Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

BÁO CÁO KHOA HỌC: "TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM 15. PHYLLOCYCLUS KURZ VÀ P. LUCIDISSIMUS (H. LÉV. & VANIOT) THIV-CỎ XUYÊN LÁ VÀ CỎ XUYÊN LÁ BÓNG (HỌ GENTIANACEAE LONG ĐỞM), CHI VÀ LOÀI BỔ SUNG CHO HỆ THỰC VẬT" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.5 KB, 16 trang )

TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM 15.
PHYLLOCYCLUS KURZ VÀ P. LUCIDISSIMUS (H.
LÉV. & VANIOT) THIV-CỎ XUYÊN LÁ VÀ CỎ
XUYÊN LÁ BÓNG (HỌ GENTIANACEAE LONG
ĐỞM), CHI VÀ LOÀI BỔ SUNG CHO HỆ THỰC
VẬT

Lê Kim Biên, Nguyễn Tiến Hiệp
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Phan Kế Lộc
Trường Đại học khoa học tự nhiên & Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật
Phạm Văn Thế
Trường Đại học lâm nghiệp

Trong các đợt điều tra nghiên cứu thực địa gần đây nhằm
tiếp tục kiểm kê thành phần loài thực vật của Di sản thế
giới Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) Nguyễn Tiến Hiệp cùng
đồng nghiệp đã thu được một số mẫu vật (NTH 4049, NTH
5867, NTH s.n.) thuộc họ Gentianaceae Long đởm. Thoạt
đầu chúng tôi đã xác định nó thuộc chi Canscora Lam. Cỏ
can (Xuyên tâm thảo) và loài C. lucidissima (H. Lév. &
Vaniot) Hand Mazz. Cỏ can bóng.

Ở Việt Nam trước đây (Dop & Gagnepain, 1914) mới biết
được 3 loài thuộc chi Canscora Lam., s.l. (C.
andrographioides C.B. Clarke, C. gracilis Dop và C.
diffusa (Vahl) G. Don). Gần đây Phạm Hoàng Hộ (1993) đã
bổ sung thêm 2 loài khác (C. decussata (Roxb.) Schult. =
C. alata (Vahl) Wall. và C. macrocalyx Miq.). Tuy nhiên
mẫu vật chúng tôi nghiên cứu không giống với bất kỳ loài


nào trong số 5 loài đã kể. So với các loài gặp ở các nước
lân cận thì mẫu vật của chúng tôi có một số nét giống với
C. petelotii Merr. gặp ở tỉnh Khăm Muộn, một trong hai
loài gặp ở Lào (Phạm Hoàng Hộ, 1993) nhưng lại khác về
hàng loạt đặc điểm như dạng cây sống nhiều năm và tất cả
chỉ nhị đực đều dài bằng nhau. Nó cũng hơi giống với C.
helferianus (Kurz) C.B. Clarke, một trong 7 loài gặp ở Thái
Lan (A. Ubolcholaket, 1987) nhưng khác về dạng cây sống
nhiều năm và cụm hoa là xim hai ngả. Trong khi đó nó
hoàn toàn giống với C. lucidissima (H. Lév. & Vaniot)
Hand Mazz., một trong ba loài gặp ở Trung Quốc (T.N.
Ho et al., 1988; T.N. Ho & J.S. Pringle, 1995; P.Y. Bai,
2000).

Như đã thấy, cho đến gần đây nhiều tác giả (A.
Ubolcholaket, 1987; T.N. Ho et al., 1988; Phạm Hoàng Hộ,
1993; D.J. Mabberley, 1993; T.N. Ho & J.S. Pringle, 1995;
Nguyễn Tiến Bân, 1997) vẫn hiểu Canscora Lam., s.l. Cỏ
can (có khi còn gọi là Xuyên tâm thảo) theo nghĩa rộng,
gồm có 30 loài, phân bố ở xứ hệ thực vật Cổ nhiệt đới,
trong đó phần lớn loài chỉ gặp hạn chế ở Đông Nam Á. Tuy
nhiên trong nghiên cứu có tính chất chuyên khảo gần đây
nhất về toàn bộ subtribus (dưới tổ) Canscorinae Thiv. &
Kadereit của họ Gentianaceae Thiv (2003) đã dựa trên tổ
hợp các bằng chứng về phân tử và hình thái cho rằng chỉ
nên chấp nhận Canscora Lam., s.str. theo nghĩa hẹp, và coi
nó tương đương với một số chi khác như Cracosna
Gagnep., Duplipetala Thiv., cũng như chi Phyllocyclus
Kurz mà trước đây thường chỉ được coi như một dưới chi
của chi Canscora Lam., s.l., subgenus Phyllocyclus (Kurz)

