Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

VIỆT NAM TRONG HƠN MỘT NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (9/1945 - 12/1946)_4 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.46 KB, 14 trang )

VIỆT NAM TRONG HƠN MỘT NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM (9/1945 - 12/1946)

Các tỉnh Nam Bộ củng cố lại lực lượng vũ trang, tăng cường trang bị vũ
khí, xây dựng căn cứ để kháng chiến lâu dài. Đầu tháng 2-1946, sau khi
được tăng viện binh, thực dân Pháp gấp rút chiếm đóng vùng nông thôn
Nam Bộ. Chúng mở hàng loạt cuộc hành quân "bình định" trên các khắp
các tỉnh Nam Bộ. Lực lượng của ta bị tổn thất nhiều, chính quyền và
đoàn thể Cứu quốc ở nhiều nơi bị tan vỡ. Trên các vùng chiếm được,
quân địch chia thành các chiến khu, đóng đồn bốt, khống chế hoạt động
chống đối của nhân dân. Vừa hành quân chiếm đóng các vùng đất của ta,
thực dân Pháp vừa ráo riết xúc tiến thành lập chính phủ bù nhìn. Ngay từ
tháng 10-1945, Xêđi âm mưu lập một hội đồng tư vấn gồm 80 người và
giao cho Nguyễn Văn Thinh vận động các nhà trí thức tham gia, nhưng
không thành công. Phần đông trí thức tỏ thái độ bất hợp tác với Pháp.
Đến tháng 2-1946, Xêđi mới lập được hội đồng tư vấn gồm 12 thành
viên là người Pháp và người Việt mang quốc tịch Pháp. Ngoài ra, thực
dân Pháp còn tiến hành tuyển quân, tập hợp bọn tay sai để thành lập
chính quyền bù nhìn ở các thị trấn, thị xã. Chúng tìm cách lôi kéo một số
người trong các đạo Cao Đài, Hoà Hảo, Thiên Chúa và cả lực lượng
Bình Xuyên để chống lực lượng kháng chiến. Ngày 5-3-1946, quân
Anh bàn giao lại toàn bộ địa bàn và vũ khí, trang bị cho quân Pháp, rút
khỏi miền Nam.

Trong lúc nhân dân Nam Bộ kháng chiến thì tại Nam Trung Bộ, mọi
công việc chuẩn bị để kháng chiến cũng được xúc tiến rất khẩn trương
Theo quyết định của Hội nghị quân sự do Xứ uỷ và Uỷ ban nhân dân
Trung Bộ triệu tập cuối tháng 9-1945, Uỷ ban quân chính Nam phần
Trung Bộ được thành lập để chỉ huy 7 tỉnh mặt trận phía nam. Lực lượng
quân sự các tỉnh từ Quảng Ngãi trở ra được điều động vào Nam Trung
Bộ. Các cơ sở kinh tế, quốc phòng quan trọng ở các tỉnh cực Nam Trung


Bộ được di chuyển đến những nơi an toàn. Các xưởng sửa chữa và sản
xuất vũ khí từng bước được xây dựng. Đến cuối năm 1945, đã có 10
xưởng đặt ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hoà, với trên 1.000 công nhân. Từ hạ tuần tháng 10-1945, chiến sự bắt
đầu lan tới các tỉnh Nam Trung Bộ. Khi địch đổ bộ lên Nha Trang (22-
10), chúng đã vấp phải sức chiến đấu của bộ đội ở khu nhà ga, nhà máy
điện, Viện Paxtơ Sau đó, quân ta hình thành thế bao vây nhằmtiêu hao
và giam chân địch trong thành phố. Với tinh thần tích cực tiến công
địch, với cách đánh mưu trí, táo bạo, được sự giúp đỡ tận tình của nhân
dân, lực lượng vũ trang mặt trận Nha Trang đã bao vây kìm chân địch
trong thành phố hơn ba tháng, góp phần làm thất bại kế hoạch của quân
Pháp dùng Nha Trang làm bàn đạp mở rộng đánh chiếm các tỉnh cực
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Cuối tháng 12- 1945 , đầu tháng 1-1946, địch tập trung quân giải vây
cho Nha Trang và đánh chiếm tỉnh Khánh Hoà, đồng thời đánh chiếm thị
xã Buôn Ma Thuột, tỉnh lị của Đắc Lắc.

