Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

BÁO CÁO KHOA HỌC: "TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM 18. TRÍCH YẾU CÁC LOÀI LAN (ORCHIDACEAE) THU ĐƯỢC Ở SƠN KIM VÀ SƠN HỒNG (HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH)." pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.92 KB, 20 trang )

TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM 18.
TRÍCH YẾU CÁC LOÀI LAN (ORCHIDACEAE)
THU ĐƯỢC Ở SƠN KIM VÀ SƠN HỒNG (HUYỆN
HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH).

Leonid V. Averyanov
Viện thực vật học Cômarốp, Viện Hàn lâm khoa học liên
bang Nga
Phan Kế Lộc
Trường Đại học khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội &
IEBR, VAST
Nguyễn Tiến Hiệp, Phạm Văn Thế
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (IEBR), Viện khoa
học và công nghệ Việt Nam (VAST)
Trong khuôn khổ của đề tài "Hệ thực vật lưu vực Rào Àn"
(thuộc Chương trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự
nhiên, số 6.110.01 và 6.128.04) trong 6 năm qua (1999-
2004) chúng tôi đã thu được gần 100 số hiệu mẫu của 76
loài thuộc 42 chi của họ Lan Orchidaceae, ước tính chưa
đến 40% tổng số loài có thể gặp ở đây. Sau đây là Trích
yếu với các thông tin ngắn gọn về từng loài: tên khoa học,
nơi thu mẫu, cách sống và nơi sống, độ gặp và thứ hạng
cho Danh lục đỏ của IUCN (CR- đang bị tiêu diệt một cách
trầm trọng, EN- đang bị tiêu diệt, VU- sắp bị tiêu diệt, LR-
ít bị đe dọa tiêu diệt, DD- chưa đủ dẫn liệu), mẫu vật
nghiên cứu, đôi khi có ghi chú.

1. Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl Sơn Kim: Rào
Bún và Rào àn. Mọc ở đất granít và đá phiến trong rừng,
300-1150 m. Không phổ biến. EN. P.K. Lộc et al. HAL
1268, HAL 5011 . Bị thu hái nhiều để xuất khẩu làm thuốc.


2. Apostasia odorata Blume ?- Sơn Kim: Rào Bún. Mọc ở
đất granít và đá phiến trong rừng nguyên sinh và thứ sinh,
200-1000 m. Hiếm. VU. P.K. Lộc et al. HAL 1281, HAL
5157.
3. Apostasia wallichii R. Br. ?- Sơn Hồng. Mọc ở đất đá
phiến trong rừng, 800-1100 m. Hiếm. VU. P.K. Lộc et al.
HAL 5337.
4. Appendicula hexandra (Koenig) J.J. Sm Sơn Kim: Rào
Bún. Mọc ở đất granít và đá phiến trong rừng, 300 m. Phổ
biến. LR. P.K. Lộc et al. HAL 5016.
5. Biermannia calcarata Aver Sơn Kim: Rào àn. Bám trên
cây trong rừng trên đất granít, 200-300 m. Đôi khi gặp.
VU. N.T. Hiệp et al. s.n. (14 VI 1999). Đặc hữu của Bắc
Việt Nam, nhỏ, đặc trưng cho rừng nguyên sinh ở dọc sông
suối đất thấp.
6. Bulbophyllum ambrosia (Hance) Schltr Sơn Hồng: Khe
Sinh. Bám trên cây trong rừng trên đất đá phiến, 800-1100
m. Phổ biến. LR. P.K. Lộc et al. HAL 5335. Đặc hữu rộng
của tiểu vùng hệ thực vật Nam Trung Hoa-Bắc Việt Nam.
7. Bulbophyllum longiflorum Thouars ?- Sơn Kim: Rào
Bún. Bám trên cây trong rừng trên đất đá phiến, nhất là ở
dọc suối, 300-400 m. Phổ biến. LR. P.K. Lộc et al. HAL
5090.
8. Bulbophyllum xylophyllum Par. & Rchb.f. ?- Sơn Hồng:
Khe Sinh. Bám trên cây trong rừng trên đất đá phiến, 800-
1100 m. Hiếm. VU. P.K. Lộc et al. HAL 5336.
9. Bulbophyllum sp. (Desmosanthes sect.)- Sơn Kim: Rào
àn. Bám trên cây trong rừng trên đất đá phiến, nhất là ở
thung lũng sông suối, 200-300 m. Phổ biến. LR. P.K. Lộc
et al. HAL 1323.