C.B. Clarke. Phyllocyclus Kurz Cỏ xuyên lá phân biệt rõ
rệt với Canscora Lam., s.str. bởi các đặc điểm: toàn bộ cây
nhẵn, các lá trên thân dính liền và có thân xuyên qua giữa
giống như các lá hoa, tràng mẫu 5, tất cả nhị đực đính ở
cùng một mức và có chỉ nhị loe rộng ở gốc. Theo Thiv
(2003) chi Phyllocyclus Kurz Cỏ xuyên lá gồm có 5 loài.
Bên cạnh 2 loài trước đây có lúc đã từng được xếp vào chi
Phyllocyclus Kurz Cỏ xuyên lá (P. helferianus Kurz và P.
parishii (Hook.f.) Kurz) tác giả đã mô tả 1 loài mới cho
khoa học (P. minutiflorus Thiv) cũng như thành lập 2 tổ
hợp tên loài mới là P. petelotii (Merr.) Thiv Cỏ xuyên lá
pêtơlô (= Canscora petelotii Merr.) và P. lucidissimus (H.
Lév. & Vaniot) Thiv Cỏ xuyên lá bóng (= Canscora
lucidissimus (H. Lév. & Vaniot) Hand Mazz.). Trong bài
báo này chúng tôi chấp nhận quan điểm của Thiv về khối
lượng của các chi Canscora Lam., s.str. Cỏ can và
Phyllocyclus Kurz Cỏ xuyên lá cũng như sử dụng tổ hợp
tên loài P. lucidissimus (H. Lév. & Vaniot) Thiv Cỏ xuyên
lá bóng.

Như vậy Phyllocyclus Kurz Cỏ xuyên lá và P.
lucidissimus (H. Lév. & Vaniot) Thiv Cỏ xuyên lá bóng là
chi và loài mới bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam. Sau đây
là một số dẫn liệu về chúng.

Phyllocyclus Kurz, J. Asiat. Soc. Bengal, Pt. 2, Nat.
Hist. 42: 235. 1873 Canscora Lam., Encycl. 1: 601. 1785,
p.p.; Dop & Gagnep., in Lecomte (ed.). Fl. Gén. Indoch. 4:
189. 1914; A. Ubolcholaket, in Fl. Thail. 5, 1: 73. 1987;
T.N. Ho et al., in T.N. Ho (ed.). Fl. Reipubl. Popularis Sin.

62: 12. 1988; T.N. Ho & J.S. Pringle, in Z.Y. Wu & P.H.
Raven (eds.). Fl. China 16: 5. 1995; P.Y. Bai, in Fl. Yunn.
11: 546. 2000 Euphorbiopsis H. Lév., Feddes Repert.
Spec. Nov. Regni Veg. 9: 446. 1911 Cỏ xuyên lá.

Cỏ một hay nhiều năm, mọc thẳng đứng, nhẵn. Lá mọc đối;
lá trên thân dính liền và có thân xuyên qua giữa giống như
các lá hoa. Cụm hoa ở nách lá, xim, có ít hoa, xếp thưa.
Hoa mẫu 5 (trừ đài có khi mẫu 4), không có lá hoa nhỏ;
cánh hoa đối xứng toả tròn, hợp ở dưới, hình lọ hay phễu,
dài hơn thuỳ tự do ở trên. Nhị đực đính trên cùng một mức,
ở giữa hay nửa trên của ống tràng, có chỉ nhị loe rộng ở
gốc. Bầu 1 ô. Quả khô tự mở bởi 2 mảnh.

Chi gồm có 5 loài, phân bố ở Mianma (2 loài), Thái Lan (1
loài), Lào (2 loài), Trung Quốc (1 loài) và Việt Nam (1
loài). Thường rất hiếm gặp.