Cuối tháng 1-1946 , sau khi chiếm được Buôn Ma Thuột, đồng thời với
các cuộc hành quân đánh chiếm các tỉnh còn lại của miền Tây Nam Bộ,
địch tập trung 10.000 quân, mở chiến dịch Gô (Gaur) từ phía nam đánh
ra, Tây Nguyên đánh xuống và từ biển đánh vào các tỉnh Nam Trung
Bộ. Lượng vũ trang của ta chặn đánh nhưng cuối cùng phải rút lui. Sau
khi chiếm Phan Rang, quân Pháp đánh ra Nha Trang, đánh vào Phan
Thiết.Trong điều kiện chiến đấu không cân sức, sau một số trận đánh trả,
quân ta phải rút khỏi Nha Trang, để lại một bộ phận lập tuyến chặn địch
ở Đèo Cả.

Sau 4 tháng chiến đấu anh dũng, với sự chi viện của nhiều đơn vị Nam
tiến, bộ đội Nam Trung Bộ đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kì đầu của

cuộc kháng chiến, tiêu diệt được hàng ngàn tên địch, thu nhiều vũ khí.
Tuy nhiên, trước sự tấn công mạnh gấp nhiều lần của địch, để bảo toàn
lực lượng, các đơn vị bộ đội các tỉnh cực Nam Trung Bộ đã phải tạm
thời rút ra khỏi các thị xã, thị trấn và một số trục đường giao thông lớn.
Tại các vùng nông thôn ở Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, chính
quyền cách mạng, các đoàn thể Cứu quốc và lực lượng vũ trang của ta
vẫn làm chủ.

Như vậy, 5 tháng kháng chiến (từ tháng 9-1945 đến tháng 2- 1946) là 5
tháng đầy thử thách gian khổ đối với quân và dân ta ở miền Nam, đối
với cả dân tộc và chế độ mới. Cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân
ta ở miền Nam tuy phải trải qua gian lao và tổn thất, nhưng đã tích luỹ
được nhiều kinh nghiệm chiến đấu, gây dựng được phong trào chiến
tranh du kích, xây dựng
lực lượng, góp phần bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng, tạo điều
kiện cho cả nước chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.


b) Hoà hoãn, nhân nhượng với quân Tưởng ở miền Bắc

Trong hoàn cảnh phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực
dân Pháp ở miền Nam, sự uy hiếp lật đổ chính quyền của quân Tưởng và
tay sai ở miền Bắc và trên cơ sở khẳng định thực dân Pháp là kẻ thù
chính, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ: "Phải
tránh các trường hợp một mình đối phó với nhiều lực lượng Đồng minh
tràn vào nước ta". Mũi nhọn của cách mạng lúc này là tập trung đối phó
với thực dân Pháp ở miền Nam, do đó chúng ta phải tạm thời hoà hoãn,
tránh xung đột với quân Tưởng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Đứng
trước tình hình gay go và cấp bách ấy, Đảng phải dùng mọi cách để sống
còn, hoạt động và phát triển Đảng không thể do dự. Do dự là hỏng hết.

Đảng phải quyết đoán mau chóng, phải dùng những phương pháp - dù là
những phương pháp đau đớn - để cứu vãn tình hình"1. chúng ta tiến
hành đấu tranh chính trị với quân Tưởng một cách khôn khéo, nhưng
kiên quyết, nhằm hạn chế sự phá hoại của chúng.

