Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

VIỆT NAM TRONG HƠN MỘT NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (9/1945 - 12/1946)_2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.26 KB, 14 trang )

VIỆT NAM TRONG HƠN MỘT NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM (9/1945 - 12/1946)

II- Bước đầu công cuộc xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng

Ngay sau khi trở về thủ đô Hà Nội, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã
đề ra phương hướng, biện pháp xây dựng chế độ mới và đối phó các lực
lượng ngoại xâm. Ngày 28-8-1945, Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt
Nam tự cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà. Một số đảng viên cộng sản, kể cả Tổng Bí thư Trường Chinh trong
Uỷ ban Dân tộc giải
phóng đã tình nguyện rút lui, nhường chỗ cho một số nhân sĩ yêu nước,
tiến bộ tham gia Chính phủ. Thành phần Chính phủ lâm thời gồm có 13
Bộ và 15 vị Bộ trưởng, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch kiêm Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao. Về nguyên tắc, Chính phủ lâm thời tiếp thu bộ máy nhà
nước cũ, đổi mới một số bộ phận, còn lại thì chuyển sang phục vụ chính
quyền mới. Chính quyền các cấp từ Trung ương xuống đến huyện, xã,
quân đội và cảnh sát được thay đổi cho phù hợp với chính thể mới là nền
dân chủ cộng hoà. Nhà nước ban bố Sắc lệnh (số 41/SL ngày 3- l0-1945)
bãi bỏ tất cả các cơ quan thuộc phủ Toàn quyền Đông Dương và sáp
nhập vào các Bộ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bộ máy
các ngành được sắp xếp lại, nhưng hầu hết các nhân viên vẫn tiếp tục
công việc như trước. Ở các địa phương, bộ máy chính quyền cũ bị xoá
bỏ, Uỷ ban nhân dân cách mạng là bộ máy chính quyền mới với lãnh
đạo mới. Hầu hết các cơ quan, các ngành đều giữ nguyên, hoạt động
dưới sự điều hành của Uỷ ban nhân dân cách mạng.

Ngoài những cơ sở đã có sẵn của hệ thống nhà nước cũ, sau Cách mạng
tháng Tám, yêu cầu xây dựng chế độ mới đòi hỏi phải có những tổ chức
mới. Ở Trung ương có các Uỷ ban Quỹ Độc lập, Tuần lễ vàng giải quyết
vấn đề tài chính; Tiểu ban Canh nông lo việc khai hoang, phục hoá; Uỷ


ban Mùa đông binhsĩ lo giải quyết vấn đề quân nhu cho bộ đội; Uỷ ban
nghiên cứu kế hoạch kiến thiết có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát
triển đất nước . . .

Để bảo vệ và phát huy thành quả của Cách mạng tháng Tám, một trong
những nhiệm vụ đầu tiên mà Chính phủ xác định là mở cuộc Tổng tuyển
cử, thành lập Chính phủ chính thức, xây dựng hệ thống chính quyền hợp
pháp từ Trung ương đến địa phương. Trong phiên họp đầu tiên của Hội
đồng Chính phủ (3- 9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề.nghị Chính
phủ tổ chức cuộc Tổng tuyển cử theo chế độ phổ thông đầu phiếu.
Người nói: "Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính
phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ
thông đầu phiếu. Tất cả công dân gái trai mười tám tuổi đều có quyền
ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng
giống ".Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" (25-11-1945) của Ban
Chấphành Trung ương Đảng cũng đề ra 4 nhiệm vụ chủ yếu trước mắt
của cách mạng là củng cố chính quyền, chống thực dânPháp xâm lược,
bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhândân. Trong bốn nhiệm vụ
ấy, nhiệm vụ bao trùm là củng c chính quyền dân chủ nhân dân.


1- Về chính trị - quân sự

Ngày 8-9-1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
ra Sắc lệnh số 14 về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội: "Tất cả công dân
Việt Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi trở lên, đều có quyền tuyển cử và
ứng cử, trừ những người đã bị tước công quyền và những người trí óc
không bình thường". Mọicông việc chuẩn bị cho Tổng tuyển cử diễn ra
trong điều kiện hết sức khó khăn, phức tạp do các lực lượng đế quốc và
phản động trong nước ráo riết hoạt động chống phá. Các tổ chức Việt

