài sản của nhân dân Ở miền
Nam, thực dân Pháp
không những không ngừng bắn, mà còn tiếp tục cho quân càn quét, đánh
úp nhiều vị trí của bộ đội Việt Nam ở Đồng Tháp Mười, Bình Thuận,
Phan Rang Tháng 6-1946, chúng huy động 5.000 quân có xe tăng và
máy bay yểm trợ đánh chiếm Tây Nguyên. Với ý đồ tách Nam Bộ ra
khỏi Việt Nam, thực dân Pháp thành lập Chính phủ Nam Kì tự trị (l-6-
1946) do Nguyễn Văn Thinh cầm đầu.

Một trong những nội dung quan trọng đấu tranh buộc Pháp phải tôn
trọng Hiệp định Sơ bộ là đòi họ mở cuộc đàm phán chính thức tại Pari.
Ngược lại, thực dân Pháp tìm mọi cách trì hoãn. Ta càng thấy rõ lập
trường thực dân xâm lược của giới phản động Pháp, nhưng vẫn kiên trì
đấu tranh tiến tới cuộc đàm phán chính thức.

Ngày 24-3-1946, trên tàu chân Êmin Béctanh (Emile Bertin) neo tại vịnh
Hạ Long đã diễn ra cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đô
đốc Đácgiăngliơ. Cùng dự hội đàm, về phía Việt Nam còn có Hoàng
Minh Giám và Nguyễn Tường Tam; về phía Pháp có Tướng Lơclec,
Xanhtơni và một số trợ lí của Đácgiăngliơ. Sau nhiều lần trao đổi, hai
bên đã thoả thuận công bố một bản thông cáo gồm ba điểm chủ yếu:

1- Vào thột thời điểm càng gần mà các điều kiện quá cảnh cho phép,
nghĩa là trong nửa đầu tháng tư, một phái đoàn hữu nghị gồm 10 nghị sĩ
Việt Nam đi Pari mang tới Quốc hội lập hiến Pháp lời chào anh em của
Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà;



2- Cũng vào thời điểm đó sẽ tiến hành tại Đà Lạt một hội nghị trù bị
giữa một bên là một đoàn đại biểu Pháp gồm 12 thành viên dưới sự chủ
trì của cao uỷ Pháp tại Đông Dương và một bên là một đoàn đại biểu
gồm 12 thành viên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dưới sự chủ
trì của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hoặc
người đại diện;

3- Cuộc hội nghị trù bị đó sẽ hoàn thành công việc của mình để một
đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có thể lên đường trong
thời hạn ngắn nhất, nghĩa là trong nửa cuối tháng năm để các cuộc
thương lượng cuối cùng chính thức có thể tiến hành tại Pari.

Ngày 16-4-1946, phái đoàn Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
do Phạm Văn Đồng dẫn đầu lên đường sang thăm nước Pháp theo tinh
thần của thông cáo về nội dung cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đô đốc Đácgiăngliơ.

Ngày 19-4-1946, Hội nghị trù bị Đà Lạt khai mạc1. Hội nghị thành lập 4
uỷ ban. Trong mỗi uỷ ban, mỗi bên đặt một số người, phái biện và cố
vấn; mỗi bên cử một chủ tịch để lần lượt chủ toạ các buổi thảo luận. Uỷ
ban Chính trị, do Hoàng Xuân Hãn, Métxme (Messmer) làm Chủ tịch;
Uỷ ban Kinh tế - Tài chính, do Trịnh Văn Bính và Buốcgoanh
(Bourgoin) làm Chủ tịch; Uỷ ban Quân sự, do Võ Nguyên Giáp và Mác
ăngđrê (Max André) làm Chủ tịch; Uỷ ban Văn hoá, do Nguyễn Mạnh
Tường, Guru (Gourou) làm Chủ tịch.

Hội nghị đã tiến hành khẩn trương. Ngoài những phiên họp toàn thể,
những phiên họp ở các uỷ ban, còn có nhiều cuộc trao đổi ngoài hành
lang Tuy vậy, trên tất cả các vấn đề được đặt ra, cuộc đàm phán hầu

như không tiến triển. Ngoài những cuộc tranh luận gay gắt tại Uỷ ban
Chính trị, ở tất cả các Uỷ ban Quân sự, Kinh tế, Văn hoá đều có những
cuộc tranh cãi giằng co.