10. Bulbophyllum sp Sơn Kim: Rào Bún. Bám trên cây
trong rừng trên đất đá phiến, nhất là ở thung lũng sông
suối, 300-400 m. Phổ biến. LR. P.K. Lộc et al. HAL 5091.
11. Calanthe lyroglossa Rchb.f Sơn Kim: Rào Bún. Bám
trên đá phiến trong rừng, nhất là ở thung lũng sông suối,
300 m. Đôi khi gặp. VU. P.K. Lộc et al. HAL 5009.
12. Callostylis rigida Blume- Sơn Kim: Rào àn. Thân dài
đến 2-3 m, bám trên cây trong rừng trên đất granít, nhất là
ở thung lũng sông suối, 200-300 m. Phổ biến. LR. P.K. Lộc
et al. HAL 1347.
13. Ceratostylis himalaica Hook.f Sơn Kim: Rào àn. Bám
trên cây trong rừng trên đất granít, 800-1100 m. Không phổ
biến. VU.
14. Cleisostoma birmanicum (Schltr.) Garay ?- Sơn Hồng:
Khe Sinh. Bám trên cây trong rừng trên đất đá phiến, 700-
900 m. Phổ biến. VU. P.K. Lộc et al. HAL 5333.
15. Cleisostoma rostratum (Lodd.) Seidenf Sơn Kim: Rào
àn. Bám trên cây và đá phiến trong rừng, 700-900 m. Hiếm.
VU. P.K. Lộc et al. HP 8234.
16. Collabium chinense (Rolfe) Tang & F.T. Wang ?- Sơn
Hồng: Sông Con. Mọc ở đất đá phiến trong rừng, 250-400
m. Hiếm. VU. P.K. Lộc et al. HAL 5290. Đặc hữu hẹp của
tiểu vùng hệ thực vật Nam Trung Hoa-Bắc Việt Nam.
17. Cryptostylis arachnites (Blume) Hassk Sơn Kim: Rào
Bún. Mọc ở đất granít trong rừng ưu thế Thông, 1100-1200
m. Rải rác. VU. P.K. Lộc et al. HAL 5054.
18. Dendrobium chrysanthum Lindl. ?- Sơn Kim: Rào àn.
Bám trên cây trong rừng trên đất granít, 240-300 m. Không
phổ biến. VU. P.K. Lộc et al. HAL 1339. Thu hái nhiều bán
làm cây cảnh.

19. Dendrobium faulhaberianum Schlechter ?- Sơn Kim:
Rào àn. Bám trên cây trong rừng trên đất granít, nhất là dọc
thung lũng suối, 240-300 m. Có khi gặp nhiều. VU. P.K.
Lộc et al. HAL 1327. Đặc hữu hẹp của tiểu vùng hệ thực
vật Nam Trung Hoa-Bắc Việt Nam, thu hái nhiều bán làm
cảnh.
20. Dendrobium fimbriatum Hook Sơn Kim: Rào àn. Bám
trên cây và đá granít và đá phiến trong rừng, 240-300 m.
Không phổ biến. VU. Thu hái nhiều bán làm cảnh.
21. Dendrobium hercoglossum Rchb.f. ?- Sơn Kim: Rào àn;
Sơn Hồng. Bám trên cây trong rừng trên đất granít, nhất là
dọc thung lũng suối, 240-450 m. Rất phổ biến. VU. P.K.
Lộc et al. HAL 1249, HAL 5187. Thu hái nhiều bán làm
cảnh.
22. Dendrobium nobile Lindl. ?- Sơn Hồng: Khe Sinh. Bám
trên cây trong rừng trên đất đá phiến, 700-900 m. Đôi khi
gặp. VU. P.K. Lộc et al. HAL 5332. Thu hái nhiều bán làm
cảnh.
23. Dendrobium ochraceum De Wild Sơn Kim: Rào àn.
Bám trên cây trong rừng trên đất granít và đá phiến, nhất là
dọc thung lũng suối, 200-300 m. Rất hiếm. EN. P.K. Lộc et
al. HAL 1365. Đặc hữu của Việt Nam, gặp ở một bộ sưu
tập cá nhân, có giá trị làm cảnh cao.
24. Dendrobium salaccense (Blume) Lindl Sơn Kim: Rào
àn. Bám trên cây trong rừng trên đất granít, nhất là ở thung
lũng suối, 260-360 m. Rải rác. VU. P.K. Lộc et al. HAL
1311.
25. Dendrobium terminale Par. & Rchb.f Sơn Kim: Rào
àn; Sơn Hồng. Bám trên cây trong rừng trên đất granít, nhất
là dọc thung lũng suối, 240-450 m. Đôi chỗ có nhiều. VU.