Quốc, Việt Cách đòi phải lập lại Chính phủ, đòi xoá bỏ chế độ Uỷ ban
nhân dân Những kẻ cầm đầu Việt Quốc đòi giữ 1/3 số ghế trong Quốc
hội và đòi giữ các Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo
dục, Bộ Thanh niên. Họ yêu cầu Việt Minh cũng chỉ được giữ 1/3 số ghế
trong Quốc hội. Mặt trận Việt Minh và Chính phủ lâm thời một mặt kiên
quyết bác bỏ các yêu cầu phi lí của Việt Quốc, Việt Cách; mặt khác kiên
trì và khôn khéo tiến hành các cuộc hoà giải, thương lượng, nhân
nhượng nhằm tạo bầu không khí ổn định để tiến hành cuộc Tổng
tuyển cử thành công. Đại diện của Mặt trận Việt Minh tiến hành nhiều
cuộc tiếp xúc với đại diện của Việt Quốc, Việt Cách và đã đi tới những
cam kết có tính nguyên tắc trên tinh thần hợp tác, đoàn kết nhằm thực
hiện quyền độc lập, ủng hộ Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Các bên cũng
thoả thuận chấm dứt sự công kích lẫn nhau, mở rộng Chính phủ lâm
thời, chấp nhận để 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử cho Việt
Quốc, Việt Cách. Ngày 1-1-1946, Chính phủ lâm thời cải tổ thành Chính
phủ liên hiệp lâm thời, trong đó có thêm một số thành viên của Việt
Quốc, Việt Cách. Chính phủ liên hiệp lâm thời và Việt Minh tiếp tục
triển khai công việc chuẩn bị Tổng tuyển cử với phương châm thực hiện
đại đoàn kết thống nhất dân tộc.

Ngày 6-1-1946, toàn dân Việt Nam, trong tư thế người là chủ, nô nức
tham gia cuộc Tổng tuyển cử. Trong điều kiện thù trong, giặc ngoài ra
sức chống phá, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội thực sự là một cuộc
đấu tranh gay go, quyết liệt để xác lập quyền làm chủ của nhân dân. Tại
miền Nam, trừ tỉnh Tây Ninh không tổ chức được bầu cử do chiến sự
quá ác liệt, nhân dân ta phải vượt qua bom đạn địch để đi bỏ phiếu.
Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã phải hi sinh trong khi làm nhiệm vụ Tổng
tuyển cử.Tại miền Bắc, ở những nơi có quân Tưởng chiếm đóng, các
đảng phái phản động đe doạ, khủng bố những người đi bỏ phiếu; có nơi
chúng xông vào cướp hòm phiếu.



Nhưng bất chấp sự đe doạ và hành động phá hoại của địch, nhân dân ta
vẫn hăng hái đi làm nghĩa vụ công dân. Tính chung trong cả nước, 89%
cử tri đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân
dân khắp ba miền Bắc - Trung - Nam tham gia vào cơ quan quyền lực
cao nhất của Nhà nước. (1. Ở miền Nam, do không kịp hoãn, nên vẫn
bầu cử vào ngày 23-12-1945./ 2. Trong số này có 57% thuộc các đảng
phái, 43% không đảng phái (87% là đại biểu công nhân, nông dân,
chiến sĩ cách mạng; 10 đại biểu phụ nữ; 34 đại biểu dân tộc ít người).

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội là một đòn giáng mạnh
vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của bọn đế quốc, tay sai. Thắng
lợi này góp phần nâng cao uy tín và địa vị của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà trên trường quốc tế, khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước,
ý thức làmchủ trong mỗi người dân đối với Nhà nước cách mạng. Thắng
lợi của cuộc bầu cử còn tạo ra cơ sở pháp lí vững chắc cho Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Sau thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử, tình hình chính trị ở nước ta lại
có những diễn biến phức tạp. Những hoạt động vũ trang xâm lược của
thực dân Pháp ở miền Nam ngày càng lan rộng. Cuộc kháng chiến của
nhân dân ta gặp nhiều khó khăn. Ở miền Bắc, quân Pháp từ Vân Nam
kéo vào Lai Châu, TuầnGiáo, Điện Biên. Lợi dụng tình hình này, các tổ
chức Việt Quốc, Việt Cách gây sức ép với chính quyền cách mạng, đòi
giải tán Chính phủ liên hiệp lâm thời và thành lập ngay Chính phủ liên
hiệp quốc gia chính thức mà không chờ Quốc hội họp. Pháp và Tưởng
đã thoả hiệp với nhau để quân Pháp thay thế quân Tưởng.