Phyllocyclus lucidissimus (H. Lév. & Vaniot) Thiv,
Blumea 48, 1: 35. 2003 Euphorbia lucidissima H. Lév. &
Vaniot, Bull. Herb. Boissier, sér. 2, 6: 763. 1906
Euphorbiopsis lucidissima (H. Lév. & Vaniot) H. Lév., l.c.:
446 Canscora lucidissima (H. Lév. & Vaniot) Hand
Mazz., Symb. Sin. 7: 234. 1931; T.N. Ho et al., l.c.: 13;
T.N. Ho & J.S. Pringle, l.c.: 5 Cỏ xuyên lá bóng. Hình.

Cỏ nhiều năm, cao 0,1-0,3 m, phân nhánh nhiều, có phần
gốc thân và rễ hoá gỗ. Lá mỏng, có mạng gân lồi rõ ở cả
hai mặt giống như lá hoa; lá ở gốc có cuống ngắn hay
không cuống, có phiến hình trứng ngược, khoảng 1,5 x 0,9

cm, chóp tròn; lá trên thân ít nhiều hình tròn, nhiều khi hơi
dẹt ở hai đầu và lõm nông ở hai bên, 1,2-2,6 x 2,1-3,2 cm,
phẳng hay hơi khum hình phễu rộng. Cụm hoa hầu hết là
xim hai ngả, mang 3-12 hoa. Lá hoa tròn tròn, 5-8 x 11-13
mm, khum hình phễu. Hoa không cuống. Lá đài mẫu 4 hay
5, ở dưới hợp thành hình lọ, cao 4-5 mm, các thuỳ tự do
gần hình tam giác, 1,5 x 1,5 mm, chóp tù. Tràng màu trắng
hay vàng nhạt, ở dưới hợp thành hình lọ, cao 5-6 mm,
đường kính khoảng 3 mm, 5 thuỳ tự do ở trên 2,5 x 1 mm,
hình thuôn-thìa, mép nguyên, chóp tròn, khi già cuộn tròn
ra ngoài. Chỉ nhị đực hình sợi, dài bằng nhau, khoảng 3
mm, đính ở gần họng ống tràng. Bầu hình thuôn hay hình
trứng; vòi nhị cái hình sợi, dài đến 4 mm. Quả khô tự mở,
từ hình thuôn đến hình trứng, khoảng 3,5 x 2 mm. Hạt màu
nâu, hình trứng, khoảng 0,3 x 0,25 mm, bề mặt sần sùi.

Mẫu vật nghiên cứu. Tỉnh Quảng Ninh, vịnh Hạ Long,
hang Trinh Nữ, 20
0
50'20''B, 107
0
06'08''Đ, hốc giầu mùn
trên vách đá ẩm, hơi tối ở vùng cửa hang gần mức nước
biển, Nguyễn Tiến Hiệp NTH 4049, 09.11.1999 (HN); Áng
Dù, 20
0
47'36''B, 107
0
08'04''Đ, vách núi gần đỉnh, khoảng
40 m trên mặt biển, Nguyễn Tiến Hiệp et al. NTH 5867,

19.07.2003 (HN); Trăng lưỡi liềm, 20
0
50'32''B,
107
0
10'11''Đ, chân núi gần mức nước biển, Nguyễn Tiến
Hiệp et al. s.n., 10.07.2003 (in nursery).

Phân bố địa lý. Nam Trung Quốc (Quý Châu và Quảng
Tây) và bắc Việt Nam (chỉ mới gặp ở vịnh Hạ Long).

Sinh thái và mùa hoa quả. Mọc trên đất giàu mùn ở hốc đá
vôi, dưới tán trảng cây bụi nguyên sinh và thứ sinh rậm
thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng đất thấp, ở độ
cao gần mặt biển. Đây là vùng có chế độ khí hậu nhiệt đới
gió mùa với mùa đông lạnh, khô và mưa hè: nhiệt độ trung
bình năm 23
0
C với 3 tháng lạnh có nhiệt độ trung bình
tháng dưới 18
0
C (12, 1 và 2), tổng lượng mưa năm 1894,2
mm với 5 tháng khô có lượng mưa trung bình tháng dưới
50 mm (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) (Nguyễn Khanh
Vân et al., 2000). Khi thu mẫu (vào tháng 7 và tháng 11)
trên cây đều găp cả hoa già lẫn quả non. Loài rất hiếm. Ở
Trung Quốc cây cũng mọc trên núi đá vôi nhưng ở cao hơn,
1000-1600 m, và gặp hoa nở vào tháng 3 và 8.

