Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

VIỆT NAM TRONG HƠN MỘT NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (9/1945 - 12/1946)_1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.06 KB, 14 trang )

VIỆT NAM TRONG HƠN MỘT NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM (9/1945 - 12/1946)


I- Tình hình Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai và Cách
mạng tháng Tám 1945.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một loạt nước ở Trung, Đông Âu được
giải phóng, lập nên chế độ dân chủ nhân dân và từng bước tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội từ một nước là Liên Xô đã trở thành hệ
thống thế giới gồm nhiều nước và là chỗ dựa vững chắc cho phong trào
đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Cùng với sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc ở nhiều nước châu Á, châu Phi cũng ngày
một dâng cao. Nhân dân các nước Lào, Campuchia, Mianma, Inđônêxia,
Philíppin, Malaixia đứng lên đấu tranh chống thực dân Anh, Pháp, Mĩ,
Hà Lan. . . giành độc lập. Lực lượng cách mạng Trung Quốc do Đảng
Cộng sản lãnh đạo đã giải phóng được một phần lục địa phía Bắc với
gần 100 triệu dân (trong tổng số 450 triệu), nhưng lực lượng phản cách
mạng Quốc Dân đảng do Tưởng Giới Thạch cầm đầu vẫn còn khá mạnh
(1,6 triệu quân) và cuộc nội chiến giữa hai lực lượng bắt đầu diễn ra
quyết liệt.

Ở châu Âu, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở một số nước, như
Pháp, Ý. . . , giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động đấu
tranh đời các quyền dân sinh, dân chủ, đòi tăng lương, giảm giờ làm,
ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa. Sau
Chiến tranh, trong khi nền kinh tế của các nước tư bản châu Âu bị tàn
phá nặng nề, thì Mĩ trở
thành một nước mạnh nhất về kinh tế (chiếm 52% tổng sản phẩm xã hội


của thế giới) và nắm độc quyền vũ khí hạt nhân.

Với sức mạnh về kinh tế, khoa học - kĩ thuật và quân sự đế quốc Mĩ ráo
riết thực hiện âm mưu làm bá chủ thế giới. Cùng với việc tăng cường
chạy đua vũ trang, cuộc "chiến tranh lạnh" do Mĩ gây ra nhằm chống lại
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa diễn ra ngày càng quyết liệt.

Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mâu thuẫn chủ yếu giữa một
bên là hệ thống xã hội chủ nghĩa cùng các lực lượng đấu tranh cho độc
lập dân tộc dân chủ, hoà bình và tiến bộ xã hội với một bên là phe đế
quốc do Mĩ cầm đầu nổi lên ngày càng sâu sắc. Tất cả tình hình trên đã
tác động trực tiếp đến cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập của nhân dân Việt
Nam.

Sau thắng lợi Cách mạng tháng Tám 1945, dân tộc Việt Nam bước vào
kỉ nguyên mới - kỉ nguyên độc lập tự do. Nhân dân Việt Nam trở thành
người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và bước đầu được hưởng những
quyền lợi do cách mạng đem lại.

Họ hiểu rõ giá trị thiêng liêng của những quyền lợi ấy, một lòng gắn bó
và quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng. Đây chính là nguồn sức
mạnh vô tận giúp cho Nhà nước cách mạng còn đang trong thời kì trứng
nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Sau Cách mạng tháng Tám, Mặt
trận Việt Minh phát triển rất nhanh chóng. Các Hội Cứu quốc trong công
nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ được tổ chức thống nhất trong cả
nước. Nhiều Hội Cứu quốc mới ra đời, tập hợp thêm những tầng lớp yêu
nước còn đứng ngoài Mặt trận, như Công thương Cứu quốc, Phật giáo
Cứu quốc, Đoàn Hướng đạo Cứu quốc, Đoàn sinh viên Cứu quốc Mặt
trận Việt Minh thực sự trở thành ngọn cờ đoàn kết toàn dân rộng rãi, giữ
vai trò rất quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền dân chủ

nhân dân.