Về kinh tế, ta chủ trương giữ vững những quyền lợi kinh tế cơ bản của
ta, bảo đảm điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển, đồng thời có
những nhân nhượng nhất định đối với quyền lợi kinh tế Pháp ở Đông
Dương. Những vấn đề được đặt ra trong Tiểu ban này thuộc về tiền tệ,
thuế quan, những doanh nghiệp hiện tại của Pháp ở Việt Nam; trong đó
những bất đồng lớn xoay quanh vấn đề tiền tệ và việc kinh doanh của
người Pháp tại Việt Nam.

Về văn hoá, hai bên đã đạt được một số thoả thuận. Ta chỉ không đồng ý
về việc Pháp đòi đặt một số cơ quan văn hoá ở Đông Dương trực thuộc
với liên bang và đề nghị dùng tiếng Pháp làm thứ tiếng chính thức thứ
hai sau tiếng Việt. Trong hai Tiểu ban Chính trị và Quân sự, các vấn đề
đặt ra đều là những vấn đề chủ yếu mà quan điểm hai bên hoàn toàn đối
lập nhau. Lập trường có tính nguyên tắc của ta là: Nước Việt Nam phải
là một nước tự do. Liên bang Đông Dương chỉ mang tính chất kinh tế
không được phương hại đến những quyền cơ bản của Việt Nam. Về mối
quan hệ giữa các nước trong Liên bang Đông Dương với Pháp, phái
đoàn ta tuyên bố chấm dứt chế độ toàn quyền.

Ta chủ trương tổ chức một liên bang thực tế chỉ có tính chất kinh tế. Đại
diện của Pháp ở liên bang chỉ có tính cách một nhân viên ngoại giao.
Liên bang Đông Dương sẽ phối hợp về chính sách thuế quan và tiền tệ,
về việc đặt kế hoạch kiến thiết cho các nước trong liên bang theo nguyên
tắc không làm phương hại đến chủ quyền của ba nước này. Phía Pháp
chủ trương viên cao uỷ vừa là đại diện cho Liên hiệp Pháp vừa là Chủ
tịch liên bang Đông Dương. Họ đòi các ngành tư pháp, ngoại thương, tài

chính, hối đoái, vận tải, y tế, các cơ quan nghiên cứu và phát minh về
văn hoá, khoa học, kinh tế, viện thống kê, nhà bưu điện và vô tuyến
điện, cơ quan phụ. trách di dân đều phải thuộc về liên bang. Với chủ
trương này, phía Pháp muốn khôi phục lại chế độ toàn quyền trước
đây.Về ngoại giao, lập trường của phái đoàn Việt Nam là nước Việt
Nam sẽ có đại sứ ở Pháp và viên cao uỷ Pháp là đại diện ngoại giao của
Pháp ở Việt Nam. Nước Việt Nam tự do phải có quyền đặt đại sứ ở các
nước trong Liên hiệp Pháp và ở các nước ngoài. Pháp chủ trương người
đại diện Pháp ở Việt Nam là một viên chức Pháp do viên cao uỷ Pháp cử
ra và nước Việt Nam chỉ có đại diện ngoại giao với các nước khác thông
qua Liên hiệp Pháp

Sau 3 tuần lễ (từ ngày 19-4 đến 11-5-1946) nhằm trao đổi những vấn đề
sẽ được đưa ra tại cuộc đàm phán chính thức nhưng không đi đến thoả
thuận nào, Hội nghị trù bị Đà Lạt kết thúc thất bại do âm mưu phá hoại
của thực dân Pháp.

