BS. Đoàn Châu Quỳnh - BV. Ngọc Tâm
Ơ
ÛViệt Nam và hầu hết các nước đang phát
triển, sự thiếu máu ở thai nhi không được biết
đến cho đến khi trẻ được sinh ra, cho nên dường như
đó là lí do mà hầu hết các bác só sản khoa không
quan tâm đến. Tuy nhiên, đối với một số bệnh lí đặc
biệt mà thai nhi có thể sẽ là đứa con duy nhất của
bố mẹ thì việc theo dõi để phát hiện sớm sự thiếu
máu nặng của thai nhi thật sự vô cùng cần thiết vì
cần phải chọn lựa thời điểm ra đời thích hơ
ïp cho
thai nhi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu
ở thai nhi. Trong đó, đáng kể nhất là bất đồng nhóm
máu hệ Rhesus là nguyên nhân thường gây ra
thiếu máu nặng ở thai nhi trên thế giới. Tuy nhiên, ở
vùng Đông Nam Á, alpha - thalassemia là nguyên
nhân phổ biến dẫn đến phù thai, ước tính khoảng
60% - 90% trường hợp.
YHSS
11
YHSS
12
Sự xuất huyết mẹ - con lượng lớn, được xác đònh khi
mất hơn 150 ml máu, là nguyên nhân hiếm gặp
nhưng có thể gây ra thiếu máu thai nhi nặng có hoặc
không có phù thai và gây tử vong thai nhi.
Những bệnh lí về men của hồng cầu, như bệnh
thiếu men di truyền tính lặn trên nhiễm sắc thể
thường của các men pyruvate kinase và men
glucose phosphate isomerase, và thiếu men G6PD,
là những bệnh lí tuy hiếm gặp nhưng có thể gây ra
thiếu máu thai và phù thai.
Nhiễm parvovirus có thể dẫ
n đến thiếu máu thai nhi
nặng và hậu quả là phù thai vì tính hướng kích thích
của virus trên hồng cầu non trong tuỷ xương và gan
thai nhi. U mạch màng đệm nhau, hội chứng truyền
máu thai nhi, bệnh lí tăng sinh tủy xương thoáng
qua, bệnh bạch cầu bẩm sinh, xuất huyết nội sọ, và
hội chứng Blackfan - Diamond cũng có thể gây thiếu
máu thai nhi.
CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU TRÊN SIÊU ÂM
Trước đây người ta thường chọc ối và chọc dò cuống
rốn để chẩn đoán thai nhi bò thiếu máu. Nhưng hai
phương pháp này gây nhiều biến chứng nặng trên
thai nhi đang sẵn có tình trạng thiếu máu. Trong hơn
20 năm qua, có nhiều phương pháp không xâm lấn
để chẩn đoán thiếu máu ở thai nhi. Gan to và lách
to trên siêu âm chỉ thấy được từ 7 đến 20% trường
hợp thiếu máu rất nặng và khi đó thai nhi đã có thể
chòu nhiều biến chứng hoặc sẽ tử vong khi chào đời.
Chỉ số ma
ïch (pulsative index, PI) của mạch máu
não không có giới hạn chính xác để chẩn đoán
thiếu máu. PI của động mạch não có thể trở nên
bất thường khi hematocrit thấp hơn 10%. Khi đó,
PI của động mạch não giữa (midle cerebral artery,
MCA) giảm thể hiện sự thiếu oxy trong trường
hợp thiếu máu thai nhi nặng. Khi có thiếu máu nặng,
lưu lượng máu lên não tăng, biể
u hiện bằng chỉ
số mạch của động mạch não giữa (MCA PI) thấp.
Tuy nhiên, hiện tượng này không phải luôn luôn
có và chỉ cho phép nhận ra chỉ một số ít trường
hợp thai nhi thiếu máu. Sự thiếu máu sẽ làm tăng
cung lượng tim và làm giảm độ nhớt máu, do đó
vận tốc tuần hoàn sẽ tăng. Trong khi đó tuần hoàn
cu
ûa thai nhi được đánh giá tốt nhất ở động mạch
não giữa. Đã có nhiều báo cáo cho thấy có mối
tương quan nghòch giữa thiếu máu thai nhi và
trò số tối đa của vận tốc tuần hoàn trong thời kì
tâm thu (vận tốc đỉnh tâm thu) của động mạch
não giữa.
Biểu đồ Vận tốc đỉnh tâm thu của Động mạch não giữa
theo tuổi thai.
Vòng Willis thấy rõ trên Doppler màu
PHƯƠNG PHÁP ĐO VTĐTT - ĐMNG
Để đo VTĐTT - ĐMNG đúng, cần phải thỏa các điều
kiện sau:
Nên đo ở mạch máu gần với đầu dò vì sai số do
người khảo sát là thấp nhất. VTĐTT – ĐMNG có thể
được đo trong tất cả các trường hợp, và nó có thể
được dùng để chẩn đoán thiếu máu thai nhi trong
những bệnh lý như: bất đồng nhóm máu mẹ con,
YHSS
13
Vận tốc đỉnh tâm thu động mạch não giữa (VTĐTT
– ĐMNG, MCA peak systolic velocity) có thể cho
phép phát hiện tất cả các trường hợp thiếu máu nặng
cần phải truyền máu và sẽ tránh được 70% các thủ
thuật xâm lấn không cần thiết trong trường hợp bất
đồng nhóm máu mẹ con.