Thực hiện chủ trương vũ trang toàn dân, nhân dân ta tích cực xây dựng
lực lượng. Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng vũ trang bao gồm các đơn
vị Giải phóng quân và các đội tự vệ chiến đấu phát triển nhanh chóng.
Dù trang bị vũ khí còn rất thô sơ và thiếu thốn, lại chưa có nhiều kinh
nghiệm tác chiến, nhưng cán bộ và chiến sĩ trong các đơn vị vũ trang
đều có tinh thần chiến đấu dũng cảm, là lực lượng chủ chốt trong cuộc
đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trải qua 15 năm đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo (1930 - 1945),
truyền thống đoàn kết, bất khuất của dân tộc ta càng được phát huy cao
độ; Đảng ta ngày càng trưởng thành, bắt rễ sâu vào quần chúng và thêm
dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo. Sau khi đất nước được độc lập, Đảng kịp
thời mở rộng đội ngũ, đạo tạo cán bộ, tăng cường sự lãnh đạo trên mọi
mặt hoạt động, chuẩn bị tổ chức cho toàn dân bước vào cuộc đấu tranh
mới.

Đứng đầu Đảng và Nhà nước cách mạng là vị lãnh tụ thiên tài, có uy tín
tuyệt đối trong toàn dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh tượng trưng cho linh hoa
của dân tộc, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam.
Cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú cùng với uy tín rộng lớn của
Người là ngọn cờ tập hợp các tầng lớp nhân dân xung quanh Đảng và
Chính phủ.

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, Nhà nước cách mạng Việt
Nam, ngay sau khi ra đời, đã phải đứng trước một tình thế hết sức hiểm
nghèo.

Nền kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp với trình độ lạc hậu, bị chiến

tranh tàn phá rất nặng nề, thiên tai thường xuyên xảy ra. Trận lụt lớn hồi
tháng 8 - 1945 làm vỡ đê ở 9 tỉnh Bắc Bộ, khiến 1/3 diện tích canh tác bị
hư hại nặng. Sự thiệt hại do trận lụt này gây ra ước tính khoảng 2.000
triệu đồng, tương đương khoảng 3 triệu tạ gạo (theo giá lúc đó). Ba tỉnh
vùng Bắc
Trung Bộ là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng bị mất mùa trên
khoảng một nửa diện tích. Sau lụt là hạn hán kéo dài làm cho 50% diện
tích ruộng đất ở Bắc Bộ không cày cấy được. Các ngành kinh tế bị đình
đốn nghiêm trọng. Nhiều cơ sở công nghiệp chưa đi vào hoạt động.
Hàng vạn công nhân thất nghiệp.

Riêng ngành khai mỏ than, năm 1940 có 39.500 công nhân, khai thác
được 2.500.000 tấn; đến năm 1945 chỉ còn lại 4.000 công nhân với sản
lượng khai thác là 231.000 tấn1. Việc buôn bán với nước ngoài hầu như
bị đình trệ. Hàng hoá trên thị trường khan hiếm. Nguy cơ nạn đói mới
xuất hiện trong khi hậu quả nạn đói lớn do Nhật - Pháp gây ra từ cuối
năm 1944 đầu năm 1945 vẫn chưa được khắc phục. Đời sống nhân dân
bị đe doạ nghiêm trọng.

Nền tài chính của Nhà nước cách mạng trong buổi đấu hết sức kiệt quệ.
Ngân sách quốc gia lúc đó chỉ có 1.230.000 đồng, trong đó quá nửa là
tiền rách. Các khoản thu từ thuế giảm sút. Thuế quan là một nguồn thu
chính, chiếm 3/4 ngân sách Đông Dương, giờ đây sụt hẳn xuống. Một số
chính sách thuế mới do Chính phủ ban hành nhằm giảm nhẹ sự đóng góp
của nhân dân (bãi bỏ thuế thân, thuế môn bài, thuế xe tay, xe đạp, miễn
thuế điền thổ cho những vùng bị ngập lụt và giảm 20% trong toàn
quốc ) cũng làm cho nguồn thu ngân sách giảm xuống rất nhiều. Trong
khi nguồn thu quá ít ỏi không thể đáp ứng được nhu cầu chi lớn thì Nhà
nước lại chưa nắm được Ngân hàng Đông Dương. Bên cạnh đó, khi kéo
vào nước ta, quân Tưởng lại tung ra trên thị trường giấy bạc "Quan kim"

và "Quốc tệ" đã mất giá trị, càng làm cho tình hình tài chính và thương
mại thêm phức tạp.