Ngày 31-5-1946, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Phạm Văn
Đồng dẫn đầu lên đường sang Pháp đàm phán. Cùng ngày, nhận lời mời
của Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường sang thăm nước
Pháp với tư cách là thượng khách. Trước khi lên đường, Người gửi thư
cho đồng bào Nam Bộ nêu rõ: "Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt
Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ
thay đổi". Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng phái đoàn Việt Nam đến Biarritz
(Pháp) ngày 12-6, nhưng phải dừng ở đó gần hai tuần lễ do phíaPháp
đang chuẩn bị thay đổi nội các. Ngày 19-6-1946, Gioócgiơ Biđôn
(Georges Bidault), một lãnh tụ của Phong trào bình dân, được bầu làm
Thủ tướng Chính phủ lâm thời Cộng hoà Pháp. Từ đây, phía Pháp mới
có thể bắt đầu cuộc đàm phán đã dự định trước với Việt Nam. Chủ tịch
Hồ Chí Minh cùng phái đoàn rời Biarritz để đến Pari vào ngày 22-6. vừa

đặt chân tới thủ đô nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt
Nam đã nhận được những thông tin bất lợi: Từ ngày 21-6, trong một
chiến dịch "chớp nhoáng", quân đội Pháp theo lệnh của Đô đốc
Đácgiăngliơ và Tướng Lơclec đã chiếm đóng cả vùng Tây Nguyên, đặc
biệt là Pleicu và Kon Tum; ngày 23-6, tại Hà Nội quân Pháp chiếm đóng
Phủ Toàn quyền. Ngày 6-7-1946, cuộc đàm phán chính thức giữa hai
bên Chính phủ Việt Nam và Pháp bắt đầu khai mạc, không phải ở Pari
như chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đề nghị, mà là
Phôngtenrlơblô (Fontaínebleau), cách Pari 60 km, "để lẩn tránh những
áp lực của dư luận báo chí và của những giới khác mà Sài Gòn, các cơ
quan dân sự và bạn bè của họ hết sức kinh sợ”.

Đoàn Việt Nam gồm có: Phạm Văn Đồng (Trưởng đoàn) và các thành
viên: Phan Anh, Trịnh Văn Bính, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Mạnh Hà,
Nguyễn Văn Huyên, Bưu Hội, Huỳnh Thiện Lộc, Dương Bạch Mai, Chu
Bá Phượng, Đặng Phúc Thông, Phạm Khắc Hoè, Hoàng Minh Giám.
Ngoài ra là các chuyên viên: Nguyễn Đệ, Hoàng Văn Đức, Vũ Trọng
Khánh, Hồ Đắc Liên, Nguyễn Văn Luyện, Nguyễn Văn Tình, Nguyễn
Đắc Khê.

Đoàn Pháp gồm có: Mác Ăngđrê (Trưởng đoàn), Giuygla(Juglas),
Lôdơrây (Lozeray), Bôđê (Baudet), Xalăng, Bácgio (Barjot), Pinhông,
Tôren (Torel), Rivê (Rivet), Métxme, Gônông (Gonon), Buốcgoanh,
Đacxy (D'Arcy), Gaê (Gayet), Buxkê (Bousquet).


Ngay trong phiên khai mạc (6-7), Trưởng phái đoàn Việt Nam, đồng chí
Phạm Văn Đồng đã kịch liệt phản đối việc thành lập chính phủ Nam Kì
tự trị và các hoạt động vi phạm Hiệp định sơ bộ của quân Pháp ở Việt
Nam, đặc biệt là việc chiếm vùng Tây Nguyên và việc quân Pháp ngang

nhiên chiếm đóng ngôi nhà nguyên là Phủ Toàn quyền, nơi viên Tổng
chỉ huy quân Tưởng vừa rút đi ngay giữa thủ đô Hà Nội.

Ngày 7-7-1946, Hội nghị đưa ra một chương trình nghị sự gồm 5 điểm:

- Sự gia nhập của Việt Nam vào khối Liên hiệp Pháp và những mối quan
hệ ngoại giao của nó với nước ngoài;
- Dự thảo thành lập Liên bang Đông Dương;
- Vấn đề thống nhất ba kì và trung cầu dân ý tại Nam Kì;
- Những vấn đề kinh tế,
- Soạn thảo dự án hiệp ước.