P.K. Lộc et al. HAL 1232, HAL 5186.
26. Dendrobium thyrsiflorum Rchb.f. ?- Sơn Kim: Rào àn;
Sơn Hồng. Bám trên cây trong rừng trên đất granít và đá
phiến, nhất là dọc thung lũng suối, 240-300 m. Phổ biến.
VU. P.K. Lộc et al. HAL 1325, HAL 5230. Phân bố rộng,
thu hái nhiều bán làm cảnh.
27. D. truncatum Lindl. ?- Sơn Kim: Rào àn; Sơn Hồng.
Bám trên cây trong rừng trên đất granít và đá phiến, nhất là
ở thung lũng suối, 240-450 m. Rất phổ biến. LR. P.K. Lộc
et al. HAL 1250, HAL 5197.
28. Didymoplexiopsis khiriwongensis Seidenf Sơn Kim:
Rào àn và Rào Bún; Sơn Hồng. Mọc ở đất trong rừng trên
đất đá phiến, 200-900 m. Rải rác. VU. P.K. Lộc et al. HAL
5040, HAL 5153, HAL 5262, HAL 5341. Đặc hữu của bán
đảo Đông Dương, rất hiếm, mới gặp ở Thái Lan và Việt
Nam.
29. Epigeneium chapaense Gagnep Sơn Kim: Rào Bún.
Bám trên Pơ mu trong rừng trên đất granít, 1100-1200 m.
Rất phổ biến. LR. P.K. Lộc et al. HAL 5085. Đặc hữu Việt
Nam, thường gặp trong rừng núi thấp và núi trung bình,
nhất là rừng Thông.
30. Epigeneium labuanum (Lindl.) Summerhayes- Sơn
Kim: Rào àn. Bám trên cây trong rừng trên đất granít, nhất
là ở thung lũng sông suối, 240-260 m. Hiếm. VU. P.K. Lộc
et al. HAL 1334. Gặp chủ yếu trên núi đá vôi.
31. Epipogium roseum (D. Don) Lindl Sơn Hồng: Khe
Vân. Mọc ở đất granít trong rừng, 400-450 m. Hiếm. VU.
P.K. Lộc et al. HAL 5214.
32. Eria amica Rchb.f. ?- Sơn Kim: Rào àn. Bám trên cây
trong rừng trên đất granít, khoảng 1000 m. Không phổ