Cùng với khó khăn về kinh tế, tài chính, chế độ thực dân - phong kiến để
lại một di sản văn hoá hết sức lạc hậu. Thực dân Pháp chăm lo xây dựng
nhà tù hơn là trường học. Vì thế, hơn 90% dân số nước ta mù chữ. Trước
năm 1945, cả nước ta chỉ có 737 trường tiểu học với khoảng 623.000
học sinh, 65 trường cao đẳng tiểu học với 16.700 học sinh và chỉ có 3
trường phổ thông trung học với 652 học sinh. Bên cạnh nạn thất học là
các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút tồn tại rất phổ biến. Bệnh
dịch hoành hành ở nhiều nơi

Trong khi đó, chính quyền cách mạng mới ra đời, chưa có kinh nghiệm
quản lí. Ở một số nơi, chính quyền chưa nằm trong tay những người
cách mạng. Quân đội thường trực đang trong quá trình xây dựng, chưa
được huấn luyện bao nhiêu. Phần lớn cán bộ chỉ huy chưa có hiểu biết
về quân sự và kinh nghiệm chiến đấu. Trang bị vũ khí rất thô sơ và thiếu
thốn, chủ yếu là giáo mác, dao găm, mã tấu, một ít súng trường, súng
máy. Mặt trận dân tộc thống nhất tuy phát triển rộng rãi, nhưng chưa
được củng cố vững chắc; kẻ thù lại đang ra sức thực hiện âm mưu chia
rẽ, lôi kéo Do đó, vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo đang là
những vấn đề lớn được đặt ra rất bức thiết lúc đó.

Nguy cơ lớn nhất đối với Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lúc
mới thành lập là nạn ngoại xâm. Ở phía Bắc vĩ tuyến 160, hơn 20 vạn
quân Tưởng đã ồ ạt kéo vào nước ta. Núp dưới danh nghĩa đại diện lực
lượng Đồng minh vào làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, quân
Tưởng nuôi dã tâm: tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, phá tan Việt
Minh, lật đổ Chính phủ Hồ Chí Minh và dựng lên một chính quyền tay
sai. Bởi vậy, khi vào nước ta, quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản

cách mạng như Việt Nam Quốc Dân đảng (Việt Quốc) do Nguyễn
Tường Tam, Vũ Hồng Khanh cầm đầu và Việt Nam cách mạng đồng
minh hội (Việt Cách) do Nguyễn Hải Thần cầm đầu. Quân Tưởng buộc
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thực hiện chế độ trưng thu
lương thực để mỗi tháng phải cung cấp cho chúng 10.000 tấn gạo, trong
khi nhân dân Bắc Bộ đang phải chịu hậu quả nạn đói khủng khiếp chưa
từng có trong lịch sử đất nước. Dựa vào quân Tưởng, các tổ chức Việt
Quốc, Việt Cách ra sức chống phá chính quyền cách mạng. Chúng tiến
hành nhiều hoạt
động vu cáo, nói xấu Việt Minh, ngang nhiên đòi gạt các bộ trưởng là
đảng viên cộng sản ra khỏi Chính phủ. Chúng còn gây ra các vụ giết
người, cướp của, bắt cóc cán bộ, cướp chính quyền ở một số địa phương
(Yên Bái, Vĩnh Yên, Móng Cái ).

Ở phía Nam vĩ tuyến 16, tình hình còn nghiêm trọng hơn.Thực dân Pháp
ngày càng lộ rõ ý đồ trở lại xâm chiếm Việt Nam.