Tháng 10-1945, khi Hà Ứng Khâm (Tổng tư lệnh lục quân quân đội
Tưởng Giới Thạch) đến Hà Nội, Chính phủ cách mạng đã tổ chức một
cuộc biểu tình có 300.000 người tham gia, hình thức là để "đón tiếp",
nhưng thực chất là nhằm biểu dương lực lượng của Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà. Quần chúng diễu qua Phủ Toàn quyền và hô vang khẩu hiệu:
"Nước việt Nam của người Việt Nam", "Hoa - Việt thân thiện", "ủng hộ
Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà", "ủng hộ Chủ
tịch Hồ Chí Minh", "ủng hộ Việt Nam độc lập đồng minh", "Việt Nam
độc lập muôn năm". Trước khí thế và sức mạnh của quần chúng, Hà
Ứng Khâm không thể tự mình thực hiện ý định lật đổ Chính phủ cách
mạng, mà dùng bọn tay sai (Việt Quốc và Việt Cách) phá hoại từ bên
trong. Được sự ủng hộ của Tưởng, bọn tay sai đòi ta thay đổi Quốc kì,
Quốc ca, đòi ta phải cải tổ Chính phủ, để cho chúng một số ghế trong
Quốc hội không phải thông qua bầu cử, đòi Hồ Chí Minh từ chức Chủ
tịch, đòi những người cộng sản rút khỏi Chính phủ. Chúng còn tổ chức
ám sát, bắt cóc nhân viên Chính phủ. Để giảm bớt sức ép công kích của
kẻ thù, tránh những hiểu lầm trong nước và ngoài nước có thể trở ngại
đến tiền đồ, sự nghiệp giải phóng dân tộc, đồng thời xuất phát từ lợi ích
tối cao của dân tộc, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố "tự giải tán"
(11-11- 1945), nhưng sự thật là tạm thời rút vào hoạt động bí mật, tiếp
tục lãnh đạo đất nước, lãnh đạo chính quyền cách mạng. Nhằm hạn chế
sự phá hoại của quân Tưởng và tay sai, tại phiên họp đầu tiên (2-3-
1946), Quốc hội khoá I đồng ý cho bọn tay sai của Tưởng 70 ghế trong
Quốc hội, cho Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Việt Cách) giữ chức Phó Chủ
tịch nước cùng 4 ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp chính thức

(phụ trách các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, canh nông, xã hội). Đồng
thời nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi kinh tế, như cung cấp
một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải, nhận
tiêu tiền Quan Kạn, Quốc tệ ở Việt Nam.

Sự nhân nhượng về chính trị trên đây thể hiện một yêu cầu cơ bản là giữ
vững sự tồn tại của một chính quyền của dân, do dân và vì dân, một
chính quyền của sự hoà giải, đoàn kết thống nhất quốc gia dân tộc thực
hiện tư tưởng độc lập tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh với khẩu hiệu
hành động cấp bách là Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết. Sự nhân
nhượng đó là cần thiết, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những hoạt
động chống phá cách mạng của quân Tưởng và tay sai. Trong khi thực
hiện hoà giải, nhân nhượng, thông qua công cụ báo chí, thông tin tuyên
truyền, dựa vào sức mạnh quần chúng, chúng ta kiên quyết vạch trần và
ngăn chặn những hành động chia rẽ, phản dân hại nước của các lực
lượng tay sai của Tưởng. Những kẻ phá hoại (có đủ bằng chứng) thì bị
trừng trị theo pháp luật. Chính phủ còn ban hành một số sắc lệnh nhằm
trấn áp bọn phản cách mạng: Sắc lệnh ngày 5-9-1945 giải tán Đại Việt
quốc gia xã hội đảng và Đại Việt quốc dân đảng (là những đảng phản
động, tay sai của phát xít Nhật); Sắc lệnh ngày 12-9-1945 cho an trí
những người nguy hiểm đối với nền Cộng hoà dân chủ Việt Nam; Sắc
lệnh lập toà án quân sự trừng trị bọn phản cách mạng.

Thực hiện những biện pháp sách lược nhân nhượng trên đây đã hạn chế
và vô hiệu hoá đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân
Tưởng và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng
của chúng. Cũng nhờ đó, chúng tamới có điều kiện tập trung lực lượng
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam.