biến. LR. P.K. Lộc et al. HAL 1261.
33. Eria calcarea V.N. Long & Aver Sơn Kim: Rào àn;
Sơn Hồng. Bám trên cây, nhất là Chò sót trong rừng trên
đất granít và đá phiến, (240) 700-900 m. Gặp nhiều, nhất là
trên núi thấp. LR. P.K. Lộc et al. HAL 1326, HAL 5331.
Điển hình cho núi đá vôi ở Bắc Việt Nam.
34. Eria corneri Rchb.f Sơn Hồng: Khe Vân. Bám trên
cây trong rừng trên đất granít, 400-450 m. Đôi chỗ gặp
nhiều. LR. P.K. Lộc et al. HAL 5220. Phân bố rộng rãi ở
khắp Việt Nam.
35. Eria gagnepainii Hawkes & Heller- Sơn Hồng: Khe
Sinh. Bám trên cây, đôi khi cả đá phiến trong rừng, 700-
800 m. Không phổ biến. VU. P.K. Lộc et al. HAL 5342.
Đặc hữu Việt Nam, hiếm.
36. Eria paniculata Lindl Sơn Kim: Rào àn; Sơn Hồng:
Khe Sinh. Bám trên cây, nhất là Chò sót trong rừng trên đất
granít và đá phiến, khoảng 800-1100 m. Rất phổ biến. LR.
P.K. Lộc et al. HAL 1285, HAL 5334. Phân bố rộng ở các
vùng núi Việt Nam.
37. Eria thao Gagnep Sơn Kim: Rào Bún. Bám trên cây,
nhất là Pơ mu và Hoàng đàn giả trong rừng trên đất granít,
1100-1200 m. Không phổ biến. LR. P.K. Lộc et al. HAL
5084. Đặc hữu Việt Nam, gặp nhiều ở một số vùng núi.
38. Eulophia spectabilis (Dennst.) Suresh (= E. nuda
Lindl.)- Sơn Kim: Rào àn; Sơn Hồng. Mọc ở đất granít và
đá phiến của trảng cỏ thứ sinh, khoảng 200-450 m. Hiếm.
VU. P.K. Lộc et al. HAL 1362, HAL 5218. Phân bố rộng ở
Việt Nam, thích nghi tốt với các quần xã thứ sinh.
39. Flickingeria fimbriata (Blume) Hawkes ?- Sơn Kim:
Rào àn; Sơn Hồng: Khe Vân. Bám trên cây trong rừng trên

đất granít, khoảng 260-450 m. Đôi khi gặp. LR. P.K. Lộc et
al. HAL 1313, HAL 5221.
40. Flickingeria sp Sơn Hồng: Khe Sinh. Bám trên cây
trong rừng trên đất đá phiến, 800-1100 m. Phổ biến. LR.
P.K. Lộc et al. HAL 5338.
41. Galeola nudifolia Lour Sơn Kim: Rào àn; Sơn Hồng.
Mọc ở đất ven rừng dọc suối, nhất là rừng Chò nước và
Phay sừng, đất đá phiến và đá cát kết, 200-250 m. Hiếm.
DD. P.K. Lộc et al. HAL 5000. Phân bố rộng ở các vùng
núi.
42. Gastrodia taiensis Tuyama ?- Sơn Hồng. Mọc ở đất đá
phiến trong rừng, 350-400 m. Rất hiếm. DD (CR?). P.K.
Lộc et al. HAL 5263. Đặc hữu hẹp, rất hiếm, chỉ còn gặp ở
Sa Pa, nơi lấy mẫu chuẩn.
43. Goodyera procera (Ker-Gawl.) Hook Sơn Hồng: Khe
Vân. Mọc ở đất granít trong rừng nguyên sinh và thứ sinh ở
dọc suối, 350-450 m. Không phổ biến. LR. P.K. Lộc et al.
HAL 5180. Phân bố rộng ở Việt Nam.
44. Habenaria tonkinensis Seidenf Sơn Kim: Rào àn và
Rào Bún. Bám trên đá và mọc ở đất đá phiến và granít
trong rừng ở ven suối và sườn núi, 240-1150 m. Đôi chỗ
gặp nhiều. LR. P.K. Lộc et al. HAL 1336, HAL 5001; N.T.
Hiệp et al. VA 165, VA 316. Đặc hữu Việt Nam.
45. Kingidium deliciosum (Rchb.f.) Sweet- Sơn Hồng: Sông
Con. Bám trên cây gỗ trong rừng trên đất đá phiến, 250-
350 m. Đôi chỗ phổ biến. VU. P.K. Lộc et al. HAL 5299.
Phân bố rộng ở Việt Nam.
46. Liparis balansae Gagnep. ?- Sơn Kim: Rào àn. Bám
trên đá trong rừng trên đất granít, 1100-1150 m. Phổ biến.
LR. P.K. Lộc et al. HAL 1277. Đặc hữu của tiểu vùng hệ