Ngày 17-8-1945, Uỷ ban Quốc phòng Pháp quyết định thành lập lực
lượng viễn chinh Pháp ở Viễn Đông (sau đổi là đạo quân viễn chinh
Pháp ở Viễn Đông) đưa sang Đông Dương. Tướng Lơclec (Leclerc)
được cử làm Tổng chỉ huy lực lượng lục quân Pháp ở Viễn Đông. Đô
đốc Đácgiăngliơ (D' Argenlieu) được cử làm Cao uỷ kiêm Tổng Tư lệnh
Hải quân Pháp ở Viễn Đông. Uỷ ban hành động giải phóng Đông Dương
được cải tổ thành Uỷ ban Đông Dương do Đờ Gôn (De Gaulle) làm Chủ
tịch. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 nhân dân Việt Nam
trở thành người làm chủ đất nước. Thực dân Pháp không còn chỗ đứng ở
Đông Dương nhưng vẫn không chịu từ bỏ âm
mưu đặt lại ách thống trị thực dân kiểu cũ trên bán đảo này.Lơclec đã
vạch ra kế hoạch chiếm lại Đông Dương gồm 5 điểm như sau:


1- Dựa vào quân Anh để làm chủ phía Nam vĩ tuyến 16;
2- Thả dù nhân viên dân sự và lực lượng quân sự xuống miền Bắc Việt
Nam;
3- Xác nhận với Đồng minh việc duy trì chủ quyền của Pháp ở Đông
Dương;
4- Từng bước giành lại những vùng do Trung Quốc kiểm soát;
5- Tiến hành các cuộc thương thuyết với người bản xứ.

Thực hiện kế hoạch trên, từ ngày 13 đến ngày 22-8-1945, một số tên
quan thuộc địa cũ, trong đó có Métxme (Messmer) mang danh nghĩa Uỷ
viên Cộng hoà Pháp tại Bắc Kì, đã nhảy dù xuống miền Bắc nước ta,
liên lạc với tàn binh, tù binh, Pháp kiều và bọn tay sai nhằm lập lại bộ
máy cai trị. Ngày 22-8-1945, Xanhtơni (Sainteny) cùng với một số sĩ
quan Pháp từ Côn Minh (Vân Nam) theo phái đoàn đầu tiên của cơ quan
tình báo chiến lược (OSS) của Mĩ (do Trung uý Patti cầm đầu) đến Hà
Nội. Cao uỷ Đácgiăngliơ và Tư lệnh tối cao các lực lượng Pháp Lơclec
đã được lệnh của Đờ Gôn phải tìm cách khôi phục lại chủ quyền của
Pháp trên các lãnh thổ liên bang Đông Dương mà không được cam kết
bất cứ điều gì đối với phía Việt Minh. Vào thời điểm này, khu vực Bắc
Đông Dương kể từ vĩ tuyến 16 trở ra có gần 30.000 người Pháp, trong
đó có 20.000 người đã bị quân Nhật bắt tập trung tại Hà Nội từ ngày 9-
3-1945. Xêđi (Cédille), Uỷ viên Cộng hoà Pháp tại Nam Đông Dương,
nhảy dù xuống Hớn Quản, được quân Nhật đưa về Sài Gòn. Hai chiếc
tàu Pháp chạy trốn Nhật sau cuộc đảo chính 9-3-1945, từ vùng biển
Quảng Đông trở lại Đông Bắc Việt Nam, đổ quân lên đảo Cô Tô và đảo
Vạn Hoa. Những toán tàn binh Pháp ở Trung Lào, Hạ Lào được tập hợp
lại, chiếm đóng một số cao điểm trên các trục đường số 7, 8, 9, 12 và
dọc biên giới Việt - Lào, làm bàn đạp chuẩn bị tiến sang các tỉnh Bắc
Trung Bộ Việt Nam.


Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Chính phủ, Mặt trận
Việt Minh cùng chính quyền các cấp lãnh đạo nhân dân và lực lượng vũ
trang đề cao cảnh giác, tích cực đánh địch, bảo vệ quê hương. Ở miền
Bắc, cuối tháng 8-1945, những tên Pháp nhảy dù xuống các nơi đều bị
quân và dân ta chặn đánh. Các đơn vị Giải phóng quân Hải Phòng,
Quảng Yên chặn đánh các tàu Crayxắc (Crayssac) và Phơrênôn
(Frénohls), tiêu diệt địch ở Vạn Hoa và Cô Tô. Ở Bắc Trung Bộ, Giải
phóng quân Nghệ An và Hà Tĩnh chặn đánh địch trên biên giới Việt -
Lào tại các vị trí: Mường Xén (Đường số 7), Napê (Đường số 8),
Banaphào (Đường số 12). Trên Đường số 9, Giải phóng quân Quảng Trị,
Thừa Thiên phối hợp với bộ đội Lào đánh địch ở Pha Lan, Mường Phin,
Đồng Hến, không cho chúng tiến sang các tỉnh Bắc Trung Bộ. Tại miền
Nam, Xêđi nhân danh uỷ viên Cộng hoà Pháp ở miền Nam Đông Dương
đã đàm phán với Uỷ ban nhân dân Nam Bộ trên cơ sở nội dung bản
Tuyên bố ngày 24-3-1945 về vấn đề Đông Dương của Đờ Gôn, mà
không đề cập đến nền độc lập của Việt Nam, nên đã không đạt được kết
quả.


Như vậy, âm mưu của thực dân Pháp muốn nhanh chóng thiết lập lại nền
thống trị ở Đông Dương đã không thực hiện được. Đầu tháng 9-1945,
Đácgiăngliơ và Lơclec phải điều chỉnh kế hoạch: Dựa vào quân Anh gấp
rút chiếm Nam Bộ, lấy đó làm bàn đạp đánh chiếm phần còn lại của
Đông Dương, lập chính phủ "Nam Kì tự trị", thành lập Liên bang Đông
Dương. Chúng vừa ráo riết chuẩn bị lực lượng, vừa khiêu khích ta để tạo
cớ cho quân Đồng minh can thiệp. Ngày 2-9-1945, trong lúc nhân dân
Sài Gòn mít tinh mừng ngày Độc lập một số lính Pháp núp trong Nhà
thờ Đức Bà bắn lén vào đám đông, làm 47 người chết, nhiều người bị
thương. Ngày 4-9-1945, Grêxi (Gracey), Tư lệnh sư đoàn 20 quân đội
Hoàng gia Anh, trưởng phái bộ Đồng minh, lấy cớ trật tự Sài Gòn không

đảm bảo, đã hạ lệnh cho tư lệnh quân đội Nhật Bản ở Đông Nam Á đưa
7 tiểu đoàn từ các tỉnh Nam Bộ về Sài Gòn.

Hành động khiêu khích của quân Pháp đã gây nên làn sóng công phẫn
trong các tầng lớp nhân dân. Đêm 4-9, vào lúc 22 giờ, công nhân Sài
Gòn tổ chức cuộc mít tinh trước trụ sở Tổng Công đoàn Nam Bộ, tuyên
thệ trước bàn thờ Tổ quốc: "Quyết cùng anh em lao động không nản chí
trước khó khăn, không lùi bước trước nguy hiểm để cùng đồng bào bảo
vệ Tổ quốc, giữ gìn non sông"1. Ngày 6-9-1945, phái bộ Anh gồm 30 sĩ
quan, do một đại tá cầm đầu vừa đến Sài Gòn đã ra lệnh cho quân Nhật
làm nhiệm vụ cảnh sát trong thành phố, đòi các lực lượng vũ trang cách
mạng nộp vũ khí. Ngày 12-9, một lữ đoàn thuộc Sư đoàn 20 quân đội
Hoang gia Anh đến nước ta với nhiệm vụ giải giáp quân Nhật và kéo
theo sau là một đại đội thuộc Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 5 của
Pháp. Tại Sài Gòn, quân Anh ngang nhiên tước vũ khí của quân Nhật
trang bị cho tù binh Pháp (bị Nhật bắt giam từ sau ngày 9- 3-1945), dùng
quân Pháp thay quân Nhật canh gác một số vị trí. Những đơn vị nhỏ bộ
binh và xe bọc thép của Pháp được tăng thêm 1.400 lính do Nhật giam
giữ được Anh thả ra và trang bị lại. Ngày 14-9, Grêxi ra thông cáo cấm
nhân dân ta mang vũ khí và biểu tình. Ngày 15-9, y ra lệnh tước vũ khí
của lực lượng vũ trang Việt Nam. Ngày 17-9, Grêxi lại ra lệnh giới
nghiêm, đình bản tất cả báo chí ở Nam Bộ. Ngày 19-9, Xem tổ chức họp
báo, tuyên bố: "Việt Minh không đại diện cho nhân dân Việt Nam và bất
lực trong việc giữ gìn trật tự. Pháp có nhiệm vụ lập lại trật tự, sau đó sẽ
thành lập chính phủ phù hợp với tuyên bố 24-3".