Trong một nghiên cứu đa trung tâm, độ nhạy
của MCA - PSV để tiên đoán thiếu máu vừa và
nặng là 100%, với tỉ lệ dương tính giả là 12% khi
trò số hơn 1,5 lần trung vò theo tuổi thai, tỉ lệ dương
tính giả tăng sau tuần thứ 35. Do đó VTĐTT - ĐMNG
được dùng để quyết đònh thời điểm chọc dò cuống
rốn. Đối với những thai nhi có nguy cơ thiếu máu do
bất đồng nhóm máu, nên theo dõi VTĐTT - ĐMNG
mỗi tuần trong 3 tuần liên tiếp, chỉ đònh chọc dò
cuống rốn khi VTĐTT - ĐMNG cao hơn 1,5 lần
trung vò.
MCA - PSV còn được dùng để theo dõi những thai
nhi có nguy cơ thiếu máu do những nguyên nhân
khác. Độ nhạy trong chẩn đoán thiếu máu thai nhi
nhiễm parvovirus là 94,1%. Xuất huyết mẹ
- con cấp
tính có thể gây tử vong thai nhi nhanh chóng, do
đó việc đánh giá thai nhi bò thiếu máu nặng là rất
cần thiết.
Thai nhi ở trạng thái nghỉ ngơi (không thở, không
cử động).
Nhìn thấy rõ vòng Willis trên Doppler màu.
Phóng đại vùng của động mạch não giữa sao
cho vùng này chiếm 50% màn hình, và thấy
được toàn bộ chiều dài của động mạch não giữa
thể tích mẫu (1 mm) đượ
c đặt ngay sau gốc của
động mạch não giữa từ động mạch cảnh trong
góc giữa hướng dòng máu và chùm tia siêu âm
càng gần về 0 độ càng tốt, không nên dùng núm
điều chỉnh để chỉnh góc.
Nên chọn 15 - 30 sóng giống nhau, đo vận tốc
đỉnh tâm thu cao nhất
Nên lập lại các bước trên 3 lần và lấy chỉ số
cao nhất.
Phóng đại hình sao cho vùng khảo sát chiếm 50% màn hình,
thấy toàn bộ chiều dài động mạch não giữa
Chọn các sóng gần giống nhau nhất và đo vận tốc
đỉnh tâm thu cao nhất.
YHSS
14
nhiễm parvovirus, bệnh thalassemia, hội chứng
truyền máu thai nhi, và xuất huyết mẹ con.
Trong điều kiện thiếu thốn trang thiết bò để chẩn
đoán thiếu máu, việc dùng siêu âm Doppler để chẩn
đoán thiếu máu là một phương pháp vô cùng hữu
ích mà lại không gây tác hại nào trên thai nhi. Mặt
khác, hầu như đơn vò sản khoa nào cũng đều có
máy siêu âm Doppler. Do đó, nếu tất cả các thai kỳ
đều được sàng lọc thiếu máu thai nhi bằng khai thác
bệnh sử cẩn thận cùng với xét nghiệm tìm nguyên
nhân gây thiếu máu và được theo dõi tình trạng thiếu
máu thai nhi trên siêu âm Doppler gần hơn, để giúp
trẻ được ra đời ở thời điểm thích hợp, sẽ giảm bớt tỉ
lệ thai chết lưu đủ tháng và tránh được những biến
chứng của thiếu máu nặng khi trẻ chào đời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giancarlo Mari, MD, Alfred Z. Abuhamad, MD, Erich Cosmi, MD, Maria Segata, MD, Mekibib Altaye, PhD and Masashi Akiyama, MD.
Middle Cerebral Artery Peak Systolic Velocity, Technique and Variability. J Ultrasound Med 2005. 24: 425 - 430 0278 - 4297.
Laura Detti, MD, Maria Segata, MD, Giancarlo Mari, MD. Prediction of Fetal Hematocrit. Doppler Ultrasound in Obstetrics and Gynecology,
2nd Resived and Enlarged Edition. Page 202 - 206.
Jodi S. Dashe, MD, Ronald M. Ramus, MD, Rigoberto Santos-Ramos, MD, et al. Middle Cerebral Artery Peak Systolic Velocity in
Monochorionic and Dichorionic Twin Pregnancies. J Ultrasound Med 2007. 26: 195 - 200 0278 - 4297.
Estela N.Nishie, MD, Maria L.Brizot, PhD, Adolfo W.Liao, et al. A comparison between middle cerebral artery peak systolic velocity and
amniotic fluid optical density at 450 nm in the prediction of fetal anemia. Am J Obstet Gynecol 2003; 188: 214 - 9.
01.
02.
03.
04.