Về tất cả những vấn đề trên, quan điểm của hai bên hoàn toàn khác
nhau. Quan điểm của Pháp về "khối Liên hiệp Pháp không phải là quan
niệm về một đồng minh mà là quan niệm về những quốc gia đoàn kết
chặt chẽ với nhau bởi những cơ quan chung" (trong đó dĩ nhiên các cơ
quan của Pháp chiếm ưu thế) .

Trái lại, quan điểm của phái đoàn Việt Nam căn cứ trên ý niệm đồng
minh, hoà hợp quyền lợi; quan hệ song phương giữa các quốc gia độc
lập, được nêu rõ trong bức công hàm trao cho phái đoàn Pháp ngày 12-7:
"Những mối quan hệ giữa nước Pháp và nước Việt Nam trong khuôn
khổ Liên hiệp Pháp là những quan hệ hợp đồng được xác định qua con
đường hiệp ước. Những
quan hệ ấy được thiết lập trên những nền tảng sau đây:

- Tự do gia nhập,
- Quy chế bình đẳng,
- Đoàn kết bảo vệ quyền lợi chung".


Quan điểm trên của chủ tịch Hồ Chí Minh bổ sung trong kì họp báo
ngày 12-7-1946: "Trên phương diện chính trị, những mối quan hệ giữa
nước Pháp và nước Việt Nam phải xuất phát từ một hiệp ước. Hiệp ước
này phải dựa trên nguyên tắc cơ bản: cái quyền của mỗi dân tộc được tự
mình quyết định lấy số phậncủa mình. Trên phương diện kinh tế và văn
hoá, chúng tôi tán
thành hợp tác với nước Pháp trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp

Sự tồn tại của Liên bang Đông Dương được xác nhận bởi sự cần thiết
phải phối hợp các hoạt động của Việt Nam, Lào và Campuchia. Căn bản
nó phải mang nội dung kinh tế. Về phần mình, nước Việt Nam được
thiên nhiên ưu đãi hơn hai nước láng giềng, sẵn sàng giúp đỡ họ nếu họ
yêu cầu. Nhưng Việt Nam kiên quyết ngăn chặn không cho Liên bang
trở thành một thứ Chính phủ Toàn quyền giả hiệu ".

Từ ngày 13 đến ngày 30-7, các tiểu ban họp, đề cập lại các vấn đề đã
nêu ở Hội nghị trù bị Đà Lạt. Hai phái đoàn thảo luận các vấn đề về thuế
quan, tiền tệ, quân đội, ngoại giao và hầu như vấn đề nào cũng có
những bất đồng.

Về vấn đề quân đội, phái đoàn Việt Nam dứt khoát bác bỏ nguyên tắc
một bộ chỉ huy duy nhất trong thời bình và mọi ý đồ "tập thể hoá" tiềm
năng quân sự.

Về vấn đề ngoại giao, cũng như ở Hội nghị Đà Lạt, phái đoàn Việt Nam
yêu cầu có một nền ngoại giao riêng, có quyền trao đổi đại diện ngoại
giao với nước ngoài, có quyền cử đại diện riêng ở Liên hiệp quốc. Phái
đoàn Pháp vẫn giữ quan niệm của mình về một nền ngoại giao duy nhất
luôn luôn chỉ chấp nhận sự tham gia của người Việt Nam vào các chức
vụ ngoại giao của Liên hiệp Pháp. Nhưng giờ đây, họ chấp nhận nguyên

tắc tự quyết về mặt đại diện ngoại giao cấp lãnh sự.

Cũng như ở Hội nghị trù bị Đà Lạt, vấn đề Nam Kì là vấn đề gay cấn
nhất, trở thành hòn đá cản của Hội nghị. Ngay từ ngày 12-7, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã tuyên bố rõ trong cuộc họp báo: "Nam Bộ là đất Việt Nam.
Nó là thịt của thịt chúng tới, là máu của máu chúng tôi Trước khi đảo
Corse trở thành đất của Pháp, thì Nam Bộ đã là đất Việt Nam "2. Tại
phiên họp toàn thể ngày 26-7, Dương Bạch Mai - một thành viên trong
phái đoàn Việt Nam - công khai phát biểu: "Số phận của Hội nghị này
phụ thuộc chặt chẽ vào vấn đề ba kì. Chừng nào mà Nam Kì, bằng cách
này hay cách khác, còn bị tách ra khỏi Việt Nam, thì việc thoả thuận
giữa nước Pháp và nước Việt Nam sẽ không bao giờ có được. Mọi sự
đều tuỳ thuộc vấn đề Nam Kì: tình hữu nghị Pháp - Việt, hoà bình cũng
như trật tự ở Việt Nam, tương lai những quan hệ của chúng ta. Phải giải
quyết vấn đề này càng sớm càng hay".