thực vật Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam, phổ biến ở các
vùng núi.
47. Liparis chapaensis Gagnep. ?- Sơn Kim: Rào àn. Bám
trên đá granít trong rừng, 1100-1150 m. Phổ biến. LR. P.K.
Lộc et al. HAL 1260. Đặc hữu của tiểu vùng hệ thực vật
Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam, phổ biến ở các vùng
núi.
48. Liparis elliptica Wight ?- Sơn Kim: Rào àn. Bám trên
cây trong rừng trên đất đá phiến và granít, nhất là ở ven
suối, 300-400 m. Không phổ biến. VU. P.K. Lộc et al. HAL
5092.
49. Liparis nervosa (Thunb.) Lindl. ?- Mọc ở đất granít
trong rừng, 800-1100 m. Không phổ biến. DD.
50. Liparis paradoxa (Lindl.) Rchb.f Sơn Kim: Rào àn.
Mọc ở đất granít trong rừng, 240-260 m. Rất phổ biến. LR.
P.K. Lộc et al. HAL 1251. Khắp Việt Nam.
51. Liparis pumila Aver. ?- Sơn Hồng: Khe Vân. Bám trên
cây trong rừng, nhất là ở thung lũng suối, đất granít, 400-
450 m. Gặp rải rác. VU. P.K. Lộc et al. HAL 5199. Đặc
hữu hẹp của Bắc Việt Nam, gặp chủ yếu trên núi đá vôi.
52. Liparis stricklandiana Rchb.f. ?- Sơn Kim: Rào àn.
Bám trên đá, đôi khi cả trên cây trong rừng trên đất granít
chủ yếu dọc suối, 240-260 m. Rất phổ biến. LR. P.K. Lộc
et al. HAL 1234. Phân bố rộng khắp Việt Nam.
53. Liparis sp Sơn Hồng: Khe Sinh. Bám trên cây trong
rừng trên đất đá phiến, 800-1100 m. Đôi khi gặp. DD. P.K.
Lộc et al. HAL 5340.
54. Ludisia discolor (Ker-Gawl.) A. Rich Sơn Kim: Rào
àn. Bám trên cây và đá granít trong rừng thường ở thung
lũng suối, 240-260 m. Không hiếm. VU. P.K. Lộc et al.

HAL 1340. Phân bố rộng nhưng hiếm, dùng trong đông y.
55. Malleola seidenfadenii Christenson ?- Sơn Hồng: Sông
Con. Bám trên cây gỗ trong rừng nguyên sinh và thứ sinh ở
ven suối ưu thế Chò nước và Phay sừng, đất đá phiến và
granít, 250-300 m. Đôi chỗ có nhiều. LR. P.K. Lộc et al.
HAL 5164. Loài hiếm, đặc hữu của bán đảo Đông Dương.
56. Micropera poilanei (Guillaumin) Garay- Sơn Kim: Rào
àn. Bám trên cây gỗ trong rừng chủ yếu ở ven suối, đất
granít, 260-360 m. Hiếm. EN. P.K. Lộc et al. HAL 1321.
Đặc hữu của Việt Nam, còn gặp ở Lạng Sơn, Quảng Bình
và Quảng Trị.
57. Mischobulbum cordifolium (Hook.f.) Schltr Sơn
Hồng: Khe Sinh. Mọc ở đất đá phiến trong rừng, 800-1100
m. Đôi chỗ có gặp. VU. P.K. Lộc et al. HAL 5339.
58. Mischobulbum macranthum (Hook.f.) Rolfe- Sơn Kim:
Rào àn. Mọc ở đất granít trong rừng. Không phổ biến. VU.
Loài hiếm của Việt Nam.
59. Oberonia rufilabris Lindl. ?- Sơn Kim: Rào Bún. Bám
trên cây gỗ trong rừng chủ yếu ở ven suối, đất đá phiến,
300-400 m. Đôi khi gặp. VU. P.K. Lộc et al. HAL 5094.
60. Oberonia sp Sơn Hồng: Khe Vân. Bám trên cây gỗ
trong rừng trên đất granít, 400-450 m. Không phổ biến.
DD. P.K.Loc et al. HAL 5202.
61. Ornithochilus difformis (Wall. ex Lindl.) Schltr Sơn
Kim: Rào àn; Sơn Hồng. Bám trên cây gỗ trong rừng trên
đất granít, 260-1000 m. Đôi khi gặp. VU. P.K. Lộc et al.
HAL 1233, HAL 1283, HAL 5226.
62. Phalaenopsis gibbosa Sweet ?- Sơn Hồng: Sông Con.
Bám trên cây gỗ trong rừng nguyên sinh và thứ sinh ở ven
suối ưu thế Chò nước và Phay sừng, đất đá phiến và cát kết,