Lời cảm ơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Văn phòng

Việt Nam của IUCN và Đề án hỗ trợ nghiên cứu đa dạng
sinh học vùng ven biển của FFI đã tài trợ để điều tra thu
thập mẫu vật tại thực địa và TS Jack Regalado ở Vườn thực
vật Mítxuri, Hoa Kỳ đã hiệu đính bản tóm tắt bằng tiếng
Anh.

Acknowledgements. Field explorations, the results of
which are presented in this paper, were funded by the
IUCN Vietnam Office and FFI Coastal Biodiversity
Support Project. We thank Dr. Jack Regalado, Missouri
Botanical Garden, U.S.A., for correcting the English
summary.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Bai, P.Y. 2000. Canscora. In Fl. Yunnan 11: 546.
Science Press. Beijing.
2. Dop, P. & F. Gagnepain. 1914. Canscora. In M.H.
Lecomte (ed.). Fl. Gén. Indoch. 4: 189-193. Paris.
3. Ho, T.N. & J.S. Pringle. 1995. Canscora. In Z.Y. Wu &
P. H. Raven (eds.). Fl. China 16: 5. Science Press. Beijing
& Missouri Bot. Gard. Press. St. Louis.
4. Ho, T.N. et al. 1988. Canscora. In T.N. Ho (ed.). Fl.
Reipubl. Popularis Sin. 62: 12-14. Science Press. Beijing.
5. Mabberley, D.J. 1993. The plant-book: 564. Reprinted
with corrections. Cambridge University Press.
6. Nguyễn Khanh Vân (chủ biên). 2000. Các biểu đồ sinh
khí hậu Việt Nam. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Tiến Bân. 1997. Cẩm nang tra cứu và nhận biết
các họ Thực vật hạt kín ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà

Nội.
8. Phạm Hoàng Hộ. 1993. Cây cỏ Việt Nam. Quyển 2, tập
2: 854-856. Montréal.
9. Thiv, M. 2003. A Taxonomic Revision of Canscora,
Cracosna, Duplipetala, Hoppea, Microrphium, Phyllocyclus
and Schinziella (Gentianaceae- Canscorinae). Blumea 48:
1-46.
10. Ubolcholaket, A. 1987. Canscora. In Flora of Thailand
5, 1: 73-78. Bangkok.
11. Yan, C.L. 1999. Illustration of Canscora lucidissima (H.
Lév. & Vaniot) Hand Mazz. In Wu Z.Y. & P. H. Raven
(eds.). Fl. China Illustrations 16: 2, f. 2: 11-14. Science
Press. Beijing & Missouri Bot. Gard. Press. St. Louis.



SUMMARY

The diversity of the flora of Vietnam 15.
Phyllocyclus Kurz and P. lucidissimus (H. Lév. & Vaniot)
Thiv (Gentianaceae), genus and species new to the flora

Le Kim Bien, Nguyen Tien Hiep
Institute of Ecology and Biological Resources
Phan Ke Loc
University of Sciences, VNU & Institute of Ecology and
Biological Resources
Pham Van The
College of Forestry



Recent collections made in Ha Long Bay, Quang Ninh
Province included specimens (Trinh Nu cave, 20
0
50'20''N,
107
0
06'08''E, near sea level, Nguyen Tien Hiep NTH 4049,
09.11.1999; Ang Du, 20
0
47'36''N, 107
0
08'04''E, on slope of
limestone mountain about 40 m a.s.l., Nguyen Tien Hiep et
al. NTH 5867, 19.07.2003; Trang Luoi liem, 20
0
50'32''N,
107
0
10'11''E, near sea level, Nguyen Tien Hiep et al., s.n.,
10.07.2003) of an interesting plant in the family
Gentianaceae. They were identified at first as C.
lucidissima (H. Lév. & Vaniot) Hand Mazz., a species not
known yet in Vietnam. Most taxonomists (A. Ubolcholaket,
1987; T.N. Ho et al., 1988; Pham Hoang Ho, 1993; D.J.
Mabberley, 1993; T.N. Ho & J.S. Pringle, 1995) treated
Canscora Lam. in the broad sense (sensu lato). Based on
recent molecular phylogenetic analysis, a narrower
definition (sensu stricto) of Canscora Lam. was suggested.
Phyllocyclus Kurz once reduced to subgeneric rank in the