Cuộc đàm phán kéo dài hơn hai tháng (từ 6-7 đến 10-9- 1946), cuối
cùng đã không đi đến một thoả thuận nào do lập trường hai bên khác xa
nhau. Ngày 14-9-1946, phái đoàn Việt Nam lên tàu tại cảng Mácxây
(Marseille) trở về Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh ở lại Pari với hi vọng
cứu vãn tình hình.

Trong khi đó, tại Việt Nam, thực dân Pháp tăng cường các hoạt động
khiêu khích. Quan hệ Việt - Pháp ngày càng căng thẳng. Nguy cơ một
cuộc chiến tranh đến gần. Cần có một quyết định nhanh chóng nhằm kéo
dài thời gian hoà hoãn để xây dựng, củng cố thêm lực lượng cách mạng;
đồng thời làm cho nhân dân Pháp, nhân dân thế giới thấy rõ thiện chí
hoà bình của Việt Nam
và dã tâm xâm lược của thực dân Pháp. Chính vì lẽ đó, Chủ tịch Hồ Chí
Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp là Mutê (Moutet) - Bộ trưởng Bộ

Pháp quốc hải ngoại, bản Tạm ước ngày 14-9- 1946.

Nội dung bản Tạm ước gồm những điểm chủ yếu như sau: Chính phủ
Việt Nam và Chính phủ Pháp cam kết tiếp tục chính sách hợp tác như
Hiệp định Sơ bộ đã nêu, tiếp tục cuộc đàm phán sẽ được triển khai chậm
nhất vào tháng Giêng 1947.

- Chính phủ Việt Nam bảo đảm các quyền tự do dân chủ, quyền lợi kinh
tế - văn hoá của người Pháp ở Việt Nam.
- Chính phủ Pháp sẽ đình chỉ xung đột ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, bảo
đảm các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
- Việt Nam và Pháp thả hết tù chính trị, chấm dứt tuyên truyền không
thân thiện.
- Việc trưng cầu dân ý ở Nam Bộ do hai bên quy định thờigian và cách
thức.

Tạm ước 14-9-1946 là sự nhân nhượng cuối cùng của ta nhằm cứu vãn
tình thế hết sức khó khăn của đất nước lúc bấy giờ. Ngày 20-10-1946,
Chủ tịch Hồ Chí Minh về đến Tổ quốc trong sự chờ đón đầy tin tưởng
của toàn dân ta. Cuộc hành trình ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh
và phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên đất Pháp tuy
chưa giải quyết được mục tiêu cơ bản của cuộc đàm phán, nhưng đã làm
cho nhân dân Pháp và nhân dân thế giới hiểu rõ hơn vấn đề Việt Nam,
biểu thị sự đồng tình ủng hộ nền độc lập của Việt Nam.


c) Tận dụng khả năng hoà hoãn chuẩn bị cho cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp

Sau ngày kí kết Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước Việt - Pháp, tranh thủ thời

gian hoà hoãn, Chính phủ và nhân dân ta ra sức củng cố, xây dựng lực
lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiếnsắp tới.