Trong bối cảnh đó, ngày 2-3-1946, gần 300 đại biểu Quốc hội đã họp kì

thứ nhất tại Nhà hát lớn Hà Nội. Do tình thế đặc biệt cần phải nhân
nhượng, Quốc hội biểu quyết tán thành đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là mở rộng thêm 70 đại biểu của Việt Quốc, Việt Cách không qua
bầu cử, theo như sự thoả thuận giữa Việt Minh, Việt Quốc và Việt Cách
ngày 23-12-1945. Quốc hội khẳng định thành tích của Chính phủ lâm
thời trong thời gian đầu xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Đồng thời, Quốc hội quyết định thành lập Chính phủ liên hiệp kháng
chiến gồm 10 Bộ, do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Nguyễn Hải
Thần làm Phó Chủ tịch. Kì họp thứ nhất Quốc hội khoá I đã bầu Ban
Thường trực Quốc hội (gồm 15 uỷ viên chính thức và 3 uỷ viên dự
khuyết), do Nguyễn Văn Tố làm Trưởng ban, Phạm Văn Đồng và Cung
Đình Quỳ (Việt Quốc) làm Phó ban; Cố vấn đoàn do cố vấn tối cao
Nguyễn Vĩnh Thụy đứng đầu; Kháng chiến uỷ viên Hội do Võ Nguyên
Giáp làm Chủ tịch, Vũ Hồng Khanh làm Phó Chủ tịch. Quốc hội cũng
bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Trưởng
ban. Bộ máy Nhà nước ở Trung ương được hoàn thiện và củng cố một
bước, có đầy đủ uy tín hiệu lực để lãnh đạo nhân dân tham gia kháng
chiến, kiến quốc, thực hiện mọi chức năng đối nội và đối ngoại. Tại kì
họp đầu tiên (4- 3-1946), Chính phủ liên hiệp kháng chiến đã quyết định
một số chính sách đối nội và đối ngoại:

Về đối nội:

1- Các đảng phái chặt chẽ đoàn kết, ngôn luận, hành động nhất trí để
phụng sự quốc gia.

2- Sinh mệnh và tài sản của tất cả công dân Việt Nam và kiều dân ngoại
quốc được hoàn toàn bảo đảm.

3- Hành chính và quân đội phải thống nhất về tài chính, kinh tế tập

trung.

4- Mọi lực lượng của quốc dân được huy động để dùng trong việc kháng
chiến kiến quốc và toàn thể nhân dân, nhất là những người làm việc
công phải tuân theo kỉ luật.

Về đối ngoại:

1- Đối với các nước Đồng minh, nước Việt Nam bao giờ cũng chủ
trương thân thiện, nhất là đối với Trung Hoa.

2- Đối với các quốc gia nhược tiểu đang đấu tranh giành độc lập thì dân
tộc Việt Nam rất đồng tình.

3- Đối với nhân dân Pháp, dân Việt Nam không thù hằn, song cực lực
phản đối chế độ thực dân và cương quyết giữ quyền độc lập. Chính phủ
Việt Nam chỉ nhận điều đình với Chính phủ Pháp theo nguyên tắc "Dân
tộc tự quyết" của Hiến chương Đại Tây Dương1. Sau tám tháng hoạt
động của Quốc hội và Chính phủ liên hiệp kháng chiến, kể từ cuộc họp
thứ nhất của Quốc hội (3-1946), dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã vượt qua được nhiều khó khăn và
tiến bước vững chắc.

Trong hoàn cảnh ấy, Quốc hội họp kì thứ hai tại thủ đô Hà Nội, từ ngày
28-10 đến 9-11-1946. Tham dự cuộc họp có 290 đại biểu. Một số đại
biểu ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ không ra họp được. Hầu hết các đại
biểu của Việt Quốc, Việt Cách đã chạy theo quân Tưởng hoặc bị cơ
quan an ninh quốc gia trừng trị vì tội phản bội Tổ quốc. Quốc hội đã
thảo luận các báo cáo của Chính phủ, thông qua các nghị quyết về nội
trị, ngoại giao; thông qua Dự án Luật Lao động, Hiến pháp, lập Chính

phủ mới và bầu Ban Thường trựcQuốc hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh được
Quốc hội uỷ nhiệm đứng ra thành lập Chính phủ mới theo nguyên tắc
đoàn kết và tập hợp nhân tài, không phân biệt đảng phái. Người tuyên bố
trước Quốc hội: “Lần này là lần thứ hai mà Quốc hội giao phó cho tôi
phụ trách Chính phủ một lấn nữa. Việt Nam chưa được độc lập, chưa
được thống nhất thì bất kì Quốc hội uỷ cho tôi hay cho ai cũng phải gắng
sức mà làm. Tôi xin nhận"; "Chính phủ sau đây phải là một chính phủ
toàn dân đoàn kết và tập hợp nhân tài không đảng phái. Tôi xin tuyên bố
trước Quốc hội, trước Quốc dân, trước thế giới: Tôi chỉ có một đảng -
Đảng Việt Nam", "Chính phủ sau đây phải là một chính phủ liêm
khiết, một chính phủ biết làm việc, có gan góc, quyết tâm để vào mục
đích: Trong thì kiến thiết, ngoài thì tranh thủ độc lập và thống nhất của
nước
nhà".