2- Hoà hoãn với thực dân Pháp nhằm gạt quân Tưởng ra khỏi nước
ta, chuẩn bị kháng chiến chống Pháp (từ 6-3 đến 19-12-1946)


a) Pháp và Tưởng cấu kết với nhau chống lại cách mạng Việt Nam.

Đầu năm 1946, về cơ bản, thực dân Pháp đã chiếm được cácđô thị, các
đường giao thông chiến lược quan trọng ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ,
chiếm hầu hết Campuchia và khống chế vùng nông thôn ở Lào. Pháp lại
được Anh và Mĩ thoả thuận: Ngày 29-1-1946, quân Anh rút khỏi Sài
Gòn và đến ngày 5-3- 1946, rút khỏi Nam Đông Dương, nhường cho
Pháp quyền chiếm đóng từ vĩ tuyến 16 trở vào. Công việc tiếp theo của
thực dân Pháp là chuẩn bị tiến quân ra miền Bắc, thực hiện ý đồ thôn
tính cả nước ta. Nhưng do lực lượng hiện tại có hạn (hơn 65.000 quân),
lại chưa bình định xong miền Nam, nếu thực hiện ngay ý đồ này bằng
biện pháp quân sự, Pháp sẽ gặp khó khăn.

Hơn nữa, đưa quân ra miền Bắc lúc này, chúng sẽ gặp hai trở lực lớn:
một là lực lượng kháng chiến của nhân dân ta, hai là sự có mặt của quân
Tưởng và bọn tay sai ở miền Bắc. Tình hình đó buộc thực dân Pháp phải
dùng đến thủ đoạn chính trị: một mặt, điều đình với Chính phủ Tưởng
Giới Thạch ở Trùng Khánh, mặt khác điều đình với Chính phủ Hồ Chí
Minh để được đưa quân đội ra miền Bắc Việt Nam một cách "hợp
pháp".

Trong khi đó, Tưởng Giới Thạch cũng đứng trước một khó khăn lớn:
Phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đang
phát triển mạnh mẽ, cần phải tập trung lực lượng để đối phó. Tình hình
này cũng buộc Tưởng đi đến thoả hiệp với Pháp.


Đúng như dự đoán của Ban Thường vụ Trung ương Đảng: "Trước sau
Trùng Khánh sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp miễn là
Pháp nhượng cho Tưởng nhiều quyền lợi quan trọng"1, ngày 28-2-1946,
Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết ở Trùng Khánh. Theo Hiệp ước này,
Pháp được quyền thay quân đội Tưởng vào miền Bắc Đông Dương để
giải giáp quân đội Nhật. Ngược lại Pháp nhường cho Tưởng một số
quyền lợi về kinh tế, chính trị, như trả lại các tô giới và nhượng địa của
Pháp trên đất Trung Quốc, nhượng cho Tưởng một "khu đặc biệt" để tự
do buôn bán và có quyền kiểm soát thuế quan ở cảng Hải Phòng, bán
cho Tưởng đoạn đường sắt từ Hồ Kiều đến Côn Minh (thuộc tuyến
đường sắt Hà Nội - Vân Nam), những kiều dân Trung Quốc ở Đông
Dương được hưởng nhiều quyền lợim đặc biệt.

Cùng thời gian trên, từ cuối năm 1945 đến đầu năm 1946, giữa đại diện
Chính phủ Pháp và Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ. Tháng 11-1945,
đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hoàng Minh Giám đã
tiếp xúc với phía Pháp và lập trường của Chính phủ Việt Nam được xác
định qua bức giác thư ngày 12-11 như sau:

l- Nước Pháp sẽ thừa nhận không chậm trễ nền độc lập toàn vẹn của
Việt Nam;
2- Chính phủ Việt Nam sẽ thực thi những biện pháp bảo vệ uy tín nước
Pháp và sẽ có những nhượng bộ với Pháp về phương diện kinh tế và văn
hoá;
3- Nhằm tạo ra được một không khí thuận lợi cho việc đàm phán, các
nhà chức trách Pháp sẽ cho chấm dứt ngay những chiến sự ở Nam Bộ và
trong suốt thời gian của cuộc đàm phán, ngưng vận chuyển đến Đông
Dương quân đội và vũ khí".

