1
Bệnh Tay – Chân - Miệng
Bệnh Tay – Chân - Miệng do một nhóm virus thuộc nhóm virus đường ruột gây
nên. Tác nhân thường gặp nhất là coxsackie virus A16, đôi khi do enterovirus 71
và các virus ruột khác. Nhóm virus ruột bao gồm các phân nhóm virus bại liệt,
coxsackievirus, echovirus và một số enterovirus khác không xếp vào phân nhóm
nào.Sau khi m¾c kh«ng cã miÔn dÞch bÒn v÷ng suèt ®êi.
1.Dịch tễ học
Đây là một bệnh dễ lây lan. Đường lây truyền thường từ người sang người do tiếp
xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân
của người bệnh. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh. Bệnh Tay –
Chân - Miệng không phải là bệnh lây từ động vật sang người.
2.La^m sa`ng.
Thời kỳ ủ bệnh thường từ 3 đến 7 ngày. Sốt thường là triệu chứng đầu tiên của
bệnh. Đầu tiên virus thường cư trú ở niêm mạc má hay niêm mạc hồi tràng và sau
24 giờ, virus lam đến các hạch bạch huyết vùng. Nhiễm virus huyết thường xảy ra
2
nhanh chóng sau đó và virus di chuyển đến niêm mạc miệng và da. Vào ngày thứ
7 sau khi nhiễm bệnh, kháng thể trung hòa tăng cao và virus bị thải loại.
Bệnh Tay – Chân - Miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi tuy nhiên cũng có
thể gặp ở cả người trưởng thành. Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không
phải tất cả những người nhiễm virus đều biểu hiện bệnh. Trẻ nhũ nhi, trẻ em và
thiếu niên là những đối tượng dẽ bị nhiễm bệnh và biểu hiện bệnh nhất vì chúng
chưa có kháng thể chống lại bệnh này. Nhiễm bệnh có thể tạo nên kháng thể đặc
hiệu chống virus gây bệnh tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái diễn do một chủng virus
khác gây nên.
Bởi vì mức độ lưu hành của các virus ®êng ruột, bao gồm cả các tác nhân gây
Bệnh Tay – Chân - Miệng, nên phụ nữ có thai thường hay nhiễm bệnh. Nhiễm
virus ruột trong thai kỳ thường cã biÓu hiÖn bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng.
Khong có dữ kiện nào chứng tỏ nhiễm virus trong quá trình mang thai gây nên các
hậu quả xấu lên thai như sẩy thai, thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên nếu
thai phụ nhiễm bệnh trong một thời gian ngắn trước khi sinh thì có thể truyền virus
cho trẻ sơ sinh. Đa số những trẻ này chỉ biểu hiện bệnh nhẹ nhàng nhưng một số
có thể biểu hiện bệnh cực kỳ trầm trọng đưa đến rối loạn chức năng đa cơ quan và
tử vong. Nếu bệnh xuất hiện trong hai tuần đầu sau sinh thì nguy cơ xảy ra bệnh
nặng cao hơn.
3.Chẩn đoán
3
Chẩn đoán bệnh thường dựa trên biểu hiện lâm sàng với vị trí đặc trưng của ban
(tay, chân, miệng và mông). Phân lập virus từ các bệnh phẩm phết họng hay dịch
của các bọng nước thường sau 2 đến 4 tuần mới có kết quả nên nó không hữu ích
cho chẩn đoán trên từng bệnh nhân cụ thể mà chỉ có ý nghĩa chẩn đoán hồi cứu và
ý nghĩa dịch tễ học. Các thầy thuốc lâm sàng thường không yêu cầu xét nghiệm
này. Chẩn đoán phân biệt với nhiễm herpes miệng. Dữ kiện lâm sàng, tuổi và yếu
tố dịch tễ thường giúp ích.
4.Điều trị
Trong trường hợp nghi ngờ có biến chứng thần kinh,có thể dùng
IMUNOGLOBULIN.Tuy nhiên hiệu quả thực sự còn chưa biết rõ.Nếu bệnh nhân
giật mình hay run tay nhiều có thể dùng PHENOBARBITAL uống hay truyền tĩnh
mạch.
5.Tiên lượng
Bệnh Tay – Chân - Miệng do coxsackievirus A16 thường là một bệnh nhẹ và tự
lành sau 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị. Biến chứng thường ít gặp.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể biểu hiện viêm màng não
virus (hay viêm màng não vô khuẩn) với các biểu hiện như sốt, nhức đầu, cứng cổ,
đau lưng và cần phải nhập viện.
4
Bệnh Tay – Chân - Miệng gây nên do enterovirrus 71 cũng có thể gây nên viêm
màng não virus và hiếm hơn là các bệnh trầm trọng như viêm não hay liệt kiểu bại
liệt (poliomyelitis-like paralysis). Viêm não do enterovirus 71 có thể gây tử vong.
Trong các vụ dịch xảy ra ở Malaysia năm 1997 và ở Đài Loan năm 1998 một số
trường hợp viêm não do loại virus này đã tử vong.
Các biến chứng khác có thể xảy ra là viêm cơ tim cấp, viêm phổi.
6.Phòng bệnh
-Hiện nay chưa có phương pháp phòng bệnh đặc hiệu cho Bệnh Tay – Chân -
Miệng cũng như các bệnh khác do enterovirrus không phải bại liệt khác tuy nhiên
biện pháp vệ sinh chặt chẽ có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh. Các biện pháp có
tác dụng là thường xuyên rửa tay đặc biệt là sau mỗi lần thay tã.
Những nơi bị nhiễm bệnh có thể được làm sạch trước tiên bằng nước xà phòng sau
đó khử trùng bằng dung dịch chứa chlor. Tránh các tiếp xúc thân mật với người
bệnh như hôn, vuốt ve, dùng chung dụng cụ…
-Bệnh Tay – Chân - Miệng trong nhà trẻ
Các vụ bùng phát dịch trong nhà trẻ thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu và
thường đồng thời với hiện tượng tăng các trường hợp nhiễm bệnh trong cộng
đồng. Không có biện pháp cụ thể nào đảm bảo chắc chắn giảm thiểu các trường
5
hợp mới mắc nếu dịch bùng phát trong nhà trẻ, trường học, tuy nhiên những biện
pháp sau đây thường được khuyến ca’o
Rửa tay sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc don dẹp các vật dụng có
phân trẻ.
Che miệng khi ho và hắt hơi. Rất khó thực hiện ở trẻ em.
Vệ sinh đồ chơi.
Cho nghỉ tại nhà những trẻ biểu hiện sốt và/hoặc có biểu hiện loét miệng hoặc trẻ
co’ nước bọt nhiều.