Ngày 3-11-1946, Quốc hội biểu quyết tán thành chính phủ mới do Hồ
Chí Minh thành lập, gồm có 14 thành viên. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch
kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ngày 9-11-1946, Quốc hội thông qua
bản Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đó là "bản hiến pháp
đầu tiên trong lịch sử nước nhà. Bản Hiến pháp còn là một vết tích lịch
sử đầu tiên trong cõi Á Đông Bản hiến pháp đó chưa hoàn toàn nhưng
nó đã làm nên theo một hoàn cảnh thực tế. Hiến pháp đó tuyên bố với
thế giới nước Việt Nam đã độc lập, dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi
quyền tự do , phụ nữ Việt Nam đãđược ngang hàng với đàn ông để
được hưởng chung mọi quyền tự do đó của một công dân. Hiến pháp đó
đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và
một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp".

Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân ở các địa phương cũng được
củng cố và kiện toàn từng bước. Trong một thời gian ngắn sau ngày

Tổng tuyển cử, hầu hết các địa phương thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ đều
tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân ở cấp xã và tỉnh. Uỷ ban hành chính
các cấp cũng được thành lập thay cho Uỷ ban nhân dân lâm thời. Cuộc
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là cuộc vận
động chính trị rộng lớn, cuộc biểu dương sức mạnh và ý chí sắt đá của
khối đoàn kết toàn dân, đã khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, ý
thức làm chủ đất nước, nghĩa vụ đối với Tổ quốc của mỗi công dân và
toàn dân. Thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc
cho Nhà nước cách mạng thực hiện nhiệm vụ đối nội, đối ngoại trong
thời kì mới, đồng thời góp phần nâng cao uy tín của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà trên trường quốc tế.

Để tăng cường sức mạnh của Nhà nước cách mạng, vấn đề mở rộng khối
đoàn kết toàn dân được đặt ra cấp bách. Các tổ chức Cứu quốc trong
Mặt trận Việt Minh được xây dựng rộng khắp, tập hợp thêm nhiều tầng
lớp xã hội tham gia. Tuy nhiên, lúc này vẫn có một số tầng lớp và cá
nhân yêu nước còn đứng ngoài Mặt trận Việt Minh.

Theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 28-5-1946, Hội Liên
hiệp Quốc dân Việt Nam (Liên Việt) được thành lập. Hội chủ trương
đoàn kết tất cả các đảng phái yêu nước, đồng bào yêu nước, không phân
biệt giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị, chủng tộc để làm cho nước
Việt Nam Độc lập - Thống nhất - Dân chủ - Phú cường. Một số đoàn thể
quần chúng lần lượt ra đời như: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
(27-5- 1946), Đảng Xã hội Việt Nam (22-7-1946), Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam (20-10-1946).

Đứng trước âm mưu và hành động xâm lược của bè lũ đế quốc, Đảng rất
coi trọng nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và củng cố
quốc phòng. Khắp nơi trên đất nước ta, một phong trào luyện tập quân

sự, tìm sắm vũ khí diễn ra sôi nổi. Các đội tự vệ ra đời từ trong phong
trào toàn dân chuẩn bị khởi nghĩa và là lực lượng xung kích của toàn dân
nổi dậy giành chính quyền thời kì Tổng khởi nghĩa tháng Tám, nay được
củng cố và mở rộng, đã trở thành công cụ sắc bén để bảo vệ chính quyền
cách mạng ở cơ sở. Các đơn vị Việt Nam giải phóng quân thành lập trên
cơ sở thống nhất Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc
quân (5-1945), đã được chấn chỉnh, mở rộng và nay đổi thành Vệ quốc
đoàn (9-1945)1. Đây là đội quân chính quy của Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà. Các đơn vị bảo an binh bị giải thể. Ngày 15-9-1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Ngành Quân giới và tháng 10-
1945, thành lập các chiến khu IV, III2. Tháng 12-1945, Uỷ ban Kháng
chiến miền Nam ra đời. Tháng 1-1946, Quân uỷ Trung ương được thành
lập để giúp Trung ương Đảng lãnh đạo công tác quân sự. Tất cả các khu
phố, thôn, xã đều thành lập các đơn vị tự vệ và tự vệ chiến đấu. Trên cơ
sở đó, những chiến sĩ có giác ngộ chính trị, có tinh thần chiến đấu được
tuyển chọn để bổ sung cho các đơn vị bộ đội tập trung. Dù vũ khí trang
bị thô sơ và thiếu thốn, kinh nghiệm chiến đấu còn ít, nhưng đây là đội
quân cách mạng của công - nông, có sức chiến đấu rất cao.