Trong cuộc gặp Giăng Xanhtơni (Jean Sainteny) ngày 25-2- 1946, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ lập trường của Việt Nam trong quan
hệ Việt - Pháp là độc lập và hợp tác. Xanhtơni nêu rõ quan điểm của
Pháp là công nhận Việt Nam có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài
chính riêng nhưng là một nước tự trị trong khối Liên hiệp Pháp. Đây là
lập trường đối lập cơ bản giữa Chính phủ ta và Chính phủ Pháp.


b) Hoà hoãn, nhân nhượng với thực dân Pháp nhằm gạt quân
Tưởng ra khỏi nước ta

Hiệp ước Hoa - Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai
con đường: Hoặc là cầm vũ khí chiến đấu chống thực dân Pháp, không
cho chúng đổ bộ lên miền Bắc; hoặc làhoà hoãn, nhân nhượng pháp để
tránh tình trạng phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù, đẩy 20 vạn quân
Tưởng ra khỏi miền Bắc, tranh thủ thời gian hoà hoãn, tiếp tục củng cố
và phát triển lực lượng cách mạng, chuẩn bị mọi mặt bước vào cuộc
chiến đấu về sau khi tình thế bắt buộc. Ngày 3-3-1946, Ban Thường vụ
Trung ương Đảng ra Chỉ thị Tình hình và chủ trương. Bản Chỉ thị nhận
định: " Hiệp ước Hoa - Pháp không phải là chuyện riêng của Tưởng
Giới Thạch và Pháp. Nó là chuyện chung của phe đế quốc và bọn tay sai
của chúng ở thuộc địa ".

Phân tích về chủ trương đánh hay hoà lúc này, Chỉ thị chỉ rõ: "Nếu Pháp
công nhận Đông Dương tự chủ thì có thể hoà, hoà để phá tan âm mưu
thâm độc của bọn Tưởng Giới Thạch, bọn phản động Việt Nam và bọn
phát xít Pháp còn sót lại, chúng định hãm ta vào tình thế cô độc, buộc ta
phải đánh nhiều kẻ thù một lúc ". Bản Chỉ thị nhấn mạnh: "Vấn đề lúc
này không phải là
muốn hay không muốn đánh Vấn đề là biết mình biết người, nhận định
một cách khách quan những điều kiện lợi hại trong nước và ngoài nước

mà chủ trương cho đúng ".

Nếu chấp nhận cuộc chiến đấu với Pháp lúc này, chúng ta sẽ gặp nhiều
bất lợi lớn. Về chính trị, ta có khó khăn vì hoạt động chia rẽ của bọn
phản động. Về quân sự, Pháp có thêm lực lượng và chiếm được nhiều
nơi; cuộc kháng chiến ở Nam Bộ gặp khó khăn. Về kinh tế, vấn đề tiếp
tế lương thực không bảo đảm. Về quốc tế, Liên Xô và các lực lượng dân
chủ chưa có điều kiện trực tiếp giúp ta Chấp nhận hoà hoãn, nhân
nhượng với Pháp cũng có những bất lợi khác: Thực dân Pháp lợi dụng
hoà hoãn để phát triển lực lượng và sau đó bội ước đánh ta. Bọn phản
động lợi dụng việc kí kết mà vu cáo ta là "bán nước". Nhưng thực hiện
giải pháp này, ta sẽ phá tan được âm mưu của Tưởng và tay sai đẩy ta
vào thế bị cô lập; đồng thời giành được thời gian chuẩn bị cho cuộc
chiến đấu mới.