Ở miền Nam, cán bộ, bộ đội tiến mạnh vào các vùng tạm bị địch chiếm,
tổ chức phát triển lực lượng vũ trang địa phương và chiến tranh du kích.
Cùng với các cuộc bãi công, bãi thị, biểu tình, đòi tổ chức trưng cầu dân
ý thống nhất đất nước, phản đối càn quét bình định, bắt lính, những cuộc
nổi dậy diệt tề, trừ gian cũng diễn ra mạnh mẽ nhằm khôi phục chính
quyền nhân dân và
các đoàn thể quần chúng. Phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Bộ và
Nam Trung Bộ từ sau ngày 6-3-1946 đến cuối năm phát triển mạnh mẽ,
liên tục, toàn diện và giành được nhiều thắng lợi to lớn. Tại Nam Bộ,
chính quyền cách mạng được xây dựng và củng cố trên 1.000 xã trong
tổng số 1.234 xã. Vùng giải phóng ở nông thôn được mở rộng gấp nhiều
lần so với trước
ngày 6-3-1946. Hệ thống căn cứ địa kháng chiến được hình thành, nối
liền từ Xứ uỷ xuống khu, tỉnh huyện, nhất là ở Đông Nam Bộ. Lực
lượng vũ trang ba thứ quân cũng phát triển. Ở các vùng nông thôn, hầu
hết các xã đều thành lập tự vệ và du kích.

Ở các đô thị, lực lượng tự vệ cũng được củng cố và hoạt động có hiệu
quả, nhất là lực lượng tự vệ thành phố Sài Gòn. Các đơn vị bộ đội tập
trung - các chi đội Vệ quốc đoàn, đã được xây dựng từ cấp tỉnh đến cấp
khu. Toàn Nam Bộ đã xây dựng được 25 chi đội, tăng 25% so với lúc
mới hình thành.

Ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, nhiều căn cứ du kích hình thành.
Ngoài các đơn vị bộ đội tập trung ở vùng tự do Khu V, đến tháng 7-
1946, ở cực Nam Trung Bộ đã xây dựng được 4 trung đoàn chủ lực và 1
tiểu đoàn ở Tây Nguyên - Tiểu đoàn N’ Tranglơn, gồm hầu hết các chiến

sĩ là người dân tộc thiểu số. Ở miền Bắc, quân và dân ta ra sức xây dựng
và phát triển lực lượng mọi mặt. Khối đoàn kết toàn dân không ngừng
mở rộng, nhất là từ sau khi thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam
(29-5-1946). Vệ quốc đoàn chính thức trở thành Quân đội quốc gia của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (22-5-1946). Bên cạnh lực lượng vũ
trang thường trực Chính phủ còn quan tâm xây dựng lực lượng bán vũ
trang. Đến cuối năm 1946, Việt Nam có trên 8 vạn bộ đội thường trực và
gần 1 triệu dân quân, tự vệ ở hầu khắp các địa phương, từ thành thị đến
nông thôn. Các trường đào tạo cán bộ chính trị, quân sự được thành lập:
Tháng 3-1946, mở Trường Quân chính Bắc Sơn; tháng 5-1946,
mởTrường Võ bị Trần Quốc Tuấn; tháng 6-1946, mở Trường Lục quân
Quảng Ngài. Đến cuối năm 1946, trước khi cuộc kháng chiến toàn quốc
bùng nổ, các trường quân sự đã đào tạo được hàng vạn cán bộ, bổ sung
cho các đơn vị cơ sở.

Trải qua hơn một năm đấu tranh bảo vệ và củng cố chính quyền dân chủ
nhân dân, những khó khăn ban đầu đã được đẩy lùi. Tiềm lực của Nhà
nước cách mạng được tăng cường một bước, tạo nên thế và lực mới cho
toàn dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong cả
nước. Có được những thắng lợi đó là do toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ,
thực hiện sự nghiệp vẻ vang "vừa kháng chiến, vừa kiến quốc" dưới sự
lãnh đạo của Đảng. "Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chủ tịch, với đường lối
chính trị vô cùng sáng suất, vừa cứng rắn về nguyên tắc, đã đưa nước
nhà vượt qua muôn vàn khó khăn tưởng như không sao vượt qua nổi.
Lúc thì hoà hoãn với Tưởng để rảnh tay đối phó với thực dân Pháp, lúc
thì tạm thời hoà hoãn với Pháp để đuổi cổ quân Tưởng và quét sạch bọn
phản động tay sai của Tưởng, giành thời gian củng cố lực lượng, chuẩn
bị toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược, điều mà Đảng ta đã biết
chắc là không thể nào tránh khỏi".

×