2- Về kinh tế - tài chính

Một trong những nhiệm vụ cấp bách trước mắt của chính quyền cách
mạng sau khi thành lập là phải nhanh chóng đẩy lùi nạn đói, từng bước
ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Giải quyết nạn đói không chỉ có
ý nghĩa về kinh tế, mà còn bao hàm ý nghĩa chính trị rất sâu sắc. Trong
phiên họp đầu tiên (3-9-1945), Hội đồng Chính phủ lãm thời đã bàn biện
pháp chống đói. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị nhiều biện pháp (tổ chức
lạc quyên, lập hũ gạo cứu đói ) và kêu gọi đồng bào cả nước nhường
cơm sẻ áo. Người nói:


"Lúc chúng ta nâng bát cơm ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không
khỏi động lòng. Vậy tôi đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực
hành trước, cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa,
đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo".

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và noi gương Người,
khắp cả nước, nhân dân ta lập hũ gạo cứu đói, tổ chức ngày đồng tâm để
góp gạo cứu đói. Truyền thống đồng cam cộng khổ, thương yêu đùm bọc
lẫn nhau trong đồng bào được phát huy cao độ.

Để dồn lương thực cho việc cứu đói, Chính phủ ban hành các biện pháp
hành chính như cấm dùng lương thực vào việc nấu rượu, xoá bỏ mọi cản
trở trong lưu thông gạo giữa các vùng trong nước, cấm đầu cơ tích trữ
thóc gạo, thành lập Uỷ ban tối cao tiếp tế và cứu tế của Chính phủ. Việc
chuyên chở gạo từ các tỉnh ở Nam Bộ và Trung Bộ ra Bắc Bộ được thực
hiện khẩn trương. Chỉ tính trong 3 tháng cuối năm 1945, đã có khoảng
700 tấn gạo được chuyển ra Bắc Bộ, kịp đem đến các địa phương để cứu
đói.

Biện pháp cơ bản để giải quyết tận gốc nạn đói là tăng gia sản xuất Khẩu
hiệu "Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất
nữa!", "Không để một tấc đất bỏ hoang", "Tấc đất tấc vàng" trở thành
hành động thực tế của toàn Đảng, toàn dân. Khắp nơi, từ đồng bằng đến
miền núi, đều dấy lên phong trào thi đua sản xuất Chính phủ đã lập ra
Uỷ ban Trung ương phụ trách vấn đề sản xuất Tờ báo Tấc đất ra đời
nhằm tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện tăng gia
sản xuất. Diện tích ruộng đất hoang, hoá được khai khẩn và nhanh chóng
đưa vào trồng trọt. Toàn bộ đê đập ở 9 tỉnh bị lụt phá vỡ (Sơn Tây, Hà
Đông, Hà Nam, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hải Dương,

Thái Bình) được bồi đắp lại. Giai cấp công nhân, các đơn vị bộ đội, cán
bộ, viên chức Nhà nước, học sinh, trí thức, công, thương gia tự nguyện
tổ chức thành từng đoàn, từng đội đi về nông thôn giúp nông dân đắp đê
phòng lụt, khai hoang, phục hoá.

Để tạo điều kiện cho nông dân đẩy mạnh sản xuất, chính quyền cách
mạng tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho nông dân
nghèo, chia lại ruộng công theo nguyên tắc công bằng và dân chủ; ra
thông tư giảm tô 25%; miễn thuế ruộng đất đối với các vùng bị lụt và
vùng có chiến sự ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ cùng các loại ruộng đất
hoang, hoá mới được khai phá gieo trồng; ra sắc lệnh bãi bỏ thuế thân và
các thứ thuế vô lí khác. Ban Khuyến nông cũng được thành lập ở Trung
ương và địa phương để tổ chức giúp đỡ nông dân khắc phục khó khăn về
giống, vốn, nông cụ, sức kéo; hướng dẫn nông dân về kĩ thuật canh tác.

Nhờ những biện pháp tích cực trên đây, sản xuất nông nghiệp nhanh
chóng được khôi phục và có mặt phát triển hơn trước. Năm 1945, dù bị
trận lụt lớn, nhưng diện tích lúa mùa ở Bắc Bộ vẫn đạt được 890.000 ha,
sản lượng đạt 1.155.000 tấn (năm 1943 là 952.730 tấn và năm 1944 là
832.000 tấn).

×