Ngày 5-3-1946, Hội nghị mở rộng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(tại làng Canh, Hà Đông) nhất trí tán thành chủ trương Hoà để tiến của
Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Chiều 6-3-1946, sau nhiều lần
thương lượng, tại ngôi nhà 38 Lý Thái Tổ (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí
Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí với G.
Xanhtơni (J.sainteny) - đại diện Chính phủ Cộng hoà Pháp bản Hiệp
định Sơ bộ, đặt cơ sở cho cuộc đàm phán giữa hai bên để đi đến mộthiệp
định chính thức.

Theo Hiệp định Sơ bộ:

Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một
quốc gia tự do trong khối Liên hiệp Pháp; có chính phủ, nghị viện, quân
đội và tài chính riêng. Sự thống nhất đất nước sẽ do trưng cầu dân ý
quyết định. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đồng ý cho 15.000

quân Pháp vào thay thế Tưởng. Số quân này phải đóng ở những nơi do
hai bên thống nhất quy định và sẽ rút khỏi Việt Nam trong 5 năm, mỗi
năm rút 1/5 số quân.

- Quân đội hai bên ngừng bắn và ở nguyên vị trí. Các cuộc đàm phán
tiếp theo sẽ được tiến hành tại một trong ba nơi: Hà Nội, Sài Gòn hoặc
Pari.

Kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, tạm thời hoà hoãn với Pháp, ta đã tránh
được một cuộc chiến đấu bất lợi phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một
lúc; tạo thêm một cơ sở pháp lí buộc quân Tưởng phải nhanh chóng rút
khỏi miền Bắc nước ta; bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách vì mất chỗ dựa
nên phần lớn bị tan rã hoặc chạy theo quân Tưởng; chúng ta có thêm
thời gian hoà bình cần thiết để củng cố chính quyền cách mạng, mở rộng
mặt trận dân tộc thống nhất, phát triển lực lượng vũ trang nhằm chuẩn bị
lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp về
sau. Đặc biệt, đối với miền Nam - nơi mà cuộc kháng chiến đang đứng
trước những thử thách gay gắt - Hiệp định Sơ bộ tạo điều kiện cho lực
lượng kháng chiến trở lại bám trụ thôn, xã, tạo thế và lực để cùng cả
nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài. Thực tế lịch sử đã chứng tỏ,
việc kí Hiệp định Sơ bộ - trong hoàn cảnh lúc đó - là một chủ trương cứu
nước duy nhất đúng, "một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lêninít về
lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về sự nhân nhượng có
nguyên tắc".

Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, Chính phủ và nhân dân Việt Nam
thi hành nghiêm chỉnh mọi điều khoản đã kí kết.

Ngày 8-3- 1946, Chính phủ ban hành Nghiêm lệnh: "Chính phủ hạ lệnh
cho toàn thể nhân dân và bộ đội phải giúp đỡ cho quân đội Trung Hoa,

trong lúc quân đội Trung Hoa thoái triệt. Ai xâm phạm đến tính mạng,
tài sản của quân đội Trung Hoa sẽ bị nghiêm trị"1. Ngày 9-3-1946, Ban
Thường vụ Trung ương Đảng ra bản Chỉ thị Hoà để tiến, vạch rõ lí do vì
sao ta kí với Pháp
Hiệp định Sơ bộ và đề ra những việc cần làm sau khi Hiệp định được kí
kết:

1- Giải thích ý nghĩa Hiệp định, chống mọi nhận thức và tư tưởng sai
lệch đối với việc kí kết.
2- Chuẩn bị kháng chiến lâu dài, đề phòng Pháp bội ước.
3- Đấu tranh với Tưởng, đề phòng chúng cố tình kéo dài thời hạn đóng
quân trên miền Bắc.
4- Đề phòng các đảng phái phản động xuyên tạc và phá hoại.
5- Chỉ đạo miền Nam gây dựng lại cơ sở đã mất và cổ động phong trào
đòi thống nhất Bắc - Trung - Nam.

Trong khi đó, thực dân Pháp sớm lộ rõ dã tâm phá hoại Hiệp định. Ngày
9-3-1946, quân Pháp đổ bộ lên Hải Phòng và đóng trái phép ở Bến Bính.

×