250-300 m. Đôi chỗ gặp. EN. P.K. Lộc et al. HAL 5163.
Đặc hữu rất hiếm của Bắc Việt Nam.
63. Pholidota chinensis Lindl Sơn Kim: Rào àn. Bám trên
cây gỗ trong rừng trên đất granít, 1000-1100 m. Hiếm. EN.
P.K. Lộc et al. HAL 1267. Đặc hữu của tiểu vùng hệ thực
vật Nam Trung Hoa-Bắc Việt Nam.
64. Pholidota guibertiae Finet- Sơn Kim: Rào àn. Bám trên
cây gỗ trong rừng nguyên sinh và thứ sinh, đất granít, 200-
260 m. Có chỗ phổ biến. VU. P.K. Lộc et al. HAL 1324;
V.V. Cần VA 367; D.K. Harder et al. 4385/HS-244. Đặc
hữu hẹp, chỉ còn gặp ở Bình Định.
65. Platanthera angustata (Blume) Lindl Sơn Kim: Rào
Bún. Mọc ở đất granít trong rừng ưu thế Thông ở đường
đỉnh, 1100-1200 m. Hiếm. LR. P.K. Lộc et al. HAL 5078.
66. Pteroceras simondianum (Gagnep.) Aver. ?- Sơn Hồng:
Sông Con. Bám trên cây gỗ trong rừng đất đá phiến và cát
kết, 250-350 m. Đôi chỗ có nhiều. VU. P.K. Lộc et al. HAL
5298. Đặc hữu của vùng đất thấp Bắc Việt Nam.
67. Robiquetia spathulata (Blume) J.J. Sm. ?- Sơn Kim;
Sơn Hồng: Khe Vân. Bám trên cây gỗ trong rừng trên đất
granít, 350-450 m. Không hiếm. VU. P.K. Lộc et al. HAL
5185.
68. Schoenorchis gemmata (Lindl.) J.J. Sm Sơn Kim: Rào
Bún. Bám trên cây gỗ chủ yếu trong rừng Thông trên đất
granít, 400-1200 m. Đôi chỗ gặp. VU. P.K. Lộc et al. HAL
5083, HAL 5198. Đặc trưng cho rừng nguyên sinh trên núi
khắp Việt Nam.
69. Stereosandra javanica Blume- Sơn Kim: Rào àn. Mọc ở
đất granít trong rừng, 500 m. Rất hiếm. CR. N.T. Hiệp et
al. VA 201. Chi và loài rất hiếm.

70. Tainia penangiana Hook.f. ?- Sơn Hồng: Khe Vân.
Mọc ở đất granít trong rừng, 350-450 m. Khá hiếm. VU.
P.K. Lộc et al. HAL 5183.
71. Thelasis pygmaea (Griff.) Blume- Sơn Kim: Rào àn;
Sơn Hồng: Khe Vân. Bám trên cây gỗ trong rừng trên đất
granít, 260-450 m. Phổ biến. LR. P.K. Lộc et al. HAL
1312, HAL 5200.
72. Thrixspermum centipeda Lour Sơn Hồng: Sông Con.
Bám trên cây gỗ trong rừng nguyên sinh và thứ sinh ở ven
suối ưu thế Chò nước và Phay sừng, đất đá phiến và cát kết
xám, 250-300 m. Phổ biến. VU. P.K. Lộc et al. HAL 5167.
73. Tropidia angulosa (Lindl.) Blume- Sơn Kim; Sơn
Hồng. Mọc ở đất đá phiến trong rừng, 300-400 m. Không
phổ biến. LR. P.K. Lộc et al. HP 8215, HAL 5261.
74. Tropidia curculigoides Lindl Sơn Kim: Rào àn; Sơn
Hồng. Mọc ở đất đá phiến và cát kết xám trong rừng
nguyên sinh và thứ sinh ở ven suối ưu thế Chò nước và
Phay sừng, 180-300 m. Từ ít đến phổ biến. LR. P.K. Lộc
HAL 1233, HAL 5247.
75. Vrydagzynea albida (Blume) Blume- Sơn Hồng: Khe
Vân. Mọc ở đất granít trong rừng, 400-450 m. Có nơi gặp
nhiều. LR. P.K. Lộc et al. HAL 5215. Phân bố rộng ở Việt
Nam.
76. Zeuxine nervosa (Lindl.) C.B. Clarke ?- Sơn Kim: Rào
àn; Sơn Hồng: Khe Vân. Mọc ở đất granít, đá phiến và cát
kết xám trong rừng chủ yếu ở thung lũng ven suối, 240-450
m. Hiếm. LR. P.K. Lộc et al. HAL 1332, HAL 5216.
Thường gặp trong rừng nguyên sinh và thứ sinh, đặc biệt là
rừng Tre ở các nơi khác của Việt Nam.



TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Averyanov, L.V. 1988. New taxa and nomenclatural
changes in the Orchidaceae family of Vietnamese flora.
Bot. Zurn. (Leningrad) 73, 3 : 423-432 (in Russian).
2. Averyanov, L.V. 1994. Identification guide to
Vietnamese orchids (Orchidaceae Juss.). S Petersburg.
World and Family. 432 pp. (in Russian).
3. Averyanov, L.V. 2000. Stereosandra Blume and Yoania
Maxim. (Orchidaceae Juss.) - Two additions to the orchid
flora of Vietnam. J. Sci. Nat. Sci. 17, 2: 43-47.
4. Averyanov L., A. Averyanova 2000. Rare species of
orchids (Orchidaceae) in the flora of Vietnam.
Turczaninowia 3, 2: 5-86 (in Russian).
5. Averyanov, L.V., P.K. Lộc, N.T. Hiệp. 2003. Tính đa
dạng của hệ thực vật Việt Nam 13. Về một số loài Lan
đáng chú ý thu được ở lưu vực Rào àn (xã Sơn Kim, huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Di truyền học và ứng dụng 1:
29-33.
6. Vu Ngoc Long, L.V. Averyanov. 2002. New species of
the genus Eria Lindley from Vietnam. Komarovia 2: 45-50.


SUMMARY

The diversity of the flora of Vietnam 18.
Checklist of orchids collected in Son Kim and Son Hong
(Huong Son district, Ha Tinh province)


In the framework of the study of "Flora of Rao An
watershed " the Preliminary Checklist of orchids of Son
Kim (Rao An and Rao Bun watersheds) and Son Hong
(Song Con, Khe Van watersheds) was compiled on the base
of exploration field works of 1999-2004 years. During
these studies were documented by nearly 100 herbarium
voucher specimens 76 species, which belong to 42 genera.
Among them 55 (72.4%) species of wide distribution
mainly of Himalayan origin, 2 (2.6%) species endemic for
Indochinese Peninsula, 4 (5.3%) species endemic for South
Chinese- Northern Vietnam floristic province and 15
(19.7%) species endemic to Vietnam. Last group includes
local Vietnamese endemics of very restrict distribution.
These species (Biermannia calcarata, Dendrobium
ochraceum, Epigeneium chapaense, Eria calcarea, E.
gagnepainii, E. thao, Gastrodia taiensis, Habenaria
tonkinensis, Liparis balansae, L. chapaensis, L. pumila,
Micropera poilanei, Phalaenopsis gibbosa, Pholidota
guibertiae, Pteroceras simondianum) underline primary
aboriginal character of the flora. Spectrum of florogenetic
elements outlines flora of studied area as very specific and
highly endemic. Largest genera here are Dendrobium (10),
Liparis (8), Eria (6) and Bulbophyllum (5 species). Other
genera include one or two species. one discovered species
(Stereosandra javanica) was new for the flora of Vietnam.
According to threat of extinction most orchids in the flora
belong to group of LR (27) and VU (40 species). Some
species have still uncertain status - DD (5 species). Species
of other groups are very rare and need protection. Group of
endangered species (EN) includes Dendrobium ochraceum,

Micropera poilanei, Phalaenopsis gibbosa. These rare
species have large significance in ornamental horticulture,
and commercial collecting may be serious factor of their
extinction. only one species belongs to critically
endangered (CR). This is Stereosandra javanica, very rare
saprophytic orchid occurring on low elevation. Limiting
factor for this plant may be destruction of its habitat.

Người thẩm định nội dung khoa học: GS. Nguyễn Bá

×