classification of Canscora Lam., s.l. by C.B. Clarke
(1885), was re-established by Thiv (2003). Two new
combinations (Phyllocyclus lucidissimus (H. Lév. &
Vaniot) Thiv and P. petelotii (Merr.) Thiv. were made
accordingly. In this paper we accepted Thiv's genus and
species concepts. Therefore Phyllocyclus Kurz and P.
lucidissimus (H. Lév. & Vaniot) Thiv are new occurrences
in the flora of Vietnam.

Phyllocyclus Kurz are annual or perennial, erect, glabrous
herbs. Leaves opposite; basal cauline leaves free; cauline
leaves perfoliate, orbicular as bracts. Inflorescences
axillary, few-flowered, lax cymes. Flowers (except calyx)
pentamerous, mostly sessile, without bracteoles. Calyx
penta- or tetra- merous, inflated, urceolate or tubular.
Corolla actinomorphic, urn-, funnel- to salver- shaped,
white-yellow to cream-coloured; tube longer than lobes.
Androecium isomorphic or anisomorphic with filaments of
different lengths; stamens inserted equally in corolla tube;
filaments broadened at the base. Ovary ovate to obovoid;
stigmatic lobes rounded. Fruit a septicidal capsule with
numerous seeds. Five species, all of mainland SE Asia
distribution (Myanmar- 2 species, Thailand- 1, Laos- 2,
southern China- 1 and northern Vietnam- 1). Very rare,
commonly on limestone areas.

Phyllocyclus lucidissimus (H. Lév. & Vaniot) Thiv is a
perennial herb, 0.1-0.3 m tall, with woody base of stem and
rootstock. Basal cauline leaves spatulate or obovate, apex
rounded, c. 1.5 cm x 0.9 cm; cauline leaves 1.2-2.6 cm x

2.1-3.2 cm; leaves and bract venation reticulate, prominent
on both surfaces. Inflorescences axillary, 3- to 12-
flowered, lax cymes (mostly dichasia); bracts orbicular,
funnel shaped, 5-8 mm x 11-13 mm. Flowers sessile. Calyx
tetra- or penta- merous, inflated, urceolate; tube 4-5 mm
long; lobes triangular, 1.5 mm by 1.5 mm. Corolla urn- to
salver- shaped, 5-6 mm by 3 mm, white or pale yellow;
lobes oblong-spatulate, 2.5 mm x 1 mm. Androecium
isomorphic, filaments of equal length, filiform, c. 3 mm
long. Ovary ovate or oblong, surface constricted; style
filiform, up to 4 mm long. Capsule oblong or ovate, 3.5
mm by 2 mm. Seeds brownish, ovate, c. 0.3 mm by 0.25
mm; outer testa reticulate, with shallow cells. This species
is distributed in southern China (Guizhou and Guangxi) and
northern Vietnam (only in sites cited above). This area has
monsoon tropical climate with winter of 3 cold and 5 dry
months and summer rains. Plants grow on rich soils in
humus crevices on limestone rocks, cliffs and slopes near
sea level, and bear old flowers and young fruits in
November, while in China they grow at higher elevations,
1000-1600 m and bloom in March, August.

Hình 1- Phyllocyclus lucidissimus (H. Lév. & Vaniot) Thiv
Cỏ xuyên lá bóng 1. Cây mang hoa già và quả non; 2. Lá
trên thân; 3. Lá hoa; 4. Lá hoa (mở một phía) và hoa già; 5.
Bộ nhị cái. Bùi Xuân Chương vẽ theo Nguyễn Tiến Hiệp
NTH 4049.


Người thẩm định nội dung khoa học: GS, TS Nguyễn Bá

×