Ngày 20-9, phái bộ Anh tuyên bố giữ quyền kiểm soát Sài Gòn, đòi thả
những người Pháp đang bị giam giữ, đòi đặt công an của Việt Nam dưới
quyền chỉ huy của họ và buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà rút hết lực

lượng vũ trang ra khỏi thành phố. . . Như vậy, có thể thấy với danh nghĩa
đại diện lực lượng Đồng minh làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật ở phía
Nam vĩ tuyến 16,quân Anh đã dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm
lược nước ta. Vào thời điểm này, trên đất nước ta đã có hơn 30 vạn quân
các nước Anh, Pháp, Tưởng, Nhật cùng nhiều đảng phái phản động lăm
le lật đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chưa bao giờ trên đất
nước ta cùng một lúc có nhiều kẻ thù xâm lược như vậy.

Lợi dụng tình hình trên, các thế lực phản động ở trong nước bắt đầu nổi
dậy hoạt động chống phá chính quyền cách mạng. Các phần tử tay sai
của thực dân Pháp như Nguyễn Văn Xuân, Lê Văn Hoạch, Nguyễn Văn
Thinh, Nguyễn Văn Tâm mưu toan ngóc đầu dậy, chuẩn bị đón chủ cũ
trở lại. Nguyễn Tấn Cường - một tên mật thám cũ, đứng ra lập "Đảng
Nam Kì";Nguyễn Văn Tị lập "Đảng Đông Dương tự trị ", thực hiện âm
mưu của thực dân Pháp chia cắt Nam Bộ ra khỏi nước Việt Nam thống
nhất, thành lập "Nam Kì quốc". Các tổ chức chính trị phản động thân
Nhật, như Đại Việt cách mạng đảng, Đại Việt quốc dân đảng, Đại Việt
duy dân đảng do Trần Trọng Kạn, Trần Văn An, Nguyễn Văn Sâm,
Ngô Đình Diệm cầm đầu, cũng ráo riết hoạt động. Một số phần tử
phản động trong các đạo nhau (Nam Kì, Trung Kì, Bắc Kì, Cao Miên,
Ai Lao). Liên bang Đông Dương sẽ cùng với nước Pháp xây dựng thành
khối liên hiệp Pháp mà quyền đối ngoại sẽ do Pháp đại diện.

Đông Dương sẽ có một chính phủ liên bang đứng đầu là một viên toàn
quyền và gồm những bộ trưởng chịu trách nhiệm trước viên toàn quyền
đó. Chính phủ liên bang sẽ là người trọng tài gồm năm xứ. Bên cạnh
viên toàn quyền cómột hội đồng nhà nước trong đó người Đông Dương
chiếm nhiều nhất là 50% số ghế ".

Thiên Chúa, Cao Đài, Hoà Hảo lợi dụng thần quyền và lòng sùng đạo

của tín đồ để hoạt động chia rẽ, chống phá cách mạng. Bọn Tơrốtxkít -
dưới chiêu bài cách mạng triệt để - tung ra những khẩu hiệu quá khích:
đòi tăng lương ngay cho công nhân; đòi tịch thu ruộng đất của địa chủ
chia cho nông dân; đòi đánh đổ tất cả các đế quốc cùng một lúc Chúng
hô hào liên kết thợ thuyền và dân cày, đấu tranh chống tư sản và địa chủ,
nhằm phá hoại mặt trận đoàn kết dân tộc v.v

Tất cả những khó khăn kể trên trực tiếp đe dọa đến sự tồn tại của Nhà
nước cộng hoà non trẻ. Vận mệnh Tổ quốc lúc này như ngàn cân treo sợi
tóc. Nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho toàn dân ta là phải xây dựng và củng
cố bộ máy chính quyền cách mạng.


×