Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Giáo trình Bệnh tay chân miệng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.97 KB, 8 trang )

Bệnh tay chân miệng

1. Định nghĩa:
- Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột thuộc nhóm
Coxsackie virus và Enterovirus nhóm 71 gây ra. Biểu hiện chính là sang thương da
niêm dưới dạng bóng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn
chân, mông, gối. Bênh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ
tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thờ.
Bệnh thường gặp ở trẻ em < 5 tuổi, nhất là < 3 tuổi.

- Bênh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến
tháng 12 hàng năm.
2. Chẩn đoán:
2.1. Lâm sàng:
* Bệnh sử:
- Sốt, đau họng, biếng ăn.
- Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình.
- Tiêu chảy, nôn ói.
- Dịch tễ: Có tiếp xúc với trẻ mắc bệnh tương tự, đi nhà trẻ - mẫu giáo.
* Thăm khám:
- Đánh giá dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, nhịp thở, HA, tri giác (GCS).
- Tìm sang thương miệng và da:
• Sang thương ở miệng: Vết loét đỏ hay bóng nước đường kính 2 – 3 mm
ở vòm khẩu cái, niêm mạc má, nướu, lưỡi.
• Bóng nước ở da:
o Vị trí: Lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
o Kích thước 2 – 10 mm.
o Tính chất: Hình bầu dục, nổi cộm hay ẩn dưới da, trên nền hồng ban,
không đau. Khi bóng nước khô để lại vết thâm da, không loét.
• Chú ý thể không điển hình: Chỉ có loét miệng, sang thương da rất ít, hay
không ra dạng bóng nước mà là dạng chấm, hồng ban.



- Tìm dấu hiệu biến chứng:
• Dấu hiệu thần kinh:
o Bứt rứt, lừ đừ, chới với, rung giật cơ (myoclonal jerk)
o Yếu chi, liệt thần kinh sọ.
o Co giật, hôn mê: Thường kèm suy hô hấp, tuần hoàn.
• Dấu hiệu hô hấp, tim mạch:
o Mạch nhanh, nhịp tim > 160 l/p, da nổi bông, thời gian phục hồi màu da
> 2 giây.
o HA có thể bình thường hoặc tăng. Diễn tiến nặng: M, HA không đo
được.
o Thở không đều, thở nhanh, rút lõm ngực, sùi bọt hồng, phổi nhiều ran
ẩm.
2.2. Cận lâm sàng:
- Công thức máu.
- KSTSR.
- Trường hợp nghi ngờ biến chứng: Đường huyết, CRP, Ion đồ, X quang phổi.
- Khí máu khi có suy hô hấp.
- Troponin I khi nhịp tim > 160 l/p.
- Chọc dò tuỷ sống:
• Chỉ định: Khi có biến chứng thần kinh. Trường hợp BN SHH, truỵ
mạch, đang co giật hay kích thích quá mức sẽ thực hiện khi tình trạng ổn định.
• DNT có thể bình thường hay thay đổi theo hướng bạch cầu tăng nhẹ, có
thể BC Neutro ưu thế, đạm tăng nhẹ < 1 g/l, đường không giảm.
- Xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh:
• Máu: Test nhanh (IgM – EV 71), PCR (EV 71, Coxsackie virus).
• Cấy phân lập virus từ phân, bóng nước, phết họng.
2.3. Chẩn đoán xác định:
- Bóng nước ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
- Phân độ:

• Độ 1: Chỉ có loét miệng và/hoặc sang thương da.
• Độ 2: Rung giật cơ, bứt rứt, chới với.
• Độ 3: Yếu liệt chi, liệt thần kinh sọ, co giật, hôn mê (GCS < 10).
• Độ 4: SHH, phù phổi, THA, truỵ mạch.
2.4. Chẩn đoán phân biệt:
- Dị ứng da: Sang thương dạng hồng ban đa dạng nhiều hơn bóng nước.
- Viêm da mủ: Sang thương đau, đỏ, có mủ.
- Thủy đậu: Sang thương bóng nước nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân, không chỉ
tập trung ở tay, chân, miệng.
3. Điều trị:
3.1. Nguyên tắc điều trị:
- Điều trị triệu chứng.
- Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị tích cực biến chứng.
- Sử dụng thuốc an thần sớm nhằm giảm kích thích, tránh tăng áp lực nội sọ.
3.2. Xử trí:
Độ 1 có thể điều trị ngoại trú, từ độ 2 phải nhập viện điều trị.
3.2.1. Độ 1:
- Điều trị ngoại trú.
- Hạ sốt, giảm đau bằng Paracetamol.
- Vệ sinh răng miệng.
- Nghỉ ngơi, tránh kích thích.
- Tái khám mỗi 1 – 2 ngày trong 7 ngày đầu.
- Dặn dò dấu hiệu nặng cần tái khám ngay:
• Sốt cao >= 39 độ.
• Thở mệt.
• Giật mình, rung chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt.
• Co giật, hôn mê.
3.2.2. Độ 2:
- An thần: Phenobarbital 5 – 7 mg/kg uống hay tiêm bắp.
- Nghỉ ngơi, tránh kích thích.

- Theo dõi sinh hiệu, ran phổi, SpO2 mỗi 4 – 8 giờ.
- Theo dõi sát, phát hiện điều trị biến chứng.
- Một số trường hợp xem xét chỉ định Immunoglobulin.
3.2.2. Độ 3:
- Phenobarbital 5 – 10 mg/kg pha trong G5% TM trong 30 – 60 phút.
- Chống phù não:
• Nằm đầu cao 30 độ, cổ thẳng.
• Oxy liệu pháp, khi thở máy cần duy trì PaO2 90 – 100 mmHg, PaCO2 tư
25 – 35 mmHg. PaCO2 thấp làm co mạch não, giảm lưu lượng máu lên não gây giảm
áp lực nội sọ.
• Hạn chế dịch: Tổng dịch bằng 1/2 – 3/4 nhu cầu bình thường.
- Điều chỉnh rối loạn nước - điện giải, kiềm toan và đường huyết.
- IVIG 1g/kg/ngày TTM 6 – 8 giờ x 2 ngày
- Theo dõi sinh hiệu, tri giác, ran phổi, SpO2 mỗi 1 – 2 giờ.
3.2.4. Độ 4:
- Xử trí tương tự độ 3.
- Điều trị sốc:
• Thở Oxy.
• Truyền LR 10 – 20 ml/kg/giờ theo hướng dẫn của CVP và điều chỉnh tốc
độ dịch theo đáp ứng lâm sàng, nếu không có CVP cần theo dõi sát dấu hiệu phù phổi
cấp.
• Dùng vận mạch sớm.
- Điều trị suy hô hấp:
• Thông đường thở: Hút sạch đàm dãi.
• Thở Oxy nếu khó thở hoặc hôn mê, duy trì SpO2 > 92%.
• Đặt NKQ sớm nếu có ngưng thở hoặc thất bại với Oxy.
3.3. Chỉ định Immunoglobulin:

- Biến chứng thần kinh:
• Rối loạn tri giác: GCS < 10 điểm.

• Rung giật cơ nhiều, vật vã kích thích nặng.
• Dấu thần kinh định vị.
• Co giật.
- Biến chứng tim mạch, hô hấp:
• Rối loạn nhịp thở.
• Phù phổi.
• Mạch nhanh, nhịp tim > 160 l/p, thời gian phục hồi màu da > 2 giây.
• Tăng HA.
- IVIG không hiệu quả trong trường hợp sốc nặng, hôn mê sâu.
3.4. Kháng sinh:
Khi không loại trừ nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc có bội nhiễm.
4. Phòng ngừa:
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay tã, quần áo, sau
khi tiếp xúc với phân, nước tiểu, nước bọt).
- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.

×